Bạn đang xem bài viết Mang Thai Những Tháng Cuối Bị Cảm Cúm Có Nguy Hiểm? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời tiết thay đổi, không khí lây nhiễm là nguyên nhân thường làm ba bau thang thu 9 bi ho hay bị cảm trong thời gian mang thai. Nhưng cũng có khi tình trạng này xảy ra là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai, virut làm giảm hệ miễn dịch.
Thông thường, nếu bị các hiện tượng như ho, viêm họng, sổ mũi nhưng nhẹ thì không ảnh hưởng gì, khoảng vài ngày sau là hết. Còn nếu bị kéo dài kèm theo sốt thì mới ảnh hưởng đến thai nhi nhiều.
Một số nguy hiểm khi ba bau thang thu 9 bi ho, viêm họng, cảm cúm, sổ mũi lúc mang bầu như: Nếu bà bầu bị vào những tháng đầu rất dễ khiến thai nhi bị hở hàm ếch, lưu thai, sảy thai… Còn vào những tháng cuối rất dễ vỡ nước ối sớm, sinh non.
Tuy nhiên, nếu bà bầu tháng 9 không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngoài ra, bị viêm họng khi mang thai nếu nhẹ thì cũng không sao. Chỉ khi bạn bị sốt cao kèm theo thì mới nguy hiểm.
Nên làm gì khi mẹ bầu bị cảm cúm?
Trong trường hợp ba bau thang thu 9 bi dau hong, ho hay chảy mũi thì tuyệt đối không nên tự tiện uống thuốc. Vì khi đang mang thai, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu, nếu bị ho viêm họng, sổ mũi… mà tự tiện uống thuốc sẽ rất dễ gây dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, sảy thai… do tác dụng phụ của thuốc.
Bà bầu tháng 9 bị ho tuyệt đối không sử dụng thuốc
Nhiều chị em dùng thuốc ngậm để giảm ho, viêm họng và nghĩ rằng thuốc này chỉ ngậm ở trong miệng thôi sẽ không sao nhưng thực sự thuốc cũng đã đi vào cơ thể, sẽ có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Không chỉ cần kiêng cữ sau sinh mà lúc còn mang bầu các mẹ cũng cần kiêng những gì có hại cho thai nhi.
Tham khảo một số bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng, sổ mũi cho bà bầu:
+ Bột nghệ và muối
Các mẹ lấy ½ cố nước nóng, rồi cho ½ thìa bột nghệ vào, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống khi còn ấm ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.
Bài thuốc này giúp bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ bầu nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng rất hiệu quả đấy.
Nghệ kết hợp cùng muối sẽ là bài thuốc tự nhiên giúp chữa bệnh ho ở phụ nữ mang thai.
+ Mật ong hấp lá hẹ
Mật ong hấp lá hẹ là bài thuốc dân gian giúp bà bầu trị ho an toàn, giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả. Bà bầu lấy 3-5 nhánh lá hẹ, đem rửa sạch, để ráo nước, rồi thái nhỏ, cho vào bát. Cho vài thìa mật ong vào cho ngập lá hẹ, trộn đều, đem hấp cách thủy hoặc đun đến khi lá hẹ nhừ là dùng được.
Hỗn hợp mật ong hấp lá hẹ này các mẹ uống lúc còn ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Bà bầu cũng có thể thêm một vài hạt muối khi uống. Lưu ý khi uống không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để hỗn hợp trôi từ từ qua cổ họng.
Nguồn: ST
Bà Bầu Bị Cảm Cúm 3 Tháng Cuối
Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, việc bà bầu bị cảm cúm sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như ở 3 tháng đầu hoặc giai đoạn giữa thai kỳ. Bởi lúc này, thai nhi đã hình thành và phát triển đến một mức độ nhất định. Tuy nhiên, việc bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối, kèm theo những biểu hiện sốt cao, cảm cúm kéo dài… lại là các dấu hiệu nguy hiểm và cần được quan tâm cụ thể.
Những điều cần biết khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối
1.Nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ có thể do hệ miễn dịch trong suốt thời gian mang thai của người mẹ khá yếu. Do đó, các virus, vi khuẩn có hại trong môi trường có thể dễ dàng xâm nhập. Từ đó, bà bầu dễ dàng mắc phải các chứng cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt…
Bên cạnh đó, những chuyển biến của cơ thể trong giai đoạn cuối thai kỳ để chuẩn bị sinh nở cũng là điều kiện khiến các bà bầu dễ mắc phải cảm cúm.
2.Ảnh hưởng của cảm cúm đến bà bầu
Giai đoạn 3 tháng cuối này thai nhi đã được hình thành gần như toàn diện và khỏe mạnh. Nếu bà bầu bị cảm cúm, những triệu chứng thông thường có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé và việc chăm sóc cơ thể tốt hơn sẽ giúp bà bầu lấy lại được sức khỏe nhanh chóng.
Tuy vậy nếu tình trạng cảm cúm đột ngột chuyển biến một cách bất thường, với những biểu hiện nghiêm trọng thì bà bầu nên lưu ý để tránh những nguy cơ biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể kể đến như viêm phổi, sốt cao, sảy thai, sinh non…
3.Chữa trị cảm cúm cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ
Tuy bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ an toàn hơn các giai đoạn còn lại, song chúng ta vẫn nên hết sức thận trọng khi chữa trị cảm cúm. Ngay khi có những biểu hiện ban đầu, cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Những liệu pháp nghỉ ngơi trong môi trường nhiệt độ ổn định cũng vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp bà bầu ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả hơn. Đối với những trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ, hãy chườm mát tự nhiên để nhiệt độ cơ thể ổn định. Không dùng thuốc hạ sốt bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Mẹ bầu nên uống nhiều nước và các loại nước ép, sinh tố, bổ sung vitamin cho cơ thể thời kì cuối thai kỳ. Đặc biệt cảm cúm trong giai đoạn này cũng tăng khả năng mất nước nhiều hơn.
Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp xông hơi hay giải cảm. Dù cho đây là liệu pháp tự nhiên, song như vậy nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng cao và không có khả năng giảm sốt. Nhiệt độ cơ thể người mẹ cao hơn 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh. Bên cạnh đó là các nguy cơ hạ huyết áp và giảm số lượng máu đang nuôi dưỡng thai nhi bên trong.
4.Phòng tránh cảm cúm ở bà bầu 3 tháng cuối
Việc phòng tránh nguy cơ bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được ưu tiên nhiều hơn cả. Lưu ý một số biện pháp sau để phòng tránh hiệu quả hơn:
Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, các loại vitamin A, B, C, D, E… thông qua các thực phẩm an toàn từ thiên nhiên như rau củ, quả…
Luyện tập với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền… để tăng cường sức khỏe, tinh thần thoải mái…
Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, tăng khả năng lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi.
Súc miệng bằng nước muối loãng mỗi sáng và tối để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Hạn chế tiếp xúc hoặc sống trong khu vực đang có dịch bệnh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bất kỳ loại bệnh nào giai đoạn mang thai.
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, ăn ngủ đủ giấc và khoa học.
Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai 3 tháng là cách tốt nhất giúp mẹ ngăn chặn nguy cơ cảm cúm trong giai đoạn mang thai.
Tìm hiểu thêm những biện pháp phòng ngừa cảm cúm và tham khảo các loại thuốc an toàn mà bà bầu có thể sử dụng từ bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối tuy không gây nguy hiểm như giai đoạn ban đầu. Song gia đình và bản thân mẹ bầu cần có những biện pháp chăm sóc, kiêng cữ hợp lý. Tránh để bệnh phát triển và tác động vào bên trong thai nhi. Giữ gìn và phòng tránh các virus cúm xâm nhập chính là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Bà Bầu Bị Viêm Họng 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Và Những Nguy Hiểm Cho Thai Nhi
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối thai kỳ có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân và cách chữa trị của viêm họng là gì? Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về nó.
Nguyên nhân dẫn đến bà bầu viêm họng 3 tháng cuối thai kỳ
Thời tiết thay đổi đột ngột.
Tác động của môi trường bên ngoài như khói, bụi, các vi khuẩn ở bên ngoài không khí…
Trào ngược axit bên trong dạ dày.
Dị ứng phấn hoa.
Vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách.
Uống hoặc ăn thức ăn quá lạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị viêm họng. Chủ yếu là do cơ thể các sản phụ yếu, sức đề kháng thấp dẫn đến các vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt phải kể đến các nguyên nhân sau:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng phổ biến là các nguyên nhân mà chúng tôi liệt kê bên trên.
Các triệu chứng của viêm họng ở các bà bầu
Ở ba tháng cuối thai kỳ, mà các mẹ bầu bị viêm họng thì sẽ có các biểu hiện, dấu hiệu nhận biết sau:
Các triệu chứng có thể không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các căn bệnh cảm cúm khác. Thế nên bạn cần đi khám thường xuyên khi có những dấu hiệu trên, để được tư vấn và chữa trị kịp thời từ bác sĩ.
Viêm họng có nguy hiểm đối với bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ không?
Đối với viêm họng thông thường thì các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm sẽ không có biến chứng cho thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi lúc đó sức đề kháng của mẹ bầu cũng dần hồi phục về thể trạng bình thường, nên có thể tự khỏi được.
Tuy nhiên nếu là viêm họng do tụ cầu khuẩn gây ra, thì các mẹ nên chú ý đi thăm khám thường xuyên để có phương pháp chữa tốt cho cả mẹ và bé. Nó có tác động xấu đến thai nhi, có thể xảy ra hiện tượng sinh non hoặc chậm sinh. Điều này các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để không có các tác động xấu đến con của mình.
Cách điều trị viêm họng cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối
So với mấy tháng đầu thai kỳ, có thể mẹ bầu ở các tháng cuối không quá mẫn cảm. Nhưng ở giai đoạn này mọi thay đổi của cơ thể người mẹ vẫn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển quả thai nhi. Nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý, nếu không có sự cho phép của bác sĩ thì tuyệt đối không dùng kháng sinh.
Dùng nước muối để vệ sinh khoang miệng
Các mẹ bầu có thể thể sử dụng nước muối loãng để súc miệng. Bởi trong muối có tính sát khuẩn cao, hạn chế các vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Giảm cơ hội tấn công của vi khuẩn vào cổ họng và cơ thể.
Uống nước mật ong, gừng
Mật ong có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu đờm, giảm cảm giác ngứa ngáy vùng cổ họng. Nhằm tiêu ngăn ngừa sự xâm hại của vi khuẩn. Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người mẹ, chống lại các vi khuẩn gây hại.
Uống nước trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng. Bởi trong trà có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, xoa dịu vùng cổ họng đang bị tổn thương. Khi bạn cảm giác đau rát nơi cổ họng chỉ cần uống một tách trà hoa cúc sẽ cảm giác dễ chịu hơn, tiêu phần đờm cổ, dịu nhẹ cuống họng.
Bệnh viêm họng không gây ảnh hưởng quá nhiều, đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, các mẹ bầu không cần quá lo lắng về bệnh viêm họng này. Nhưng các mẹ vẫn nên đi thăm khám thường xuyên và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời các mẹ bầu cũng nên có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để thai nhi phát triển tốt.
Phụ Nữ Mang Thai Bị Đau Đầu Có Nguy Hiểm?
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường hay mắc phải một số triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, dưỡng chất được tiếp nhận và môi trường sống tác động kho mang thai. Một trong số những điều đó, thì phổ biến nhất của mẹ bầu vẫn là chứng bệnh bị đau đầu.
Cho dù với chứng bệnh đầu khá phổ biến nhưng đau đầu khi mang hai lại không được xem thường, tất cả các mẹ bầu không thể lường trước điều điều gì sẽ xảy ra với những biến chứng nguy hiểm mà các cơn đau đầu sẽ mang lại. Nếu bạn chủ quan không thận trọng trong vấn đề này thì việc điều trị sẽ rất khó dứt điểm được, gây ra tình trạng bị mệt mỏi trong suốt thời gian mang thai. Thường với những bệnh đau đầu hay xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ hoặc tháng cuối cùng của thai kỳ, làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt của thai phụ.
1. Tình trạng đau đầu khi mang thai có phổ biến không?
Đau đầu sẽ xuất hiện khá phổ biến ở các mẹ bầu, và đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai, với những cảm giác như: bị bóp chắt hoặc bị đau âm ỉ liên tục vào 2 bên đầu và phần sau gáy. Nếu trước kia bạn thường hay bị đau đầu, bị căng cơ, thì việc mang thia có thể sẽ làm cho tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn.
2. Nguyên nhân khiến đau dầu khi mang thai là gì?
a – Thay đổi về hormone:
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% ở phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng bị đau đầu mỗi khi mang thai và trong số đó thì chiếm khoảng 58% thai phụ sẽ bị đau nửa đầu trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
Khi mới bắt đầu mang thai, thì nồng độ hormone ở trong cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, bởi điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bị căng cơ, thay đổi về ngoại hình, vóc dáng,…. Và đau đầu sẽ xảy ra như một loại phản ứng của cơ thể với sự thay đổi này.
Có một số căn bệnh về nội khoa có thể sẽ gây ra các biến chứng bị đau đầu khi mang thai ở người phụ nữ như: viêm xoang, nghẹt mũi, trầm cảm, dị ứng,…
c – Trọng lượng của thai nhi thay đổi:
Khi phụ nữ bị nhức đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thường do trọng lượng thai nhi tăng lên khá nhanh chóng làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của toàn thể cơ thể cũng như các hệ thần kinh trong cơ thể. Với tình trạng bị thiếu máu dẫn lên não sẽ gây ra các chứng đau đầu ở cơ thể của mẹ bầu.
d – Sinh hoạt thiếu khoa học
Các mẹ bầu ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước, thường xuyên thức đêm hoặc sử dụng các đồ ăn chứa cafein cũng có thể gây ra các triệu chứng bị nhức đầu.
e – Ảnh hưởng từ môi trường sống
Thai phụ đang sống và làm việc trong một môi trường có nhiều tiếng ồn sẽ rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… lâu dần sẽ làm ảnh hưởng tới tình trạng bị đau đầu, mệt mỏi mỗi khi mang thai.
3. Những điều cần biết về đau đầu khi mang thai và nên sử dụng loại thuốc nào?
a – Điều cần biết khi mang thai bị đau đầu
Có rất nhiều chị em phụ nữ, ngay cả với những người chưa từng bị đau đầu trước kia thì vẫn có thể mắc những tình trạng này trong suốt thời kỳ mang thai. Phần lớn các cơn đau sẽ không nghiêm trọng và không đáng phải lo ngại.
Nhưng phần lớn, nếu các cơn đau của bạn kéo dài trên 4 giờ đồng hồ, hoặc bạn có xuất hiện với các triệu chứng khác thường như: sốt, tăng cân đột ngột, rối loạn thị giác, sưng mặc hoặc tay thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Khi bị đau đầu thì bạn có thể sử dụng loại thuốc acetaminophen theo sự hướng dẫn trên bao bì. Nhưng với phụ nữ mang thai thì không được sử dụng loại thuốc giảm đâu như: aspirin, ibuprofen, hoặc các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Bạn cần tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kể loại thuốc nào trong quá trình mang thai, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối nhất cho cả mẹ và bé.
4. Bí quyết giảm cơn đau đầu khi mang thai
a – Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Tùy thuộc vào từng sở thích, khả năng hấp thụ của mẹ bầu, thì chị em phụ nữ nên chia nhỏ tất cả các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, thời gian có thể gần nhau để tránh bị đói mỗi khi mang thai gây ra hiện tượng bị hạ đường huyết dẫn tới đau đầu.
– Bạn cần uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều trái cây tươi, bởi việc thiếu nước cũng dẫn đến hiện tượng bị đau đầu.
– Hạn chế việc sử dụng các đồ uống có gá, nước ép trái cây đóng chai, thịt được chế biến sẵn, các loại socola, bánh kẹo,….
b – Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi
– Bạn nên cố gắng tạo ra những giấc ngủ ngắn trong ngày, nên ngủ ở những nơi yên tĩnh, trong phòng tối giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
– Nên tìm cho mình với những thú vui giải trí như: độc sách, viết nhật ký khi mang thai, vẽ tranh hay nghe nhạc để thư giãn đầu óc.
– Sắp xếp thời gian khoa học để làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhất, bạn cần cân nhắc để giảm bớt về khối lượng công việc, thay đổi môi trường làm việc khi mang thia nếu tính chất công việc thường xuyên bị căng thẳng, đi lại nhiều.
– Phụ nữ khi mang thai nên tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng sẽ rất tốt trong việc giảm đâu nửa đầu, các chị em có thể tập yoga, đi bộ, thiền, bơi lội đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé,…
– Massage vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân giúp cho trẻ lưu thông máu và làm giảm đau đầu một cách hiệu quả nhất, bạn cũng có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc có thể sử dụng với các dịch vụ massgae tại nhà cho bà bầu hoặc tại các spa, thầm mỹ viện.
d – Ngâm mình ở trong bồn tắm
5. Đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng
Phần lớn tình trạng bị đau đầu thường gây ra hiện tượng khó chịu khi mang thai là điều vô cùng hại, nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một triệu chứng khá nghiêm trọng. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc bị đau đầu nghiệm trọng, nếu đã sử dụng loại thuốc acetaminophen mà không có sự biến giảm nào. Lúc này, bạn cần được bác sĩ thăm khám cụ thể, để chắc chắn về nguyên nhân gây ra đau đầu, và có biện pháp xử lý tốt nhất.
Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của htai kỳ, bị đau đầu có thể là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật, đây là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng do huyết áp tăng cao trong thời kỳ mang thai. Tất cả những triệu chứng khác của bệnh này sẽ gồm có protein bất thường ở trong nước tiểu, thay đổi về thị giác và bất thường về gan, thận.
– Đau đầu dữ dội ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3.
– Đau đầu một cách đột ngột, dữ dội, mỗi cơn đau đều làm cho bạn thức giấc, đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bạn luôn cảm giác chưa hề từng đau như thế bao giờ.
– Đau đầu đi kèm với sốt và cứng cổ.
– Các cơn đau ngày một tăng hơn, đi kèm đó có rất nhiều triệu chứng khác như: nhìn mờ hoặc bị rối loạn thị giác, nói mơ, buồn ngủ, bị tê buốc hoặc có sự thay đổi về cảm giác hay tri giác.
– Đau đầu sau khi bị chấn thương.
– Đau đầu ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.
Khi mang thai thấy các hiện tượng bị đau đầu, thì chị em phụ nữ tuyệt đối không được phép chủ quan, cần phải theo dõi và cải thiện ngay sức khỏe của mình bằng tất cả các cách ở trên, và thường xuyên bổ sung dinh dưỡng khi mang thai là đặc biệt quan trọng. Nếu trong tình trạng bị đau đầu diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không hề có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Những Tháng Cuối Bị Cảm Cúm Có Nguy Hiểm? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!