Xu Hướng 9/2023 # Lưu Ý Khi Cho Trẻ Uống Sữa Tăng Cân Các Mẹ Nên Biết # Top 17 Xem Nhiều | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lưu Ý Khi Cho Trẻ Uống Sữa Tăng Cân Các Mẹ Nên Biết # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lưu Ý Khi Cho Trẻ Uống Sữa Tăng Cân Các Mẹ Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Pha sữa tăng cân cho trẻ đúng tỉ lệ

Trên hộp mỗi loại sữa đều được nhà sản xuất ghi khá chi tiết cách pha sữa theo tỷ lệ bao nhiêu nước với bao nhiêu sữa. Các mẹ nên chú ý pha đúng tỷ lệ để đảm bảo khả năng hấp thụ cho bé được tốt nhất. Một số mẹ thường khá chủ quan cho rằng pha loãng hay đặc một chút cũng không sao. Trên thực tế việc pha sữa tăng cân quá loãng sẽ khiến trẻ không đủ chất, bé sẽ không phát triển được tối đa. Ngược lại pha quá đặc cũng không hề tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nhất là đối với các loại sữa tăng cân của trẻ thường chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, nếu pha sữa quá đặc rất dễ khiến trẻ bị táo bón.

Không cho trẻ ăn sữa sống Pha sữa ở nhiệt độ thích hợp

Khi mẹ pha sữa công thức cho bé bằng nước vừa sôi sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, đồng thời làm sữa bị vón cục và bé bị bỏng vòm họng do uống sữa quá nóng. Các mẹ cũng không nên pha bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa bị đóng váng, mất đi vị thơm ngon. Vì thế, theo các bác sĩ thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng trong sữa.

Theo dõi khả năng hấp thụ của trẻ

Tình trạng chậm tăng cân, còi cọc ở trẻ luôn là vấn đề luôn mà các bậc phụ huynh khá đau đầu. Các bà mẹ cũng luôn cố gắng để tìm những loại sữa tăng cần tốt nhất để có thể giúp còn mình phát triển cân năng và thể chất được tốt nhất. Tuy nhiên việc lựa chọn loại sữa phù hợp với bé nhà mình không phải là điều đơn giản. Có thể đối với một số bé dùng cùng một loại sữa hấp thụ khá tốt, nhưng một số bé lại không hấp thụ được do hệ tiêu hóa và cơ địa của mỗi bé là khác nhau.

Bởi vậy khi cho bé sử dụng bất cứ loại sữa nào mẹ cũng cần theo dõi khả năng hấp thụ của bé xem có tốt không. Đầu tiên bạn có thể theo dõi qua quá trình đi vệ sinh của bé, qua tình trạng phân. Nếu bé bị táo bón hoặc có biểu hiện không tốt thì ngoài việc chú ý chế độ ăn uống hàng ngày thì mẹ cũng xem lại loại sữa đang dùng cho bé có phù hợp không.

Công ty TNHH TM & DV IDP

Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0904.146.871

Fax: (028) 3844 4703

Email: idp@idpcorp.vn

Lưu Ý Cho Các Mẹ Khi Nặn Sữa Bằng Tay

Tắm nước nóng là cách tốt nhất giúp bạn thực hiện nặn sữa bằng tay hiệu quả, vì nước nóng sẽ kích thích dòng sữa tiết ra nhiều hơn.

Khi đã cảm thấy thoải mái, bạn hãy bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng nặn và mát xa ngực theo hướng từ trên xuống dưới, hướng về phía bầu ngực. Bạn hãy bảo đảm làm điều đó cho tất cả vùng xung quanh ngực 1 cách đều nhau.

Ngực của bạn phải nằm trong lòng bàn tay, với ngón tay cái đặt lên phần trên ngực và những ngón còn lại đặt phía dưới ngực (theo hình chữ C). Các ngón tay của bạn nên đặt sau đầu ti từ 3-5 cm.

Ấn nhẹ ngực theo hướng thành ngực.

Đẩy ngón tay cái và những ngón còn lại lần lượt hướng vào nhau, nặn ngực 1 cách nhẹ nhàng.

Bạn không nên kẹp đầu ti của mình. Sữa không có tại đầu ti của bạn, do đó khi kẹp vào đầu ti, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái và thậm chí còn có thể khiến lượng sữa tiết ra bị ngưng lại (đây là lý do tại sao bé cần phải ngậm đầy miệng khi bú sữa).

Bạn hãy lặp lại những động tác trên. Sữa sẽ mất một khoảng thời gian để tiết ra, và bạn cần phải luyện tập làm việc này 1 lúc trước khi bạn có thể làm sữa thực sự tiết ra.

Sau một chút thời gian, bạn hãy xoa nhẹ tay xung quanh ngực và lặp lại động tác này vài lần. Bạn phải luôn nhớ nặn sữa từ vùng xung quanh ngực.

Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn một cái chai đã được tiệt trùng để đựng lượng sữa bạn vừa nặn ra.

Lưu trữ và sử dụng sữa thế nào?

Sữa cần chứa trong một bình khử trùng. Thời hạn lưu trữ sữa như sau:

 Trong tủ lạnh tối đa 2 ngày.

 Lưu trữ được 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh.

Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Sữa mẹ sau khi rã đông vẫn còn chất lượng tốt hơn so với sữa bột, sữa đặc khác. Không tái đông lạnh sữa lần nữa khi nó đã tan.

Bé có thể uống sữa khi còn hơi lạnh. Bạn nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể người. Không nên hâm nóng sữa bằng lo vi sóng.

Nếu em bé của bạn đang được chăm sóc trong bệnh viện vì sinh non hoặc bị bệnh, bạn có thể liên hệ với nhân viên y tế để lưu trữ sữa của mình dành cho bé uống.

Các Lưu Ý Cần Thiết Nào Cho Các Mẹ Khi Mua Sữa Bầu?

1/ Kiểm tra thành phần trong sữa tốt cho con, lợi cho mẹ

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng, sữa bầu càng liệt kê nhiều chất trên vỏ hộp thì sữa đó càng tốt. Nhưng thực tế, không phải hộp chứa bao nhiêu chất là quan trọng mà quan trọng là sữa bầu ấy chứa chất gì thiết yếu cho cả 2 mẹ con.

Khi mua sữa bầu, mẹ bầu nên “ngâm cứu” kỹ những dưỡng chất có trong sữa có giúp phát triển và kết nối các tế bào thần kinh, giúp phát triển trí não, thị giác của trẻ. Hoặc những thành phần sữa này có làm giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh và phát triển chức năng lưu nhớ của thai nhi không.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kiểm tra những thành phần này có cung cấp nhiều sắt cho cơ thể, chống thiếu máu, thiếu canxi, giảm cảm giác buồn nôn và nhất là có hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống táo bón hiệu quả trong thai kỳ cho mẹ bầu?

Nói chung sữa bầu phải cung cấp nhiều vi chất như canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé … Bởi đây cũng là những chất dễ bị thiếu hụt trong quá trình mang thai.

2/ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng của sữa bầu

Hầu hết tất cả những loại sữa bầu đều được chế biến theo công thức dành riêng cho phụ nữ mang thai nên chắc chắn là tốt cho các mẹ bầu. Song mỗi hãng sản xuất lại có những loại sữa có nhãn mác, mùi vị, giá cả… khác nhau.

Thực tế, cũng rất khó để phân định sữa nào có chất lượng tốt hơn. Vì thế khi lựa chọn, mẹ bầu nên để ý check kỹ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của sữa xem nó có phải là sữa giả, sữa kém chất lượng hay sữa “quá đát” không.

Theo khảo sát, hiện nay các loại sữa bột khá phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường là sữa XO, Enfamama, Similac Mom, Similac Neoensure, Anmum Materna, dòng sữa Vinamilk Sure Prevent… Những loại sữa này được các mẹ bầu rỉ tai nhau có chất lượng ổn, giá phải chăng.

3/ Kiểm tra giá cả và những chương trình khuyến mãi

Để tiết kiệm tiền khi mua sữa bầu chính hãng có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẹ bầu nên xem xét và cân nhắc đến giá cả của chúng. Mẹ bầu chỉ nên mua sữa bầu phù hợp với kinh tế của mình. Đặc biệt, nên đặt mua sữa bầu khi một hãng sữa hay shop bán sữa tung ra những chương trình khuyến mãi.

4/ Dựa vào hương vị sữa bầu bạn thích

Sữa bầu hiện nay có rất nhiều hương vị cho bạn lựa chọn. Song để đỡ ngán và cảm thấy thích uống sữa nhất, mẹ bầu không nên ép mình uống một loại cố định. Ngược lại, nên chọn loại sữa có mùi vị mà bạn thích nhằm kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon lành khi uống .

Nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp uống sữa bầu kèm theo bánh mỳ, bánh quy… Đây cũng là một cách hay để bạn tham khảo. Ngoài ra, bạn có thể dùng thử để biết loại nào, hương vị nào như cam, vani, sôcôla… hợp với bạn.

Mẹ Uống Sữa Gì Để Con Bú Tăng Cân Và Lưu Ý Khi Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ

Tại sao cần uống sữa sau khi sinh con?

Sau sinh, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe. Mà sữa lại là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu. Vậy nên uống sữa sau khi sinh con là việc rất quan trọng.

Lợi ích của việc uống sữa sau sinh Giúp bạn có nhiều sữa

Uống sữa là cách giúp các mẹ sau sinh có nhiều sữa cho con bú. Sữa bổ sung canxi, chất đạm, cùng các dưỡng chất khác. Ngoài ra, sữa thuốc dạng lỏng nên hấp thu nhanh hơn so với thức ăn. Trước khi cho con bú 20 phút uống 1 cốc sữa ấm giúp kích thích sữa về nhiều hơn.

Giúp bạn ngủ ngon

Sau khi sinh, bạn hay bị mất ngủ, ngủ không sâu do sức khỏe và chăm con. Uống một ly sữa ấm trước khi ngủ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu hơn.

Cung cấp nước cho cơ thể

Không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng, sữa còn cung cấp lượng nước khá lớn. Do vậy, khi uống sữa bạn vừa bổ sung được dưỡng chất vừa bổ sung được nước cho cơ thể.

Mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân? Sữa tươi tiệt trùng

Các loại sữa tươi như sữa bò, sữa dê, sữa cừu…qua tiệt trùng đều rất tốt cho mẹ sau sinh. Giúp tăng cường dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước. Tuy nhiên uống sữa tươi rất hay bị lạnh bụng đặc biệt là vào buổi sáng. Thế nên trước khi uống bạn hãy hâm nóng sữa.

Sữa Ông Thọ

Sản phẩm Sữa Ông Thọ được làm từ sữa bò, qua quy trình xử lí nên đảm bảo về chất lượng. Sữa Ông Thọ vừa giàu dưỡng chất, giá lại rẻ. Là lựa chọns cho bạn khi đăng suy nghĩ mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân.

Sữa chua

Sữa chua cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh thì chất lượng sữa cho con mới đảm bảo. Mà chất lượng sữa tốt thì bé tăng cân là điều đương nhiên. Vậy nên bổ sung sữa chua là rất cần thiết.

Sữa bột

Sữa bột là công thức dưỡng chất được thiết kế riêng cho các mẹ sau sinh. Uống sữa bột đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tạo ra nguồn sữa đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Sữa có nguồn gốc từ thực vật

Sữa mè đen, sữa hạt sen, sữa ngũ cốc…là sữa có nguồn gốc từ thực vật. Sữa thực vật được cho là tốt cho sức khỏe (không chứa hormones từ bò mẹ) và nhân văn hơn. Sữa hạt nguyên chất còn dành cho các bà mẹ không thể uống được sữa động vật.

Tuy nhiên, hiện nay sữa bị pha trộn khá nhiều. Bạn nên lựa chọn sữa thật cẩn thận để tránh sữa giả, sữa pha trộn.

Những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ Uống đủ nước

Sữa mẹ chứa 90% là nước, khi cho bé bú cơ thể sẽ giải phóng hormone oxytocin khiến bạn khát. Vì vậy, bổ sung đủ nước cho cơ thể là việc bạn nên làm. Tuy thế, bạn không cần thiết phải uống nước quá sức. Bạn chỉ cần uống vừa đủ để đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Dinh dưỡng hợp lí

Bạn cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ calo khi nuôi con bằng sữa mẹ. Cần 2000 – 2100 calo mỗi ngày nếu bé của bạn đang hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ. Bạn có thể bổ sung calo từ những thực phẩm như: quả bơ, sữa chua, bơ lạc. Ngoài ra trứng, hạnh nhân, quả óc chó, táo xanh, pho mát… cũng chứa nguồn calo lớn.

Không nên ăn những thực phẩm có thể khiến bé dị ứng

Nói chung, bạn có thể ăn bất cứ thứ gì nhưng phải trong chừng mực. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm bạn cần cân nhắc khi sử dụng. Một số loài cá có độ thủy ngân cao hơn và bạn cần phải cẩn thận khi ăn chúng. Ví dụ: cá mập, cá thu hoàng hậu, cá kiếm…

Lưu Ý Khi Uống Nước Dừa Cho Mẹ Bầu Và Bé

Trong thời tiết nắng nóng như thế này thì nước dừa có thể xem như một thức uống tuyệt vời để giải nhiệt cho cơ thể. Nước dừa chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sự trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý khi uống nước dừa, nhất là đối với các mẹ đang mang thai và trẻ nhỏ.

– Có thể giới thiệu nước dừa cho bé sau 7 tháng tuổi, cơm dừa chỉ cho bé ăn sau 1 tuổi, nước cốt dừa thì nên giới thiệu bé sau 9 tháng tuổi. – Không nên lạm dụng dùng nước dừa hay nước cốt dừa để nấu ăn hay chế biến cho bé. – Bảo quản dừa tươi là 5-10 ngày sau khi mua trái dừa ở chợ về (Tốt nhất đừng dùng sau 10 ngày vì thành phần trong nước dừa sau 10 ngày đã thay đổi, 1 số chất sinh ra sẽ gây dị ứng cho bé). Nếu đã đổ nước dừa ra chén thì nên bỏ vào tủ lạnh, dùng trong vòng 24 giờ. – Nước cốt dừa mua về dùng trong 4 ngày khi để ngăn lạnh. Không trữ đông nước cốt dừa. – Cái dừa (cơm dừa) có thể để ngăn lạnh dùng trong 5 ngày. Nếu trữ đông thì cho vào 1 ít nước dừa và trữ đông dùng trong 30 ngày là tốt nhất.

– Không nên dùng nước dừa để thay nước pha sữa công thức cho bé. -Nước dừa có tính hàn nên những người thuộc tạng âm như da trắng xanh, thịt mềm nhão, tay chân lạnh, ít khát nước, dễ bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều nước dừa. – Lưu ý đối với thai phụ khi mang thai những tuần đầu tiên, uống nhiều nước dừa có thể khiến thai chết lưu và phải áp dụng thủ thuật ngoại khoa để lấy ra. Ngoài ra việc uống quá nhiều nước dừa trong thời gian mang thai dễ khiến thai phụ bị loãng máu và viêm màng ối. – Uống nhiều nước dừa buổi tối có thể gây chướng hơi, đầy bụng. – Khi đi ngoài trời nắng nóng về không nên uống liên tục quá nhiều nước dừa sẽ dễ bị “trúng” với các triệu chứng như ớn lạnh, chóng mặt, đầy bụng…

Ý kiến của bạn

Lưu Ý Khi Cho Bé Uống Sữa Tươi

Bên cạnh những bữa ăn dặm, các bé từ 1 tuổi trở lên đã có thể uống sữa tươi để tăng cường canxi và dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển “thần tốc” của mình. Tuy nhiên, uống sữa sai loại hay uống không đúng cách, bé cưng có thể sẽ gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

So với sữa mẹ, sữa tươi có lượng đạm rất cao, thậm chí gấp đôi. Hệ tiêu hóa non nớt của các bé dưới 1 tuổi khó có thể tiêu hóa được hàm lượng đạm cao này và có thể bị “quá tải”. Hơn nữa, lượng vitamin C và sắt trong sữa tươi khá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên cho bé uống sữa tươi khi bé bước qua năm đầu đời.

1/ Bé bao nhiêu tuổi, uống bấy nhiêu

Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng sữa tươi không thể thay thế bữa ăn hàng ngày của trẻ. Vì vậy, song song với uống sữa, bé vẫn cần được bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm.

– Bé 1-2 tuổi: Tổng nhu cầu về sữa của bé trong giai đoạn này khoảng 500-700 ml/ ngày. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé uống từ 200-300 ml sữa tươi, còn lại nên xen kẽ với sữa công thức để chế độ dinh dưỡng của bé thêm đa dạng.

– Bé từ 2 tuổi trở lên: Khả năng hấp thụ thức ăn của bé đã tốt hơn và có thể tiêu thụ khoảng 300ml-500ml sữa/ ngày. Uống nhiều hơn 500 ml sữa mỗi ngày có thể làm bé bị đầy bụng, khó tiêu

– Bé từ 4-8 tuổi: Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ, bé trong giai đoạn này có thể uống khoảng 600 ml sữa/ ngày.

2/ Cho bé uống sữa theo tình trạng cân nặng

Các bé từ 1-2 tuổi có thể trạng bình thường nên uống sữa nguyên kem, giàu chất béo cực tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ cũng nên lưu ý chọn sữa cho bé tùy theo tình trạng cân nặng, bởi nếu không chú ý, bé cưng sẽ có nguy cơ bị béo phì.

Trẻ trên 2 tuổi hoặc những bé thừa cân béo phì nên cho bé uống sữa tách béo một phần hoặc tách béo toàn phần. Bé có cân nặng bình thường có thể uống sữa không đường để hạn chế lượng đường cơ thể hấp thụ.

Với các bé suy dinh dưỡng, thấp còi, mẹ nên cho bé uống thêm sữa vào các bữa phụ, hoặc có thể sử dụng sữa chuyên dụng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

3/ Khi nào nên cho bé uống sữa?

Trước bữa ăn chính 2 giờ, mẹ không nên cho bé uống sữa tươi hay bất kỳ đồ ăn vặt khác. Vì có thể làm bé no và lười ăn. Tốt nhất, nên cho bé uống sữa sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ.

Uống một cốc sữa ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Hơn nữa, uống sữa vào ban đêm sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu canxi và các dưỡng chất quan trọng, giúp bé phát triển chiều cao tối ưu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lưu Ý Khi Cho Trẻ Uống Sữa Tăng Cân Các Mẹ Nên Biết trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!