Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Tôm Không? Bà Bầu Ăn Cua Nhiều Có Sao Không? • Adayne.vn # Top 4 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Tôm Không? Bà Bầu Ăn Cua Nhiều Có Sao Không? • Adayne.vn # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Tôm Không? Bà Bầu Ăn Cua Nhiều Có Sao Không? • Adayne.vn được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Home

Mang Thai

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn tôm không? Bà bầu ăn cua nhiều có sao không?

Mang Thai

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn tôm không? Bà bầu ăn cua nhiều có sao không?

admin

376 Views

Save

Saved

Removed

0

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn tôm không? Bà bầu ăn cua nhiều có sao không?: Có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng không là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hằng ngày sao cho hợp lý gửi về cho chuyên mục tư vấn hỏi đáp mang thai sinh con. Như các bạn đã biết, trong tôm cua và các loại hải sản khác chứa rất nhiều chất bổ, đặc biệt là canxi giúp khỏe mạnh, tăng cường năng lượng, hạn chế chứng thiếu máu, chống ung thư, ổn định lượng đường trong máu,…ngoài ra, người ta còn ăn cua, ăn tôm để bù chống lại cảm giác uể oải, chán ăn và mệt mỏi, nhất là các mẹ bầu luôn trong tình trạng khó ợ, stress, ngán ăn cũng được khuyến khích thay thế bữa ăn chính bằng bữa ăn phụ với các món làm từ hải sản. Nhưng thời gian gần đây, có nhiều luồng ý kiến cho rằng, mẹ bầu ăn trong 3 tháng đầu ăn tôm, ăn cua, ghẹ, ốc, nghêu, sò,…sẽ rất dễ bị sảy thai hay co thắt tử cung rất nguy hiểm. Vậy thực hư như thế nào?

Bà bầu ăn tôm được không là thắc mắc của rất nhiều người. Nhiều ý kiến cho rằng, ăn tôm gây co thắt tử cung, dễ bị sẩy thai. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, quan niệm đó là hoàn toàn sai.

Dinh dưỡng trong tôm

Trong tôm có nhiều vitamin B12, axit béo Omega 3 góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu. Axit béo Omega 3 giúp giảm 37% nguy cơ ung thư ruột kết. 100g tôm cung cấp cho hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Selen giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giúp loại bỏ những tế bào bất thường trong cơ thể.

Ngoài ra, tôm còn chứa DHA giúp tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé ngay từ những năm tháng còn trong bụng mẹ. So với những loại cá có thể chứa lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ đại dương…tôm thật sự là thức ăn khá an toàn cho thai phụ.

Tác dụng của tôm đối với bà bầu

1. Giúp da, tóc và móng khỏe mạnh

Khi mang thai, những thay đổi bởi hormone thai kỳ luôn khiến chị em lo lắng và thiếu tự tin bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên làn da, mái tóc và móng tay của mẹ bầu. Lúc này chị em nên nhớ rằng dầu gội, kem ủ tóc, kem dưỡng da đắt tiền…sẽ là vô ích nếu các mẹ không cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể. Protein là một thành phần quan trọng của các mô sống, giúp thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh. Và tôm chính là nguồn cung cấp tuyệt vời cho khoáng chất này.

2. Chống ung thư

3. Chống lại buồn chán, mệt mỏi và trầm cảm

Người ta thường nói, khi mang thai người phụ nữ thường trở nên khó tính hơn. Cái khó tính ở đây thực chất là cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm rất phổ biến mà các bà bầu và bà mẹ vừa sinh thường gặp phải.

Việc ăn tôm đều đặn cũng có tác dụng giúp mẹ bầu cảm thấy sảng khoái hơn, phấn chấn hơn đấy, bởi trong tôm có chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm.

4. Giúp ổn định lượng đường trong máu

Tiểu đường là một chứng bệnh nguy hiểm với bất kỳ ai mắc phải, đặc biệt là thai phụ, khả năng mắc phải bệnh cao hơn nhiều so với những người bình thường. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong tôm có chứa một lượng magie dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm này.

5. Giúp hệ xương và răng chắc khỏe

6. Ngăn ngừa chứng thiếu máu

Khi mang thai lượng máu cần thiết cho cơ thể cũng tăng lên theo từng thời kỳ. Chính vì vậy mẹ bầu cần phải bổ sung thêm vitamin B12 – dưỡng chất hỗ trợ sản xuất của các tế bào hồng cầu để cung cấp đủ lượng máu để cơ thể khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.

Tôm là một thực phẩm giàu vitamin B12, nếu mẹ bầu thường xuyên ăn tôm sẽ phòng tránh được chứng thiếu máu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai đấy.

7. Giàu năng lượng

Mang thai có được ăn cua không? Mẹo lựa cua ngon và ăn đúng cách cho bà bầu

Cua chứa nhiều omega 3, vitamin B, là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc ăn cua hay các loại hải sản trong quá trình mang thai có thể gây hại cho mẹ và thai nhi

1. Có nên ăn cua khi mang thai?

Nhắc đến cua và hải sản, đa số mọi người thường nghĩ ngay tới hàm lượng canxi dồi dào mà không biết rằng, thịt cua cũng chứa rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi. Với một con cua biển, mẹ bầu đã được cung cấo đủ 100% nhu cầu vitamin B12 và khoảng 3-8% lượng sắt và kali.

Tuy nhiên, giống như một số loại cá biển, thịt cua cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, do ô nhiễm môi trường hoặc do nhiễm độc hóa chất độc hại, thịt cua là một trong những nguồn chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.

2. Mách mẹ bầu cách lựa cua ngon

Chọn cua tươi, khỏe, lành lặn, cầm chắc tay.

Muốn mua cua chắc thịt, mẹ dùng tay bấm nhẹ vào phần yếm bụng, nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.

3. Ăn cua khi mang thai đúng cách

Ăn chín, uống sôi:

Khi ăn cua, ghẹ, các loại hải sản không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách mẹ bầu có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy. Thậm chí khuẩn Listeria monocytogenes, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, tấn công hệ miễn dịch của con người.

Ăn “chất lượng”:

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong thai kỳ. Mẹ bầu nên lựa những cơ sở cung cấp cua có uy tín, không nên ham rẻ mà mua cua chết hoạc những con cua sắp chết. Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn cua tươi sống, được chế biến trong ngày, không nên ăn thực phẩm đã để qua đêm hoặc còn thừa phải nấu đi nấu lại nhiều lần.

Ăn đúng lượng:

Dù ít nhưng trong thịt cua vẫn chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, mẹ bầu nên hạn chế, không nên ăn quá nhiều. Trung bình, mẹ bầu có thể riêu thụ khoảng 200g cua mỗi tháng.

Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua:

Vì hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.

Hỏi đáp tư vấn: Mới mang thai không được ăn tôm? Thực hư như thế nào?

Hỏi:

Em đang mang thai tuần thứ 7 các chị ạ. Hôm qua đi siêu âm, con đã có tim thai nhưng em lại bị ra chút máu 3 ngày nay rồi. Bác sĩ nói em cần kiêng cữ không đi lại nhiều, có thể chỉ là máu báo thai đã cấy vào thành tử cung nên không có gì đáng lo lắng quá.

Thế nhưng mẹ chồng em nghe được tin thì la em oai oái. Bà bảo tại em ăn tôm nên mới thế. Mẹ em nói rằng bà bầu ăn tôm sẽ khiến tử cung co thắt nên mới bị ra máu. Mẹ cấm em không được ăn tôm nữa và nói nếu có mệnh hệ gì với cháu bà thì em phải chịu trách nhiệm.

Em nghe xong lời mẹ chồng mà hoang mang quá các chị ạ. Em chưa từng nghe thông tin bà bầu mới mang thai không được ăn tôm, mà theo em thì tôm rất nhiều dưỡng chất, tốt cho bà bầu mới phải chứ? Đã thế em lại là người nghiện ăn tôm. Em không ăn được các loại thịt từ thịt lợn, thịt gà, vịt mà chỉ thích ăn hải sản thôi. Bây giờ mẹ chồng cấm ăn tôm, em lo là con sẽ thiếu chất quá.

Các chị đã ai từng nghe đến chuyện bà bầu phải kiêng ăn tôm chưa ạ, chia sẻ giúp em với!

Trả lời:

Mẹ Rose: Mình nghe nói hải sản chứa nhiều thủy ngân không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nên hạn chế ăn nhiều hải sản tuy nhiên ăn ít và vừa phải vẫn tốt hơn. Bác sĩ dặn là không được ăn đu đủ, thơm (dứa), uống nước dừa vì sẽ gây co thắt cổ tử cung dẫn đến động thai. Nếu bạn bị ra máu nên nằm nghỉ tại nhà và uống nhiều nước chanh pha với mật ong rất tốt cho thai nhi nhất là những trường hợp bị động thai. Mình đã có thai 9 tuần. Ban đầu cũng bị động thai nhưng không ra máu. Phải chích thuốc dưỡng 2 tuần liên tiếp và đều đặn uống mật ong nên mới hết động thai. Mình nghĩ bạn nên đi khám thêm bác sĩ khác. Ba tháng đầu mang thai nhất là giai đoạn đầu bị ra máu là hoàn toàn không tốt. Mình thấy bác sĩ nói không sao có vẻ không có chuyên môn cao. Bạn nên khám thêm ở chỗ khác để yên tâm hơn.

Mẹ Ngoc Hà: Oai, mình còn bị treo chân 3 tháng nè, lần đầu cũng chỉ vì kiêng quá nhiều thứ nên… lần 2 mình có hẳn bác sỹ riêng theo dõi, bác sỹ bảo mình ăn tôm tốt. mình cứ hai ngày chồng lại cho ăn 1 lạng tôm.

Mẹ Thúy Hằng: Không sao đâu bạn. Mình thai 8 tuần vẫn ăn tôm bình thường đây có sao đâu. cứ theo các cụ thì ngày xưa lấy đâu ra mà kiêng.

Mẹ Vân Anh: Mẹ chồng bạn không hiểu gì mới vậy thôi. Ngày trước mình có bầu ra máu suốt tới 7 tháng mới không ra nữa, mình lại thích ăn tôm nên mình ăn suốt nửa kg một lần ý, không vấn đề gì cả bạn không phải lo đâu.

Bà Bầu Ăn Mì Tôm Được Không ? Ăn Mì Tôm Khi Mang Thai Có Tốt Không ?

Bà bầu ăn mì tôm được không là vấn đề mà các mẹ bầu cần quan tâm. Để có một thai kì thuận lợi; an toàn cho cả bản thân và thai nhi trong bụng.

Mặc dù được đánh giá rất cao về độ tiện lợi, giá thành rẻ cùng với hương vị thơm ngon dễ ăn. Tuy nhiên, độ an toàn của loại thực phẩm này với sức khỏe còn nhiều hoài nghi. Đặc biệt là đối với các chị em đang có thai; việc tìm hiểu bà bầu ăn mì tôm được không sẽ càng trở nên quan trọng hơn.

Bà bầu ăn mì tôm được không ?

Ăn mì tôm có tốt cho bà bầu không ? Nếu xét trên các giá trị dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể; mì ăn liền được tạo thành với phần lớn là tinh bột, muối, bột ngọt, hương liệu, chất bảo quản…

Tuy nhiên nó lại thiếu hụt trầm trọng vitamin, protein, chất xơ. Chính vì thế, mì gói không phải là một món ăn lành mạnh và cân bằng chất dinh dưỡng mà mẹ bầu nên ăn.

Ngòai ra, hệ tiêu hóa của chị em phụ nữ khi mang bầu khá nhạy cảm, và mì tôm không phải là người bạn tốt với hệ tiêu hóa mẹ bầu. Bởi theo nhiều nghiên cứu, sau hàng giờ đồng hồ dạo chơi trong cơ thể, những sợi mì tôm cùng với chất bảo quản trong mì vẫn không dễ dàng phân hủy.

Thành phần trong mì tôm ảnh hưởng đến mẹ bầu thế nào

Trước tiên, để biết được có thai ăn mì tôm được không ? chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần của mì tôm ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu.

1. Mì tôm có bột mì tinh chế:

Các món ăn đã trải qua bước tinh chế; hầu hết đều mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng. Bột mì chính là một loại thực phẩm theo dạng như thế.

Tuy rằng nhiều nhà sản xuất giới thiệu đến người tiêu dùng những loại mì khoai tây hay mì không chiên. Nhưng thực tế thế nào thì vẫn còn rất mông lung.

Cứ trong 100g mì gói thì sẽ có đến 2,5g muối. Do đó, các bà bầu ăn mì tôm nhiều sẽ gây tích tụ muối thừa trong cơ thể; dẫn đến hiện tượng cao huyết áp trong thai kì.

3. Chứa nhiều chất bảo quản:

Để có thể bảo quản mì tôm được lâu hơn; nhiều nhà sản xuất đã sử dụng thêm các chất bảo quản. Trong những gói mì không những có nhiều chất bảo quản; mà bên cạnh đó còn chứa nhiều màu thực phẩm và các loại hương liệu tổng hợp… gây hại trực tiếp đến em bé trong bụng bạn.

4. Thành phần bột ngọt (MSG):

MSG là gì ? Nó chính là thành phần phổ biến trong nhiều thực phẩm. Có tác dụng làm tăng sự hấp dẫn cho món ăn.

Bột ngọt còn có khả năng làm tăng hạn sử dụng đối với những sản phẩm dễ hư hỏng; trong đó có cả mì tôm. Nếu lượng bột ngọt ít, cơ thể vẫn đủ khả năng đào thải nó ra ngoài. Tuy nhiên, khi mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ là một hiểm họa cho chính bạn và thai nhi.

Hầu hết những loại thực phẩm chế biến sẵn đều chứa nhiều chất béo chuyển hóa; tất nhiên mì ăn liền cũng không ngoại lệ. Nếu để ý đến những thông tin trên bao bì gói mì tôm; bạn chắc chắn sẽ phải ngỡ ngàng bởi lượng chất béo nạp vào cơ thể sau khi ăn đó.

Ảnh hưởng xấu từ dầu thực vật cùng một số thành phần khác trong mì; có thể thay đổi nồng độ cholesterol trong cơ thể bạn. Đặc biệt là trong trường hợp bạn đang mang thai.

TBHQ là tên viết tắt của Tertiary Butylhydroquinone, đây là một thành phần độc hại. TBHQ được dẫn xuất tổng hợp từ dầu mỏ; được dùng chủ yếu làm chất bảo quản.

Thành phần hóa học này cũng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp như sơn dầu, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu… Khi sử dụng với một hàm lượng ít nó vẫn thể hiện được sự an toàn; tuy nhiên nếu ăn mì tôm khi mang thai thời gian dài sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu.

Ăn mì tôm có tốt cho bà bầu không ?

Không ít người trong chúng ta, đều thích ăn mì gói nhờ sự tiện lợi cùng với hương vị đa dạng và hấp dẫn của món ăn này. Nhất là với những bà bầu hay thèm ăn.

Bà bầu ăn mì tôm có sao không ? Dẫu mì gói hỗ trợ giảm cơn thèm ăn nhanh chóng; nhưng nhược điểm của nó là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Những gói mì ăn liền thơm ngon không có nhiều vitamin cùng những khoáng chất cần thiết; chất đạm, chất xơ cũng lác đác rất nghèo nàn. Mà trong thời gian mang thai đây đều là những chất quan trọng cần phải bổ sung.

Bởi vậy, với thắc mắc bà bầu ăn mì tôm có tốt không ? thì chắc chắn là không được như những món ăn tươi sống khác rồi. Các mẹ cũng không thể sử dụng nó thay thế các bữa ăn chính được.

Không những thế, theo kết quả một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Nutrition; những bà bầu ăn mì tôm thường xuyên có tỉ lệ mắc phải những căn bệnh về tim mạch và tiểu đường cao hơn nhiều những người không ăn. Nguy cơ mắc bệnh vẫn cao kể cả khi vẫn đang duy trì một chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh.

Bạn cũng có thể tham khảo một số cách để kiểm soát cơn thèm ăn khi mang thai của mình, tập trung nạp nhiều trái cây và rau củ, những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai nhiều hơn.

Có thai không nên ăn mì gói với loại rau nào

Để tăng hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng cho tô mì; mọi người thường bỏ thêm thịt và rau vào ăn cùng. Tuy nhiên, chị em phụ nữ đang mang thai cần đặc biệt tránh ăn chung các loại rau củ sau đây với mì; bởi nó có thể gây hại đến sức khỏe mẹ bầu.

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một lọai rau củ có tính đắng. Chính vì thế nó có thể gây hại tới sức khỏe của phụ nữ mang thai. Ăn mướp đắng trong thai kì có thể gây sảy thai; tử cung có sẹo, tử cung nghiêng rất nguy hại cho thai nhi.

Rau sam có tính kích thích rất mạnh; vì thế ăn loại rau này trong thời kì mang thai có thể khiến tần suất co bóp cổ tử cung răng lên và dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và bé.

Là một “vị thuốc” chữa nhiều bệnh và có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì hoàn toàn ngược lại. Đặc biệt là các chị em đang mang thai trong 3 tháng đầu tiên; hiện tượng ra máu, thai lưu hay co thắt tử cung rất dễ xảy ra.

Các mẹ bầu thường được khuyên không nên ăn rau ngót trong thai kì; bởi thành phần papaverin trong rau ngót là một chất chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Nếu ăn nhiều rau ngót sẽ dẫn những hậu quả không mong muốn cho em bé trong bụng.

3 tháng đầu của thai kì là thời điểm thai nhi còn rất yếu; nếu bà bầu ăn rau răm nhiều sẽ gây mất máu, tử cung co bóp quá mạnh dẫn đến tình trạng sảy thai.

Trong thời gian mang thai, chị em cần chú ý cân bằng việc ăn uống và nhớ là ăn ít mì tôm thôi nha. Nếu đang thường xuyên ăn mì gói, bà bầu hãy cố gắng cắt giảm món ăn này bằng cách tìm đến các món ăn vặt tốt cho sức khỏe khác. Bổ sung thêm nhiều trái cây, rau quả và chất xơ; giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,… Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

Mang Thai Có Được Ăn Măng Tươi Không? Bà Bầu Ăn Măng Cần Lưu Ý Những Điều Gì? • Adayne.vn

Home

Mang Thai

Mang thai có được ăn măng tươi không? Bà bầu ăn măng cần lưu ý những điều gì?

Mang Thai

Mang thai có được ăn măng tươi không? Bà bầu ăn măng cần lưu ý những điều gì?

admin

64 Views

Save

Saved

Removed

0

Măng là một thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, được các chị em rất yêu thích. Ngoài nước và hàm lượng chất xơ dồi dào, trong măng còn có chứa protein, các loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao, lại ít đường và chất béo sẽ có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe của các tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ

Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin cho rằng, măng không phải là một thực phẩm tốt dành cho bà bầu vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bà bầu, thậm chí gây ngộ độc, tử vong. Và trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống với hiện tượng ngộ độc sắn.

Lý giải về vấn đề này, Bác sĩ dinh dưỡng cho biết, măng, đặc biệt là măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra hiện tượng ngộ độc măng.

Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…, thậm chí nhiều trường hợp có thể gây tử vong.

Không chỉ thế, báo khám phá còn cho biết, độc tố cyanide trong măng tươi còn tác động lên chuỗi hô hấp làm bất hoạt các enzym sắt, khiến người ăn bị thiếu oxy, gây ra tình trạng thiếu máu.

Chính vì vậy, dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà bầu nên hạn chế ăn măng, đặc biệt là măng tươi khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và em bé.

Mách mẹ 6 bí quyết giúp khử độc tố trong măng tươi khi nấu đảm bảo an toàn tốt nhất

Tuy được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại có tính độc do chứa nhiều chất glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng. Những người ăn phải măng độc thường có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở…

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, chúng ta có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:

1. Cách 1

Trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt. Muối măng chua cũng là một biện pháp là giảm tính độc của măng.

2. Cách 2

Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.

3. Cách 3

Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn.

4. Cách 4

Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.

5. Cách 5

Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên trong ngày 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

6. Cách 6

Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Chia sẻ kinh nghiệm ăn măng tươi khi

mang thai

của các bà mẹ trẻ hiện nay

Mẹ bé Lala:

Mẹ bé Mimi:

Đúng là măng độc đấy, bà bầu nên ăn ít thôi, lâu lâu ăn không sao (như sáng nay em vừa ăn bún măng ngan, lâu không ăn thấy ngon dã man, mà đặc biệt sau sinh mới phải kiêng tuyệt đối thì phải, chứ có bầu nếu thích thì cứ ăn, nhưng vừa phải thôi là okie mà, ăn gì cũng phải đắn đo quá, nên ăn ko, ăn có hại gì ko…thì mệt lắm hic hic

Mẹ bé Sóc:

Khi mang thai ăn măng nhớ luộc kĩ, mở vung là bay bớt Cyanua là được các mẹ ạ, em thậm chí còn luộc 2 lần, mỗi lần sôi mở vung 5-10p…em vẫn ăn như điên nè.

Một vài lưu ý khi bà bầu ăn măng cần phải ghi nhớ để tránh ngộ độc thực phẩm

1. Để ăn măng an toàn, bà bầu nên mua măng về, rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn. Chú ý, trong khi luộc măng, mở vung để độc tố bay đi. Cách chế biến này cũng giảm đáng kể độc tố.

2. Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.

3. Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.

4. Nói chung, để an toàn cho sự phát triển của cả thai phụ và thai nhi, bà bầu không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300 gam. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.

Bà Bầu Có Nên Ăn Bơ? Ăn Bơ 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Có Sao Không?

Nguồn dinh dưỡng trong quả bơ

Bơ giàu chất béo hơn các loại quả khác rất nhiều, nhưng chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn, phần thịt quả rất mềm và mịn.

Loại trái cây này cũng giàu chất oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do phòng chống ung thư, đục thủy tinh thể, lão hóa.

Quả bơ có nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất. Ăn bơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch…So với các loại trái cây khác, thì bơ chứa rất ít đường.

Câu trả lời là có. Bởi theo phân tích về nguồn dinh dưỡng của quả bơ, bà bầu chắc hẳn đã thấy được những điều bổ ích mà trái bơ mang lại cho mẹ trong chế độ ăn.

Trái bơ chứa lượng cao chất quan trọng như chất béo tốt, vitamin và khoáng chất. Tất cả đều rất cần thiết trong quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Ở ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu ăn sẽ bổ sung folate để phòng chống dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Do đó, ở giai đoạn này, bà bầu bổ sung mỗi ngày một trái bơ, sẽ giúp đẩy lùi các bệnh về rối loạn thần kinh cho thai nhi.

Bà bầu ăn bơ ba tháng cuối

Ba tháng cuối là giai đoạn thai nhi vẫn đang tiếp tục lớn và hoàn thiện những bộ phận còn lại của cơ thể, não bộ dần phát triển đến đỉnh điểm. Ở thời điểm này, bà bầu đặc biệt cần bổ sung quan tâm tới các khoáng chất cần thiết như chất xơ, vitamin C, vitamin K…

Và tất cả những khoáng chất này đều có trong trái bơ với hàm lượng cao. Vì vậy, bà bầu nên lưu ý loại trái cây tốt này ở giai đoạn cuối thai kỳ để luôn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mình và em bé.

Lợi ích trái bơ mang lại cho bà bầu và thai nhi

Tăng sức đề kháng trước sự thay đổi của cơ thể

Vitamin B6 chứa trong bơ là loại vitamin cần thiết, tham gia vào việc thực hiện các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp phòng chống lại các bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi mà cơ thể mẹ bầu chưa thích ứng kịp.

Vitamin B6 trong trái bơ còn có tác dụng giảm buồn nôn ốm nghén cho phụ nữ mang bầu ở ba tháng đầu.

Giảm nguy cơ dị tật thai nhi

Folate chính là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết để giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Mỗi ngày, bà bầu nên tiêu thụ khoảng 600- 800mcg folate để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai.

Phòng chống tiểu đường thai kỳ

Tỷ lệ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ngày càng nhiều, để ngăn ngừa tình trạng này chính là lựa chọn sử dụng trái bơ hàng ngày.

Với lượng folate và axit béo omega 3 dồi dào, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng được thuận lợi hơn. Cùng với insulin trong cơ thể cũng được cân bằng, hạn chế tối đa nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Trái bơ giúp phát triển trí não thai nhi

Có rất nhiều mẹ thắc mắc ngoài giúp thai nhi khỏe mạnh, thì ăn gì để giúp phát triển trí não thai nhi? Một trong những thực phẩm với giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích tuyệt vời cho thai nhi đó chính là trái bơ.

Với chất béo lành mạnh acid folic, một khoáng chất cần thiết với phụ nữ trong thời kỳ mang thai giúp mẹ có trái tim khỏe mạnh và não của bé phát triển toàn diện.

Hàm lượng folate có trong bơ giúp tăng cường hoạt động chức năng của hệ thần kinh và bảo vệ hệ tim mạch. Folate làm giảm hàm lượng chất homocystein giúp trái tim khỏe mạnh, oleic acid giảm chứng xơ vữa động mạch.

Ăn bơ sẽ giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong cơ thể ngăn ngừa các tổn thương tim mạch. Lượng kali cũng có khả năng hạ huyết áp, ngừa đột quỵ.

Mẹo chọn bơ ngon và cách bảo quản bơ đúng cách

Quả bơ sáp già sẽ thường có da căng bóng, không bị ọp, cầm chắc tay. Quả bơ có vỏ màu xanh và các điểm vàng lấm tấm trên vỏ sẽ có lượng bơ sáp cao hơn, thịt dẻo và béo hơn loại quả vỏ màu tím.

Chọn quả bơ có hình dáng thon dài sẽ nhiều thịt và hạt nhỏ hơn, nhưng quả tròn lại thường ít xơ hơn.

Mẹ quan sát cuống quả bơ, quả chín tới, sẽ có cuống màu hơi vàng. Nếu quả bơ có cuống màu xanh là chưa chín, còn cuống màu nâu sậm thì quả đó lại quá chín rồi.

Nếu mẹ mua bơ đã chín, nên rửa sạch nhẹ nhàng với nước ấm, sau đó:

Bọc nguyên quả bơ chín với giấy báo.

Cắt đôi quả bơ, sau đó bôi một lớp dầu ăn mỏng hoặc vài giọt chanh, bọc bơ bằng màng bọc thực phẩm rồi để vào ngăn mát tủ lạnh

Quả bơ có thể đặt cùng củ hành tây trong một hộp kín để ngăn chặn quá trình phân hủy quả bơ

Thái thành từng miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn, để trong hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh.

Bài viết trên đã đưa ra những tác dụng tuyệt vời của trái bơ mang lại cho bà bầu. Bơ là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng mà mỗi mẹ bầu cần tận dụng trong thai kỳ của mình.

Chế biến sử dụng trái bơ cùng các thực phẩm lành mạnh khác sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.

Để giúp các mẹ phục hồi sức khỏe, kiêng cữ khoa học, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ kết hợp với lấy lại vóc dáng sau sinh, các chuyên gia của Bảo Hà Spa đã xây dựng lên thương hiệu spa bầu, spa sau sinh chuẩn 5 sao sử dụng phương pháp massage sau sinh Nhật Bản và các dược liệu thiên nhiên tuyệt đối an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Tôm Không? Bà Bầu Ăn Cua Nhiều Có Sao Không? • Adayne.vn trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!