Làm thế nào ôn thi môn Văn THPT hiệu quả?

Bản tin
Làm thế nào ôn thi môn Văn THPT hiệu quả?
16/05/2012

Bám sát cấu trúc đề

Để đạt được điểm 5 môn Văn thi tốt nghiệp, theo cô Lê Thị Hằng (giáo viên dạy Văn, Trường THPT Thăng Long, Hà Nội), sẽ không có gì là khó nếu học sinh ôn tập theo trọng tâm các dạng câu hỏi của cấu trúc đề.

Đề thi tốt nghiệp chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, được chia thành hai phần chung và riêng. Phần chung là phần giao thoa giữa kiến thức cơ bản và nâng cao, có hai câu hỏi: câu 1 (2 điểm) là câu thuộc về văn học sử, tái hiện lại kiến thức về tác giả, tác phẩm. Câu 2 (3 điểm), là phần nghị luận xã hội, đòi hỏi học sinh có kiến thức xã hội, hiểu đạo lý, tư tưởng… Phần riêng (5 điểm) có hai câu hỏi nghị luận văn học, thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu để làm bài.

Làm thế nào ôn thi môn Văn THPT hiệu quả

Cô Hằng cho biết thêm: “Biết được cấu trúc đề, học sinh sẽ ôn tập hiệu quả hơn. Để làm tốt câu 2 điểm, học sinh phải nắm được kiến thức, bắt buộc học thuộc lòng về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Câu 3 điểm là câu nghị luận xã hội, thường có cấu trúc 3 phần, trong đó học sinh phải vận dụng kiến thức để phân tích, chứng minh, bình luận và bài học về bản thân. Học sinh cần nắm được các kiến thức về đạo đức, phẩm cách, ý chí, nghị lực, gia đình, bạn bè”.

Theo cô Hằng, ở câu 5 điểm, phần nghị luận văn học là sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng làm bài. Dạng đề bài ở phần này chủ yếu là phân tích nhân vật, tác phẩm hoặc đoạn thơ. Ở phần nghị luận văn học, yêu cầu đặt ra với học sinh là sự tổng hợp các kỹ năng, trong đó học sinh phải học thuộc lòng các ý chính tác phẩm, đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, tổng hợp các kỹ năng cho bài viết.

Tránh lan man, lạc đề

Trong quá trình làm bài thi, cô giáo Lê Thị Hằng cũng lưu ý: “Trong quá trình làm bài thi, học sinh cần căn cứ vào số điểm của đề bài để định lượng thời gian làm bài. Chẳng hạn, câu 1 chủ yếu là học thuộc lòng, nếu thuộc sẽ làm rất nhanh vì chủ yếu là làm đủ ý. Còn câu 2, tùy thuộc vào khái niệm, hiện tượng để học sinh xác định rõ trọng tâm làm bài, thể hiện theo bố cục. Riêng câu 3 là câu nhiều điểm nhất nên rất quan trọng, học sinh cần chia bài viết theo đoạn, theo từng luận điểm để đúng ý của thang chấm điểm”.

Chỉ ra các lỗi của học sinh hay mắc phải trong quá trình làm bài, cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên Ngữ văn (Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội) cho biết: “Học sinh thường yếu kỹ năng phân tích và xử lý đề. Các em thường mắc các lỗi hay kể lại nội dung tác phẩm, bình luận tùy hứng, lần lượt theo từng nhân vật như bài phân tích mà không biết chỗ nào chính, chỗ nào phụ… Các em còn suy luận về diễn biến từ tâm lý đến hành động của nhân vật như ngoài đời sống. Trong trình bày, các em hay mắc lỗi mở bài quá vòng vo, dài dòng. Trong bài các câu có tính khái quát, cảm xúc cũng chưa diễn tả được. Ở phần kết bài, các em thường vội vàng, thiếu phần mở rộng, liên hệ”.

Cô Lê Thị Hằng đưa ra lời khuyên: “Đối với thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, đề thi yêu cầu đặt ra không lớn nên học sinh có thể đạt điểm 5, còn điểm cao hơn phải nỗ lực nhiều hơn trong ôn tập và vận dụng tư duy văn học, kỹ năng làm bài. Theo đề thi, câu 1 là câu học thuộc lòng nên học sinh nên làm trong vòng 15 phút. Ở câu 2, nên viết đúng dung lượng, có thể làm trong thời gian 30 phút. Còn lại dành cho phần nghị luận văn học được điểm nhiều nhất. Các em cố gắng trình bày sạch sẽ, diễn đạt ý trong sáng, lưu loát”.

Bản in

print

Các bài mới hơn:
bullet

Tuyển sinh lớp 10: 75% chỉ tiêu vào trường công lập
(16/05/2012)

bullet

Công bố lịch thi ngoại ngữ vào lớp 10 trường chuyên
(16/05/2012)

bullet

Tuyển sinh lớp 10 chuyên Hà Nội – Amsterdam và Nguyễn Huệ
(16/05/2012)

bullet

Nhiều trường công bố tỉ lệ “chọi” theo ngành
(16/05/2012)

bullet

Tổng kết cuộc thi ‘Viết cho tuổi học trò”
(16/05/2012)

Các bài đã đăng:
bullet

Nghẹn ngào ngày cuối cùng đến lớp
(16/05/2012)

bullet

Nào! Làm một tour tìm hiểu về trường Chuyên Sư phạm
(16/05/2012)

bullet

Tạm dừng giải quyết thủ tục học bổng 322
(16/05/2012)

bullet

Dừng tuyển sinh có phải là giải pháp tốt ?
(16/05/2012)

bullet

Chuyện khó tin: 4 học sinh lớp 4 tổ chức đánh bạn và “ghi sổ nợ”
(16/05/2012)

bullet

Xót lòng nghe “Ngày nộp đơn xin học”
(16/05/2012)

bullet

Tuyển sinh 2012: Nhiều ngành học mới lạ
(16/05/2012)

bullet

Khuyến mãi chiêu sinh: Tặng 1.000 USD vẫn… thờ ơ
(16/05/2012)

bullet

Trung Quốc: Cứu sống học trò, cô giáo trẻ bị mất hai chân
(16/05/2012)

bullet

Hồ sơ giảm mạnh, trường gần “lên ngôi”
(16/05/2012)

Xem các bài viết theo ngày calendar

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *