Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Ăn Dứa Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiều người cho rằng bà bầu ăn dứa không tốt cho thai nhi
Bà bầu có nên ăn dứa không?
Dứa là một lựa chọn an toàn và lành mạnh cho mẹ bầu. Có người đã từng nói với bạn rằng ăn dứa có thể khiến bạn sảy thai hoặc chuyển dạ. Tuy nhiên, những quan điểm này không có căn cứ khoa học. Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn dứa có thể nguy hiểm khi mang thai.
Bà bầu có thể ăn dứa nhưng không nên ăn quá nhiều
Dứa có chứa bromelain?
Bromelain là một enzyme có thể gây phá vỡ protein trong cơ thể hoặc gây xuất huyết tử cung. Tuy nhiên, bromelain chỉ có trong phần lõi quả dứa và có rất ít trong phần thịt dứa, không có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Để an toàn, bạn chỉ nên ăn dứa ở mức vừa phải, không nên ăn nhiều dứa khi mang thai.
Bà bầu ăn nhiều dứa có sao không?
Nếu bạn có vấn đề về dạ dày thì bà bầu ăn quá nhiều dứa sẽ cảm thấy khó chịu dạ dày. Các acid trong dứa có thể khiến bạn ợ nóng hoặc trào ngược acid. Một số trường hợp có thể dị ứng với dứa với các biểu hiện như: ngứa hoặc sưng ở miệng, nổi mẩn trên da, nghẹt mũi,…Nếu bạn dị ứng với dứa, có thể bạn cũng sẽ dị ứng với phấn hoa hoặc mủ cao su. Khi gặp bất cứ triệu chứng nào, hãy hỏi ý kiến từ bác sỹ để có phương pháp kịp thời.
Làm thế nào để bà bầu ăn dứa một cách an toàn?
Bà bầu có thể ăn dứa trong bữa phụ cùng với một số thực phẩm khác
Bạn có thể ăn dứa theo một trong những cách sau:
– Thêm dứa vào món sữa chua hoa quả của bạn
– Sinh tố dứa cùng một số loại quả khác
– Bánh dứa nướng
– Món ăn kèm cùng thịt nướng và rau
– Dùng để làm bánh pizza
Lưu ý: bạn nên tham khảo bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để ăn dứa đúng cách và lựa chọn dứa đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bà bầu.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Nước ép dứa có tác dụng tốt hơn siro ho
Mỹ Linh H+ (Theo Healthline) – Theo Healthplus
Mẹ Bầu Siêu Âm Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Siêu âm là một phương pháp thăm dò thai và chẩn đoán trước sinh rất hữu ích. Vì quá lo lắng, không ít mẹ bầu lạm dụng chuyện siêu âm trong thai kỳ. Vậy siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi mang bầu, ai cũng mong muốn thai kỳ diễn ra suôn sẻ, con chào đời an toàn, khỏe mạnh, thông minh. Để theo dõi hành trình phát triển của bé qua từng tháng, mẹ bầu nào cũng phải nhớ khám thai và siêu âm đầy đủ, đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, trong thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 03 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối và 5 lần siêu âm. Số lần khám sẽ tăng lên trong trường hợp mẹ bị huyết áp, tiểu đường, tim mạch… và tùy vào sự phát triển của thai nhi hoặc theo yêu cầu trực tiếp của bác sĩ sản khoa.
Lịch siêu âm định kỳ của thai nhi:
Trong lần thăm khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe chung. Mẹ bầu cũng sẽ được đo tử cung để làm cơ sở theo dõi tình trạng phát triển của bào thai. Việc đo tử cung sẽ được tiến hành thường xuyên trong mỗi lần thăm khám tiền sản giúp bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề ở thai nhi nếu tử cung phát triển không bình thường.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng sẽ phải làm xét nghiệm để xác định nhóm máu, yếu tố Rh, đếm hồng bạch cầu để xem thai phụ có bị thiếu máu hay có bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục hay không. Ngoài ra còn xét nghiệm Rubella, viêm gan, tiểu đường, xét nghiệm Pap… và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người mẹ có thể sẽ phải tầm soát bệnh tiểu đường hay những bệnh về di truyền khác nữa….
Là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán 1 số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành… Nếu chỉ số này cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ chọc dò nước ối vào tuần thứ 17 – 18 của thai kỳ để chuẩn đoán bệnh. Siêu âm giai đoạn này cũng giúp phát hiện 1 số dị tật khác như khe hở thành bụng, không xương mũi… Ngoài ra, mẹ bầu còn được chỉ định làm xét nghiệm Doule Test để tầm soát thêm các bất thường bẩm sinh khác của bào thai.
Mọi đình chỉ thai nghén thường được chỉ định thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ, do đó mà mốc khám thai này đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng… được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho mẹ bầu nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé.
Tại thời điểm này, mẹ bầu được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … Đồng thời, các xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu cũng được tiếp tục chỉ định ở giai đoạn này.
Siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn chúng tôi nhi được đo tim thai và chuyển động thai. Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.
Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo Daily Mail, tiếp xúc với sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) thường xuyên và trong thời gian quá lâu có thể gây ra những tổn thương cho thai nhi đặc biệt trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Đặc biệt là một số cơ sở y tế không có giấy phép hoạt động, trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn, thậm chí bác sĩ thực hiện không có đủ chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến kết quả chẩn đoán không chính xác hoặc không thể hỗ trợ bệnh nhân nếu xảy ra sự cố.
Hiện nay, các tác hại lâu dài của siêu âm trong tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh, hơn nữa việc siêu âm không hề khiến mẹ bầu đau hay có cảm giác khó chịu gì đặc biệt. Nhưng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi, nhất là đối với những thai nhi dưới 8 tuần tuổi – thời điểm thai đang hình thành.
Vì thế các mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng siêu âm. Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ tốn kém về mặt kinh tế mà còn rất mất thời gian bởi những lần chờ đợi được thăm khám và siêu âm. Hãy tuân theo ý kiến, lịch khám thai của bác sĩ hoặc nếu thấy có dấu hiệu gì bất thường thì nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu có những ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm tới sức khỏe của mẹ và bé hay không, nhưng thực tế là nhiều người mẹ mang thai rất ‘nghiện’ siêu âm, bất kể lời khuyên hạn chế siêu âm của bác sĩ sản khoa. Vì thế, các mẹ bầu nên lưu ý, chỉ cần ăn uống, chăm sóc thai nhi thật tốt, giữ tinh thần thoải mái và đi khám thai hay siêu âm đúng theo chỉ định của bác sĩ là đủ.
Nguồn Internet
Theo Bestie
Bà Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm trong giai đoạn mang thai.
Giấc ngủ rất quan trọng không chỉ với bà bầu mà còn đối với tất cả chúng ta. Ngủ đủ 8h mỗi ngày giúp sức khỏe cải thiện và tốt cho vả thai nhi, tuy nhiên khi mang thai rất nhiều mẹ bầu đều bị mất ngủ khó ngủ.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ khi mang thai, tiêu biểu là một số nguyên nhân sau:
– Không có tư thế ngủ thoải mái nhất
– Thường xuyên mất ngủ do tiểu đêm, thức giữ đêm rất khó ngủ lại
– Đau mỏi lưng khi mang thai
– Các cơn chuột rút đêm vào những tháng cuối thai kỳ
– Bụng mẹ dần lớn lên khó có thể ngủ thoải mái được
Như đã biết khoảng thời gian từ 23 đến 3h sang là thời gian mà quá trình tạo máu trong cơ thể diễn ra tốt nhất, nếu vô tình mẹ bầu mất ngủ hoặc khó ngủ ở giai đoạn này thì sẽ rất không tốt và ảnh hưởng tới thai nhi.
Tình trạng mất ngủ kéo dài và không có biện pháp giảm hay điều trị thì rất dễ gây mẹ thiếu sức sống, suy nhược cơ thể điều này trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi, qua đó thai nhi sinh ra rất dễ thiếu cân hoặc chậm phát triển hơn.
Khi mẹ mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm đồng nghĩa với đó là đồng hồ sinh học của cả mẹ và thai nhi đều thay đổi, lâu ngày nó trở thành thói quen khiến mẹ trở nên thiếu ngủ, hay cáu gắt với mọi chuyện , đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra
hay quấy khóc bởi suy nghĩ và biểu hiện của mẹ trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi.
– Cơ thể trở nên uể oải, kiệt sức
– Não bộ thiếu hụt vi chat quan trọng
– Quá trình chuyển dạ kéo dài hơn
– Giảm khả năng tập trung, dễ cáu gắt, bực tức
Để cải thiện tình trạng mất ngủ khó ngủ mẹ nên có thời gian ngủ nhất định, tạo thói quen ngủ đúng giờ. Không nên uống nước trước khi ngủ 1-2h, hạn chế và không dung thức uống chứa chất kích thích, cafein, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, gây rối loạn tiêu hóa, chuẩn bị chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong thai kỳ và đặc biệt ngay khi mới có thai, tập các bài thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu như: yoga, bơi, đi lại nhẹ… Tắm bằng nước ấm mỗi ngày, tắm bằng nước ấm giúp mẹ thư giãn, tỉnh táo hơn, tắt toàn bộ thiết bị điện tử, đèn ngủ( nếu cần thiết) tại chúng khiến mẹ mất tập trung và cuối cùng nên dùng gối ôm chuyên dụng cho bà bầu để có tư thế ngủ nghiêng trái thoải mái nhất, khi bụng bầu lớn dần dung gối ôm bà bầu giúp mẹ kê bụng, tựa lưng và cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ, giúp mẹ ngủ nhanh và sâu giấc hơn, không chỉ vậy còn giúp mẹ kê cao chân khi ngủ giảm chuột rút đêm khi mang thai hiệu quả.
Mẹ Bầu Bị Ho Có Những Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Thai Nhi Không?
Mẹ bầu bị ho là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, và nếu không được chăm sóc đúng cách, cũng như hiểu về tình trạng bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, mẹ bầu nên đọc bài viết này để có được những thông tin chăm sóc bản thân khi bị ho, cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi.
1. Những lý do mẹ bầu bị ho?
Mang thai là quá trình dài lâu, và cần mẹ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng trong giai đoạn này, sức đề kháng của mẹ sẽ bị giảm, nên rất dễ gặp những bệnh thông thường như ho. Những cơn ho đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng như diễn biến bệnh sẽ trầm trọng nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi làm mẹ bầu khó chịu hơn. Một số lý do làm mẹ ho như:
Thời tiết: Vào những lúc giao mùa dễ khiến cho mẹ bầu bị ho nhất, vì không khí đột ngột biến đổi và cơ thể chưa thể thích nghi kịp lúc nên khiến mẹ bầu ho.
Hệ miễn dịch suy giảm: Khi mang thai, sức đề kháng các mẹ giảm, và là điều kiện tốt để vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp gây ra những cơn ho.
Trào ngược dạ dày: Hiện tượng này thường gặp ở những mẹ mang thai 3 tháng cuối, vì thai nhi phát triển đè lên ruột và dạ dày. Điều này dẫn đến lượng acid từ dạ dày tác động đến niêm mạc đường hô hấp làm mẹ bầu ho.
Dị ứng: Việc mẹ tiếp xúc với lông thú, bụi bẩn, khói bụi rất dễ gây ra những cơn ho dị ứng không mong đợi, vì vùng hầu họng bị kích thích.
2. Mẹ bầu ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tùy vào mức độ ho của mẹ bầu sẽ có những tác động khác nhau đến thai nhi. Chẳng hạn, nếu những cơn ho của mẹ bầu kéo dài, thì rất có thể gây ra mệt mỏi, suy nhược, thậm chí ho mạnh quá sẽ có hiện tượng gò tử cung dẫn đến động thai, sinh sớm.
Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng lo lắng thái quá khi bị ho, vì nước ối bên trong sẽ bảo vệ con, chống sốc và hạn chế ảnh hưởng từ những tác nhân bên ngoài đấy. Trong trường hợp những cơn ho làm mẹ căng bụng, thì hãy dùng tay đặt giữ bụng trên và dưới sẽ dễ chịu hơn.
Ngoài ra, nếu mẹ có những cơn ho sau, thì nên cẩn thận và phải thăm khám bác sĩ để chữa trị:
Khi những cơn ho làm mẹ chán ăn thì là lúc nên cân nhắc đến phòng khám, bệnh viện, vì về dài lâu sẽ làm cho thai nhi thiếu hụt dinh dưỡng, và con sinh ra bị nhiều ảnh hưởng.
3. Mẹ bầu bị ho thì phải làm sao để thuyên giảm?
Khi những cơn ho của mẹ bầu không quá nghiêm trọng, thì có thể tham khảo những phương pháp điều trị đơn giản sau:
Mật ong: Đây là bài thuốc phổ biến trong dân gian giúp mẹ điều trị ho, đau họng hiệu quả. Thêm nữa, độ an toàn của mật ong là tuyệt đối, nên mẹ bầu không cần lo sợ khi sử dụng với ít nước ấm để tăng hệ miễn dịch, giảm ho.
Tỏi: Dù có mùi khá nặng, nhưng công dụng thần kỳ của tỏi có thể giúp mẹ giảm ho khi ăn trong vài ngày đến khi chấm dứt triệu chứng ho.
Dầu khuynh diệp: Thoa hoặc dùng dầu xông hơi cũng là cách làm dịu đường hô hấp, và giảm cơn ho cho mẹ bầu.
Uống nhiều nước: Mẹ bầu hãy tăng cường uống nước ấm hằng ngày, và lượng nước cho phép sẽ giúp làm dịu cuống họng, giảm ho rất tốt.
Chanh: Uống chanh sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nạp một lượng vitamin C dồi dào, cũng như tác dụng chống oxy hóa sẽ giúp đào thải độc tố để mẹ chóng khỏi. Thông thường, mẹ nên kết hợp với mật ong để tăng hiệu quả, và sử dụng 1-2 lần/ngày.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Mẹ hãy tăng khẩu phần của mình với lúa mì, rau bó xôi,.. để tăng cường lượng kẽm. Vì hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn hiệu quả trong đường hô hấp.
Dùng nước muối: Để giảm những cơn ho, mẹ có thể sử dụng nước muối súc miệng rất hiệu quả trong việc giảm dịch nhầy, vi khuẩn trong cuống họng đấy.
4. Ngăn ngừa ho ở mẹ bầu
Do những tác động bên ngoài nên làm cho mẹ bầu bị ho, vì thế các mẹ phải chuẩn bị đầy đủ trước khi mang thai để ngăn chặn tình trạng này như sau:
Bảo đảm ngủ đủ giấc theo chế độ của bác sĩ
Để tránh lây nhiễm, tấn công từ virus, vi khuẩn, mẹ bầu hạn chế đến nơi đông người, và những vùng gió lạnh.
Giữ cơ thể luôn sạch sẽ và tấm bằng nước ấm, cũng như dùng nước muối sinh lý Nacl 0.9% để súc miệng.
Khi ho trong quá trình mang thai, các mẹ không nên dùng thuốc, mà hãy đến bác sĩ để khám.
Quan trọng hơn, trước khi mang thai, các mẹ hãy tiêm đủ các loại vacxin theo khuyến cáo để tránh virus xâm nhập gây bệnh.
Mong rằng bài viết trên có thể truyền đạt được những thông tin giúp mẹ bầu bị ho được an toàn hơn, cũng như có được kiến thức tự chăm sóc bản thân và thai nhi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Ăn Dứa Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!