Xu Hướng 9/2023 # Mách Mẹ Cách Làm Sữa Gạo Lứt Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Mẹ Và Bé # Top 15 Xem Nhiều | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mách Mẹ Cách Làm Sữa Gạo Lứt Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Mẹ Và Bé # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mách Mẹ Cách Làm Sữa Gạo Lứt Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Mẹ Và Bé được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gạo lứt là gì và có tác dụng thế nào?

Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Nếu bóc sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-giê, man-gan, chất xơ, sắt…

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg ma-giê, ở gạo trắng chỉ có 9mg. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Nguồn gốc sữa gạo lứt

50 năm trước, ông Shinjo Masao sống trên hòn đảo Ishigaki của Nhật thấy con trai mình và nhiều đứa trẻ khác bị chứng biếng ăn. Tất cả đều rất lo lắng và muốn tìm ra cách nào đó để cứu giúp những đứa trẻ suy dinh dưỡng không bị nguy kịch.

Họ đã thoát khỏi sự lo lắng khi vợ của Shinjo Masao đã nghĩ ra cách làm sữa gạo lứt kết hợp với đường nâu nổi tiếng của Nhật Bản. Trong sữa gạo chứa chất xơ, vitamin và những chất dinh dưỡng, hương vị lại hợp với những đứa trẻ trên đảo.

Loại sữa mới này đã nhanh chóng được lan rộng ra vùng lân cận và giúp cho những người trẻ tuổi ở vùng này khỏe mạnh hơn. Hiện tại, gia đình ông vẫn còn sản xuất loại sữa gạo lứt đặc biệt này. Khi đến du lịch tại Ishigaki – Nhật Bản, bạn sẽ mua được loại sữa gạo lứt này chỉ với 120 yên (25.000 đồng).

Sữa gạo lứt có lợi ích gì cho mẹ và bé?

Một số nghiên cứu khoa học nhận định rằng gạo lứt cũng như sữa gạo lứt là một loại thức uống chứa thành phần chất dinh dưỡng cao. Nó có khả năng phòng ngừa và điều trị nhiều căn bệnh ở trẻ em như bệnh tim, hen suyễn, loãng xương, tiểu đường, chống ung thư, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu…

Ngoài ra, loại sữa này còn có một số công dụng làm đẹp rất hữu dụng được rất nhiều phụ nữ yêu chuộng, là thành phần không thể thiếu trong quá trình giảm cân và chăm sóc da mỗi ngày.

Với lượng vitamin dồi dào, nó giúp làn da các phụ nữ sau khi sinh luôn căng mịn đầy sức sống, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da ở phụ nữ có tuổi. Nó còn giúp thanh lọc và làm mát cơ thể.

Việc chế biến gạo lứt thành sữa cũng dễ dàng hơn các loại sữa khác rất nhiều. Vị của sữa gạo lứt dễ uống, thơm ngon. Nó kích thích vị giác của bé mà không tạo cảm giác béo như các loại sữa thông thường.

Tại Hàn Quốc, Trung Quốc, sữa gạo lứt là một thức uống bổ dưỡng được sử dụng khá phổ biến.

Cách làm sữa gạo lứt

Để có một ly sữa gạo lứt thơm ngon cho mình và bé, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

Gạo lứt: 100g

Sữa tươi không đường: 2 hộp nhỏ

Nước lọc: 1 lít

Đường phèn: 100g (hoặc có thể tùy theo sở thích của bạn)

Cách thực hiện

Nhặt sạch vỏ trấu và sàng làm sạch bụi bẩn. Bạn có thể vo gạo hoặc không tùy vào nguồn gốc gạo bạn có. Tiếp theo, đổ gạo vào chảo, rang với lửa nhỏ cho đến khi gạo bắt đầu dậy mùi thơm. Khi hạt gạo bóng đẹp, và có khoảng chừng 20% hạt gạo đã nở, bạn tắt bếp.

Bạn lấy 300ml nước lạnh, cho lên bếp đun sôi, sau đó cho gạo lứt đã rang vào nấu chín mềm. Lưu ý: Nên nấu với ngọn lửa nhỏ. Khi đã nấu xong, bạn hãy đem gạo lứt đã nấu chín cho vào máy xay và xay thật nhuyễn.

Sau đó, bạn dùng rây, lọc qua rây và phải vắt cho thật mạnh tay để chất bột có trong gạo lứt ra hết. Tiếp tục cho 700ml nước còn lại vào nồi rồi cho sữa tươi không đường và đường phèn vào đun đến khi sôi.

Nấu xong, bạn cho phần nước gạo lứt đã được lọc vào nấu chung. Đun thêm khoảng chừng 5-10 phút là được. Chú ý canh chừng lửa nếu không sữa sẽ bị trào ra bên ngoài.

Sau khi nấu sữa xong, bạn nhấc nồi xuống, chờ cho sữa nguội rồi chuẩn bị hộp đựng để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sữa gạo lứt nấu xong mẹ có thể bảo quản lạnh và sử dụng trong vòng 3-4 ngày.

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận mùi gạo lứt bốc lên thơm lừng khi uống. Đặc biệt, để gia tăng hương vị, mẹ có thể thêm nhiều loại nguyên liệu khác trong quá trình chế biến như thêm gạo nếp khi rang, thêm quế – lá dứa – vani khi nấu, thêm mật ong khi pha sữa, sử dụng đường nâu – đường mía để tạo mùi thơm…

4 Bước Đơn Giản Làm Sữa Gạo Lứt Giàu Dưỡng Chất, Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Cả Nhà

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, gạo lứt là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Gạo lứt có thể được chế biến thành nhiều món như cơm, bún, phở, trà, nước uống và đặc biệt là sữa gạo lứt.

Uống sữa gạo lứt có tác dụng gì?

Sữa gạo lứt là loại thức uống có chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh:

Đối với trẻ em, uống sữa gạo lứt giúp làm giảm các bệnh như hen suyễn, loãng xương, tiểu đường, bệnh tim, chống ung thư và giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu…

Đối với phụ nữ, sữa gạo lứt có một số công dụng làm đẹp rất hữu ích, là thành phần không thể thiếu trong quá trình giảm cân và chăm sóc da mỗi ngày. Nó còn giúp thanh lọc và làm mát cơ thể.

Sữa gạo lứt là thức uống tuyệt vời giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh (Nguồn: Internet)

Hàm lượng vitamin, chất béo có lợi và axit patothenic khiến cho sữa gạo lứt trở thành thức uống tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh vì có thể giúp kích thích sản xuất sữa mẹ. Ngoài ra, công dụng của sữa gạo lứt còn giúp làn da phụ nữ sau sinh luôn căng mịn, ngăn ngừa lão hóa da ở phụ nữ có tuổi.

Ở Hàn Quốc, Trung Quốc sữa gạo lứt là một thức uống bổ dưỡng và phổ biến. Tại Việt Nam, bạn cũng có thể mua được loại sữa này tại các cửa hàng hoặc siêu thị. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự học cách làm sữa gạo lứt ngay tại nhà chỉ với vài bước đơn giản.

Hướng dẫn làm sữa gạo lứt

Để có được những ly sữa gạo lứt thơm ngon cho cả nhà, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước sau:

Gạo lứt: 100g

Sữa tươi không đường: 2 hộp nhỏ

Nước lọc: 1 lít

Đường phèn: 100g (hoặc tùy theo sở thích của bạn)

Dụng cụ nấu: Nồi, máy xay sinh tố, rây lọc, chảo

Cách làm sữa gạo lứt cực đơn giản tại nhà (Nguồn: Internet)

Bước 1: Gạo lứt mua về nhặt sạch vỏ trấu và sàng để làm sạch bụi bẩn. Bạn có thể vo gạo hoặc không tùy vào nguồn gốc gạo bạn có. Tiếp theo, đổ gạo vào chảo, rang với lửa nhỏ cho đến khi ngửi thấy mùi thơm của gạo, hạt gạo bóng và có khoảng 20% hạt gạo đã nở thì tắt bếp.

Bước 2: Đổ 300ml nước vào nồi, đun sôi. Tiếp theo cho gạo lứt đã rang vào nấu chín mềm. Lưu ý, nấu với lửa nhỏ. Khi nấu xong bạn hãy đem gạo lứt đã nấu chín cho vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn. Sau đó dùng rây lọc bỏ phần bả, chỉ lấy phần nước gạo lứt. Khi lọc nên vắt thật kỹ để lấy được hết phần bột và tinh chất có trong gạo lứt.

Bước 3: Tiếp tục cho 700ml nước còn lại vào nồi, cho thêm sữa tươi không đường và đường phèn vào đun đến khi sôi. Sau đó, cho phần nước gạo lứt đã được lọc vào nấu chung. Đun thêm khoảng 5 – 10 phút là được (chú ý canh chừng lửa để tránh trường hợp sữa bị trào ra bên ngoài).

Bước 4: Sau khi nấu sữa xong, bạn nhấc nồi xuống, chờ cho sữa nguội. Có thể dùng ngay hoặc để vào chai thủy tinh đã tiệt trùng, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3 – 4 ngày.

Để tăng thêm hương vị, bạn có thể thêm nhiều loại nguyên liệu khác trong quá trình chế biến như:

Thêm gạo nếp khi rang

Thêm quế hoặc lá dứa hoặc vani khi nấu

Thêm mật ong khi pha sữa

Có thể thay đường phèn bằng đường nâu (đường mía) để tạo mùi thơm.

Cách làm sữa gạo lứt vô cùng đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả tuyệt vời. Uống sữa gạo lứt không chỉ giúp mẹ sau sinh lợi sữa, giảm cân mà còn tốt cho trẻ em và cả gia đình. Như vậy, từ bây giờ bạn đã có thể chuẩn bị cho cả nhà mình những chai sữa gạo lứt ngon, bổ, rẻ để uống hàng ngày.

Cách Làm Trà Sữa Thái Xanh Thanh Mát Giải Nhiệt Mùa Hè

Trà sữa Thái xanh thơm hương trà xanh và ngậy vị sữa, ăn cùng thạch hay trân châu là thức uống giải nhiệt tuyệt vời cho ngày hè oi nóng. Bếp Eva hướng dẫn cách làm trà sữa Thái xanh đơn giản chị em có thể tự làm tại nhà.

Trà sữa Thái có tên tiếng Thái là Cha yen là một thức uống nổi bật trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Chùa Vàng. Trà sữa thái thường có màu xanh nhưng cũng có cả màu vàng, đỏ. Hương vị thanh mát, vị ngậy ngậy của sữa và vị chát chát của trà kết hợp tạo thành một món đồ uống hấp dẫn có tác dụng giải nhiệt. Bếp Eva hướng dẫn chị em cách làm trà sữa Thái xanh đơn giản nhất, làm ngay được tại nhà.

Nguyên liệu làm trà sữa Thái xanh Nguyên liệu phần thạch:

– 1 gói thạch rau câu con cá dẻo 10g

– 300g đường cát trắng

– 3l nước

Nguyên liệu phần trà sữa thái:

– Trà Thái xanh 40g

– Sữa đặc 1 hộp

– Đường cát trắng 200g

– 2l nước sôi, 1,5l nước sôi để nguội

Lưu ý: Lượng đường tùy vào khẩu vị ngọt, nhạt của mỗi người có thể thay đổi. Sữa đặc nếu không thích uống ngọt có thể chọn sữa ít đường.

Nguyên liệu làm trà sữa thái ngon đúng vị

Cách làm trà sữa Thái ngon

Bước 1: Làm phần thạch

– Trộn đường cát trắng với bột rau câu con cá dẻo (nếu không trộn khi cho vào nước sôi sẽ bị vón cục, không thể thành thạch).

– Đun sôi 3l nước lọc. Nước sôi hạ nhỏ lửa rồi đổ từ từ bột rau câu đã trộn đều với đường vào nồi nước đang sôi, vừa đổ vừa khuấy cho tan đều, đun từ 3 – 4 phút tắt bếp. Khi thạch còn âm ấm, vớt bỏ màng thạch, cho vào khuôn và để vào tủ lạnh chờ đông. Sau đó sắt thành từng miếng thạch nhỏ vừa ăn.

Lưu ý: Nếu thích vị chanh dây, nước cốt dừa hay lá dứa, vị trái cây thì sau khi tắt bếp cho vào nồi thạch. Nếu thích ăn với trân châu có thể tự làm (xem cụ thể cách làm trân châu) Bước 2: Cách pha trà sữa Thái

– Pha trà Thái xanh khô với 2l nước sôi. Ủ trà trong 20 phút để trà ngấm và ra hết nước cốt. Ủ xong chắt lấy nước cốt. Phần bã để nguyên trong ấm, đổ 1,5l nước nguội vào khuấy đều cho ra hết nước, lọc bỏ bã và đổ vào phần nước cốt trà đã thu được trước đó (lúc này trà có màu xanh đen khá đậm)

– Cho sữa đặc vào phần trà vẫn đang nóng, khuấy đều tay để sữa tan hết. Lúc này trà sữa Thái có màu xanh non đặc trưng. Cho thêm xíu đường và khuấy đều để trà thái có được độ ngọt vừa ý.

Trà thái ủ, lọc lấy nước và hòa với nguyên liệu sữa để có màu xanh đặc trưng

Bước 3: Thành phẩm và thưởng thức

Lấy thạch đã cắt nhỏ cho vào cốc, thêm đá, rót trà sữa thái vào và thưởng thức. Nếu thích ăn trân châu thì có thể chọn cho thêm tăng thêm lựa chọn.

Trà sữa thái xanh có hương vị thơm dịu, vị chát nhẹ của trà và ngậy ngậy của sữa đặc kết hợp những miếng thạch giòn, dai rất thích hợp cho những ngày hè oi nóng.

Cốc trà sữa thái xanh thanh mát, giải nhiệt mùa hè

Một số cách làm trà sữa thái ngon khác

Ngoài trà sữa thái xanh thì trà sữa thái đỏ, trà sữa thái matcha cũng là những loại trà sữa được yêu thích và có cách nấu khá đơn giản.

1. Cách làm trà sữa Thái đỏ

– Trà thái đỏ: 50g

– Đường trắng: 50g

– Sữa đặc có đường: 30ml

– Nước: 400ml

– Trân châu:30g

Sử dụng loại trà thái đỏ cho ly chè

– Đun sôi 400ml nước rồi cho trà thái đỏ vào ngâm khoảng 10 phút cho trà ra hết màu (không ngâm lâu quá dễ khiến trà bị đắng, chát).

– Khi trà lắng xuống đáy thì cho 50g đường và khuấy đều cho tan hết đường và để nguội.

– Trà nguội hoàn toàn dùng rây lọc hết bã ra thu lấy nước, cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 – 45 phút cho trà mát và có độ ngọt hậu.

– Lấy trà đã nguội ra, cho sữa đặc vào khuấy đều cho tan hết, sau đó cho trân châu vào cốc, cho thêm đá và rót trà vào là có cốc trà sữa thái đỏ trân châu uống mát lạnh.

Ly trà sữa thái đỏ thơm mát, màu sắc bắt mắt ăn cùng trân châu rất ngon

2. Cách làm trà sữa Thái matcha

– Sữa tươi không đường 150ml

– Sữa béo 100ml

– Bột trà xanh matcha 25g

– Sữa đặc 2 muỗng canh

– Đường 30g, vani (nếu có)

– Nước sôi 100ml

– Hòa tan bột trà xanh matcha với nước sôi, cho đường vào khuấy tan.

– Tiếp đó cho sữa đặc vào hòa chung. Sau đó cho tươi, sữa béo và vani vào hòa tan đều.

– Cho đá vào cốc, đổ trà sữa matcha vào. Cho thêm một chút kem topping lên mặt và thưởng thức

Trà sữa matcha thái có vị trà xanh thơm, ngọt dịu mát và vị ngậy của kem, sữa đặc tạo thành thức uống hấp dẫn.

Trà sữa thái Matcha có thêm topping hấp dẫn

Bí quyết để có cốc trà sữa Thái ngon

– Đối với trà sữa thái xanh nên lựa chọn loại trà xanh của Thái (có thể mua tại các cửa hàng chuyên đồ Thái) sẽ cho màu xanh đẹp mắt và vị đậm đà đúng chuẩn Thái.

– Đối với trà Thái đỏ cần mua loại trà đỏ. Khi ủ cần chú ý thời gian chỉ khoảng 10 phút, ủ quá lâu sẽ khiến trà bị đắng, khi uống có vị chát chát rất khó chịu.

– Trà sữa Thái làm uống không hết có thể để ngăn mát tủ lạnh, nhưng không nên để quá 2 ngày sẽ khiến trà có vị chát và mất hương vị.

Mách Chị Em Cách Nấu Chè Mè Đen Sánh Ngon, Bổ Dưỡng Giải Nhiệt Mùa Hè

Chè mè đen là món ăn yêu thích của nhiều người, mang giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho bà bầu.

1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU NẤU CHÈ MÈ ĐEN

1.1. Nguyên liệu

– Mè đen (vừng đen): 100g

– Bột sắn dây: 50g

– Đường cát: 150g

– Nước dừa tươi: 200ml

– Nước lọc: 600ml

– 1 củ gừng nhỏ

– Dừa nạo: 100g

Nguyên liệu quan trọng nhất để nâu chè mè đen là mè đen và bột sắn dây.

1.2. Bí quyết chọn mè đen ngon

Món chè mè đen ngon và chuẩn vị hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu chính là mè mà bạn lựa chọn.

– Vừng đen Việt Nam sẽ có màu nhạt hơn, có lẫn cả hạt đỏ, hạt vàng. Trong khi đó, loại của nước ngoài có vỏ dày, hạt đen nhánh. Khi vê vỏ bằng tay nếu là vừng nước ngoài sẽ dễ vê hơn, bởi lớp vỏ bên ngoài to, cứng.

– Còn vừng Việt Nam sau khi vê vỏ bên ngoài nát như cám, sẽ để lại nhân nhỏ và có màu đen nhạt.

Nên chọn mè đen Việt Nam có chất lượng tốt, hạt chắc mẩy, đen bóng, cò mùi thơm nhẹ để nấu món chè mè đen ngon chuẩn vị.

– Để thực hiện cách nấu chè mè đen bạn hãy sử dụng mè đen Việt Nam, nên chọn loại mè mới, có màu đen bóng, ngửi có mùi thơm nhẹ, hạt phải chắc mẩy, tránh mua phải vừng đen kém chất lượng.

– Một mẹo nhỏ để kiểm tra mè mới hay cũ là mè cũ thường có mùi mốc, khô dầu, khi thả vào nước mè sẽ nổi lên.

– Mè đen sau khi mua về cần ngâm vào nước để loại bỏ vỏ, hạt lép, nhặt hết sạn và tạp chất có trong mè, tránh khi nấu chè có hiện tượng lạo xạo do cát hoặc sạn để lại.

– Vo sạch mè, để ráo nước, phơi khô rồi cho lên chảo rang đảo đều tay với lửa nhỏ để mè đen chín đều, không bị cháy. Mè chín là khi bạn nghe thấy tiếng nổ lách tách khi rang mè.

– Đổ 200ml nước dừa tươi đã chuẩn bị vào cùng với mè đen trong máy xay và xay đến khi mè đen nhuyễn mịn.

Xay mè đen cùng nước dừa tươi thật nhuyễn mịn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

– Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch rồi giã nhỏ

– Hòa tan 50g bột sắn dây vào 600ml nước lọc. Món chè mè đen có bột sắn dây sẽ sánh và ngon, ngậy hơn.

Sau khi nấu chín bột sắn mới cho mè đen vào cùng.

– Bắc nồi lên bếp, cho hỗn hợp nước lọc và bột sắn dây đã hòa tan từ trước vào đun ở lửa nhỏ. Chú ý dùng đũa khuấy đều tay để bột sắn dây không bị vón cục, cho đến khi thấy nặng tay, bột chín và chuyển thành màu trong.

– Lúc này bạn cho hỗn hợp nước dừa mè đen vừa xay nhuyễn vào nồi. Cho thêm gừng tươi để giúp món chè dậy mùi hơn.

– Tiếp tục khuấy đều và nhanh tay trong khoảng 1-2 phút để các hỗn hợp hòa quyện tạo thành màu đen sánh mịn hấp dẫn.

– Cho thêm đường với độ ngọt tùy thích. Bạn cũng có thể cho thêm nước nếu thích ăn chè loãng. Đun sôi thêm vài phút nữa với lửa nhỏ và khuấy đều tay là bạn đã hoàn thành món chè mè đen siêu ngon.

Chú ý khuấy đều tay để chè mè đen không bị vón cục.

PHẦN 3: YÊU CẦU THÀNH PHẨM VÀ CÁCH THƯỞNG THỨC CHÈ MÈ ĐEN

Bạn nên thưởng thức chè mè đen nóng với hương vị thơm hấp dẫn của mè đen, gừng tươi, bột sánh mịn, ngầy ngậy.

– Cách nấu chè mè đen không hề khó, lại nhanh chóng, nhưng bạn cần đảm bảo món chè khi nấu xong sánh mịn, không bị lợn cợn hay vón cục, có mùi thơm hấp dẫn từ mè đen, vị thanh thanh của nước dừa và ngậy của bột sắn dây.

– Bạn có thể thưởng thức chè mè đen theo 2 kiểu, ăn nóng và ăn lạnh.

+ Ăn nóng: Múc chè ra cốc hoặc bát, rắc thêm chút dừa nạo lên trên và thưởng thức chè mè đen ngay khi còn nóng để cảm nhận được hương vị thơm ngon. Kiểu ăn nóng khá phù hợp với mùa đông.

+ Ăn lạnh: Bản thân chè mè đen đã rất mát và thanh lọc cơ thể, nếu bạn muốn một món ăn giải nhiệt mùa hè thì hãy ăn chè mè đen lạnh. Để chè nguội rồi múc ra bát, thêm dừa nạo, bảo quản trong ngắn mát tủ lạnh vài giờ hoặc ăn kèm với đá bào.

Mách Bạn Cách Làm Yaourt Ngon “Tuyệt Cú Mèo” Giải Nhiệt Ngày Hè

Mách bạn cách làm yaourt ngon “tuyệt cú mèo” giải nhiệt ngày hè

Yaourt là một món ăn cực kì bổ dưỡng cho sức khỏe. Thay vì phải mua ngoài, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm yaourt thơm ngon sánh mịn ngay tại nhà. Cách làm yaourt vô cùng đơn giản mà chị em nào cũng có thể bắt tay vào làm ngay được.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1 lít sữa tươi ½ lon sữa đặc có đường (160 g) 1 hũ sữa chua Vinamilk để làm men cái

Chuẩn bị dụng cụ để ủ yaourt

Hũ thủy tinh hay nhựa, lọ dùng để đựng hỗn hợp yaourt Vật chứa: thùng xốp hoặc nhựa, nồi ủ, nồi cơm điện, nồi kim loại bình thường… hoặc có thể dùng lò nướng để ủ yaourt.

Hướng dẫn cách làm yaourt

Bước 1: Đem sữa đặc hòa với sữa tươi. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý phải nếm thử độ ngọt đã phù hợp với khẩu vị của gia đình chưa. Sau đó, đem đun hỗn hợp cho lên bếp gas cho nóng khoảng 40 độ C (hơi ấm như nước tắm em bé, chạm vào không nóng), tắt bếp.

Bước 2: Cho sữa chua vào hỗn hợp vừa được đun nóng, khuấy đều tay cho sữa chua hòa tan hoàn toàn vào hỗn hợp sữa. Nếu như thích hương vani bạn có thể cho vào ngay lúc này. Để yaourt được mịn đẹp hơn sau khi ủ, bạn có thể lọc hỗn hợp vừa pha qua rây cho tan đều. Sau đó, đem hỗn hợp rót vào các lọ đã chuẩn bị sẵn.

Bước 3: Ủ yaourt

Khi ủ yaourt cần duy trì nhiệt độ cần thiết để men cái hoạt động. Muốn đạt được như thế, bạn cần phải đảm bảo chất lượng vật chứa dùng để ủ yaourt.

Xếp các hũ yaourt vào vật chứa, tiếp đến chế nước ấm (khoảng 50 độ C) vào vật chứa sao cho ngập ½ hũ yaourt, phủ lên trên bề mặt một chiếc khăn ấm. Đậy kín vật chứa và để nơi thoáng mát khoảng 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm (nếu làm buổi tối).

Với các vật chứa bằng nhựa, bạn cần thăm chừng nếu nước nguội bớt thì phải châm thêm nước nóng để duy trì độ ấm cần thiết cho men hoạt động. Khi châm nước cần nhẹ nhàng tránh làm yaourt bị long chân.

Sử dụng lò nướng để ủ yaourt: bật lò nướng ở 100 độ C cho lò ấm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Đặt khay xếp các hũ yaourt (đã châm nước ấm đến ½ hũ) vào lò. Đóng kín cửa lò và ủ khoảng 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm. Sau khoảng 3 tiếng thì vặn lò cho lò hoạt động khoảng 3 phút đầu, sau đó rút điện.

Với cách làm này bạn sẽ không cần phải châm thêm nước nóng nhưng vẫn đảm bảo môi trường ấm cần thiết cho men cái hoạt động tốt nhất.

Bước 4: Sau khi yaourt đông lại, hãy cho yaourt vào tủ lạnh.

Yaourt sau thời gian ủ sẽ sánh đặc với bề mặn mịn màng, nếu độ đặc đạt chuẩn khi nghiêng hũ bạn sẽ thấy yaourt vẫn giữ nguyên thể trạng mà không hề bị chảy hay trào ra khỏi hũ.

Bạn có thể thử hũ yaourt thành phẩm để xem mức độ lên men đã như ý chưa; nếu như chưa đủ độ chua cần thiết, lần sau bạn có thể gia tăng thời gian ủ hoặc thêm lượng men cái. Cho yaourt thành phẩm vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.

Yaourt sau thời gian ủ vẫn sẽ tiếp tục lên men ngay cả khi để trong tủ lạnh. Vì thế, nên sử dụng trong thời gian ngắn để đảm bảo độ chua vừa phải sẽ ngon hơn.

Yaourt có thể dùng chung với trái cây hoặc có thể đánh đá để làm món giải khát thơm ngon, mát lạnh và cực giàu dinh dưỡng cho gia đình.

Thay vì tự làm sữa chua tại nhà khá tốn nhiều thời gian cho các chị em bận rộn, gia đình có thể sử dụng sữa chua ăn Vinamilk với nhiều hương vị và dưỡng chất. Như một món quà của bà mẹ thiên nhiên ban tặng, sữa chua ăn Vinamilk là thực phẩm không thể nào thiếu trong tủ lạnh của mọi nhà. Bổ cho trẻ em, tốt cho người lớn, dung sữa chua ăn Vinamilk mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện thể lực và sức khoẻ rất nhiều.

Công dụng của sữa chua yaourt

Tiêu thụ tối thiểu 250mg yaourt/ngày sẽ giúp tăng cường vitamin B cho cơ thể, đồng thời, giúp duy trì cảm giác ngon miệng. Ở trẻ kén ăn, yaourt có thể kích thích trẻ ăn nhiều hơn, nhờ tác dụng tiêu hóa đường lactose giúp trẻ dung nạp thức ăn tốt hơn.

Những người tiêu thụ yaourt 3 lần/tuần có thể tăng tuổi thọ cao hơn so với những người chỉ ăn 1 lần/tuần. Những vi khuẩn có trong sữa chua còn giúp ngừa chứng viêm khớp. (Theo nghiên cứu của tiến sĩ Michael Zemel và cộng sự, ĐH Tennessee (Mỹ))

Các vi khuẩn có lợi trong yaourt sẽ giúp bình thường hóa chức năng của ruột sau khi đã bị tổn thương vì thuốc trụ sinh. Trong yaourt chỉ chứa một lượng rất ít lactose, chình vì vậy, đây là điều kiện tốt cho những ai có vấn đề về tiêu hóa mỗi khi tiêu thụ các sản phẩm làm ra từ bơ, sữa.

Lưu ý khi sử dụng yaourt

Yaourt rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không ăn yaourt vào lúc đói vì yaourt có độ pH thích hợp nhất để vi khuẩn lên men lactic phát triển. Tốt nhất, bạn, nên ăn sữa chua 2-3 giờ sau khi đã dùng các thức ăn khác.

4 Loại Sữa Cực Thơm Ngon, Dễ Làm Giúp Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Cả Gia Đình

Hướng dẫn làm sữa hạnh nhân Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 thìa vanilla

– 3 thìa mật ong

– 1 chút muối

– 4 bát nước lọc

Cách làm:

Bước 1: Ngâm 1 bát hạt hạnh nhân với 2 bát nước và để qua đêm cho hạt mềm ra.

Bước 2: Đổ nước đi, để ráo hạt hạnh nhân, sau đó cho vào máy xay.

Bước 3: Thêm vào máy xay 1 thìa vani, 3 thìa mật ong, 1 ít muối và 4 bát nước.

Bước 4: Xay nhuyễn hỗn hợp trong 90 giây.

Bước 5: Dùng một miếng vải thưa hoặc 1 cái rây để lọc hỗn hợp.

Bước 6: Có thể uống ngay hoặc để sữa vào ngăn mát tủ lạnh 1-2 tiếng rồi thưởng thức.

Hướng dẫn làm sữa hạt dẻ cười Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 bát hạt dẻ cười đã bóc vỏ

– 1 thìa vanilla

– 3 thìa mật ong

– 1 ít muối

– 4 bát nước lọc

Bước 1: Cho 1 bát hạt dẻ cười đã tách vỏ vào máy xay

Bước 2: Thêm vào máy xay 1 thìa vani, 3 thìa mật ong, 1 ít muối và 4 bát nước vào máy xay.

Bước 4: Xay nhuyễn hỗn hợp trong 90 giây.

Bước 5: Dùng một miếng vải thưa để lọc hỗn hợp.

Bước 6: Có thể uống ngay hoặc để sữa vào ngăn mát tủ lạnh 1-2 tiếng rồi thưởng thức.

Hướng dẫn làm sữa hạt phỉ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 bát hạt phỉ

– 1 thìa vanilla

– 2 thìa mật ong

– 2 thìa bột cacao không đường

-1 ít muối

– 4 bát nước lọc

Cách làm:

Bước 1: Ngâm 1 bát hạt phỉ với 2 bát nước và để qua đêm cho mềm.

Bước 2: Vớt hạt phỉ ra, để ráo, cho hạt phỉ vào máy xay sinh tố.

Bước 3: Thêm 1 thìa vani, 2 thìa mật ong, 2 thìa bột ca cao không đường, 1 ít muối và 4 bát nước vào máy xay.

Bước 4: Xay nhuyễn hỗn hợp trong 90 giây.

Bước 5: Dùng một miếng vải thưa để lọc hỗn hợp.

Bước 6: Có thể uống ngay hoặc để sữa vào ngăn mát tủ lạnh 1-2 tiếng rồi thưởng thức.

Hướng dẫn cách làm sữa hạt hồ đào (hạt óc chó trơn) Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 bát hạt hồ đào

– 1 thìa vani

– 1 thìa mật ong

– 1 ít muối

– 1 thìa bột ca cao không đường

– 4 bát nước lọc

Bước 1: Ngâm 1 bát hạt hồ đào với 2 bát nước và để qua đêm.

Bước 2: Đổ nước đi và cho hạt hồ đào vào máy xay.

Bước 3: Thêm 1 thìa vani, 1 thìa mật ong, 1 ít muối, 1 thìa bột ca cao không đường và 4 bát nước vào máy xay.

Bước 4: Xay nhuyễn hỗn hợp trong 90 giây.

Bước 5: Dùng một miếng vải thưa để lọc hỗn hợp.

Bước 6: Có thể uống ngay hoặc để sữa vào ngăn mát tủ lạnh 1-2 tiếng rồi thưởng thức.

Quỳnh Trang/ Theo Buzzfeed

Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Mẹ Cách Làm Sữa Gạo Lứt Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Mẹ Và Bé trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!