Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai Hạnh Phúc Nuôi Con Khỏe Mạnh # Top 4 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai Hạnh Phúc Nuôi Con Khỏe Mạnh # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Hạnh Phúc Nuôi Con Khỏe Mạnh được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mang Thai Hạnh Phúc Nuôi Con Khỏe Mạnh

Mang thai là khoảng thời gian kỳ diệu nhất mà bạn trải qua, nhưng đồng thời cũng khiến cho bạn nhiều lo lắng. Bạn biết cuộc đời mình đã bước sang một trang mới mãi mài và bạn đang chuẩn bị chuyến hành trình ý nghĩa và vui sướng nhất – hành trình làm mẹ.

Dù theo con từ một sinh linh bé bỏng đến khi trở thành một đứa trẻ cứng cáp, ưa tò mò khám phá, và chập chững bước những bước đi đầu đời quả thật không hạnh phúc nào bằng! Song, hẳn đấy có lẽ cũng là thời gian mà bạn cảm thấy âu lo, đầy trách nhiệm, áp lực, đặc biệt là đối với những ai lần đầu tiên lên chức bố mẹ – một nỗi âu lo hết sức bình thường bề chuyện chăm sóc con mỗi ngày cũng như sức khỏe của con nói chung.

Cuốn sách Mang Thai Hạnh Phúc Nuôi Con Khỏe Mạnh sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn có được sự cảm nhận tuyệt vời nhất trong suốt thai kỳ, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để bạn nuôi con tốt. Mong rằng bạn sẽ mãi hạnh phúc bên những đứa con yêu thương.

– Mang thai hạnh phúc

Tư thế nằm tốt nhất cho người mẹ mang thai

Các động tác vận động để khỏe mạnh và dẻo dai

Cảnh báo đối với mèo

Những thực phẩm cần tránh

– Để nuôi con khỏe mạnh

Không bỏ qua sữa non

Bé ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhiễm trùng rốn

Giàu Dinh Dưỡng, Lợi Sữa Nuôi Con

Làm sao để có đủ sữa cho con bú? Làm sao có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu? Đây là câu hỏi khiến nhiều bà mẹ sau sinh phải đau đầu suy nghĩ. Dù đã ăn uống rất nhiều thức ăn bổ dưỡng, dù đã uống rất nhiều loại trà lợi sữa truyền thống, nhưng vẫn không có đủ sữa cho con. Vậy tại sao các mẹ không thử sữa dành cho mẹ sau sinh Matilia nhỉ? Sữa dành cho phụ nữ sau sinh Matilia giúp bổ sung Axit Folic, Omega 3 (DHA/ EPA), vitamin B12, Canxi, Vitamin D, axit béo cần thiết, Magie, sắt, thảo linh lăng, hoa hồi, lúa mạch……, giúp tăng cường lượng và chất cho sữa mẹ trong thời kì cho con bú.

Khi bạn bị căng thẳng mệt mỏi thì Matilia hỗ trợ tốt nhất cho bạn và đặc biệt hữu ích khi các mẹ đi làm trở lại vì Matilia được thiết kế đóng chai nên các mẹ có thể mang theo và uống mọi lúc mọi nơi. Có một tinh thần khỏe mạnh thì mới không ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa của con yêu của bạn.

Sữa bầu Matilia Pháp dành cho con bú cung cấp dinh dưỡng cùng các Vitamin, khoáng chất giúp mẹ khỏe đồng thời tăng chất lượng sữa của bà mẹ nuôi con bú. Các mẹ hoạt động cả ngày nhưng vẫn khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng. Đặc biệt là ở quãng thời gian các mẹ đi làm trở lại sau thời gian nghỉ sinh nở, đây là thời điểm các mẹ sẽ rất dễ mệt mỏi vì vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc con, lượng sữa vì thế mà sẽ dễ bị ít đi. Sữa Matilia bú sẽ giúp bạn tăng cường lượng sữa mẹ, nâng cao chất lượng sữa. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc thiếu sữa cho con yêu. 

Tất cả các dòng sản phẩm Sữa Matilia là đồ uống từ sữa lên men được khử trùng bằng công nghệ UHT, được đóng chai theo tiêu chuẩn của Châu Âu, không chất bảo quản, chai đựng bằng nhựa an toàn không BPA. Matilia nhờ vào sự kết hợp tuyệt vời của 3 loại thảo dược chứa galactos (thảo linh lăng, hoa hồi và lúa mạch) hỗ trợ 1 cách tự nhiên quá trình hình thành sữa mẹ.

Sữa Matilia dành cho phụ nữ cho con bú – Thương hiệu Laboratoire France Bébé Nutrition – Pháp là đồ uống từ sữa lên men được khử trùng bằng công nghệ UHT

Sữa Matilia đóng chai theo tiêu chuẩn của Châu Âu, không chất bảo quản, Chai đựng bằng nhựa an toàn không BPA.

Dung tích: 200ml/ chai; 4 chai/ lốc. 1 thùng 24 chai (6 lốc)

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG SỮA BÚ MATILIA

– Sữa Matilia bổ sung Axit Folic, vitamin B12, Canxi, Omega 3 (DHA/ EPA), axit béo thiết yếu,Vitamin D, Magie, sắt, thảo linh lăng, hoa hồi, lúa mạch…

– Sữa bú Matilia có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc để lạnh.

– Sau khi mở chai, giữ lạnh và sử dụng trong vòng 24h.

MẸ ĐANG CHO CON BÚ NÊN UỐNG SỮA NHƯ THẾ NÀO?

– Mỗi lần uống một chút cho đến khi cơ thể thích nghi và quen dần.

– Thay vì uống mỗi lần hết một ly hoặc 1 chai, các mẹ có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày.

– Sau khi đã quen sữa, bạn nên uống duy trì tối thiểu 1 chai/ ngày để có lượng sữa và chất lượng sữa tốt nhất. 

Nếu các mẹ vẫn có những thắc mắc về việc sử dụng sữa bầu Matilia sao cho hợp lý, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với Shop Quỳnh Hoa chuyên phân phối các loại sữa nước, sữa bột, sữa non…..Chúng tôi giao hàng tận nơi tới khách hàng tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. 

Liên hệ: Shop Quỳnh Hoa

Số điện thoại: 0915.092.097 (lẻ) – 0983.092.097

Địa chỉ: Nhà số 2 lô TT-04 dự án Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: shopquynhhoa2010@gmail.com

Website: http://shopquynhhoa.com.vn

Hân Hạnh Được Phục Vụ!

Chất Xơ Inulin, Fos, Gos: Có Lợi Gì Cho Sức Khỏe Con Người ?

Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố thường nhận được từ phụ huynh những câu hỏi cụ thể như:

Inulin, FOS, GOS là gì?

Trong các thực phẩm đóng gói, trong bột ăn dặm hoặc trong sữa công thức thường thấy có bổ sung Inulin, FOS, GOS, vậy chúng có tác dụng gì ?

Có nên mua các sản phẩm chứa Inulin, FOS, GOS bán sẵn trên thị trường về cho vào thực phẩm của bé được không ? …

1. Inulin, FOS, GOS là gì?

Để biết được danh tính, nguồn gốc xuất xứ của Inulin, FOS, GOS, chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm sau:

a) Probiotics:

Được định nghĩa là những vi khuẩn sống trong đường tiêu hoá. Chúng được mệnh danh là “vi khuẩn tốt bụng” bởi vì giúp cơ thể bảo vệ chống lại một số các vi khuẩn có hại, nấm và siêu vi. Khi probiotics được sử dụng (ăn hoặc uống) một cách thường xuyên với số lượng đầy đủ sẽ tạo ra những ảnh hưởng có lợi lên sức khoẻ con người đặc biệt là hệ tiêu hoá. Chúng hiện diện trong yaourt (sữa chua), sữa, phó mát, dưa chua, kim chi, tương bần, cà pháo, các thứ mắm… Hầu hết các probiotics hiện nay được nghiên cứu bổ sung vào thực phẩm là những vi khuẩn thuộc dòng Lactobacillus hoặc Bifidobacterium.

b) Prebiotics:

Được định nghĩa là một dạng thực phẩm tự bản thân không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể con người bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe.

Nói cách khác, Prebiotics là nguồn thức ăn có chọn lọc của Probiotics giúp cho Probiotics ngày càng lớn mạnh trong hệ tiêu hóa và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta.

c) Inulin, FOS, GOS:

Inulin, FOS (Fructo-oligosaccaride), GOS (Galacto-oligosaccaride) là những Prebiotics được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong các thực phẩm chức năng cũng như cho phép bổ sung vào các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi, vào bột ngũ cốc cho trẻ ăn dặm.

Đây là những loại chất xơ tự nhiên không bị tiêu hoá khi vào cơ thể. Khi đến ruột, inulin, FOS và GOS có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi (Lactobacillus và Bifidobacteria) mang lại một số lợi ích nhất định cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.

– Inulin và FOS thuộc nhóm Fructan, có cấu trúc hóa học là một chuỗi thẳng Fructose liên kết với một Glucose ở đoạn cuối. Inulin và FOS khác nhau ở chiều dài của chuỗi Fructose. Inulin là fructan chuỗi dài, còn FOS là chuỗi ngắn.

Trong những năm gần đây, có một số cuộc nghiên cứu cho thấy chiều dài chuỗi Fructan là một tiêu chí quan trọng để xác định vi khuẩn nào có thể lên men chúng.

– GOS là sản phẩm của sự kéo dài đường Lactose. Cấu trúc là một chuỗi thẳng Galactose với đầu tận là Glucose.

GOS kích thích sự phát triển của Lactobacillus và Bifidobacterium.

2. Các thực phẩm có chứa Inulin, FOS, GOS

Các Prebiotics này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Chúng tồn tại tự nhiên trong một số thực phẩm, có thể kể đến:

Măng tây Mật ong Sữa bò

Củ cải đường Chuối Đậu Hà Lan

Tỏi Lúa mạch đen Tảo biển và vi tảo

Rau diếp xoăn Cà chua Artiso Jerusalem

Hành tây Đậu tương Lúa mì

Tuy nhiên, do nồng độ thấp trong thực phẩm nên Inulin, FOS, GOS thường được sản xuất công nghiệp theo quy mô lớn, và sử dụng nguồn nguyên liệu là Lactose, Sucrose và tinh bột.

3. Liều lượng và tỉ lệ của Inulin, FOS, GOS

Hiện tại, không có khuyến nghị chính thức nào cho “Lượng tiêu thụ vừa đủ” (“Adequate Intake”) hay “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị” (“Recommended Daily Allowance”) đối với prebiotic ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã được tiến hành và chứng minh hiệu quả lâm sàng trên các cơ quan cũng như một số bệnh lý đặc biệt với liều lượng nhất định của các Prebiotics.

Loại Prebiotics Liều lượng Đối tượng Kết quả chính

FOS + GOS 0.8g/dL hỗn hợp FOS + GOS, tỉ lệ 9:1 trong 15 – 30 ngày Trẻ sơ sinh khỏe Cải thiện khả năng làm rỗng dạ dày và nhu động ruột

GOS 0.8g/100ml hoặc 0.8g/ngày trong 6 tháng Trẻ nhỏ Giảm nguy cơ mắc một số bệnh miễn dịch, ví dụ: Viêm da dị ứng

Inulin + Oligofructose 8g/ngày trong 2 đợt 3 tuần, được ngăn cách bởi 2 tuần không dùng thuốc Bé gái tuổi dậy thì Tăng sự hấp thu calci

Inulin 10g/ngày trong 3 tuần Người khỏe mạnh Giảm tổng hợp lipid ở gan, giảm nồng độ triacylglycerol máu

4. Mức độ an toàn khi sử dụng

Prebiotics được cho là không có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng. Các men tiêu hóa đường ruột không thể phá vỡ oligosaccharid và polysaccharid. Chúng được vận chuyển đến đại tràng để lên men bởi hệ vi sinh vật đường ruột. Do đó, các tác dụng phụ của prebiotics chủ yếu là kết quả từ chức năng thẩm thấu của chúng. Tiêu chảy thẩm thấu, chướng bụng, chuột rút và đầy hơi là các tác dụng phụ có thể gặp ở người lạm dụng prebiotics.

5. Kết luận

Cơ thể con người là “mái ấm tình thương” cho rất nhiều chủng loại vi khuẩn với một số lượng cực lớn. Ước tính có khoảng 1 trăm ngàn tỷ vi khuẩn (từ khoảng 400 chủng loại khác nhau) cộng sinh trên cơ thể người (nhiều gấp 10 lần tổng số tế bào cấu tạo nên cơ thể người), được gọi là vi khuẩn chí. Trong số những vi khuẩn này, có những loại có hại cho sức khỏe vì chúng sản xuất độc tố và những chất có khả năng gây ung thư. Bên cạnh đó những loại vi khuẩn khác lại có lợi cho sức khỏe như Lactobacillus và Bifidobacteria được đánh giá là cư dân tốt bụng của đường tiêu hoá. Hai loại vi khuẩn này có nhiều lợi ích như ức chế sự tăng trưởng của những vi khuẩn gây hại, cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thu và góp phần tổng hợp các vitamin nhóm B. Đây là loại vi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ sơ sinh, khi bước qua giai đoạn ăn dặm, số lượng vi khuẩn có lợi này bắt đầu giảm dần và bắt đầu thời kỳ trẻ rất dễ bị các rối loạn tiêu hóa.

Sở dĩ cơ thể chúng ta vẫn an nhiên sống hoà bình, khoẻ mạnh với bao nhiêu là vi khuẩn do trong điều kiện bình thường luôn có sự cân bằng giữa hệ vi khuẩn tốt và xấu. Khi trạng thái cân bằng này bị phá vỡ, một số chủng loại vi khuẩn xấu trong hệ khuẩn chí kể trên có thể vượt trội gây hại cho cơ thể. Nhằm duy trì trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn có ích của đường tiêu hoá, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra 2 cách can thiệp: bổ sung trực tiếp vi khuẩn sống (probiotics) hoặc bổ sung chất kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn này (prebiotics cụ thể như Innulin, FOS, GOS) để tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

BS CK1 Lê Phạm Anh Vy Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Chế Độ Dinh Dưỡng Bà Mẹ Đang Nuôi Con Bú

Ngày nay, khoa học đã chứng minh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

Trong giai đoạn nuôi con bú chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của con:

Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng tốt của bà mẹ chính là để bảo đảm bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Như vậy, bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, và không quên rằng chế độ lao động, nghỉ ngơi kết hợp với một trạng thái tinh thần tâm lý thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm có đủ sữa nuôi con.

Thành phần sữa mẹ nói chung là tương đối hằng định ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của bà mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định là dinh dưỡng của  bà mẹ  có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra của bà mẹ. Nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Ngay sau sinh, trong vòng 1 tháng đầu, bà mẹ cần được bổ sung vitamin A (viên 200.000 đơn vị) để có thể đủ cung cấp lượng vitamin A cần thiết trong sữa cho con. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con. Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.

Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú

Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh…do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén.

Nhu cầu về năng lượng: Nếu so sánh ở cùng một nhóm tuổi và cùng một mức độ hoạt động thể lực thì nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang nuôi con bú sẽ cao hơn khoảng 500 Kcal so với phụ nữ lúc bình thường (tức là khi chưa mang thai và khi không phải đang nuôi con bú), năng lượng này tương đương với khoảng 3 lưng bát cơm cùng với thức ăn hợp lýchia vào các bữa ăn trong ngày. Nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ nuôi con bú còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức tăng cân trong thời kỳ mang thai, cụ thể:

– Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, đạt mức tăng cân từ 10 – 12kg: Cần ăn nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu năng đạt mức  2260 Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2550 Kcal/ngày đối với người lao động trung bình.

– Người mẹ trước  và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng chưa tốt, có mức tăng cân ít hơn 10kg: Cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng khi đang nuôi con bú.

Nhu cầu về chất đạm (Protein): Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: Trong 6 tháng đầu, ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, thêm 13g/ngày, nên tổng lượng chất đạm cần cung cấp trong 1 ngày là 73g. Lượng protein động vật nên đạt ≥ 30% protein tổng số. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…

Số lượng đạm trong thực phẩm có thể ước tính như sau: cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein), 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm. Nên sử dụng 6,5 đơn vị sữa/ngày (uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.

Nhu cầu chất béo (Lipid): Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần. Khuyến khích sử dụng các chất béo có nhiều các axit béo không no chuỗi dài nhiều nối đôi như n3, n6, EPA, DHA (có nhiều trong một số loại dầu thực vật, dầu cá, một số loại cá mỡ). Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9Kcal.

Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày cần đủ rau xanh (≥400g trái cây, rau củ/ngày) và đủ chất xơ để tránh táo bón.

Nhu cầu về nước: Để sản xuất đủ sữa, bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).

Chế độ dinh dưỡng hợp lý của bà mẹ đang nuôi con bú:

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho bà mẹ đang nuôi con bú như sau:

Một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang nuôi con bú:

 - Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6 bữa/ngày).

 - Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm (ít nhất có mặt 10-15 loại thực phẩm) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường; chất đạm; chất béo; và nhóm vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu can xi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g pho mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mg canxi. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và Canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).

 Ngày nay, để nhấn mạnh đến tính đa dạng của thực phẩm trong khẩu phần ăn, cũng như chú trọng các loại thực phẩm có các yếu tố bảo vệ sức khỏe (có nhiều trong các loại hạt, rau, củ, quả…), người ta còn chia thực phẩm ra làm 8 nhóm (xem hình):

Để vừa bảo đảm tính đa dạng lại vừa bảo đảm sự có mặt của ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm ở trên cho mỗi bữa ăn của các bà mẹ, căn cứ vào chức năng dinh dưỡng của mỗi nhóm, người ta xếp 8 nhóm trên vào 5 vòng tròn sau đây, các bà mẹ có thể dễ dàng lựa chọn các thực phẩm cho mỗi bữa ăn của mình, sao cho luôn có mặt đủ cả 5 đại diện từ 5 vòng tròn sau:

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết

: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ).

Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan

: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giai đoạn đang nuôi con bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ.

Không kiêng khem quá mức; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

: Do nhiều nơi còn có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ trong thời kỳ đang cho con bú. Ví dụ: sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng, kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy (!), điều này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.

Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.

Việc sử dụng thuốc:

trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh…, nhìn chung trong giai đoạn này khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ và nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chúc các bà mẹ có một chế độ dinh dưỡng tốt để bảo đảm có đầy đủ sữa nuôi con, mang lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển tối ưu của con.

Ths. Bs. Trịnh Hồng Sơn - Viện Dinh dưỡng

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Hạnh Phúc Nuôi Con Khỏe Mạnh trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!