Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai Tuần 6: Những Vấn Đề Quan Trọng Mà Mẹ Bầu Nên Lưu Ý # Top 10 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai Tuần 6: Những Vấn Đề Quan Trọng Mà Mẹ Bầu Nên Lưu Ý # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tuần 6: Những Vấn Đề Quan Trọng Mà Mẹ Bầu Nên Lưu Ý được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Mang thai tuần 6: Những nét nổi bật

Ở tuần mang thai thứ sáu, chắc hẳn không ít người vẫn còn cảm thấy chưa quen với việc mang thai. Vì vậy, thông thường nó sẽ làm thay đổi đôi chút cảm xúc và tâm lý của mẹ bầu.

Thêm vào đó, một số triệu chứng mang thai sớm gây ra cảm giác khá khó chịu. Đôi khi nó làm cho người mẹ cảm thấy không được thoải mái như bình thường.

Đó có thể là một phần lý do vì sao thai phụ cần có thời gian đến 40 tuần để hoàn tất quá trình mang thai. Tất nhiên, nguyên nhân quan trọng cũng vì bé cần có thời gian để hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể.

2. Những thay đổi trên cơ thể người mẹ mang thai tuần 6

Giai đoạn khởi đầu của tam cá nguyệt thứ nhất chính là khoảng thời gian thai phụ có những đổi thay đổi rất rõ về thể trạng và cảm xúc. Quan trọng hơn, lúc này người mẹ sẽ phải quen dần với những triệu chứng ốm nghén. Đồng thời, chắc hẳn nhiều người mẹ đã trải qua lần khám thai, siêu âm đầu tiên.

Những đổi thay trên cơ thể người mẹ bao gồm:

Hội chứng nghén: chán ăn, buồn nôn, nôn, tăng nhạy cảm khứu giác với những mùi lạ.

Đi tiểu nhiều hơn mỗi ngày.

Cảm xúc thay đổi thường xuyên hơn, trạng thái vui buồn, tức giận chuyển pha rất nhanh chóng.

Người mẹ cảm thấy đau và căng ở vùng ngực.

Có cảm giác nặng bụng, chướng bụng.

Dễ bị mỏi cơ, chuột rút.

3. Những thay đổi của thai nhi khi người mẹ mang thai ở tuần lễ thứ 6

Khi người mẹ mang thai 6 tuần, thai nhi sẽ có kích thước bằng một hạt đậu. Phôi ở tuần thứ sáu có kích thước trung bình khoảng 0,25 inch (xấp xỉ 0,6 cm) và sẽ tăng gấp đôi kích thước vào tuần kế tiếp.

Các nếp gấp trên khuôn mặt của trẻ cũng ngày càng rõ nét hơn. Người mẹ sẽ quan sát được màu mắt, mũi và tĩnh mạch nhỏ nằm bên dưới lớp da mỏng manh của trẻ qua siêu âm. Mắt của bé giống như hai đốm đen nhỏ chiếm khoảng 25% diện tích khuôn mặt. Đồng thời, lỗ mũi của bé cũng dần xuất hiện rõ hơn.

Trong tuần này, các cơ quan như thận, gan và phổi của bé cũng dần được hình thành. Cùng với trái tim nhỏ bé của mình, trái tim của trẻ có nhịp đập trên 110 lần/phút và tăng lên mỗi ngày. Van tim đã hình thành và dần dần biệt hóa về chức năng.

Gan của bé sẽ đảm nhận vai trò tạo máu cho đến khi tủy xương được hình thành. Ngoài ra, ruột thừa cũng xuất hiện đi kèm với tuyến tụy: nơi sản sinh ra hormon Insulin điều hòa đường huyết của cơ thể. Một đoạn ngắn của ruột phát triển thành dây rốn – là nơi trao đổi chất dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và thai.

4. Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa

Các bác sĩ sẽ khuyên người mẹ nên đi khám thai sớm. Tuy nhiên, thời điểm khám thai tổng quát đầu tiên thường rơi vào tuần thứ 8 hoặc thứ 9. Trong thời gian mang thai tuần 6, các bác sĩ sẽ khuyên người mẹ nên ăn uống đầy đủ chất. Nên chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế tình trang nghén. Mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung 2.000 calo là đủ.

Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng vi lượng, chất sắt như:

Trái cây: táo, lê, nho, bưởi,…

Thịt bò, thịt nạc.

Gan động vật.

Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu nành,…

Lòng đỏ trứng gà.

Ngũ cốc, bột ngũ cốc.

Đậu bắp.

Bông cải xanh,…

Do kích thước vòng 1 hơi tăng, người mẹ nên mặc những chiếc áo ngực có kích cỡ rộng hơn. Sao cho bạn có cảm giác thoải mái, không khó chịu là được. Áo quần mặc hàng ngày cũng nên thoáng mát, không nên mặc quần áo lót quá chật gây cảm giác nóng bức.

5. Những lưu ý về vấn đề sức khỏe

Vì thời gian mang thai tuần 6 là lúc mà thai nhi chưa thực sự ổn định. Chính vì thế, mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Điều đó sẽ giúp thai nhi trong bụng phát triển hình thành và phát triển tốt.

Những bệnh thường gặp trong thời gian này:

Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu.

Táo bón (do ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước).

Bàng quang tăng hoạt (làm cho bạn cảm thấy mắc tiểu thường xuyên).

Rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc.

Thiếu máu do thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12.

Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do ăn uống không đủ chất.

Dễ bị nhiễm virus như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cảm cúm,…

Những điều người mẹ nên tránh:

Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.

Hút thuốc lá.

Vận động nhiều như chạy nhảy, làm việc nặng.

Lo âu, căng thẳng, stress.

Thức khuya.

Sử dụng thuốc tùy tiện, nhất là kháng sinh mà không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Mang Thai Bà Bầu Uống Mật Ong Có Tốt Không Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Mật ong có vị ngọt tự nhiên, được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh và cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mang thai là một quá trình quan trọng, chỉ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm. Chính vì vậy, không ít mẹ bầu băn khoăn liệu uống mật ong khi mang thai có tốt. Có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng mật ong liệu có phù hợp với phụ nữ mang thai?

Mật ong là hỗn hợp của một số loại đường và các khoáng chất dinh dưỡng như kẽm, magie, các loại vitamin… Tuy nhiên, trong mật ong thường xuyên có sự hiện hiện của các nội bào tử không hoạt động botulinum. Bào tử clostridium botulinum, chất gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em dưới 1 tu ổi, do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, chưa đủ khả năng “xử lý”. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, sợ bào tử clostridium botulinum có thể cũng sẽ gây hại cho thai kỳ của mình.

Thực tế, theo các chuyên gia, uống mật ong khi mang thai khó có thể ảnh hưởng được tới thai nhi, do các bào tử này đã bị “vô hiệu hóa” bởi hệ thống tiêu hóa “trưởng thành” của mẹ. Không những không gây hại, bà bầu uống mật ong còn dành được khá nhiều lợi ích.

– “Thần dược” cho da: Chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất, mật ong có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới, đẩy nhanh quá trình “thay áo” mới cho da mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng mật ong như một lớp kem dưỡng, giúp da mịn màng hơn.

– “Tường thành” bảo vệ cơ thể: Mật ong có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Uống mật ong có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai và ngăn ngừa các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu… Ngoài ra, mật ong cũng giúp mẹ nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa những triệu chứng cảm cúm thông thường.

– Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Chứa nhiều chất dinh dưỡng, mật ong được xếp vào hàng “siêu phẩm” có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển não.

Một điều lưu ý khi mẹ bầu uống mật ong là không nên uống quá nhiều. Với thành phần là fructose, mật ong có thể gây ít nhiều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu bạn quá lạm dụng.

2/ Uống mật ong đúng cách

Tác dụng của mật ong với bà bầu?

Mật ong giàu đường fructose và glucose cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu. Các chị em phụ nữ có thể kết hợp gừng, cam, nghệ với mật. Nó giúp các mẹ bầu: #1. Tăng cường hệ thống miễn dịch Tính chất kháng khuẩn và chống oxy hóa của mật ong làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nó giống như 1 loại thuốc tự nhiên trung hòa axit trong dạ dày

#2. Làm giảm chứng mất ngủ Mật ong gần như thôi miên được người dùng, giúp khắc phục chứng mất ngủ. Uống sữa trộn với một thìa mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ không bị quấy rầy.

#3. Làm giảm cảm lạnh và ho Các đặc tính kháng virus của mật ong ức chế hoạt động của virus trong cơ thể ngăn ngừa cảm lạnh. Mật ong là thuốc ức chế ho hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả này chỉ truyền miệng giữa người dùng mật với nhau. Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó.

#4. Mật ong làm giảm đau họng Các đặc tính chống viêm của mật ong làm dịu kích thích cổ họng. Bằng cách thêm vào ly mật ong ít gừng hoặc chanh và nhấm nháp nó để giảm đau họng.

#5. Chữa bệnh loét Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ mật ong thường xuyên làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, gây ra loét.

#6. Cải thiện sức khỏe da đầu Bản chất kháng khuẩn của mật ong không chỉ làm dịu đau cổ họng mà còn hoạt động hiệu quả trong việc loại bỏ gàu và da đầu ngứa. Cho mật ong vào nước ấm và thoa lên da đầu để điều trị các tình trạng tóc như vậy.

Tác hại của mật ong với phụ nữ mang thai?

Làm tăng độ nhạy với insulin: Lúc này mật ong làm tăng lượng đường trong máu không an toàn trong thai kỳ. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Lượng đường trong mật ong cao gây ra sâu răng và xói mòn răng. Tăng cân: Lượng calories phong phú trong mật ong làm tăng trọng lượng cơ thể bạn. Bà bầu sử dụng bao nhiêu mật ong là an toàn? Ba đến năm muỗng canh (180 đến 200 calo) mật ong mỗi ngày là an toàn. Vì một muỗng canh chứa khoảng 60 calo. Lượng calo từ các loại đường đơn không được vượt quá 10% tổng nhu cầu calo trong thai kỳ (khoảng 1800 đến 2400 calo mỗi ngày)

Những lưu ý khi dùng mật ong?

Những Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Khi Mang Thai

Xét nghiệm máu khi mang thai không mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

1/ Phát hiện hội chứng Down

Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

2/ Xác định nhóm máu

Phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị. Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

3/ Kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.

Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn.

4/ Phát hiện bất thường hồng cầu

Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.

5/ Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella

6/ Phát hiện CMV (Cytomegalo virus)

7/ Chẩn đoán viêm gan B

Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

8/ Phát hiện bệnh giang mai

Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

9/ Tìm kháng thể HIV

Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

MarryBaby

Lưu Ý Quan Trọng Khi Sử Dụng Sữa Tăng Cân

Lưu ý quan trọng khi sử dụng sữa tăng cân.

Uống sữa là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn tăng cân nhanh. Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất, protein, năng lượng.. Tuy nhiên để tăng cân hiệu quả bạn cần phải biết nên uống sữa vào thời gian nào để hợp lý nhất.

Thời gian và mẹo uống sữa để tránh những tác dụng trái chiều.

– Không uống sữa gần các bữa ăn: Trường hợp này rất nhiều khách hàng mắc phải khi mua hàng tại Dinh dưỡng thể hình. Uống sữa vào thời gian này sẻ tạo cho bạn cảm giác no và không muốn ăn các bữa ăn chính. Tốt nhất bạn nên uống vào thời điểm cách các bữa ăn chính khoảng 3-4 tiếng.

– Không dùng sữa để thay thế các bữa ăn chính: Một số bạn có suy nghĩ bỏ tiền ra mua hộp sữa tiền triệu thì cần gì ăn uống nhiều. Đó là suy nghĩ sai lầm nhất. Mình xin nói luôn sữa là thực phẩm bổ sung thêm nhằm mục đích hỗ trợ thêm trong quá trình tăng cân của bạn nhanh hơn chứ không thể thay thế các bữa ăn chính.

– Không dùng sữa gần trước buổi tập: Một số bạn thường có thói quen uống sữa tăng cân trước các buổi tập nhằm tạo thêm năng lượng cho cơ thể. Đây là một cách đúng, nhưng uống sữa ngay trước khi tập thì không nên vì nó gây nó khiến dạ dày bạn nặng nề, thực hiện các bài tập có cảm giác ì ạch. Tốt nhất bạn nên uống sữa trước các buổi tập 1 giờ đồng hồ.

– Vận động thể thao quá cao sau khi uống sữa: Bạn đang dùng sữa đê nạp thêm năng lượng mà tại sao lại đi vận động thể thao quá nhiều như vậy. Điều này là không nên, vì khi bạn thực hiện những bài tập cardio ở cường độ cao cơ thể bạn sẻ đốt lượng calo rất cao. Lúc này bạn nạp năng lượng từ sữa bao nhiêu thì cơ thể bạn tiêu thụ bấy nhiêu.

– Pha sữa càng đặc càng dễ tăng cân: Có phải sữa đặc sẽ có độ béo hơn và giúp tăng cân nhanh chóng hơn. Thực chất, sự sánh đặc của sữa là vì lượng bột trong sữa rất lớn và tỳ lệ nước ít đi. Với tỷ lệ không khoa học giữa nước và bột sữa bên trong sữa đặc không phù hợp sẽ có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy cho người dùng, thậm chí có thể làm bạn chán ăn.

Mách nhỏ một số mẹo chọn sữa tăng cân.

– Để chọn một loại sữa tăng cân phù hợp cho thể trạng hiện tại của bạn, bạn nên biết cơ thể bạn đang cần gì. Trên thị trường hiện nay có 2 dòng tăng cân bạn cần biết “Tăng cân” “Tăng cân và tăng cơ”. Sự khác biệt chính ở sữa tăng cân và sữa tăng cân tăng cơ, đó chính là lượng calo.

– Sữa tăng cân nhanh: Thông thường hàm lượng Calo cao từ 1200-1900, sữa này phù hợp cho những người quá gầy muốn tăng cân nhanh, tăng lượng mỡ khá nhiều. Nếu bạn là người thiếu cân nặng thì đây là lựa chọn hợp lý như: Serious Mass, Super Mass, Muscle Mass, Super Mass Gainer, Mass Tech 2000…

– Sữa tăng cân tăng cơ: Thông thường hàm lượng Calo từ 600-900, sữa này phù hợp cho những bạn không quá gầy chỉ muốn tăng cân chậm lượng cơ nạc là chính. Một số lựa chọn cho bạn như Elite Mass, True Mass..

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tuần 6: Những Vấn Đề Quan Trọng Mà Mẹ Bầu Nên Lưu Ý trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!