Bạn đang xem bài viết Mang Thai Và Ợ Nóng được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ợ nóng, ợ chua hay cảm giác đầy bụng và nóng rát sau xương ức là một trong những biểu hiện thường thấy của chứng khó tiêu xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai tháng đầu nên tiến hành điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt để cảm thấy dễ chịu hơn.
1. Nhận biết dấu hiệu ợ nóng khi mang thai
Ợ nóng là biểu hiện của tình trạng khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh thường cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, muốn ợ hơi và cảm thấy dễ chịu sau đó. Triệu chứng ợ nóng ít khi xuất hiện đơn độc mà thường kèm theo các dấu hiệu khác như:
Cảm giác bỏng rát ở phía sau xương ức hoặc đau ngực râm ran;
Đầy bụng, khó chịu;
Ợ hơi nóng hoặc hơi có mùi chua;
Chán ăn;
Toàn thân mệt mỏi.
Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc uống nhưng cũng có thể xuất hiện muộn sau ăn một khoảng thời gian. Phụ nữ có thể bị ợ nóng khi mang thai tháng đầu hoặc bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ. Khoảng thời gian phổ biến nhất ghi nhận được là từ sau tuần thai thứ 27.
2. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai
Triệu chứng ợ nóng xuất hiện trên lâm sàng khi axit trong dịch vị dạ dày kích thích niêm mạc dạ dày hoặc thực quản. Điều này thường xảy ra khi có sự tăng tiết dịch vị từ dạ dày. Đây cũng là cơ chế gây ra cảm giác đau và nóng rát.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp phải tình trạng ợ nóng do khó tiêu hơn những người khác. Một số lý do giải thích cho hiện tượng này bao gồm:
Sự biến thiên nồng độ hóc môn trong thai kỳ;
Sự lớn lên của thai nhi gây tăng áp lực trong ổ bụng và chèn ép lên dạ dày;
Cơ thắt tâm vị giãn. Đây là cơ nằm giữa dạ dày và thực quản và thường chỉ giãn ra khi thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày. Khi hoạt động co thắt của cơ này bị rối loạn, dịch vị từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản.
Một số yếu tố khác có vai trò làm tăng nguy cơ mắc phải chứng khó tiêu ở phụ nữ mang thai có thể kể đến là:
Tiền sử mắc viêm dạ dày hoặc chứng ợ hơi trước khi mang thai
Phụ nữ mang thai đang ở những tháng cuối của thai kỳ.
3. Một số biện pháp giúp giảm nhẹ chứng ợ nóng khi mang thai
Theo nhiều chuyên gia, các thay đổi trong chế độ ăn và thói quen sinh hoạt hằng ngày được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng ợ nóng khi mang thai, đặc biệt ở giai đoạn sớm.
3.1 Ăn uống khoa học
Chứng khó tiêu ợ nóng thường được ghi nhận xuất hiện khi ăn no. Vì thế, khi mang thai, các bà bầu nên ăn uống khoa học dù cho cảm giác thèm ăn có thể xuất hiện khá phổ biến trong thai kỳ.
3.2 Thay đổi thói quen ăn uống
Phụ nữ mang thai có thể kiểm soát được chứng ợ nóng nhờ vào việc thay đổi các thói quen ăn uống. Ăn nhiều bữa nhỏ được khuyến cáo là lựa chọn tốt trong trường hợp này thay vì những bữa ăn lớn với tần suất 3 lần/ ngày như trước khi mang thai. Phụ nữ mang thai nên ăn bữa tối trước thời điểm đi ngủ ít nhất 3 giờ. Hạn chế các loại thức uống có chứa cafein và tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc cay để làm giảm nhẹ triệu chứng.
3.3 Ngồi thẳng
Phụ nữ mang thai nên ngồi thẳng khi ăn để giúp giảm áp lực đè nặng lên dạ dày. Ngoài ra, giữ đầu và vai thẳng trong tư thế nằm ngủ cũng có tác dụng ngăn axit dạ dày trào ngược.
3.3 Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc trong khi mang thai không chỉ gây ra chứng ợ nóng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Những hóa chất chứa trong khói thuốc lá khiến cho cơ thắt tâm vị giãn ra bất thường và cho phép dịch axit dạ dày trào ngược một cách dễ dàng, còn gọi là chứng trào ngược dạ dày thực quản. Hút thuốc lá cũng có thể làm gây ra các kết cục xấu khác cho thai kỳ như sinh non trước 37 tuần, thai nhẹ cân, hội chứng chết đột ngột ở thai nhi (tên tiếng anh là sudden infant death syndrome – SIDS).
3.4 Hạn chế thức uống có cồn
Uống rượu và các loại thức uống có cồn khác là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng. Trong suốt thời gian mang thai, việc sử dụng rượu còn có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Phương pháp an toàn nhất là hoàn toàn không sử dụng rượu khi đang mang thai.
4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Những người phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai nên tìm đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm sau khi thay đổi chế độ ăn và các thói quen sinh hoạt. Đây là gợi ý đến lúc cần phải dùng đến thuốc để kiểm soát triệu chứng.
Phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai nên đi đến các cơ sở y tế khi gặp phải các dấu hiệu sau:
Nuốt khó;
Sụt cân, gầy yếu;
Đau bụng vùng thượng vị nặng nề hơn.
Bác sĩ điều trị sẽ hỏi về các khó chịu mà người bệnh gặp phải và thăm khám toàn thể, đặc biệt ở khu vực ngực hoặc dạ dày để tìm kiếm điểm đau. Tiền sử sử dụng thuốc kéo dài như các thuốc chống trầm cảm cũng cần được trao đổi giữa người bệnh và bác sĩ vì các loại thuốc này cũng có thể là nguyên nhân của chứng khó tiêu, ợ nóng.
Bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc thay thế không kích ứng dạ dày và đường tiêu hóa thay vì ngừng hẳn thuốc vì một số bệnh lý mãn tính cần được kiểm soát tốt bằng việc uống thuốc đều đặn, nhất là thời gian mang thai. Việc tự ý ngưng dùng thuốc vì sợ có hại cho thai nhi không được khuyến cáo trừ khi có sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
5. Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị chứng khó tiêu ợ nóng
Thuốc điều trị chứng khó tiêu và ợ nóng được chỉ định ở những phụ nữ mang thai được phân loại thành:
Thuốc kháng toan: nhóm thuốc này có tác dụng chính nhằm trung hòa axit có trong dịch vị của dạ dày. Một số thuốc thuộc nhóm này là những thuốc không cần kê đơn.
Nhóm thuốc dẫn xuất từ alginate: những thuốc chứa alginate có khả năng giảm chứng khó tiêu nhờ vào việc ngăn cản sự trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
Người bệnh có thể chỉ cần sử dụng thuốc kháng toan và hợp chất alginate khi nào triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo rằng nên sử dụng thuốc trước khi người bệnh có biểu hiện. Thời điểm sử dụng thuốc phù hợp là trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Phụ nữ mang thai đang được bổ sung sắt không nên uống cùng lúc với các thuốc kháng toan. Thuốc kháng toan có tác dụng phụ ngăn cản sự hấp thu sắt tại đường tiêu hóa.
Trong trường hợp thuốc kháng toan và các dẫn xuất alginates không có hiệu quả cải thiện triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác với tác dụng giảm lượng axit được tiết ra từ dạ dày. Ranitidine và omeprazole là hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi ở phụ nữ mang thai và hiện chưa có bằng chứng về các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra cho thai nhi. Liều lượng và cách sử dụng cần được tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để bảo vệ sức khỏe thai phụ và bé trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bà Bầu Bị Ợ Nóng Phải Làm Sao? Những Điều Mẹ Bầu Cần Phải Biết
Ợ nóng còn gọi là chứng khó tiêu acid hay trào ngược acid. Đó là cảm giác nóng rát lan từ vùng dưới xương ức đến hông. Ợ nóng xuất hiện khi acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, họng hoặc khoang miệng, để lại vị đắng và chua. Một số bà bầu bị ợ nóng còn có cảm giác đau và nóng rát vùng trung tâm ngực. Bên cạnh đó, bà bầu bị ợ nóng còn bị đầy hơi, khó tiêu, ho khan vào buổi sáng,…
Trên thế giới, cứ 10 phụ nữ mang thai lại có khoảng 8 người mắc chứng ợ nóng. Chứng ợ nóng khi mang thai xuất hiện dày đặc ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất ợ nóng ở lần mang thai sau thường cao hơn lần mang thai trước. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhưng có thói quen hút thuốc lá chủ động hoặc hút thuốc lá bị động có nguy cơ cao bị ợ nóng.
Nguyên nhân bà bầu bị ợ nóng
Bà bầu bị ợ nóng do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai, kích thước tử cung tăng và một số nguyên nhân khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về 2 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị ợ nóng.
Hormone thai kỳ – Progesterone có vai trò kiểm soát sự co cơ tử cung và nuôi dưỡng thai nhi. Khi mang thai, Progesterone tăng lên để cơ tử cung giãn ra và thai nhi phát triển bình thường. Điều này khiến cho cơ vòng dưới thực quản giãn theo, acid dạ dày trào ngược gây nóng rát cổ. Progesterone còn làm giảm nhu động dạ dày, theo đó, quá trình tiêu hóa bị chậm lại.
Chứng ợ nóng ở bà bầu còn do kích thước tử cung tăng. Khối lượng của em bé và kích thước tử cung tăng làm cho các cơ quan trong bụng người mẹ bị chèn ép, trong đó có dạ dày. Em bé càng lớn thì dạ dày bị chèn ép càng nhiều. Áp lực lên dạ dày tăng khiến dịch vị trào lên thực quản nhiều hơn bình thường.
Cách trị ợ nóng khi mang thai thường kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc. Không dùng thuốc hay chính là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt mang đến kết quả khả quan, lâu dài.
Bà bầu bị ợ nóng cần chú ý khi sử dụng thuốc, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì, đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như hệ thống thần kinh trung ương, tim, tay, chân,… Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ này có thể gây dị tật thai nhi. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị chứng ợ nóng khi mang thai. Một số loại thuốc giảm triệu chứng ợ nóng cho bà bầu và an toàn cho thai nhi thường được bác sĩ chỉ định là:
Thuốc đối kháng thụ thể H2 : Thuốc kháng thụ thể H2 bao gồm Cimetidine, Famotidine, Ranitidine, được sử dụng cho trường hợp bị ợ nóng khi mang thai bởi nó khá an toàn. Thuốc có tác dụng giảm lượng acid dịch vị và các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
Thuốc ức chế bơm proton – PPIs : Thuốc Pantoprazole, Lansoprazole là những loại thuốc ức chế bơm proton an toàn với bà bầu bị ợ nóng. Những loại thuốc này giúp giảm tiết acid dịch vị và trị chứng ợ nóng hiệu quả.
Canxi Carbonate – Tums : Thường được sử dụng cho bà bầu bị ợ nóng. Canxi Carbonate có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm ợ nóng, ợ chua và phòng ngừa hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Để kiểm soát và ngăn ngừa chứng ợ nóng, bà bầu nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý:
Tránh xa đồ ăn cay, nóng hay có vị chua như kim chi, dưa muối, cam, quýt, me, xoài xanh, sấu,…
Hạn chế tiêu thụ đồ ăn giàu mỡ, đường vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa: khoai tây/khoai lang chiên, bánh ngọt, socola,…
Không uống rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, không hút thuốc lá,…
Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, tránh gây áp lực cho dạ dày
Bà bầu bị ợ nóng cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ, ngồi thẳng khi ăn để tránh tình trạng ợ nóng, ợ chua
Bà bầu không nên ăn quá no hoặc mặc đồ bó sát khi đi ngủ
Nhai kẹo cao su sau khi ăn kích thích tăng tiết nước bọt để trung hòa acid dịch vị
Bà bầu nên nâng cao phần thân trên (khoảng 15cm) bằng nệm, gối nhỏ hoặc nằm nghiêng sang trái khi ngủ
Nên uống từng ngụm nhỏ nước lọc khi có dấu hiệu ợ nóng
Bà bầu bị ợ nóng, khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau tức ngực
Nghẹn, khó nuốt
Nôn mửa, có thể nôn ra máu
mệt mỏi thường xuyên, thậm chí không ăn uống được gì
Tăng cân chậm và không đủ
Phân lẫn máu hoặc có màu đen, mùi hôi
Quặn Bụng Và Đau Bụng Khi Mang Thai
Khi nào cần gọi bác sĩ của bạn
Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Sốt hoặc ớn lạnh
Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng)
Đau đầu dữ dội
Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời)
Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu
Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu
Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non)
Đau quặn bụng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ
Đau dạ dày
Khí và đầy hơi thường xuất hiện trong thai kỳ do nồng độ progesterone tăng cao, một loại hormone làm thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa của bạn. Kết quả là quá trình tiêu hóa chậm lại, dẫn đến đầy hơi cũng như táo bón - cả hai đều có thể mang lại cảm giác đau quặn trong bụng bạn. Bạn có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ăn nhiều hơn, dành thời gian khi ăn và uống nhiều nước . Nếu những thay đổi này không có ích, bác sĩ có thể khuyên dùng các thuốc hạn chế táo bón.
Đau bụng sau khi cực khoái
Đau bụng trong và sau khi đạt cực khoái (đôi khi kết hợp với đau lưng dưới) là phổ biến và vô hại trong thai kỳ có nguy cơ thấp và hoàn toàn không phải là lý do để ngừng tận hưởng tình dục. Nó là do tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu hoặc co bóp tử cung bình thường khi đạt cực khoái.
Dòng máu đến tử cung
Khi mang thai, cơ thể bạn gửi nhiều máu hơn bình thường đến tử cung của bạn, điều này có thể dẫn đến cảm giác áp lực trong khu vực. Nằm xuống để nghỉ ngơi hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp giảm những cơn đau này.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể không có triệu chứng, nhưng thường nó gây đau hoặc áp lực ở vùng chậu. Các triệu chứng khác bao gồm nước tiểu có mùi hôi, có vẩn đục hoặc có máu; đau và rát khi đi tiểu; sốt; và nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Nhiễm trùng tiểu có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, một đợt kháng sinh ngắn thường cải thiện rất tốt tình trạng này.
Đau quặn bụng và đau bụng trong quý 1 và 2 của thai kỳ
Thai làm tổ.
Rất sớm trong thai kỳ của bạn (có thể trước cả khi bạn thấy chậm kinh), Bạn có thể bị đau bụng giống như trong khoảng thời gian đến kỳ kinh nguyệt. Đau nhẹ và ra máu âm đạo ít là kết quả của trứng được thụ tinh gắn vào thành tử cung, xảy ra khoảng 8 đến 10 ngày sau khi rụng trứng và chỉ kéo dài một ngày hoặc lâu hơn.
Thai ngoài tử cung
Trứng đã thụ tinh làm tổ ngoài tử cung, thường là vòi tử cung, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đau bụng không mất đi và trở nên tồi tệ hơn. Thai ngoài tử cung cũng thường gây chảy máu âm đạo , đau vai, chóng mặt và ngất xỉu. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể nguy cơ thai ngoài tử cung, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Sẩy thai và dọa sẩy thai
Đau quặn bụng có thể có nguyên nhân là dọa sẩy thai và sẩy thai, thường xảy ra đau bụng dưới, lưng và / hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong quý 1 của thai kỳ, mặc dù chúng cũng có thể xảy ra trong quý 2. Đôi khi có thể khó biết được cơn đau của bạn là sảy thai hay do sự làm tổ của thai, vì vậy triệu chứng sẩy thai quan trọng nhất cần chú ý là chảy máu. Không giống như trong quá trình làm tổ, đau bụng trong sảy thai thường đi kèm với chảy máu kéo dài trong vài ngày và thường nặng hơn theo thời gian. Nếu bạn lo lắng, hãy gọi cho bác sỹ của bạn và lên lịch kiểm tra.
Đau bụng ở quý 2 và 3 thai kỳ.
Đau dây chằng tròn
Dây chằng tròn là tổ chức dải mô giữa tử cung tại chỗ
Khi tử cung phát triển, dây chằng tròn căng ra, đôi khi gây đau ở bên bụng có thể tỏa ra hông hoặc háng. Đau dây chằng tròn thường bắt đầu trong quý hai thai kỳ và thường được cảm thấy ở một bên (nhưng đôi khi cả hai). Nó thường xảy ra trong khi tập thể dục, sau khi bạn ra khỏi giường, hắt hơi, ho, cười hoặc khi bạn thực hiện một động tác đột ngột; cảm giác có thể kéo dài trong bất cứ nơi nào từ vài giây cho đến vài phút. Để giảm đau, hãy nghỉ ngơi nhiều và cố gắng thay đổi vị trí từ từ.
Cơn co Braxton Hicks
Những cơn co thắt này có thể bắt đầu vào khoảng 20 tuần của thai kỳ. Các cơn co thắt Braxton Hicks tương đối ngắn (chỉ vài giây) và không đều. Hãy chắc chắn rằng bạn đang uống đủ nước(nước tiểu của bạn nên có màu vàng nhạt hoặc không màu), vì mất nước có thể gây ra chúng. Khi bạn thay đổi vị trí – ngồi hoặc nằm nếu bạn đang đứng (và ngược lại), nó sẽ giảm dần.
Rau bong non
Nếu rau thai tách (một phần hoặc hoàn toàn) khỏi tử cung trước khi em bé chào đời, nó có thể gây đau bụng dữ dội và dai dẳng cũng như đau lưng và chảy máu âm đạo. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều quan trọng là phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tiền sản giật
Tiền sản giật - một tình trạng thường phát triển trong nửa sau của thai kỳ và được đặc trưng bởi huyết áp cao và protein trong nước tiểu – có thể gây đau bụng. Nó thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn hoặc nôn, sưng ở mặt và tay và khó thở. Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến lượng oxy và dinh dưỡng chảy vào em bé, và nó làm tăng nguy cơ bị bong rau thai, vì vậy điều quan trọng là phải gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên.
Cơn đau bụng chuyển dạ.
Các cơn co chuyển dạ gây ra đau bụng diễn ra đều đặn, kéo dài từ 30 đến 70 giây và xích lại gần nhau và mạnh mẽ hơn theo thời gian. Bạn có thể bị chuyển dạ nếu bạn bị co thắt đều đặn cứ sau 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không biến mất khi bạn thay đổi vị trí, bạn có thể cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu (như em bé của bạn đang đẩy xuống), bạn có thể thấy sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo (rò rỉ dịch hoặc chảy máu). Bạn có thể gặp phải chuyển dạ sinh non nếu bạn gặp các triệu chứng này trước 37 tuần. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang chuyển dạ (hoặc thậm chí nếu bạn không chắc chắn nhưng bạn nghĩ bạn có thể như vậy), hãy liên hệ với bác sĩ của bạn hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo Ths. Bs CKII Nguyễn Công Định
Cách Đứng Và Nhấc Đồ Vật An Toàn Khi Mang Thai
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là từ cuối tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu thường cảm thấy khó khăn khi đi, đứng hoặc nâng đồ vật. Một chút bất cẩn có thể khiến bà bầu bị mất thăng bằng và dễ té ngã, vì vậy bà bầu cần biết cách đứng trong khoảng thời gian dài và các tư thế nhấc đồ vật an toàn khi mang thai.
Bà bầu nên mang vác đồ vật như thế nào để đảm bảo an toàn?
Như các bác sĩ sản khoa đều nhắc nhở, bà bầu không nên mang vác nặng các vật nặng hơn 9 kg, và mỗi khi mang vác bất cứ vật dụng nào, bạn đều phải hết sức cẩn thận, đặc biệt là những tháng cuối của thai kì.
Khi bạn mang thai, không chỉ bụng bầu lớn dần khiến bạn vận động hạn chế, mà các cơ quan trong cơ thể cũng có sự thay đổi là cho việc di chuyển và mang, vác vật dụng khó khăn hơn. Khi các dây chằng giãn ra và cơ trở nên kém vững chắc, bạn càng dễ bị tổn thương.
Khi bụng bạn dần lớn hơn vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lực cơ thể thay đổi hướng về phía trước. Điều đó khiến cho lưng của bạn chịu nhiều áp lực và khiến cho lưng dễ tổn thương khi bạn nhấc đồ vật từ dưới đất lên.
Trọng lực bị thay đổi khiến cho bạn dễ mất thăng bằng và dễ té ngã. Việc té ngã không những khiến cho bạn và thai nhi gặp nguy hiểm, có thể dẫn đến trường hợp chuyển dạ sớm hoặc tách nhau thai sớm.
Một số nghiên cứu cho rằng nâng vật nặng thường xuyên có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân. Một nghiên cứu khác còn cho rằng bà bầu thường xuyên mang vác vật nặng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ có thể có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.
Trong trường hợp bạn thật sự cần phải nâng hay nhấc vật dụng gì, hãy chú ý tập theo các thói quen sau:
Giữ thẳng lưng
Hạ trọng tâm bằng cách khụy gối
Giữ thăng bằng chân thay vì dùng cơ lưng
Giữ đồ vật ở gần cơ thể bạn
Cẩn thận với các cử động của cơ thể, không xoay hoặc vặn người
Đứng cả ngày khi mang bầu có tốt hay không?
Mặc dù khi mang thai, việc đi đứng sẽ khó khăn hơn, nhưng việc đứng lâu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Việc bạn phải đứng, kèm theo di chuyển nhẹ, trong một thời gian dài giúp cho máu được lưu thông đều ở chân, hạn chế phù nề hoặc sưng tấy. Tư thế này cũng tương tự như việc đi bộ, đi bộ mang lại lợi ích cao cho bà bầu trong suốt thai kỳ, vì nó sẽ giúp giảm nguy cơ bị tụ máu và giữ cho bà bầu khỏe mạnh, dai sức.
Mang thắt lưng hỗ trợ cho bà bầu từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 và trong suốt tam cá nguyệt thứ 3 có thể nâng đỡ phần bụng và phân bổ lại trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, nếu đứng yên một chỗ quá lâu mà không có một chút vận động nhẹ nào, đặc biệt là các bà bầu làm công việc như thu ngân, bà bầu có thể gặp lại vấn đề về sức khỏe. Đứng quá lâu làm bạn có nguy cơ bị hạ huyết áp và tụ máu ở chân, làm phù nề có thể nghiêm trọng hơn. Khi bị hạ huyết áp, bạn thường sẽ bị choáng váng và có thể bị ngất xỉu. Vì vậy, để tránh những nguy cơ này, bạn nên thỉnh thoảng đi bộ một chút để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Đây là một số điều mà mẹ bầu cần biết để giữ an toàn cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm những tư thế chuẩn dành cho bà bầu để hạn chế những nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai kỳ khỏe mạnh của bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Và Ợ Nóng trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!