Bạn đang xem bài viết Lưu Ý Khi Chăm Sóc Thai Nhi Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu có thể tăng từ 4,5 – 8kg và kích thước của bé cũng tăng gấp 3 lần, vì vậy mẹ cần cung cấp đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như giúp bé yêu phát triển thật tốt. Để làm được điều này, mẹ mang thai chỉ cần tham khảo và áp dụng các lưu ý đơn giản sau:
Mẹ bầu cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ có thể tăng từ 4,5 – 8 kg (hoặc khoảng 0,5kg/tuần) trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi cả mẹ và bé cùng to lên, mẹ bầu có thể sẽ muốn ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày. Khi đó, mẹ bầu nên chia thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng trong ngày. Các dưỡng chất cần thiết cho mẹ mang thai: Canxi, Protein và DHA (một loại chất béo Omega-3)
Xương của bé cần thêm canxi, mô và cơ cũng cần thêm protein để phát triển. DHA (một loại chất béo Omega-3) giúp cho não bộ của thai nhi phát triển nhanh chóng. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dùng vitamin tổng hợp để đảm bảo nhận đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình mang thai.
Duy trì lượng nước vừa đủ
Dù mẹ bầu có thể thấy khó chịu do áp lực lên bàng quang ngày một gia tăng trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc duy trì lượng nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 10 ly nước lọc mỗi ngày là vô cùng thiết yếu. Sự duy trì nước này không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ giảm thiểu và ngăn ngừa táo bón.
Suy nghĩ tích cực giúp ích cho sự phát triển của thai nhi
7 Rắc Rối Mẹ Bầu 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Cần Đặc Biệt Lưu Ý.
1. Tam cá nguyệt cuối là gì?
Tam cá nguyệt cuối là để nói đến 3 tháng cuối thai kì, tức là từ tuần thứ 28 đến 39 tuần 6 ngày.
Nếu sinh vào khoảng thời gian từ 37 tuần 0 ngày đến 41 tuần 6 ngày được gọi là sinh đủ tháng. Em bé được sinh ra trong khoảng thời gian này có thể hoàn toàn thích ứng được với thế giới bên ngoài.
Khi em bé ngày càng lớn dần trong bụng, thì cơ thể mẹ bầu sẽ ngày càng có nhiều sự thay đổi, do đó dẫn đến nhiều rắc rối nhỏ có thể xảy ra.
2. 7 rắc rối nhỏ thường gặp ở tam cá nguyệt cuối và biện pháp khắc phục
Trong quá trình mang thai, hẳn là các mẹ bầu đều cảm thấy có những lúc cơ thể không được thoải mái, hay những triệu chứng mệt mỏi khó chịu trong cả 3 tam cá nguyệt của thai kì.
Về mặt y học thì chúng không gây ảnh hưởng lớn cho mẹ bầu và cả em bé, tuy nhiên có lẽ đem đến ít nhiều phiền toái cho người mẹ.
2.1. Đau lưng
Ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối thì bụng mẹ bầu ngày càng lớn hơn, do đó tư thế của mẹ bầu dần chuyển sang tư thế cong ngả thân trên để giữ cân bằng cho cơ thể.
Tư thế cong ngả này làm đè nặng lên phần hông, dẫn đến tình trạng đau lưng. Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc sinh nở, dây chằng khớp xương cùng và khớp mu của xương chậu sẽ được nới lỏng ra, do đó mà có thể thấy đau ở cả vùng xương chậu chứ không phải chỉ phần hông.
Tử cung ngày càng to ra nên ngoài phần hông ra, thì dây thần kinh tọa cũng sẽ bị chèn ép, dẫn đến hiện tượng đau thần kinh tọa ở cả vùng mông và mặt trong đùi.
Cách khắc phục:
Có thể ngâm bồn nước ấm hoặc chườm ấm để làm dịu chỗ đau (chú ý nếu ngâm bồn thì tránh ngâm lâu). Nếu dùng các loại miếng dán giảm đau thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, có 1 cách có hiệu quả là đứng dựa sát lưng vào tường, phần eo đẩy vào tường rồi hít hơi vào (bài tập vận động nghiêng xương chậu).
2.2. Những vấn đề về chân (sưng phù chân, giãn tĩnh mạch)
Hiện tượng sưng phù là triệu chứng dễ xảy ra trong thai kì, rất nhiều mẹ bầu ở tam cá nguyệt cuối bị sưng phù nhiều hơn. Triệu chứng này xảy ra do bầu càng nhiều tuần thì lượng máu trong cơ thể càng tăng, dễ gây ra tình trạng chất lỏng trong máu bị tích lại dưới mô hạ bì.
Ngoài ra, do sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn, nên sự lưu thông máu của chi dưới kém hơn, mạch máu bề mặt bị phồng lên dẫn đến hiện tượng giãn tĩnh mạch.
Hiện tượng phù nề, giãn tĩnh mạch xuất hiện ở mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường.
Hiểu 1 cách đơn giản thì nếu chân bạn bì phù lên ở mức độ tương ứng với tăng 1cm kích cỡ giày thì độ phù này là bình thường ở mẹ bầu. Tuy nhiên nếu cảm thấy phù nề cả mặt và toàn thân, huyết áp lại bị tăng cao thì rất có khả năng là bị cao huyết áp thai kì, cần phải đến thăm khám bác sĩ để chữa trị.
Cách khắc phục:
Không đứng liên tục trong thời gian dài
Khi nằm thì nên nằm nghiêng bên trái
Khi nghỉ ngơi thì nên để chân cao lên 1 chút
Uống đầy đủ nước (1 ngày 2 lít)
Đi tất chuyên dụng cho giãn tĩnh mạch
Khi cơ thể bị thiếu nước thì sẽ tự động tích nước. Do đó cần uống đầy đủ nước, khi việc nạp nước và bài tiết cân bằng thì sẽ giảm thiểu được tình trạng phù nề.
2.3. Tim đập nhanh – khó thở
Khi mang thai, lượng máu lưu thông tăng lên, vào tam cá nguyệt cuối, thì lượng máu lưu thông tăng khoảng 40%đến 50% so với trước khi mang thai.
Do đó, tim cũng cần hoạt động nhiều hơn để có thể lưu thông máu trong toàn cơ thể, dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh, khó thở.
Cách khắc phục:
Nếu nghỉ ngơi yên tĩnh mà thấy khỏe hơn thì không cần phải lo lắng. Hãy chú ý vận động chậm rãi.
Nếu nghỉ ngơi yên tĩnh mà vẫn không thấy đỡ, ngoài triệu chứng tim đập nhanh, khó thở còn bị ho, phù nề toàn thân, mệt mỏi thì cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ.
Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?
Móng giò có thực sự giúp mẹ tăng sữa?
Đồ nhất thiết phải mang theo khi đi đẻ
2.4. Thiếu máu
Khi mang thai, lượng máu lưu thông tăng lên, nhưng số lượng hồng cầu lại không tăng nhiều bằng tỉ lệ tăng của lượng máu tổng thể, nên dễ gây ra thiếu máu.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu nhẹ là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường trong thai kì, nên không cần phải lo lắng nhiều.
Nếu bị tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, thì nên đi thăm khám để biết là nguyên nhân có phải do thiếu máu hay không, có cần phải chữa trị hay không. Đừng tự ý bổ sung thực phẩm chức năng hay bổ sung quá nhiều sắt mà chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
2.5. Sự thay đổi dịch âm đạo ở mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn này sẽ thấy ra nhiều dịch âm đạo màu trắng, nhầy. Tuy nhiên, nếu thấy đi kèm xuất huyết thì có khả năng là triệu chứng sinh non hay có cơn chuyển dạ.
Cách khắc phục:
Ngoài hiện tượng ra nhiều dịch âm đạo hơn, nếu thấy âm hộ bị đỏ, ngứa nhiều, hay màu sắc và hình thái dịch âm đạo khác thường, thì có khả năng đã bị nhiễm nấm (candida chẳng hạn), khuẩn (e.coli chẳng hạn).
Hãy khẩn trương đi bác sĩ thăm khám.
2.6. Cảm giác bất an, mất ngủ
Ngày sinh càng đến gần, chắc hẳn mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng “liệu có mẹ tròn con vuông hay không…”, nhiều khi cảm thấy bất an, bồn chồn.
Cách khắc phục:
Cố gắng thư giãn đầu óc, không lo lắng quá nhiều, có thể đi tản bộ, nghe nhạc trước khi ngủ để thư giãn.
2.7. Chứng ợ nóng
Tử cung lớn dần gây chèn ép dạ dày, có thể gây nên cảm giác buồn nôn, ợ nóng hay bị ợ hơi.
Cách khắc phục:
Hãy giảm bớt lượng ăn trong 1 bữa, chia ra nhiều bữa nhỏ. Sau khi ăn xong thì đừng nằm ngay xuống.
3. Chuẩn bị tâm thế cho cuộc sinh nở sắp tới
Khi bụng ngày càng lớn thì sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy rất mệt sau khi đi bộ hay hoạt động. Do đó nên bắt đầu chuẩn bị sớm cho cuộc sinh nở sắp tới và cho em bé sắp sửa chào đời.
Nên chuẩn bị sớm 1 chút để có thời gian từ từ lo liệu không cần gấp gáp.
4. Những việc cần chuẩn bị trước cuộc sinh nở
4.1. Chuẩn bị đồ dùng cho em bé
Hãy liệt kê ra những đồ dùng theo mức độ cần thiết từ những cái cần sử dụng ngay sau khi sinh cho đến những thứ chưa cần ngay lập tức, để có thể mua sắm 1 cách hợp lý, tránh lãng phí.
4.2. Chuẩn bị cho cuộc sinh nở
4.3. Những đồ dùng cần thiết khi nhập viện sinh
Những đồ dùng cần thiết khi nằm viện: Tùy từng bệnh viện mà đồ cần chuẩn bị có thể khác nhau. Hãy xác nhận với bệnh viện trước để chuẩn bị sẵn đồ dùng như cốc uống nước, khăn, quần áo mặc…
Đồ dùng cho em bé như sữa, bình sữa, quần áo, bỉm…
4.4. Sự hỗ trợ từ người thân
Vào tam cá nguyệt cuối, mẹ bầu sẽ có rất nhiều sự thay đổi ở cả cơ thể và tâm lý, gặp nhiều bất an. Nếu như xung quanh mọi người cứ hay hỏi “vẫn chưa sinh cơ à?” sẽ làm cho mẹ bầu chịu thêm nhiều áp lực.
Vì vậy những người trong gia đình nên tâm sự để biết được những lo lắng bất an của mẹ bầu 3 tháng cuối, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau vui vẻ hơn để tâm lý mẹ bầu có thể thoải mái hơn.
Hãy cho mẹ bầu cảm giác mọi người đều luôn ở bên cạnh cùng mẹ bầu chuẩn bị háo hức cho cuộc vượt cạn sắp tới.
Bà Bầu Bị Viêm Họng 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Và Những Nguy Hiểm Cho Thai Nhi
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối thai kỳ có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân và cách chữa trị của viêm họng là gì? Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về nó.
Nguyên nhân dẫn đến bà bầu viêm họng 3 tháng cuối thai kỳ
Thời tiết thay đổi đột ngột.
Tác động của môi trường bên ngoài như khói, bụi, các vi khuẩn ở bên ngoài không khí…
Trào ngược axit bên trong dạ dày.
Dị ứng phấn hoa.
Vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách.
Uống hoặc ăn thức ăn quá lạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị viêm họng. Chủ yếu là do cơ thể các sản phụ yếu, sức đề kháng thấp dẫn đến các vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt phải kể đến các nguyên nhân sau:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng phổ biến là các nguyên nhân mà chúng tôi liệt kê bên trên.
Các triệu chứng của viêm họng ở các bà bầu
Ở ba tháng cuối thai kỳ, mà các mẹ bầu bị viêm họng thì sẽ có các biểu hiện, dấu hiệu nhận biết sau:
Các triệu chứng có thể không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các căn bệnh cảm cúm khác. Thế nên bạn cần đi khám thường xuyên khi có những dấu hiệu trên, để được tư vấn và chữa trị kịp thời từ bác sĩ.
Viêm họng có nguy hiểm đối với bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ không?
Đối với viêm họng thông thường thì các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm sẽ không có biến chứng cho thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi lúc đó sức đề kháng của mẹ bầu cũng dần hồi phục về thể trạng bình thường, nên có thể tự khỏi được.
Tuy nhiên nếu là viêm họng do tụ cầu khuẩn gây ra, thì các mẹ nên chú ý đi thăm khám thường xuyên để có phương pháp chữa tốt cho cả mẹ và bé. Nó có tác động xấu đến thai nhi, có thể xảy ra hiện tượng sinh non hoặc chậm sinh. Điều này các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để không có các tác động xấu đến con của mình.
Cách điều trị viêm họng cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối
So với mấy tháng đầu thai kỳ, có thể mẹ bầu ở các tháng cuối không quá mẫn cảm. Nhưng ở giai đoạn này mọi thay đổi của cơ thể người mẹ vẫn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển quả thai nhi. Nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý, nếu không có sự cho phép của bác sĩ thì tuyệt đối không dùng kháng sinh.
Dùng nước muối để vệ sinh khoang miệng
Các mẹ bầu có thể thể sử dụng nước muối loãng để súc miệng. Bởi trong muối có tính sát khuẩn cao, hạn chế các vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Giảm cơ hội tấn công của vi khuẩn vào cổ họng và cơ thể.
Uống nước mật ong, gừng
Mật ong có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu đờm, giảm cảm giác ngứa ngáy vùng cổ họng. Nhằm tiêu ngăn ngừa sự xâm hại của vi khuẩn. Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người mẹ, chống lại các vi khuẩn gây hại.
Uống nước trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng. Bởi trong trà có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, xoa dịu vùng cổ họng đang bị tổn thương. Khi bạn cảm giác đau rát nơi cổ họng chỉ cần uống một tách trà hoa cúc sẽ cảm giác dễ chịu hơn, tiêu phần đờm cổ, dịu nhẹ cuống họng.
Bệnh viêm họng không gây ảnh hưởng quá nhiều, đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, các mẹ bầu không cần quá lo lắng về bệnh viêm họng này. Nhưng các mẹ vẫn nên đi thăm khám thường xuyên và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời các mẹ bầu cũng nên có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để thai nhi phát triển tốt.
Mẹ Bầu Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Trong 3 Tháng Cuối?
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh trong 3 tháng cuối?
Những thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh bao gồm:
Đầu tiên và không thể thiếu chính là nhóm thực phẩm giàu đạm bao gồm: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu hũ… Nhóm thực phẩm này giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển tế bào và tái tạo máu, nhưng không khiến mẹ tăng cân quá nhiều hay béo phì. Bên cạnh là thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh trong 3 tháng cuối, thực phẩm giàu đạm còn ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi, sảy thai, chết lưu, thể trọng não nhẹ…
2. Thực phẩm chứa đường, tinh bột & ngũ cốc
Có thể mẹ không biết nhưng hoa quả không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn cung cấp lượng đường tự nhiên tốt nhất, giúp ích trong quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên mẹ không nên ăn các loại trái cây chứa quá nhiều đường như xoài, lê, dứa, nho, chuối, cherry… sẽ gây tăng cân quá nhanh và tiểu đường thai kỳ.
Nhóm thực phẩm chưa nhiều tinh bột và chất xơ như ngũ cốc, gạo lức cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, hàm lượng chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón.
Để bổ sung tinh bột, mẹ có thể ăn gạo trắng, ngô, các loại đậu và ngũ cốc. Tuy nhiên, để không bị tăng cân quá nhanh, mẹ nên ăn 2 – 3 bát cơm mỗi này, tránh ăn sau 8h tối để không gây hại cho hệ tiêu hoá.
3. Thực phẩm chứa chất béo
Như đã nói ở trê, vào những tháng cuối thai kỳ, não bộ của thai nhi có sự phát triển vượt bậc. Chất béo sẽ giúp cho não bộ của bé phát triển và giúp mẹ hấp thụ vitamin tốt hơn. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm cung cấp chất béo an toàn như: dầu oliu, bơ, đậu phộng, các loại hạt tự nhiên thay vì những chất béo bão hoà trong thức ăn nhanh.
Sữa chứa nhiều protein, canxi, carbonhydrate giúp thai nhi tăng cân nhanh trong 3 tháng cuối. Tuy nhiên, mẹ nên uống các loại sữa tươi không đường để tránh bị khó tiêu, tiêu chảy và mẹ cũng không bị béo lên nhiều hơn với sự tăng cân của bé.
Ngoài sữa, phô mai cũng là thực phẩm cung cấp thêm protein, canxi, chất béo… giúp thai nhi tăng cân đều.
Một thông tin cực thú vị rằng cân nặng của thai nhi tỷ lệ thuận với lượng sữa mẹ bầu uống mỗi ngày, cứ mỗi ly sữa mẹ uống, bé sẽ tăng trọng lượng thêm 41gr.
– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ: thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu nên được chia thành 4-5 bữa ăn/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4h là hợp lý vì nếu ăn 3 bữa như người bình thường sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hoá của mẹ khi mà kích thước của thai nhi đã tăng lên rất nhiều. Mỗi bữa mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất.
– Uống nhiều nước: Mẹ nên uống 2-2,5l/ ngày để hạn chế tình trạng táo bón và giúp cơ thể trao đổi chất thuận lợi hơn.
– Việc tăng cường dinh dưỡng, vitamin qua thực phẩm ăn hàng ngày sẽ tốt hơn nhiều việc phụ thuộc vào các loại vitamin và thuốc bổ, có thể khiến chứng táo bón bị trầm trọng hơn.
– Mẹ nên thăm khám thường xuyên: để được các bác sĩ tư vấn chế độ ăn phù hợp với cân nặng của thai nhi và thể trạng cơ thể mẹ.
BỔ SUNG KIẾN THỨC CHO MẸ :
Cập nhật thông tin chi tiết về Lưu Ý Khi Chăm Sóc Thai Nhi Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!