Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai Tuần 37: Những Vấn Đề Mẹ Bầu Cần Lưu Ý # Top 11 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai Tuần 37: Những Vấn Đề Mẹ Bầu Cần Lưu Ý # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tuần 37: Những Vấn Đề Mẹ Bầu Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mang thai tuần 37 chính là khoảng thời gian rất ý nghĩa. Đây là những tháng ngày cuối của thai kỳ. Mặc dù không có bất thường gì nhưng sự chuyển dạ sinh em bé có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy thì trong tuần lễ mang thai này, mẹ bầu nên chú ý những gì? Em bé trong bụng có những thay đổi ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Mang thai tuần 37 có điều gì đặc biệt?

Trong tuần lễ mang thai này, mẹ bầu cũng không có gì thay đổi nhiều so với tuần thứ 36. Cân nặng sẽ thường không tăng hoặc tăng rất ít. Tuy nhiên, thai phụ nên duy trì những việc sau:

Tiếp tục bổ sung vitamin trước khi sinh.

Duy trì thói quen uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

Tiếp tục thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày để tăng cường sức mạnh của vùng chậu và cơ quan sinh dục.

Vẫn duy trì thói quen thực hiện mát xa tầng sinh môn hàng ngày của mẹ bầu.

Tìm hiểu kỹ càng hơn những dấu hiệu khởi phát chuyển dạ để đi đến cơ sở y tế kịp thời.

Những thay đổi của em bé khi người mẹ mang thai tuần thứ 37

Mang thai tuần thứ 37 được xem là giới hạn của sự hoàn chỉnh thai kỳ. Điều đó đồng nghĩa là em bé của bạn đang ở thời điểm phát triển hoàn thiện và sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, theo một số ý kiến của các chuyên gia, em bé ra đời vào tuần 37 vẫn còn khá sớm.

Ngoài ra, em bé trong bụng vẫn đang tiếp tục phát triển hoàn chỉnh nhất. Bé sẽ có động tác nắm ngón tay và mút ngón tay cái. Trên thực tế, động tác mút ngón tay cái trong tử cung tạo tiền đề cho phản xạ bú của bé. Vào cuối thời điểm mang thai tuần 37, em bé sẽ dài 45,7 cm và nặng từ 2,8 đến 3,2 kilogram.

Các cơ quan chính trong cơ thể em bé đã sẵn sàng để tồn tại độc lập trong môi trường bên ngoài tử cung. Não và phổi tuy vẫn cần nhiều thời gian hơn để trưởng thành hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn được sinh ra trong tuần lễ này, nhiều khả năng bé sẽ phát triển ổn định.

Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 37

Khi mang thai được 37 tuần, cơ thể của thai phụ vẫn không có gì thay đổi quá nhiều so với tuần mang thai thứ 36. Trong lúc em bé di chuyển dần xuống dưới thấp, đầu của bé sẽ áp vào bàng quang của người mẹ. Khi ấy, bạn có thể cảm thấy thường xuyên mắc tiểu hoặc bị đau vùng lưng dưới.

Bên cạnh đó, sự chèn ép của bào thai vào trực tràng sẽ làm bạn bị rối loạn đi tiêu. Những triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, táo bón (có thể xen kẽ với nhau). Kèm theo tình trạng rối loạn đi tiêu ấy là cảm giác mót rặn thường xuyên.

Một tin vui là khi em bé di chuyển dần xuống dưới, áp lực lên thành ngực sẽ giảm dần. Nhờ vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Vú của mẹ bầu sẽ trở nên mềm hơn và sẵn sàng cho chức năng tiết sữa. Âm đạo đôi khi chảy ít dịch và có thể lẫn máu.

Mẹ bầu mang thai 37 tuần sẽ có những triệu chứng gì?

Những triệu chứng thường gặp của mẹ bầu mang thai tuần thứ 37 bao gồm:

Phù nề ở tứ chi của người mẹ, đặc biệt là hai chi dưới.

Buồn nôn.

Khó ngủ.

Co thắt Braxton-Hicks.

Mệt mỏi.

Đau đầu, chóng mặt.

Đau nhức hai chân nếu đứng lâu.

Cảm giác đầy bụng dưới, trằn bụng, đôi khi đau bụng.

Các cơn co Braxton-Hicks sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc hơn và thường xuyên hơn. Nó là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho những cơn co tử cung. Giúp quá trình chuyển dạ được thuận lợi, bào thai được tống ra ngoài dễ dàng.

Lời khuyên của các chuyên gia

Khi mang thai đến tuần 37, các bác sĩ cũng như chuyên gia khuyên mẹ bầu nên:

Hạn chế đi du lịch xa vì sự chuyển dạ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Không nên làm việc nặng.

Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 đến 2 lít nước).

Không thức khuya, không hút thuốc lá, không uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.

Mặt khác, vào thời gian này, mẹ bầu nên sớm chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Những việc cần làm bao gồm:

Đăng ký sinh nở tại một cơ sở y tế mà mình tín nhiệm, tin tưởng.

Suy nghĩ tên để đặt cho con.

Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi sinh em bé. Chẳng hạn như sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy tạm trú (nếu có)…

Liên hệ những người thân như ông bà, cha mẹ để hỗ trợ mình khi sinh em bé.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai được 37 tuần

Mang thai 37 tuần nên ăn gì? Khi mang thai được 37 tuần, mẹ bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bao gồm:

Đạm (Protein): Thịt, sữa, trứng, cá.

Chất béo: Dầu thực vật.

Đường bột: Bột ngũ cốc, cơm gạo tẻ, gạo lứt.

Chất xơ: rau xanh, củ các loại.

Vitamin phức hợp từ trái cây các loại như: táo, nho, lê, cam, bưởi,…

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ biết được mang thai tuần 37 mình cần chú ý những gì. Từ đó, các bạn sẽ có một kế hoạch đầy đủ nhất, chu đáo nhất cho quá trình chuyển dạ sắp tới.

Những Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Mẹ Bầu Giảm Béo Sau Sinh

Nên bắt đầu tập thể dục khi nào?

Theo các chuyên gia, cơ thể chị em cần thời gian hồi phục lại sau 9 tháng “vác ba lô ngược” và “vượt cạn”. Chính vì vậy các mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi trong 6 tuần đầu sau sinh trước khi “săm soi” lượng calorie trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Bên cạnh đó, nếu cho con bú, chị em cũng nên bình tĩnh đợi tới khi bé đủ 2 tháng rồi mới bắt đầu chiến đấu với mỡ bụng. Nguyên do là bởi ăn kiêng qua sớm sẽ cản trợ quá trình bình phục của cơ thể, khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mẹ.

Sau khi sinh, đa phần các bà mẹ đều tự ti với cân nặng và vóc sáng sồ sề của mình

Tất nhiên, nếu bạn cảm thấy cơ thể vẫn chưa phục hồi sau quá trình sinh nở, bạn có thể cho cơ thể thêm thời gian. Các mẹ sinh thường có thể bắt đầu tập ở tháng thứ 4 và sinh mổ ở tháng thứ 6. Các phương pháp giảm cân cần đảm bảo nguyên lý an toàn, khoa học và phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể. Giảm 3 đến 5 kg, trong khoảng 10 đến 15 ngày là con số hợp lý cho mục tiêu của bạn, giúp quá trình giảm cân của bạn hiệu quả và duy trì được lâu dài. Nếu giảm quá nhanh, bạn có thể nhanh chóng bị tăng cân trở lại.

Chú trọng việc giảm mỡ bụng sau khi sinh

Chỉ cần chú ý vài điều sau đây, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được vòng 2 thon thả:

Bạn cần lên kế hoạch cụ thể để giảm cân an toàn và hiệu quả

– Tích cực vận động: vì nơi nào ít hoạt động thì mỡ sẽ tích tụ ở nơi ấy. Bạn nên chủ động thực hiện các bài tập luyện thể dục cho cơ bụng với các động tác hít thở sâu, phình và thóp bụng.

– Bài tập cho phần bụng: Nằm ngửa, 2 tay giơ cao lên đầu. Khi hít sâu, cơ bụng thu vào khiến thành bụng xẹp xuống, nội tạng đẩy lên phái trên. Sau đó từ từ thở ra và thu 2 tay về.

– Tập luyện các bài tập đi bộ nhanh khi cơ thể đang dần hồi phục. Mỗi ngày, bạn nên đi bộ khoảng 30 phút ở môi trường trong sạch và yên tĩnh.

– Massage vùng bụng: Thực hiện các bài massage đơn giản với các loại mỹ phẩm uy tín làm săn chắc vùng bụng để lưu thông khí huyết, kích thích cơ bụng săn chắc và không cho mỡ dồn vào một chỗ.

– Điều quan trọng là các sản phụ phải kiên trì luyện tập đều đặn trong vòng khoảng 5 – 6 tháng cơ bụng sẽ săn chắc trở lại.

Chế độ ăn uống

Bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống điều độ để giảm béo. Tuy nhiên, nếu bạn còn trong thời gian cho con bú thì chỉ nên kiêng cữ vừa phải để duy trì chất tạo sữa nuôi con. Bạn nên:

– Chia nhỏ các bữa ăn: Sự phân chia nhỏ là giải pháp để ăn ít đi nhưng thường xuyên hơn. Khi bạn nhai chậm, sự nhai và tiêu hoá tốn hết 200 calo. Một món ăn có giá trị 400 calo chỉ còn lại 200 calo mà thôi.

– Sắp xếp lại tủ lạnh: Các thức ăn béo như phômai, bánh gatô hay kẹo bánh để ở ngăn dưới, để tránh thói quen tiện tay thấy gì ăn nấy. Hơn nữa việc cúi xuống lấy đồ cũng là một cách tập thể dục giúp bụng nhỏ lại.

Hãy chú ý đến chế độ ăn uống để có thể giảm cân

– Nên đi chợ lúc bạn không đói: Như thế bạn không cảm thấy thèm và muốn mua mọi thứ.

– Uống nước là một sự cứu trợ lý tưởng trong việc giúp bạn giảm cân. Khi đang duy trì chế độ giảm béo, bạn nên uống tối thiểu 1,5 lít nước/ngày. Nước có tác dụng vận chuyển các chất dinh dưỡng, hiđrat hoá các tế bào, loại bỏ các độc tố, hơn nữa nó không có giá trị dinh dưỡng nên đóng vai trò làm giảm cảm giác đói.

– Ăn thoả thích các loại hoa quả, nhất là lúc bắt đầu một ngày mới hay đầu bữa ăn, hay những lúc nghỉ trưa. Các chất xơ giúp chóng no, ít calo và giàu vitamin A, E và C. Chúng ta có thể lựa chọn các loại hoa quả như quả dâu tây (khoảng 100g), nửa quả bưởi, một khoanh dưa hấu nhưng nên tránh chuối và các loại nho khô.

Những môn thể dục phù hợp nhất

– Bắt đầu bằng bài tập đi bộ: Đây là một trong những bài tập phù hợp nhất với chị em mới sinh nở. Hãy thử tập đi bộ 15-30 phút mỗi ngày cùng với ông xã hoặc một mình bạn cũng được. Bài tập này sẽ giúp bạn lắng nghe cơ thể và xác định mức độ tập luyện phù hợp với mình. Theo thời gian, bạn có thể tăng thời gian và mức độ tập luyện với bài tập chạy bộ chẳng hạn. Đây là cách giảm béo khá hiệu quả nếu bạn tập luyện đều đặn hàng ngày đấy.

– Tập Kegel: Bài tập kegel sau sinh rất có lợi cho vùng sàn chậu (bộ phận đã bị tổn thương nặng sau ca sinh nở). Nhiều chị em đã rất quen thuộc với bài tập kegel trong thai kỳ để tăng cường sức lực cho cơ bắp để sinh nở dễ dàng. Chị em có thể tiếp tục tập kegel sau sinh để tăng cường sức mạnh của ruột, bàng quang, tử cung và xương chậu.

– Bài tập căng cơ bụng: Đầu tiên, hãy đứng lên và hóp bụng. Giữ yên từ 5-10 giây (không cần nín thở), thả lỏng những phần còn lại của cơ thể. Lặp lại 6 lần và sau đó nghỉ ngơi. Chị em cần tăng thời gian và số lần tập ở những lần tiếp theo sẽ giúp giảm mỡ bụng hiệu quả.

– Tập yoga: Yoga là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi lứa tuổi, các mẹ sau sinh muốn giảm cân hiệu quả cũng nên áp dụng các bài tập yoga nhẹ nhàng để dần lấy lại vóc dáng thon gọn hơn. Chị em nên tạp bài tập thở giúp phục hồi nhanh sức khỏe, tránh táo bón sau khi sinh.

Ngoài ra, bài tập này cũng giúp ích rất nhiều trong việc co thắt cơ sàn chậu để chống tiểu són, tiểu không tự chủ và duy trì khả năng tình dục. Các mẹ sau khi sinh cần vận động nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế chọn yoga để giảm cân là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Theo news.bacsi.com

Bị Đau Khớp Gối Khi Mang Thai Mẹ Bầu Cần Lưu Ý

Đau khớp gối khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến ở mẹ bầu và hầu như phụ nữ mang thai vào cũng từng trải qua. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ ở mỗi người là không thể giống nhau. Để bệnh lý không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai sản và thai nhi, các mẹ bầu cần nhanh chóng điều trị khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường ở khớp gối.

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau khớp gối khi mang thai

# Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ thường bị thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai. Khi đó, nồng độ hormone relaxin được tăng nhiều so với cơ thể bình thường. Loại hormone này không chỉ khiến khớp gối đau nhức mà còn khiến cho vùng xương chậu hay một số vị trí xương khác bị đau theo. Và đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau nhức khớp gối.

# Tăng cân hay bị phù

Khớp gối là vị trí xương khớp phải chịu nhiều sức ép của cơ thể. Khi mang thai, mẹ bầu đã từng trải qua vấn đề tăng cân nhiều và có thể tăng cân mất kiểm soát, đặc biệt là thời kỳ 3 tháng cuối thai kỳ. Vấn đề tăng cân đã gây ra không ít sức khỏe lên khớp gối. Mẹ bầu di chuyển càng nhiều thì những cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.

# Ngủ sai tư thế

Tư thế ngủ cũng thể hiện sức khỏe của mẹ bầu đang mắc phải. Tư thế ngủ không đúng cũng có thể là tác nhân khiến cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đau khớp gối. Nếu buổi tối mẹ bầu nằm ngủ với tư thế co một bên chân thì rất có thể sáng hôm sau các cơn đau nhức ở đầu gối kéo đến và cả vùng hông.

# Tính chất công việc

Công việc buộc mẹ bầu phải đi lại nhiều hay công việc ngồi nhiều một chỗ, ít vận động như: nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân,… rất dễ mắc phải một số bệnh lý về xương khớp, trong đó có cả chứng đau khớp gối.

# Cơ thể thiếu chất

Nhu cầu dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai cần quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc bổ sung không đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể khiến cho sức khỏe của mẹ bầu bị suy yếu, có thể thường xuyên mệt mỏi. Điển hình hơn, tình trạng đau khớp gối thường phát sinh nếu cơ thể thiếu hụt hàm lượng canxi và vitamin D. Sự thiếu hụt đó khiến cho các tế bào xương sụn không còn chắc khỏe và rất dễ dẫn đến tình trạng bị thoái hóa khớp.

# Cơ thể mắc phải một số bệnh lý khác

Bên cạnh những yếu tố trên thì vẫn còn thêm những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc phải chứng đau khớp gối. Trong đó cần kể đến những bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải như: bị loãng xương, suy tuyến giáp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc là những bệnh ký khác về xương khớp.

Những biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức khớp gối khi mang thai

Sử dụng thuốc để điều trị chứng đau khớp gối thường không được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu. Thay vì sử dụng các loại thuốc đặc trị, các mẹ bầu nên áp dụng một số liệu pháp điều trị an toàn nhưng không kém phần hữu ích để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

# Vận động cơ thể

Đa số các mẹ bầu thường hay có thói quen lười vận động và chỉ muốn nghỉ ngơi tại chỗ. Chính vì điều đó đã gây ra không ít sự mệt mỏi, và chứng đau nhức khớp gối rất có thể xảy ra. Do đó, các chuyên gia thường đưa ra những lời khuyên vận động cơ thể với những bài tập phù hợp để giảm chứng đau nhức khớp gối khi mang thai.

Đối với phụ nữ mang thai, các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản được chuyên gia khuyên áp dụng để cải thiện bệnh lý. Vì những bài tập đó ít làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và cả thai nhi. Thông thường bài tập yoga, ngồi thiền hay đi bộ thường được bác sĩ khuyên mẹ bầu để tập luyện với tần suất vừa phải. Tốt hơn nếu bạn luyện tập cùng các huấn luyện viên để biết chính xác từng bước tập luyện cho chính xác.

# Massage đầu gối

Phương pháp massage đầu gối giúp giảm đau tức thời cho các mẹ bầu, đặc biệt là khi về đêm. Để tăng công dụng, bạn có thể kết hợp việc massage cùng với một ít tinh dầu hay dầu nóng.

Với phương pháp này, các mẹ bầu cần thực hiện theo các bước như sau:

Cho một ít tinh dầu vào lòng bàn tay rồi chà xát hai lòng bàn tay vào nhau để tinh dầu lan rộng ra cả hai bàn tay;

Dùng lực của bàn tay và ngón tay để ấn nhẹ nhàng lên đầu gối và một ít khu vực lân cận;

Miết nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút.

Bên cạnh công dụng cải thiện các cơn đau khớp gối, phương pháp massage còn giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, hạn chế tình trạng đau nhức khớp gối khi thức dậy vào sáng hôm sau.

# Chườm nóng, chườm lạnh

Đối với những trường hợp đau khớp gối ở trường hợp nhẹ thì liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh là liệu pháp không chỉ hiệu quả mà còn an toàn. Chườm nóng được áp dụng để làm dịu tình trạng đau nhức, còn chườm lạnh được áp dụng cho các trường hợp bị sưng tấy.

Chườm nóng: Cho một lượng nước ấm khoảng 70ºC vào túi chườm. Sau đó, đặt túi chườm lên ngay vị trí đau nhức ở đầu gối đang bị đau. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, và không quên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Một lưu ý khác, mẹ bầu cần chú ý đến nhiệt độ nóng của nước để tránh bị bỏng da.

Chườm lạnh: Cho một vài viên đá lạnh vào trong túi chườm rồi đem áp nhẹ nhàng vào vùng đầu gối bị đau. Thực hiện động tác vừa đắp vừa nhả và không được chườm mỗi lần quá 10 phút. Nước lạnh có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời.

# Sử dụng các thảo dược lành tính trong tự nhiên

Với bản chất lành tính, các bài thuốc từ cây cỏ quanh vườn được nhiều bà bầu quan tâm và sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau khớp gối. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi,thay vì sử dụng các bài thuốc uống thì mẹ bầu được khuyên nên sử dụng các bài thuốc bôi ngoài da. Nhưng cũng có một số người hợp ngoại lệ, bà bầu cũng có thể dùng thuốc ở dạng nước sắc.

Dùng ngải cứu chữa chứng đau khớp gối cho bà bầu

Trong Đông y, ngải cứu là một trong những vị thảo dược “đa công dụng”, mang trong mình vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp lưu thông máu, giảm đau. Nhờ có những bản chất trên, cây ngải cứu rất xứng đáng để góp tên mình trong danh sách cây cỏ thuốc nam trị chứng đau khớp gối cho mẹ bầu.

Đem một nắm lá ngải cứu rửa sạch cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước;

Sao lá ngải cứu cùng với một ít muối hạt cho nóng;

Cho hỗn hợp ngải cứu và muối biển vào trong túi chườm hoặc miếng vải sạch rồi đem chườm lên vị trí đang đau;

Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.

Chườm lên cùng đau khi hỗn hợp đã nguội dần, mẹ bầu không đắp trực tiếp lên vị trí đau khi túi chườm rất nóng, như vậy có thể gây bỏng da.

Cải thiện chứng đau khớp gối khi mang thai bằng nắm lá trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa thành phần hoạt chất catechin. Thành phần này có tác dụng ức chế sự xâm nhập của một số vi khuẩn, virus, có công dụng chống viêm, chống oxy hóa, giúp kiểm soát các biểu hiện của bệnh đau khớp gối ở phụ nữ mang thai.

Với bài thuốc này, các bà bầu cần tiến hành thực hiện theo các bước như sau:

Đem một nắm lá trà xanh rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp tạp chất, tốt hơn nếu ngâm chúng cùng với một ít nước muối pha loãng;

Vớt lá trà xanh để ráo, sau đó vò nát rồi cho vào cốc nước ấm, đậy kín nắp;

Sau 3 – 5 phút hãm trà là có thể sử dụng.

Một lưu ý khác các bà bầu cần lưu ý, mỗi ngày chỉ được uống một cốc nước trà xanh và tuyệt đối không được sử dụng nhiều hơn. Nếu sử dụng quá nhiều, có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chữa đau khớp gối khi mang thai bằng củ gừng tươi

Gừng là loại gia vị không quá xa lạ với mọi gia đình và cũng chính là một vị thuốc hay được dân gian sử dụng khá nhiều trong một số bệnh lý, trong đó có cả bệnh đau khớp gối. Trong loại dược liệu này có chứa khá nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp làm giảm tình trạng viêm sưng và giảm đau nhanh chóng tại vị trí đau.

Các bà bầu có thể sử củ gừng tươi để trị chứng đau nhức khớp gối bằng cách thực hiện như sau:

Đem 1 – 2 củ gừng tươi rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;

Thái củ gừng thành từng lát mỏng, đồng thời bắt lên bếp một nồi nước lọc khoảng 1 – 2 lít;

Khi nước sôi, bỏ vài lát gừng vào trong nồi và tiếp tục đun;

Tắt bếp và chờ nước nguội dần, sau đó tiến hành ngâm chân. Ngâm chân cho đến khi nước nguội hẳn.

Trong quá trình ngâm chân cùng với nước củ gừng, các bà bầu nên kết hợp cùng với việc xoa bóp xung quanh đầu gối đau nhức để việc điều trị được diễn ra nhanh chóng.

Bên cạnh việc ngâm chân cùng với nước gừng tươi, các mẹ bầu cũng có thể sử dụng vài lát gừng mỏng để nhai cho nát và nuốt trôi.

Biện pháp ngăn ngừa chứng đau khớp gối khi mang thai

Để tránh gặp tình trạng đau khớp gối khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý đến các vấn đề sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung nhiều thực phẩm tươi, ngon, an toàn, đặc biệt là những thực phẩm giàu hàm lượng canxi và vitamin D;

Nâng cao sức khỏe bằng các bài tập, bài vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,… Lưu ý, mẹ bầu nên chọn lựa các bài tập vừa sức, không vận động quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi;

Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. Cần biết cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi;

Nên sử dụng dép bệt khi di chuyển, hạn chế sử dụng giày cao gót trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là thai nhi đã lớn.

Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ trong suốt thời gian mang thai.

Không phải bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có thể mắc phải chứng đau khớp gối. Nhưng nếu mắc phải, các mẹ bầu cần lưu ý hết để bệnh lý không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu nghi ngờ bản thân đang có triệu chứng đau khớp gối hay một số bệnh lý khác, cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn chưa biết:

Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì?

Út Em chào các mẹ.

Như vậy là mẹ vừa trải qua tháng thứ năm của thai kỳ rồi, chúc mừng mẹ đã bước sang tháng thứ 6.

A. Những thay đổi về thể chất khi mang thai tháng thứ 6

Những ngày đầu khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ có thể phân biệt được những bộ phận khác nhau của thai nhi thông qua thành bụng.

Các mẹ cũng sẽ nhận thấy những chuyển động của thai nhi và có thể đánh giá được đâu là thời gian ngủ, thời gian thức của bé. Lịch trình này của thai nhi cũng nên được theo dõi tiếp vì có thể bé sẽ giữ thói quen đó sau khi sinh ra.

Cân nặng của các mẹ bầu trong những tháng cuối này tương đối ổn định. Thực tế, bước vào giai đoạn nửa sau này là thời kỳ các mẹ đã đạt được sự tăng cân tối đa khi mang thai.

Mỗi mẹ chỉ cần tăng 0,5kg mỗi tuần trong tháng này. Đến cuối tháng mang thai thứ 6, các mẹ sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn về cân nặng, đặc biệt là tiếp tục thấy nặng nề ở vùng xung quanh ngực cũng như bầu vú.

Lúc này, tử cung đủ nặng và tạo áp lực lên các mạch máu, khiến các mẹ bị đau lưng nếu nằm ngửa. Điểm đáy của tử cung đã phát triển lên phía trên, cao hơn rốn.

Những triệu chứng của bệnh trĩ, ngứa bụng, hay quên và nhiều biểu hiện khác vẫn tiếp tục xuất hiện và các mẹ sẽ cảm thấy vụng về hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình vì cơ thể đang quá to và cồng kềnh.

Khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ bắt đầu thấy sự hiện diện của các cơn co thắt Braxton Hicks. Nó giống như tử cung bị căng ra một chút như lúc chuẩn bị sinh. Những cơn co thắt này sẽ thường xuyên hơn nhất là giai đoạn càng về cuối này. Các mẹ sẽ thấy đau giống như bị khâu và di chuyển dần dần hai bên bụng trong suốt cơn đau vì nó bị gây ra bởi sự co kéo của dây chằng gắn liền với tử cung. Những cơn đau này có thể biến mất trong khoảng thời gian sau nhưng cũng có thể tiếp diễn trong suốt thời gian mang thai đó.

Thời gian mang thai tháng thứ 6 và những tháng sau đó, các mẹ có thể thấy đau nhức ở chân và bàn chân do sự tăng trọng lượng của cơ thể. Hiện tượng chuột rút ở chân, ợ nóng, đau lưng sẽ phổ biến hơn. Tử cung ngày càng to ra chèn vào bàng quang khiến các mẹ đi tiểu nhiều hơn.

Tình trạng tăng lưu thông, tuần hoàn máu khiến cho khuôn mặt của các mẹ trông hồng hào và khỏe mạnh hơn. Những vết rạn da màu hồng sẽ hình thành trên da của các mẹ vì sự căng da từ bên trong. Nhưng các mẹ không nên lo lắng quá bởi vì những vết đó sẽ mất dần sau khi sinh.

B. Đếm những cú đạp của thai nhi

Việc theo dõi và đếm những cú đạp của thai nhi bắt đầu từ khi mang thai tháng thứ 6 luôn được mọi người khuyến khích các mẹ thực hiện vì đó là cách để chắc chắn thai nhi vẫn ổn định.

Mỗi ngày, hãy ghi lại khoảng thời gian thai nhi đạp, xoay mình hoặc tạo ra tiếng động được 10 lần. Thông thường, các mẹ sẽ cảm nhận thấy ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 tiếng đồng hồ nhưng cũng có thể thấy nhiều hành động của thai nhi hơn trong thời gian ngắn hơn. Một cách tính khác là theo dõi thời gian thai nhi được 3 chuyển động. Trung bình, các mẹ sẽ cảm nhận được ít nhất 3 lần máy thai trong nửa giờ đồng hồ.

Các mẹ sẽ dần nhận ra được biểu đồ thai máy bao gồm thời gian và số lần thai chuyển động. Nếu thấy những gì mình theo dõi bị lệch quá nhiều so với thông thường thì nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.

C. Thăm khám sức khỏe trong khi mang thai tháng thứ 6

Khám thai tháng thứ 6 cũng không có gì khác so với tháng trước. Các bác sĩ sẽ vẫn kiểm tra những vấn đề sau đây:

Cân nặng

Huyết áp

Nước tiểu

Nhịp tim thai nhi

Kích cỡ và hình dạng của tử cung

Vị trí của thai nhi

Sưng chân hoặc mắt cá chân, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng đau đầu, thay đổi tầm nhìn, đau bụng vì đó có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ

Tìm hiểu trước sản phẩm chăm sóc mẹ sau sinh của Út Em Shop, gồm rượu gừng nghệ hạ thổ (180K / lít) và túi muối thảo dược (170K / túi) có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

– Hotline tư vấn mua hàng:

0968.458.405

0985.502.031

0945.920.087

xem fanpage:

xem fanpage:

Rượu Muối

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

D. Xét nghiệm trong khi mang thai tháng thứ 6

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, những mẹ mang thai trong giai đoạn 24-28 tuần thì nên làm xét nghiệm về chứng tiểu đường thai kỳ. Nếu bác sĩ theo dõi các mẹ thấy có nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai, họ sẽ yêu cầu các mẹ xét nghiệm từ sớm khi thai nhi mới được 13 tuần.

Trong xét nghiệm này, các mẹ buộc phải uống một cốc nước có nhiều đường glucozơ và sau đó một tiếng, bác sĩ sẽ lấy một ít máu làm mẫu để kiểm tra. Nếu kết quả cho thấy có xu hướng bị tiểu đường, các mẹ sẽ phải làm xét nghiệm sàng lọc lần thứ 2.

E. Những điều đáng lo ngại trong thời gian mang thai tháng thứ 6

Tháng này, các mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu của việc sinh non để tìm sự giúp đỡ nếu cần thiết. Những triệu chứng đó là:

Xuất hiện nhiều hơn 5 cơn co thắt trong một giờ

Chảy máu âm đạo

Sưng phần mặt hoặc tay

Đi tiểu buốt

Nhói đau trong dạ dày hoặc đau dai dẳng

Nôn liên tục hoặc nguy cấp

Đau lưng dưới âm ỉ

Dịch âm đạo ra nhiều, đột ngột

Có áp lực tác động lên khung chậu

F. Sức khỏe và làm đẹp cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6

Đến tháng thứ 6, thai nhi đã dần hoàn thiện tương tự bé sơ sinh, các bộ phận thêm cứng cáp hơn và thực hiện được những động tác thai máy như các mẹ đã biết. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất luôn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, các mẹ được khuyên là nên bắt đầu những bài tập cơ chậu như bài tập Kegel để chuẩn bị dần cho giai đoạn sinh nở đón bé chào đời.

Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 6, ngoài những dưỡng chất chung cần thiết trong cả quá trình mang thai gồm axit folic, sắt, vitamin, canxi…các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến vitamin A. Vì ở tháng mang thai thứ 6, mắt các mẹ thường bị khô và suy giảm thị lực nên việc tăng cường những thực phẩm hoặc viên uống giàu vitamin A là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, nó cũng giúp bé giảm tình trạng bị hen suyễn sau khi sinh.

Những vết rạn da bắt đầu làm cho các mẹ trở nên tự ti, lo lắng. Mặc dù không thể xóa bỏ hoàn toàn những vết này do thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn, làm da bị căng hơn nhưng các mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm làm tăng độ đàn hồi cho da và làm mềm da hơn như dầu dừa, dầu oliu…

(Theo Aboutkidshealth – Phạm Thị Thủy dịch và tổng hơp – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tuần 37: Những Vấn Đề Mẹ Bầu Cần Lưu Ý trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!