Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Phải Dấu Hiệu Sinh Non? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ tuần thứ 12 trở đi những cơn gò cứng bụng đã bắt đầu xuất hiện và xuất hiện thường xuyên hơn từ tháng thứ 4. Những cơn gò cứng bụng này là khá phổ biến đa số bà bầu đều không thể tránh khỏi nó không phải là dấu hiệu sinh non như nhiều bà mẹ vẫn suy nghĩ.
Trong giai đoạn mang thai sản phụ có rất nhiều thay đổi về cả tinh thần và thể chất nên những sự khác thường trong cơ thể là rất bình thường không có gì lắng. Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gò cứng bụng và nó xuất phát từ những thay đổi tự nhiên khi phụ nữ mang thai. Trừ một số trường hợp nguy hiểm như kèm theo dấu hiệu đau lưng chảy máu âm đạo thì nên tìm đến các trung tâm y tế ngay lập tức.
Tháng thứ 8 bụng mẹ bầu khá lớn
Tại sao khi mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng?
Khung xương thai nhi phát triển: bắt đầu từ tháng thứ 4 khung xương của bé bắt đầu phát triển và kể cả chiều dài. Đây là nguyên nhân khiến cho bụng mẹ bầu gò cứng dễ hiểu nhất
Tử cung giãn nở bị áp lực: 3 tháng đầu thai nhi còn bé nên không ảnh hưởng nhiều đến thai phụ. Đến quý thứ 2 trẻ phát triển rất nhanh tử cung giãn nở để đảm bảo không gian cho bé chèn ép lên các cơ quan như trực tràng, bàng quang , khoang chậu làm cho bụng mẹ bầu gò cứng.
Cảm xúc của thai phụ: tâm trạng cũng ảnh hưởng đến hiện tượng
mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng
. Theo các chuyên gia thì những mẹ bầu thường căng thẳng, lo lắng sẽ thường xuyên xuất hiện các con gò cứng bụng. Nên tạo tâm lý thoải mái để giảm bớt hiện tượng này.
Táo bón: táo bón cũng là một nguyên nhân gây ra gò cứng bụng khi mang thai tháng thứ 8. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàng không khoa học sẽ khiến bà bầu dễ bị táo bón. Trong tháng 8, giai đoạn cận kề sinh thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, nên cho bà bầu an nhiều rau xanh và các loại hoa quả để chống táo bón.
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8
Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là dấu hiệu sinh non?
Những hiện tượng trên là rất thường gặp ở các mẹ bầu cho nên mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không có gì là nguy hiểm cũng không phải là dấu hiệu sinh non như nhiều bà mẹ vẫn hay lầm tưởng. Tuy nhiên có một số trường hợp cần phải biết và lưu ý đến.
Những cơn gò bụng xuất hiện thường xuyên khoảng 5-10 phút 1 lần được gọi là cơn dọa sinh non kèm theo ra máu và đau bụng thì nên đi khám bác sĩ .
Không nên sờ bụng, xoa bụng hay xoa ngực vì nhửng hành động này có thể kích thích cơn tử cung dẫn đến sinh non
Âm đạo có nhớt và dịch nhầy cũng khi chưa đến ngày dự sinh là dấu hiệu nhận biết sinh non.
Những trường hợp nguy cơ sinh non cao như : cổ tử cung bị hở bẩm sinh, từng nạo phá thai nhiều lần, té ngã và những tác động mạnh từ bên ngoài.
Không nên xoa bụng và đầu ngực để tránh sinh non
Sự phát triển nhanh của khung xương bé trong tháng thứ 8, sự giãn nở của tử cung để thích nghi với kích thước của thai nhi, tâm trạng lo lắng của mẹ bầu trong tháng này chính là những nguyên nhân làm cho các mẹ bị gò cứng bụng, những thay đổi này rất tự nhiên và bình thường không cần lo lắng. Những trường hợp nguy hiểm rất hiếm khi xảy ra nhưng cũng cần phải lưu ý.
Chia sẻ:
# 1【Đau Bụng Lâm Râm Tháng Thứ 8 Thai Kỳ】Có Phải Là Sắp Sinh?
17/05/2018 10.758 lượt xem
Đau bụng lâm râm có phải là sắp sinh?
Hiện tượng đau bụng lâm râm ở tháng cuối của thai kỳ là hoàn toàn vô hại, mẹ bầu không cần quá lo lắng, có thể là dấu hiệu sắp sinh thông thường. Cơn đau có thể diễn ra rõ ràng, từng đợt hoặc âm ỉ, có thể ở thượng vị hoặc hạ vị. Trong trường hợp cơn đau bụng râm ran kéo thêm tình trạng máu báo thì đó là một tín hiệu tốt cho em bé sắp chào đời. Nhưng nếu sản phụ cảm giác cơn đau dữ dội, liên tục thì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cần tới các cơ sở ý tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau bụng lâm râm
Các cơ và dây chằng bị chèn ép gây đau bụng lâm râm
Đến tháng cuối của thai kỳ bụng mẹ đã rất lớn, tử cung lớn dần lên từng ngày nên gây chèn ép tới các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, các cơ và dây chằng bị kéo căng khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng râm ran. Không những vậy, áp lực của tử cung cũng sẽ gây ra khó khăn trong việc di chuyển nên mẹ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ đến ngày sinh bé.
Sự xuất hiện của các cơn gò tử cung
Vào những tuần cuối của thai kỳ, hầu hết thai phụ đều cảm nhận được những cơn gò của tử cung, gây ra cảm giác nhầm tưởng đó là chuyển dạ. Các mẹ cần chú ý, chuyển dạ giả sẽ đi kèm các yếu tố sau:
Có thể mạnh hoặc nhẹ, thường xuất hiện phía trước bụng hoặc xương chậu
Xuất hiện bất thình lình rồi biến mất, không tăng lên cũng không mạnh lên theo thời gian.
Nếu thay đổi tư thế, có thể giảm cơn đau trong chuyển dạ thật luôn đau bất kể vị trí nào.
Đau bụng lâm râm ở tuần thai 36 – 37 cũng là dấu hiệu của chuyển dạ giả.
Đau bụng lâm râm do mẹ vận động mạnh
Theo các chuyên gia y khoa, vận động mạnh có thể gây đau bụng lâm râm. Các hoạt động được xem là vận động mạnh gồm leo cầu thang, khuân vác đồ nặng, đi lại nhiều… Do đó, các mẹ cần chú ý đi lại nhẹ nhàng. Nếu đau bụng lâm râm diễn ra thường xuyên thì nên đến khám bác sĩ sản khoa.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Một số dấu hiệu đi kèm với đau bụng râm ran như đi tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều nhưng mỗi lần ra ít, nước tiểu có mùi khó chịu… thì rất có thể mẹ bầu đang gặp vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu. Lúc này, mẹ hãy tới kiểm tra, thăm khám tại cơ sở y tế để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.
Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh khác ngoài đau bụng lâm râm
Cơ thể mệt mỏi, đi lại nặng nề và khó khăn
Hiện tượng này xuất hiện ở 2 – 3 tuần cuối của thai kỳ, lúc này thai nhi đã đạt trọng lượng cao nhất, gây ra chèn ép lên ổ bụng và xương chậu của mẹ. Cơ thể người mẹ cảm thấy mệt mỏi, có triệu chứng đau lưng, đau hông, dáng đi khệ nệ, dạng chân hai bên. Đó chưa hẳn là dấu hiệu chuyển dạ nhưng là tín hiệu để cảnh báo, cơ thể mẹ bầu đã quá sức để nâng đỡ thai nhi, rất có thể ngày sinh sắp đến
Chân phù
Nguyên nhân gây nên hiện tượng “chân phù” là do trọng lượng của thai nhi tạo áp lực lên ổ bụng, gây ra chèn ép các tĩnh mạch ở xương chậu, khiến máu khó về tim nên hoạt động bơm máu về chân giảm đáng kể. Dấu hiệu này cũng cho thấy thai phụ sắp đến ngày sinh, khiến mẹ bầu khó chịu khi di chuyển.
Bụng bầu tụt thấp
Những tháng thai kỳ đầu, bụng thường cao, luôn tay vào khoảng giữa ngực và bụng thấy có sự liên kết chặt chẽ. Tuy nhiên, 1 tháng sắp sinh, bụng bầu sẽ tụt thấp dần và một tuần trước khi sinh thì sẽ tụt thấp nhất. Điều này chứng tỏ thai nhi đã quay đầu, di chuyển xuống khung xương chậu, sẵn sàng để gặp mẹ. Vị trí này cũng sẽ tạo điều kiện cho mẹ sinh thường dễ dàng, an toàn và cả hai mẹ con sẽ khỏe mạnh hơn.
Dịch âm đạo tiết ra rất nhiều
Hormone nội tiết trong quá trình chuyển dạ tăng đột ngột, khiến mẹ bầu thấy xuất hiện nhiều dịch nhầy đặc, có màu trắng đục, nhầy dính như lòng trắng trứng gà. Giai đoạn này mẹ bầu nên vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ để tránh bị nhiễm phụ khoa.
Đi tiểu rất nhiều
Khoảng cách giữa các lần đi tiểu tiện, đại tiện trong tháng cuối diễn ra gần nhau, cách nhau chỉ 15 phút – 10 phút – 5 phút. Bởi lẽ, lúc này thai nhi đã ổn định ngôi, đầu chạm xương chậu nên gây áp lực lên trực tràng, khiến chị em có cảm giác buồn vệ sinh nhiều hơn. Trong trường hợp này, dù buồn thật hay giả thì các chị em cũng không nên nhịn để tránh hiện tượng ứ đọng nước tiểu, chèn ép lối sinh của thai.
Đau bụng dưới
Sau khi đi vệ sinh liên tục, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng nhiều hơn, từ râm ran cho tới tăng dần. Điều này cho thấy thai nhi đã thúc mạnh xuống xương chậu, quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra sớm, có thể mất từ 12h – 24 giờ.
Ra máu cá
Các dấu hiệu chuyển dạ sẽ xuất hiện liên tục hoặc đồng thời xảy ra. Sau khi cơn đau bụng râm ran, mẹ sẽ ra dịch nhầy âm đạu nhiều, có thể lẫn máu. Dấu hiệu này chứng tỏ nút nhầy cổ tử cung đã bong do cơn đau bụng co bóp tử cung đã bắt đầu. Lúc này mẹ nên đóng băng vệ sinh dành cho sản phụ để theo dõi lượng máu cá hoặc đề phòng vỡ ối.
Vỡ ối
Mẹ bầu có thể vỡ ối từ từ hoặc ào ra 1 cách bất ngờ. Nước ối thường không màu, không mùi nhưng khi chuyển dạ sẽ có mùi nặng, màu đậm hơn. Dấu hiệu này sẽ cho thấy thời điểm bạn sinh nở chỉ còn vài tiếng đồng hồ.
Xóa cổ tử cung hoàn toàn
Hiện tượng này thường khó phát hiện, chỉ khi nào thăm khám thai kỳ thì bác sĩ mới có thể kết luận chính xác được. Thông thường cổ tử cung của phụ nữ dài từ 3 – 5 cm nhưng khi tới ngày sinh, cổ tử cung có thể sẽ biến mất để chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.
Xóa 0% có nghĩa là cổ tử cung chưa có sự thay đổi
Xóa 50% có nghĩa là cổ tử cung còn dày bằng 1 nửa so với bình thường
Xóa 100% có nghĩa là xóa hoàn toàn, cổ tử cung đã mỏng hết mức, quá trình chuyển dạ sẽ nhanh chóng được diễn ra.
Cơn co thắt tử cung bắt đầu, có tính quy luật
Vùng thắt lưng đau mỏi có thể kéo dài 5 phút/lần, cứ 30 phút lại lặp lại và tăng dần lên chính là cơn đau đẻ thật sự. Cơn đau này khác với cơn chuyển dạ giả, không hề dừng hoặc biến mất khi chị em nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế.
Thời gian chuyển dạ và các giai đoạn chuyển dạ
Thời gian chuyển dạ ở thai phụ có con so lâu hơn con rạ
Con so có thời gian chuyển dạ thông thường từ 16h đến 24h
Con dạ có thời gian chuyển dạ thông thường từ 9h đến 12h
“Chuyển dạ kéo dài” nếu thời gian chuyển dạ kéo dài trên 24h
Các giai đoạn chuyển dạ
Giai đoạn I: Xóa mở cổ tử cung, chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn Ia (tiềm thời) tính từ khi thời gian chuyển dạ tới khi cổ tử cung 4h, thường kéo dài từ 8 giờ tới 10 giờ đồng hồ.
Giai đoạn Ib (hoạt động) tính từ thời gian cổ tử cung mở trên 4cm tới hết 10cm, thường kéo dài tới 7 giờ đồng hồ.
Giai đoạn II: Sổ thai, tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi sổ thai, cho phép tối đa là 1 giờ
Giai đoạn này được tính từ cổ tử cung đã mở hết đến khi thai nhi được chào đời, được tính bằng áp suất trong buồng tử cung khi xuất hiện các cơn gò cùng động tác rặn sinh có hiệu quả của sản phụ.
Giai đoạn III: Sổ rau, tính từ khi thai sổ đến khi rau sổ ra ngoài, cho phép tối đa là 1 giờ
Sau khi sổ thai nhi hoàn toàn, tử cung sẽ co nhỏ làm nhau chùn lại và bắt đầu bong tróc, sổ hoàn toàn ra ngoài. Dưới áp lực của cơn gò tử cung, bánh nhau cũng sẽ được tống xuống âm đạo, sổ nốt ra bên ngoài, khiến bụng mẹ nhũn lại.Video đề xuất
Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Đau Lưng Phải Làm Sao?
Mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng, cách giảm đau nhanh bằng các bài tập cho bà bầu như: các cơ vùng bụng bị yếu đi, ngồi sai tư thế, thay đổi hormone khi mang thai…
5 nguyên nhân khiến bà bầu mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng
Đau lưng là một trong những rắc rối sức khỏe phổ biến khi mang thai. Khoảng 50-70% thai phụ phàn nàn rằng, họ bị đau lưng trong cả 3 quý. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía dưới ở một hoặc cả hai bên lưng
1. Thay đổi hormone thai nghén khiên đau lưng
Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.
2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi
Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.
Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
3. Vị trí của thai gây đau lưng
Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.
4. Ngồi sai tư thế
Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.
Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.
Cách giảm đau lưng nhanh chóng cho bà bầu khi mang thai
Lý giải: Khi mang thai, bụng to ra lên làm thay đổi trọng lực trung tâm ra khỏi cơ thể của bạn. Do không nhận ra điều này, bạn thường để lưng dưới kéo về phía trước thành tư thế võng lưng, làm cho các cơ lưng bị hụt, căng và gây đau đớn. Đứng thẳng người giúp các cơ kéo dài và căng ra một cách tự nhiên, biến tư thế tốt trở thành một trong những “bài tập” dễ nhất để giảm đau lưng khi mang thai.
Thực hiện: Gập vai lại và nâng lồng ngực lên. Giữ vị trí đầu của bạn sao cho tai thẳng hàng với vai. Co cơ bụng lại (cảm giác như đưa rốn đến gần với cột sống) và thẳng lưng với hông. Để hỗ trợ và cân bằng tốt hơn, đứng với đầu gối hơi gập lại. “Duy trì tư thế này bằng cách tưởng tượng một sợi dây đang kéo bạn từ phía trên,” Armanda Larson, một nhà vật lý trị liệu và hướng dẫn yoga cho phụ nữ trước khi sinh tại thành phố Portland, Maine (Mỹ) gợi ý.
Duỗi thẳng vùng lưng dưới
Lý giải: Các cơ của bụng và lưng thường làm việc với nhau để hỗ trợ phần giữa cơ thể bạn. Khi cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại. Duỗi thẳng vùng lưng dưới có thể giúp tăng cường các cơ lưng một cách an toàn trong suốt thai kỳ, biến công việc nặng nề của chúng vận hành dễ dàng hơn một chút (và ít đau đớn hơn cho bạn).
Thực hiện: Quỳ xuống bằng tay và đầu gối. Larson khuyến cáo đặt một tấm thảm tập bên dưới để hỗ trợ và giúp bạn thoải mái. Giữ khuỷu tay hơi gập lại (không khóa) và lưng thẳng. Duỗi tay phải ra phía trước ngang vai. Duỗi chân trái về sau ngang hông. Co cơ bụng lại. Giữ tư thế này trong thời gian bạn đếm đến năm, Larson khuyên. Lặp lại 10 đến 20 lần ở cả hai bên. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bắt đầu tập động tác này từ đầu thai kỳ.
Nghiêng vùng khung chậu
Lý giải: Nghiêng vùng khung chậu (còn gọi là “lắc khung chậu”) tăng cường các cơ bụng, giảm đau lưng và giúp cải thiện tư thế. ” Các cơ bụng thư giãn phần nào trong suốt thai kỳ, nhưng giữ chúng săn chắc vẫn là một đoạn đường dài trong việc làm giảm đau cho lưng hoạt động quá sức “, Larson nói.
Thực hiện: Quỳ bằng cả tay và chân. Giữ khuỷu tay hơi cong và lưng thẳng (hình dung lưng bạn như cái bàn cà phê). Co cơ bụng và xoay vùng khung chậu sao cho xương cụt của bạn hướng về phía sàn nhà. Giữ tư thế, đếm đến năm và thả ra. Lặp lại 10 đến 20 lần. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập nghiêng vùng khung chậu bằng cách đặt lưng nằm ngửa xuống (cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ) và dựa vào tường, sử dụng cùng động tác lắc và giữ.
từ khóa
mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng
mang thai tháng cuối bị đau xương mu
đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối
thai tháng thứ 8 đạp nhiều
Bài viết Mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
Mẹ Bầu Cần Phải Thận Trọng Dấu Hiệu Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai
Mẹ bầu cần phải thận trọng dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ thường xuyên gặp phải các cơn đau bụng với nhiều mức độ khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Có nguyên nhân là vô hại nhưng cũng có nguyên nhân đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
1. Nguyên nhân của hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai:
Trong quá trình thai kỳ các mẹ bầu không khỏi lo lắng khi thấy hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân của tình trạng này và không phải lúc nào tình trạng trên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ
Nhau bong non gây ra tình trạng đau bụng dưới trong thai kỳ:
Đây là tình trạng tương đối phổ biến ở các thai phụ. Khi đó nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung khiến tử cung căng cứng và gây đau. Nếu cơn đau tức này xảy ra liên tục và không biến mất thì cần đến gặp ngay bác sĩ.
Thai làm tổ trong buồng tử cung:
Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ sẽ có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Lúc này, mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày rồi dần dần biến mất.
Thai phát triển bên ngoài tử cung:
Đây có thể là dấu hiệu thông báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung(chửa ngoài dạ con). Một số nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung(chít hợp vòi tử cung…). Trước khi mang thai chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản để có các biện pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung. Một số triệu chứng chủ yếu khi thai phát triển bên ngoài tử cung như: đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo chảy máu âm đạo.
Đau bụng dưới cũng là dấu hiệu thông báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung
Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng:
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, khi người phụ nữ mang thai, tử cung chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động. Điều này vô tình khiến cho các mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra cũng nên chú ý tới việc lượng progesterone trong thời kỳ tăng cao hơn so với bình thường, chúng gây ra hiện tượng người phụ nữ tiêu hóa kém, hay bị đau bụng dưới.
Đau bụng dưới do nhiễm trùng đường tiết niệu:
Mẹ bầu sẽ thấy đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Mẹ bầu đi tiểu không kiểm soát và nước tiểu có mùi, có mùi hôi hoặc có máu. Lúc này, mẹ nên đi bác sĩ vì nhiễm trùng tiết niệu có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận. Từ đó, làm tăng nguy cơ sinh non.
Em bé đạp mẹ
Một trong những hiện tượng người phụ não cũng gặp phải khi mang thai đó là thai nhi trong bụng đạp. Đây là một hiện tượng bình thường, chúng là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. Cha mẹ rất hào hứng cảm nhận em bé đang đạp trong bụng người phụ nữ. Tuy nhiên, khi thai nhi bắt đầu đạp mạnh, thành bụng của thai phụ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy đau vung bụng dưới.
2. Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai sẽ nguy hiểm nếu…
Đau bụng dưới khi mang thai sẽ rất nguy hiểm nếu đi kèm với những triệu chứng khác. Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay khi thấy có hiện tượng:
– Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng xuất huyết đen lợn cọn như bà cà phê: bên cạnh đó còn đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng và mệt mỏi… Nếu có những hiện tượng này, mẹ bầu có thể đang chửa ngoài dạ con.
– Mẹ bầu bị đau bụng từng cơn và càng lúc càng nhiều và kèm theo đói là ra máu từng cục. Đây là nhưng dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai.
Mẹ bầu bị đau bụng dưới kéo dài cần thăm khám ngay cơ sở y tế gần nhất
3. Cách xử lý trong trường hợp đau bụng dưới khi mang thai:
Nếu như trong thời gian mang thai, bạn gặp phải tình trạng đau bụng dưới thì cần bình tĩnh và xác định nguyên nhân của hiện tượng này. Tùy vào từng trường hợp khác nhau chúng ta sẽ đưa ra những cách xử lý phù hợp nhất.
Đối với hiện tượng đau bụng do thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc em bé đạp mẹ thì chúng ta chỉ cần tuân thủ một số điều sau để hạn chế tình trạng trên.
Mẹ bầu cần có 1 chế độ ăn uống khoa học trong suốt thai kỳ
Thời gian đầu, chúng ta không nên nằm một chỗ quá lâu, tốt nhất bạn nên tập luyện một số bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vận động để duy trì sức khỏe. Đến giai đoạn cuối chuẩn bị sinh, thai phụ nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi. Chúng ta cũng nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chào đón em bé.
Từ ngày 01/09 - 31/09, khi mẹ đăng ký sinh tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được giảm 35% gói Thai sản trọn gói: – Miễn phí tiêm vaccine phòng Covid-19 cho KH đăng ký gói – Giảm 50% phí test nhanh covid cho KH thai sản – Tặng 01 phiếu bốc thăm may mắn: cơ hội nhận voucher giảm giá 50% gói thai sản và nhiều phần quà hấp dẫn khác tại chương trình bốc thăm may mắn vào tháng 10/2021. – Quà tặng đi kèm + Miễn phí giường gấp cho người nhà + Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh cho khách sinh mổ (nếu thời điểm KH sinh không bùng dịch). + Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé trị giá bao gồm
Bộ quà tặng của nhãn hàng HIPP
Bộ quà tặng của nhãn hàng Moony
Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn
Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước – trong – sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Phải Dấu Hiệu Sinh Non? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!