Xu Hướng 6/2023 # Lời Khuyên Cho Mẹ Mang Thai Lần Đầu # Top 13 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Lời Khuyên Cho Mẹ Mang Thai Lần Đầu # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Lời Khuyên Cho Mẹ Mang Thai Lần Đầu được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đây là kinh nghiệm quý báu cho những bà mẹ mang thai lần đầu tận hưởng và chuẩn bị cho thai kỳ của mình thật tốt!

Có rất ít phụ nữ mang thai biết chính xác những gì đang chờ đón mình phía trước. Vì thế mà các mẹ bầu thường đọc sách thai giáo hoặc hỏi thăm những mẹ bầu khác. Tuy nhiên, chính kinh nghiệm mới thật sự làm nên khác biệt và là “giáo viên” tốt nhất để hành trình mang thai thoải mái hơn. .

1. Khởi đầu hành trình mang thai vớI tinh thần tích cực

“Có em bé”, đó quả là tin vui của hầu hết các cặp đôi khi gia đình nay sắp sửa đón chào một thiên thần nhỏ. Tuy nhiên đó cũng có thể áp lực trong trường hợp các cặp đôi chưa sẵn sàng. Và do đó, ắt hẳn một số mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi và căng thẳng lắm đây.

Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực này không tốt cho sức khỏe của mẹ đâu. Thay vì phiền muộn, mẹ nên vui vẻ đón nhận việc có một thiên thần đang lớn dần trong bụng mình. Duy trì tinh thần thoải mái không chỉ tốt cho mẹ mà còn cho cả bé yêu nữa đấy!

Chị Putri Fitria (29 tuổi, Indonesia) chia sẻ: “Lúc đầu, thật khó để chấp nhận mình đã có thai vì mình chưa hề sẵn sàng với việc làm mẹ. Rồi chính nỗi lo lắng, thất vọng trong những tháng đầu thai kỳ đã khiến mình khổ sở với nào là chứng buồn nôn, chứng ốm nghén, ợ hơi, toàn thân lúc nào cũng nhức mỏi.

Thế nên, mình thực lòng khuyên các mẹ bầu nên bình tĩnh đón nhận chuyện có thai. Đừng lo lắng thái quá mà hãy vui vẻ, tận hưởng nhiều nhất có thể.

Và thực sự, vào khoảng tháng thứ tư, khi dần làm quen với việc mình đã mang thaimọi việc đều trở nên suôn sẻ hơn. Mình nhận ra mọi cố gắng, hy sinh của mình đều rất đáng giá và khoảnh khắc con yêu chào đời khỏe mạnh là phần thưởng, là niềm vui không gì sánh bằng”.

2. Đừng mua sắm phung phí

Lần đầu mang thai, mẹ thường lo lắng đến nỗi tự biến nhà mình thành một quầy tạp hóa. Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho bé yêu nhưng việc “vung tay quá trán”, mua những thứ không cần thiết thì không nên chút nào.

Chị Karen Capacia (27 tuổi, Philippines) chia sẻ câu chuyện của bản thân chị: “Nếu được quay lại quá khứ, mìnhước đã không mua quá nhiều thứ không cần thiết như những đôi giày đắt tiền vì bé sẽ lớn rất nhanh. Có rất nhiều thứ các mẹ không nhất thiết phải mua, ví dụ như bộ tập đi vệ sinh cho bé. Trước khi quyết định mua bất cứ thứ gì, mẹ bầu nên dừng lại một chút và suy nghĩ xem món đồ ấy có thực sự quan trọng không. Nếu không, hãy tiết kiệm tiền của mình!”

3. Lắng nghe lời khuyên một cách có lý trí

 

“Đầu tiên và quan trọng nhất, mình sẽ tránh xa những câu chuyện đáng sợ về chuyện mang thai. Mạng internet tràn ngập những câu chuyện như vậy và chúng từng khiến mình lo lắng đến gặp ác mộng.

Mình luôn nhắn nhủ bản thân phải tìm kiếm những thông tin tích cực về thai nhi và quá trình mang thai, thay vì đọc những điều tiêu cực, vô thưởng vô phạt. Và nếu mang thai lần nữa, mình cũng sẽ chuẩn bị tâm lý để “đối mặt” với những người hàng xóm, họ hàng vốn hay bàn tán về việc ăn uống, chăm sóc cơ thể” – chị Avantika Kukreiti (34 tuổi, Ấn Độ) chia sẻ.

4. Tận hưởng niềm vui khi mang thai

Nhiều mẹ bầu luôn “ngồi trên lửa” khi biết tin mình có thai, đặc biệt là mang thai lần đầu. Việc luôn cố gắng làm mọi điều đúng cách, đúng tiêu chuẩn đôi khi lại khiến mẹ bầu bỏ lỡ những ngày tháng mang thai tuyệt vời. Đôi khi, điều các mẹ bầu cần làm đơn giản chỉ là thư giãn, hít hà mùi hương thơm ngát của một bông hoa.

Chị Samantha Bek (36 tuổi, Singapore) cho biết: “Nhìn lại lần đầu mang thai, mình đúng là hay lo lắng thái quá. Mình quá bận tâm vào việc chuẩn bị mọi thứ, luôn ăn những thức ăn tốt nhất, cẩn trọng với mọi việc và cố gắng tìm hiểu các thông tin về thai kỳ nhiều nhất có thể. Thế nên, mình đã bỏ lỡ rất nhiều niềm vui trong hành trình mang thai nhiều ý nghĩa này”.

5. Ưu tiên chăm sóc sức khỏe của mình

Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Mang Thai Lần Đầu &Amp; Lần Hai Khác Nhau?

Khi đã có kế hoạch làm mẹ, bên cạnh chế độ dinh dưỡng chăm sóc bé, chị em cần nắm những kiến thức về các loại vắc xin cần tiêm trong giai đoạn này và rất cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu.

Bạn đã nắm rõ những thông tin này chưa? Bạn có biết là lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu và lần hai khác nhau?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Bà bầu nào cũng muốn mình có một thai kỳ khỏe mạnh để tạo tiền đề sức khỏe tốt nhất cho thai nhi. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, ghi nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu để không bỏ lỡ mũi vắc xin được khuyến cáo giữ vai trò như một lá chắn bảo vệ bà mẹ mang thai và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm.

* Trước khi mang thai: chị em cần được bác sĩ tư vấn và trong một số trường hợp cần làm các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể IgG của một số bệnh như viêm gan B, sởi, rubella. Nếu đã có kháng thể nghĩa là cơ thể bạn đã có sức đề kháng chống lại bệnh thì không cần tiêm. Ngược lại, cần đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết nếu cơ thể chưa có kháng thể. Vì nếu không may mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non…

Những vắc xin mà phụ nữ trước mang thai lần đầu cần tiêm đó là: Sởi – quai bị – rubella, Thủy đậu, Cúm, Viêm gan B. Các mũi tiêm này nên tiêm trước khi có thai tối thiểu 1 tháng và an toàn nhất là nên cách trước khi có thai 3 tháng.

Ngoài ra, nếu trước khi mang thai mẹ bầu chưa hoàn thành các mũi vắc xin ngừa cúm, viêm gan B thì khi mang thai có thể tiêm bổ sung (lưu ý là vắc xin ngừa cúm loại bất hoạt).

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Lịch tiêm phòng và các mũi tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào trước đây bạn đã tiêm hay chưa và cách nay đã bao lâu.

Khi mang thai lần thứ 2, bà bầu cần chú ý việc tiêm nhắc các loại vắc xin mà chỉ có hiệu lực trong vài năm. Ví dụ như nếu lần mang thai sau cách lần mang thai đầu 5 năm, mẹ bầu nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể để tiêm nhắc các loại vắc xin như vắc xin ngừa viêm gan B, Rubella… nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức bảo vệ. Đối với vắc xin ngừa cúm, Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm hằng năm.

Đối với vắc xin phòng uốn ván, lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác với lần đầu. Số mũi tiêm phụ thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách đó bao lâu. Cụ thể là:

Nếu là mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, thai phụ cần tiêm mũi đầu tiên trong 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Nếu là mang thai lần 2 hoặc những lần sau mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván, thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

Nếu thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu Tiêm Mấy Mũi Uốn Ván?

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván còn được gọi là phong đòn gánh. Nó là căn bệnh nguy hiểm, do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetan gây ra, bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh nở, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cũng cần được tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cả trẻ sơ sinh sau này.

Phác đồ tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai

Đối với sản phụ mang thai thai lần đầu

Lần 1: Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi thai kỳ được 20 tuần trở lại, không được tiêm trước thời gian này vì trước 20 tuần thì thai nhi chưa phát triển ổn định.

Lần 2: Tiêm uốn ván cho mẹ bầu sau thời gian tiêm lần 1 ít nhất 30 ngày và cần trước ngày sinh tối thiểu là 30 ngày.

Lần 3: Sau khi sinh con 1 năm thì tiêm uốn ván cho bà bầu nhắc lại.

Đối với người đã tiêm phòng uốn ván và mang thai lần hai

Nếu trước khi mang thai, bạn đã tiêm đủ 3 mũi phòng bệnh uốn ván và cách đây không quá 10 năm thì khi mang thai bạn không cần thiết tiêm phòng bệnh uốn ván. Nếu quá 10 năm, mẹ bầu cần tiêm lại 2 mũi nhắc lại.

Tại sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ là điều rất cần thiết, bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng không được bỏ lỡ. Bởi giai đoạn 9 tháng 10 ngày là một khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và vất vả, ngoài việc cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hiệu quả, bà bầu cũng cần được tiêm phòng vắc – xin để đảm bảo ngăn chặn tối đa những tác nhân gây bệnh. Thời điểm dễ bị nhiễm uốn ván nhất là khi chuyển dạ sinh đẻ hoặc lúc trẻ sơ sinh được cắt dây rốn bằng dụng cụ chưa được khử trùng.

Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng để tránh trẻ bị dị tật bẩm sinh

Tại sao bà bầu tiêm phòng uốn ván lại bị sưng tấy và ngứa?

Sau khi tiêm phòng uốn ván, một số trường hợp mẹ bầu gặp phải gồm mẩn đỏ, đau, sưng tấy, ngứa… khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn an tâm vì theo các bác sĩ đây chỉ là phản ứng phụ của vắc-xin uốn ván nói riêng và hầu hết các loại vacxin khác nói chung do thành phần vắc-xin thừa gây ra.

Với các tình trạng kể trên chúng có thể tự biến mất sau 1-2 ngày hoặc bà bầu có thể sử dụng cách chườm đá, băng ép lạnh để chữa khỏi chúng. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý là không chườm trực tiếp đá lên chỗ sưng vì có thể gây bỏng lạnh hoặc làm vết thương nghiêm trọng hơn.

Chườm đá lạnh giúp giảm vết sưng, tấy khi tiêm phòng

Bà bầu nên làm gì khi gặp triệu chứng sốt sau tiêm uốn ván?

Khi tiêm phòng uốn ván mẹ bầu đôi khi sốt nhẹ nhưng cũng chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng. Khi cơ thể tiếp nhận vắc-xin, nó sẽ huy động bộ máy miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần. Bên cạnh phản ứng đó, vắc xin vẫn gây lên những tác dụng ngoài ý muốn như mẹ cáu gắt, buồn nôn, khó chịu…, do các thành phần thừa bên trong gây ra. Những lúc này, mẹ bầu cần phải làm những biện pháp sau:

Luôn chú ý tới vấn đề ăn uống. Đảm bảo các bữa ăn đều cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, sạch sẽ để giúp tăng đề kháng và đẩy lùi cơn sốt.

Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt mà không tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể có một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới thai nhi mà mẹ không biết.

Luôn cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

Vì Sao Mẹ Bầu Cần Tiêm Phòng Khi Mang Thai Lần Đầu? Và Tiêm Bao Nhiêu Là Đủ

1. Tiêm phòng uốn ván khi mang thai

Trong thời gian mang thai, tất cả phụ nữ đều được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván theo quy định được ban hành bởi Bộ Y tế Việt Nam.

Uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván (còn gọi là phong đòn gánh) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Bệnh gây tổn thương thần kinh, khiến các cơ bắp cũng bị cứng và tê liệt. Nếu không chữa trị kịp thời, các cơ hô hấp sẽ ngưng hoạt động, dẫn đến tử vong.

Bệnh thường khởi phát sau các tổn thương, trung bình khoảng 7 ngày. Dấu hiệu nhận biết bệnh: co cứng cơ, đau cơ, xuất hiện chủ yếu ở cơ nhai, cơ gáy, cơ thân.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván chủ yếu do bị trầy xước, vết rách da, vết chích da, vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn uốn ván. Loại vi khuẩn này có mặt ở khắp nơi và chủ yếu được tìm thấy trong đất, cát bụi, phân gia cầm, gia súc, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ lưỡng, sắt thép gỉ.

Vì sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Đặc biệt, uốn ván ở trẻ sơ sinh gây tử vong trên 95%.

Một số người vì thiếu thông tin, chủ quan hoặc e ngại trước nhiều thông tin tiêu cực về vắc xin nên đã không tiêm chủng uốn ván trước và trong thời kỳ mang thai. Vì vậy cơ thể người mẹ hoàn toàn không có miễn dịch với bệnh uốn ván khiến khả năng mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh uốn ván bất cứ lúc nào, do không có miễn dịch ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Hơn nữa, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao hơn khi sinh nở tại các cơ sở y tế không đáp ứng điều kiện vô trùng. Đặc biệt, khi sinh tại nhà, dùng dụng cụ chưa được khử trùng nước sôi đúng cách để cắt rốn cho trẻ khiến nguy cơ trẻ sơ sinh bị uốn ván tăng cao.

Tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván để bảo vệ cho cả mẹ và bé

Bà bầu cần tiêm phòng mấy mũi uốn ván?

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, trước đó chưa tiêm phòng uốn ván cần được tiêm phòng 2 mũi:

– Mũi 1 bắt đầu tiêm càng sớm càng tốt, thường bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ.

– Mũi thứ 2 được tiêm sau mũi đầu tiên 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

Đối với phụ nữ mang thai sinh con thứ 2, chỉ cần tiêm 1 mũi nếu đã tiêm đủ 2 mũi khi có con lần 1.

2. Tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván (ADACEL)

Ho gà là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp, do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh khá nguy hiểm, nếu diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.

ADACEL (Pháp) là loại vắc xin có tác dụng tạo miễn dịch chủ động nhằm phòng bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván. Các nghiên cứu cho thấy, thai phụ tiêm vắc xin này có khả năng phòng bệnh cho bản thân và trẻ sơ sinh cao gấp 6,39 lần so với thai phụ không tiêm.

Mẹ bầu cần tiêm 1 mũi duy nhất từ 28 – 36 tuần thai kỳ.

3. Tiêm phòng cúm (bất hoạt) trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ thường suy giảm để thích ứng với thai nhi đang phát triển. Do đó, cơ thể thai phụ có nguy cơ cao bị vi khuẩn, virus tấn công. Một trong những bệnh lây truyền qua đường hô hấp dễ gặp nhất là cảm cúm. Đặc biệt với thai phụ 3 tháng đầu bị cúm rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Vì vậy tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể mẹ và con. Ngay khi trẻ chào đời, kháng thể chống cúm trong cơ thể người mẹ vẫn được truyền qua con và bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu.

Bà mẹ mang thai có tiêm vắc xin cúm sẽ truyền kháng thể này cho con qua nhau thai

Vắc xin cúm với 1 LIỀU duy nhất được điều chế từ virus bất hoạt nên an toàn cho phụ nữ mang thai. Nên tiêm càng sớm càng tốt, vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, tốt nhất là trước mùa cúm (thông thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

4. Một số lưu ý tiêm phòng trong thai kỳ

Một số vắc xin nên tránh dùng cho thai phụ: Viêm gan A, Sởi – Quai bị – Rubella (MMR), Thủy đậu (Varicella), Phế cầu (Pneumococcal), Bại liệt (OPV dạng uống). Các vắc xin này nên tiêm trước khi mang thai và tiêm ngay khi có kế hoạch mang thai.

Trong trường hợp mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Ngoài ra, trong quá trình mang thai muốn tiêm phòng cũng nên gặp bác sĩ để được xét nghiệm và tư vấn.

Không tiêm phòng khi người đang bị sốt hoặc mắc bệnh cúm, viêm gan, bệnh khớp…

Tại vị trí tiêm có thể bị buốt hoặc phồng sau tiêm, nhiều trường hợp sốt nhẹ sau khi về nhà. Đây là phản ứng bình thường khi vắc xin vào cơ thể không nên quá lo lắng.

Nên chọn cơ sở uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng.

5. CarePlus – địa chỉ tiêm ngừa đáng tin cậy

Tại chúng tôi nhiều phụ nữ mang thai đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus để tiêm ngừa đầy đủ trong thai kỳ. Đến với CarePlus, mẹ bầu không phải mất thời gian chờ đợi hàng giờ, được bác sĩ tư vấn tận tình về tiêm vắc xin để bản thân và gia đình an tâm tuyệt đối.

Trước khi tiêm ngừa, bác sĩ tại CarePlus thăm khám cẩn thận cho các thai phụ

Những ưu điểm vượt trội của dịch vụ tiêm ngừa tại CarePlus:

Thủ tục đơn giản, thoải mái, không mất nhiều thời gian chờ đợi.

Khám và sàng lọc trước tiêm: bác sĩ tìm hiểu về bệnh sử, đánh giá chung về thể trạng và chỉ định xét nghiệm nếu cần thiết. Sau khi có đầy đủ thông tin y khoa, thai phụ sẽ nhận được lịch tiêm cụ thể của mình.

Tư vấn trước khi tiêm rõ ràng về loại vắc xin, bảng giá, nước sản xuất, hạn sử dụng, vị trí tiêm. Khách hàng có thể hiểu rõ hơn về loại vắc xin mình được tiêm.

Theo dõi các phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút tại khu vô trùng sạch sẽ. Phòng khám luôn chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc chống sốc để kịp thời ứng phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Nguồn sưu tầm

Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Khuyên Cho Mẹ Mang Thai Lần Đầu trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!