Bạn đang xem bài viết Huyết Trắng Khi Mang Thai Những Điều Mẹ Bầu Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là tình trạng mà rất mẹ bầu thường hay gặp phải trong quá trình thai kỳ của mình. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường của cơ thể khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà thai phụ cần hết sức chú ý.
Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là bị làm sao
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư tiết ra từ âm đạo nên thường được gọi là dịch tiết âm đạo. Huyết trắng có vai trò duy trì độ ẩm trong âm đạo, ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại tấn công và gây viêm nhiễm vùng kín của chị em.
Đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, do có sự thay đổi của yếu tố nội tiết nên huyết trắng thường ra nhiều hơn bình thường. Huyết trắng khi mang thai là hiện tượng phổ biến hay gặp của chị em phụ nữ.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết sức lưu ý, trong một số trường hợp thì huyết trắng khi mang thai lại là dấu hiệu cảnh báo vùng kín của chị em có thể bị viêm nhiễm.
Nguyên nhân huyết trắng khi mang thai thường là do:
Do sự thay đổi nội tiết tố
Viêm nhiễm phụ khoa
Việc vệ sinh vùng kín khi mang thai chưa khoa học và không đúng cách.
Việc quan hệ tình dục không an toàn.
Khi mang thai, hệ miễn dịch và sức đề kháng của chị em bị suy giảm nên dễ mắc các bệnh vùng kín gây huyết trắng khi mang thai.
Thói quen mặc đồ lót quá chật, gây bí bách vùng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi và hoạt động gây huyết trắng khi mang thai.
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc chứng bệnh huyết trắng khi mang thai cao hơn.
Do nhiễm khuẩn candida albican.
Những nguyên nhân gây ra nhiều huyết trắng khi mang thai rất đa dạng và phức tạp nên chị em phụ nữ cần hết sức chú ý khâu vệ sinh vùng kín của mình khi mang thai. Đồng thời, khi có dấu hiệu ra nhiều huyết trắng khi mang thai, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều cần làm là chị em nên đến cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín để thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra và hỗ trợ chữa trị.
Những triệu chứng phổ biến thường thấy của bệnh huyết trắng khi mang thai
Khi có dấu hiệu mang thai, ở những tháng đầu của thai kỳ, do sự gia tăng của hormone estrogen trong cơ thể, huyết trắng có xu hướng tiết ra nhiều hơn bình thường. Huyết trắng khi mang thai có màu gì, các triệu chứng nhận biết là:
Vùng kín luôn ẩm ướt do lượng huyết trắng ra nhiều và có mùi hôi
Huyết trắng có màu vàng xanh, trắng đục
Ra nhiều huyết trắng vón cục như bã đậu: huyết trắng đặc như sữa hay bã đậu, và khô.
Ra nhiều huyết trắng có mùi hôi, chua hoặc tanh.
Đôi khi huyết trắng ra có kèm theo máu
Ra nhiều huyết trắng kèm theo cảm giác ngứa vùng kín.
Thỉnh thoảng huyết trắng đặc quánh như bột, có màu trắng sữa.
Một số trường hợp huyết trắng ra có màu nâu, đen, xanh như mủ, vàng nhạt, nâu đỏ và đục bất thường.
Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về huyết trắng khi mang thai, chị em cần thăm khám sớm để kiểm soát mầm bệnh ngay lập tức.
Tác hại của huyết trắng khi mang thai mẹ bầu nên biết
Tác hại của huyết trắng khi mang thai là gì? Bác sĩ Giao Thị Kim Vân cho biết:
Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường do khi có thai, sự gia tăng của hormone estrogen trong cơ thể nên huyết trắng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn bình thường.
Ngoài ra, vào những tuần cuối của thai kỳ, các chất nhầy ở cổ tử cung sẽ tập hợp lại thành nút nhầy, bảo vệ thai nhi khỏi sự nhiễm khuẩn từ bên ngoài tấn công vào. Đến khi chuyển dạ, tử cung co thắt, nút nhầy có chức năng bảo vệ bé sẽ bung ra và thoát qua đường âm đạo của mẹ.
Ngoài các trường hợp này thì huyết trắng ra nhiều khi mang thai sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà thai phụ cần phải chú ý.
Nếu thai dưới 37 tuần và huyết trắng khi mang thai ra nhiều bất thường thì mẹ bầu cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để kịp thời theo dõi vì có thể là dấu hiệu chuyển dạ, sinh non.
Nếu huyết trắng khi mang thai có mùi hôi và màu sắc bất thường như màu vàng, màu xanh hay trắng đục kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy vùng kín, đau buốt khó chịu khi đi tiểu hoặc đau rát khi quan hệ là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng âm đạo. cần được thăm khám và chữa trị ngay.
Tuy không gặp nhiều khó khăn khi điều trị, nhưng huyết trắng khi mang thai kéo dài, và để tái phát nhiều lần có thể gây viêm nhiễm mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Đặc biệt, các trường hợp ra nhiều huyết trắng khi mang thai do viêm nhiễm âm đạo, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Huyết trắng khi mang thai kéo dài không chữa trị hiệu quả sẽ gây suy giảm sức đề kháng và xuất hiện nhiều bệnh lý khác như viêm bàng quang, viêm cổ tử cung.
Bệnh sẽ dễ tái phát nếu người bệnh dùng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, không những không tiêu diệt được nấm mốc mà chỉ tiêu diệt được vi khuẩn, là thành phần đối kháng của nấm mốc. Tình trạng huyết trắng sẽ càng gia tăng.
Biện pháp phòng ngừa ra nhiều huyết trắng khi mang thai
Điều trị bệnh huyết trắng như thế nào cho đúng? Bác sĩ Giao Thị Kim Vân cho biết: Việc điều trị huyết trắng khi mang thai muốn đạt hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cụ thể.
1. Đối với trường hợp huyết trắng bệnh lý
Biện pháp hữu hiệu nhất trị bệnh huyết trắng khi mang thai là sử dụng thuốc tây y bao gồm thuốc uống và thuốc đặt âm đạo.
Dựa trên nguyên nhân gây huyết trắng ra nhiều là gì, mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho người bệnh những loại thuốc đặc trị phù hợp:
– Nếu huyết trắng khi mang thai ra nhiều do nấm candida: Người bệnh sẽ được dùng thuốc đặt Nystatin, clotrimazol; thuốc uống Fluconazol, Itraconazole….
– Nếu huyết trắng khi mang thai ra nhiều do vi khuẩn và trùng roi trichomonas: Người bệnh sẽ được sử dụng nhóm thuốc Metronidazol uống trong vòng 1 tuần sau đó khám lại để kiểm tra kết quả.
– Nếu huyết trắng ra nhiều do các loại vi khuẩn hiếu khí: Người bệnh sẽ được có thể sử dụng các loại thuốc trong nhóm Cephalosporin.
Việc sử dụng thuốc tây y trị huyết trắng khi mang thai ra nhiều cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà sẽ rất nguy hiểm, bệnh không khỏi mà còn gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
2. Trường hợp huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý
Chị em cần lưu ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể
Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh
Không thụt rửa âm đạo quá sâu
Không lạm dụng dung dịch vệ sinh có nồng độ chất tẩy rửa cao
Kiêng đồ ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ khiến huyết trắng ra nhiều
Áp dụng một số cách chữa trị huyết trắng khi mang thai bằng các bài thuốc dân gian:
Rau diếp cá trị ra nhiều huyết trắng khi mang thai là một bài thuốc trị bệnh khá phổ biến.
Nguyên liệu: 20g lá rau diếp cá, 5 quả bồ kết khô, 1 củ tỏi.
Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, bồ kết và tỏi đập nát rồi bỏ chung vào nồi nấu với 4 lít nước, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút sau đó sử dụng để xông rửa vùng kín.
Cách làm này giúp cải thiện tình trạng ra nhiều huyết trắng khi mang thai, an toàn đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong bụng
Nguyên liệu: 20g phèn chua, rửa sạch bụi bẩn bên ngoài
Cách làm: Nấu 20g phèn chua với 1 lít nước đun nhỏ trong 15 phút, để nguội 30 phút rồi sử dụng nước để vệ sinh vùng kín.
Lưu ý: Mỗi tuần chị em nên áp dụng khoảng 2 lần, làm liên tục trong 3-4 tuần tình trạng ra nhiều huyết trắng khi mang thai sẽ được cải thiện.
Bài thuốc này có tác dụng rất tốt nhưng không áp dụng cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng.
Mẹo trị huyết trắng bằng lá trầu không:
Dùng lá trầu không trị ra nhiều huyết trắng khi mang thai rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 10 lá trầu không đem rửa sạch với nước muối loãng
Cách làm: Cho lá trầu không vào nồi nấu với 2 lít nước, vớt bã, chắt lấy nước.
Sau đó để nguội dùng vệ sinh vùng kín mỗi ngày.
Lưu ý: Mẹ bầu không nên dùng nước lá trầu không để thụt rửa âm đạo quá sâu, sẽ gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
Chữa huyết trắng ra nhiều bằng liệu pháp Đông tây y kết hợp
Bác sĩ chuyên sản khoa Giao Thị Kim Vân tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Tình trạng ra nhiều huyết trắng khi mang thai là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, mẹ bầu không thể chủ quan và không thể chỉ dựa vào biểu hiện của huyết trắng để chẩn đoán bệnh được.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi có dấu hiệu huyết trắng khi mang thai ra nhiều bất thường, thai phụ nên chủ động thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị ra nhiều huyết trắng khi mang thai, tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đã và đang áp biện pháp Đông tây y kết hợp trong điều trị huyết trắng bất thường cho chị em phụ nữ mang thai.
Với các trường hợp bị ra nhiều huyết trắng khi mang thai do nhiễm trùng nấm men gây ra thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị để loại trừ mầm mống gây bệnh.
Thuốc tây y chuyên khoa đặc trị có thể là thuốc uống, thuốc bôi thuốc đặt âm đạo, tùy theo tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
Thuốc Đông y trong điều trị ra nhiều huyết trắng khi mang thai được đánh giá là rất có lợi trong việc cân bằng môi trường âm đạo, điều hòa nội tiết tố, hỗ trợ tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, điều hòa kinh nguyệt… đồng thời hạn chế tối đa mức độ tái phát của bệnh, mang lại hiệu quả cao cho những trường hợp bệnh hay tái phát.
Để được hỗ trợ thêm, chị em hãy gọi đến số 0243.9656.999 để được các chuyên gia giải đáp rõ hơn.
Những Điều Cần Lưu Ý Dành Cho Mẹ Bầu Sau Khi Sinh
Từ xưa đến nay, khi phụ nữ mang thai luôn phải chịu đựng những thứ kiêng kị mà thậm chí bản thân cũng không biết rằng điều đó có đúng hay không, cũng chỉ vì “kinh nghiệm” từ người đi trước. Tuy nhiên, một vài sai lầm từ người lớn có thể sẽ khiến mẹ bầu sau khi sinh mệt mỏi và khó chịu hơn.
Không gội đầu 1 tháng sau khi sinh, kiêng nói chuyện nhiều, kiêng đọc sách, không nên xem ti vi, kiêng các loại thực phẩm chua… đều là những kiêng kị không đáng tin và sai lầm từ thuở xa xưa.
Không nên gội đầu trong một tháng
– Các bà mẹ lớn tuổi cho rằng, việc không gội đầu trong vòng 1 tháng khi ở cữ sẽ giúp cho mẹ bầy sau khi sinh tránh đau đầu và rụng tóc sau này.
– Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng những tin tức này hoàn toàn không có căn cứ. Bởi vì việc không gội đầu chỉ khiến tóc bết lại do tiết dầu quá nhiều sẽ gây nấm, giấc ngủ ảnh hưởng và gặp một vài vấn đề khác.
– Mẹ bầu sau khi sinh có thể dùng nước ấm pha chút rượu sẽ làm bốc hơi nước nhanh hay dùng máy sấy tóc để tránh làm tóc ẩm ướt thời gian dài sẽ sinh ra việc đau đầu. Ngoài ra, mẹ bầu sau khi tắm có thể dùng thêm các loại rượu gừng, dầu tràm để làm cơ săn chấc và ấm cơ thể.
Không nên xem ti vi hay đọc sách hay nói chuyện nhiều
– Hiện nay, chưa có kết quả nghiên cứu nào cho rằng việc xem ti vi, đọc sách trong vòng 1 tháng sau khi sinh sẽ làm mẹ bầu chóng mặt, nhức đầu, mỏi mắt và lão hóa về sau.
– Nhưng điều này mẹ bầu cũng nên chú ý rằng, có rất nhiều việc làm sau khi sinh khiến mẹ dễ mệt mỏi nên hạn chế việc đọc sách giúp bạn phân bổ thời gian hợp lý và bảo toàn sức lực.
– Trường hợp nếu bạn muốn xem thì chỉ nên ở mức độ thư giãn vừa phải, không nên tập trung quá lâu và bắt mắt điều tiết quá nhiều.
– Lưu ý rằng mẹ bầy sau khi sinh giao tiếp hoàn toàn bình thường nhưng tránh nói lớn tiếng để ảnh hưởng đến cổ họng vì có thể gây tổn thương dây thanh âm.
Không nên di chuyển nhiều để tránh vết mổ rách
– Đối với các bà mẹ sinh mổ thì ảnh hưởng từ vết mổ sau khi sinh sẽ lớn hơn so với các mẹ đẻ thông thường. Một số người còn cho rằng, việc di chuyển mẹ bầu quá nhiều chỉ khiến vết mổ rách ra.
– Sự thật thì hoàn toàn ngược lại, mẹ bầu sau khi sinh thì nên ngồi, đi lại thật chậm nhẹ nhàng sẽ giúp vết thương màu lành hơn.
Tránh ăn đồ chua
– Theo quan điểm xa xưa, nếu như mẹ bầu sau sinh người mẹ cần phải kiêng cữ tránh các đồ chua vì e sợ sau này sẽ bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy…
– Việc kiêng cữ này chưa đúng hoàn toàn bởi vì nếu ăn chua vừa phải có thể sẽ bổ sung vitamin C tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn uống đồ quá chua, quá mặn hay có tính hàn như hải sản thì sẽ gây ra các hiện tượng tiêu chạy hay phản ứng sản hậu.
– Phụ nữ sau khi sinh cũng nên ăn uống các thực phẩm có tính nóng để tốt cho sức khỏe sau khi sinh như thịt kho tiêu, nghệ hay gừng… đồng thời kết hợp với rau xanh và trái cây để tăng vitamin và chất xơ cho cơ thể.
– Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc giữ ấm cơ thể bà mẹ là điều tuyệt đối nên làm. Vì sau khi sinh, bà mẹ mất máu khá nhiều, năng lượng cũng như sức đề kháng đều bị giảm sút, nên dễ bị nhiễm lạnh, cảm từ bên ngoài
– Chính vì vậy, việc nằm than, hơ nóng cơ thể cho mẹ và bé từ thời xưa là có căn cứ. Tuy nhiên, nằm than nóng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như: không kiểm soát được lượng than chảy, khí CO2 bay hơi từ đốt than sẽ gây độc hại cho mẹ và bé.
– Thay vì vậy, mẹ bầu sau khi sinh có thể giữ ấm cơ thể bằng cách: uống nhiều nước ấm, mặc ấm, chườm bụng ấm sau khi ăn xong, không gian thoáng đãng, mát mẻ nhưng không nên ở chỗ gió quá mạnh, máy lạnh hay quạt mạnh…
Những Điều Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Sau Sinh Mổ
Mẹ bầu sau sinh mổ nên làm gì?
Nên tắm rửa mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng. Không nên ngâm lâu trong nước (khoảng từ 5-10 phút), tắm bằng nước ấm, ở nơi kín gió, lau khô người sau khi tắm xong, thận trọng với vết mổ. Sau khoảng 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu, nên lau khô tóc nhanh. Vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm để rửa. Giữ đôi bàn chân ấm bằng đi tất.
Sản phụ sau sinh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn thì nên ngồi dậy và tập đi để lưu thông khí huyết, tránh bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch. Vận động vừa sức khiến mẹ nhanh hồi phúc và ít đau đớn hơn
Nên dùng gừng và nghệ trong chế biến món ăn để giúp làm ấm cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho niêm mạc ruột.
Nên thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích sự ngon miệng, tránh sự nhàm chán. Không nên ăn các thức ăn lạnh hoặc chưa được chín kỹ.
Bổ sung các loại vitamin B, C, K, A để tham gia vào quá trình tổng hợp collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin K giúp cầm máu ở giai đoạn đầu. Ngoài ra các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm…giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết mổ.
Ngủ đủ giấc giúp mẹ sau sinh thấy sảng khoái, bớt cảm giác stress và có nhiều sữa cho con bú. Sau sinh dạ con co thắt khiến mẹ đau đớn, mẹ cần tránh nằm ngửa nên nằm nghiêng sẽ giúp giảm đau, tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
Ngày đầu sau mổ nên uống nước lọc, ăn cháo, súp, canh đến khi có thể xì hơi được mới bắt đầu bổ sung thêm các thực phẩm khác …Từ ngày thứ 2 trở đi, có thể ăn uống bình thường, ăn nhiều đạm và các thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên vẫn nên ăn cháo hoặc súp. Uống nhiều nước giúp bạn có nhiều sữa cho em bé bú.
Sản phụ sau sinh mổ kiêng gì?
Tránh nằm ngửa: Khi nằm ngửa sẽ thấy đau hơn do tử cung co thắt nên nằm nghiêng và kê gối mềm sau lưng, từ từ chuyển động tác giúp ảnh hưởng đến vết mổ ít nhất
Không nên ngủ quá nhiều: Nghỉ ngơi sau sinh là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung, cần phải ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng để tránh tắc ruột và các mạch máu.
Không nên làm việc sớm: Sản phụ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành, không nên làm việc sớm.
Không để bị lạnh: Sản phụ sau sinh, thận khí bị suy nhược nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì thế không nên tắm rửa bằng nước lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nước ấm để lau sạch cơ thể, vệ sinh toàn thân. Bởi nếu để lâu ngày không tắm, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và còn có thể lây lan sang cả em bé như viêm miệng, tiêu chảy…
Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay… Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành. Bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê,…là những thực phẩm lạnh gây hại cho đường tiêu hóa và răng
Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng…Các thực phẩm tái sống như gỏi, rau sống,..
Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn như cà phê, chè, hạt tiêu,..
Không nên dùng các thực phẩm có vị cay nóng như ớt, tiêu: Trong ớt có thành phần capsaicin tạo cảm cảm giác nóng miệng, lưỡi cổ họng, kích thích dạ dày làm nghiêm trọng thêm tình trạng viêm loét. Khi dùng nhiều tiêu có thể làm nặng tình trạng viêm loét dạ dày, táo bón.
Không sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia…vì nó có thể sẽ làm thay đổi mùi vị sữa, có thể khiến trẻ bị táo bón hoặc bỏ bú.
Không nên quan hệ sớm: Sản phụ sau sinh mổ không nên quan hệ sớm, thường thì nên kiêng từ 6-8 tuần để tử cung có thời gian để phục hồi.
Tránh suy nghĩ nhiều, xúc động mạnh có thể gây hại cho sức khỏe sản phụ, dẫn đến tình trạng thiếu sữa.
Trong giai đoạn lành vết mổ, không nên hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động tránh gây co mạch máu ở ngoại vi, giảm lượng máu đến vết mổ, giảm lượng oxy đến mô. Đối với các sản phụ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bị suy gan…thường thì các vết mổ sẽ rất khó lành.
Lợi Ích Tiêm Phòng Vacxin Cúm Khi Mang Thai Và Những Lưu Ý Mẹ Bầu Cần Biết
Tác giả : Thú y
Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai
Tiêm phòng vacxin cúm khi mang thai không chỉ bảo vệ thai phụ khỏi những tác nhân gây bệnh mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh. Vậy khi nào mẹ bầu nên tiêm phòng vacxin cúm? Cần những lưu ý gì khi đi tiêm phòng? Những thắc mắc này sẽ được 2bacsi giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Vì sao nên tiêm vacxin phòng cúm?
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của nữ giới hoạt động kém hơn bình thường. Hơn nữa những thai đổi của cơ thể khi mang thai ảnh hưởng lớn sức khỏe. Do đó, mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra.
Đặc biệt, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ bị cảm cúm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi lúc này là thời điểm thai nhi hình thành, phát triển của bộ phận của cơ thể. Nếu thai phụ mắc bệnh, virus có thể làm rối loạn sắp xếp tổ chức, rối loạn nhiễm sắc thể.
Điều này sẽ gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như sứt môi, dị dạng đầu nhỏ, mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ tăng khả năng sảy thai, sinh non, thai chết lưu…
Do đó, việc tiêm vacxin cúm khi mang thai sẽ giúp bảo vệ thai phụ và thai nhi tránh những mối nguy hại trên.
Lợi ích tiêm vacxin cúm khi mang thai
Tiêm vacxin là phương pháp tốt nhất giúp mẹ bầu tránh khỏi những cơn cảm cúm. Việc tiêm vacxin không chỉ tốt cho mẹ nầu mà còn mang đến nhiều lợi ích cho thai nhi.
Những kháng thể này có thể đi qua nhau thai, vào tuần hoàn của bào thai. Giúp bảo vệ thai nhi trong 6 tháng đầu đời. Điều này rất quan trọng bởi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để chủng ngừa cúm.
Khi nào mẹ bầu nên tiêm vắc xin ngừa cúm?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai và trẻ em từ 6 – 24 tháng tuổi nên tiến hành tiêm vacxin cúm. Việc mẹ bầu tiêm vacxin sẽ giúp bảo vệ em bé không bị cúm khi sinh ra.
Ngoài ra, thai phụ cũng nên tiêm vacxin ngừa cúm để phòng nguy cơ và những biến chứng của bệnh. Theo đó, chị em có thể tiêm vacxin ở bất kì thời điểm nào, trước hoặc trong thai kỳ.
Tiêm vacxin ngừa cảm cúm có tác dụng trong bao lâu?
Ngoài ra, virus cúm thường xuyên thay đổi, xuất hiện đột ngột. Nên công thức vacxin cúm cũng được kiểm duyệt và điều chỉnh lại mỗi năm. Nhằm đáp ứng những thay đổi của virus gây bệnh.
Hiện nay, vacxin ngừa cúm có 2 loại gồm:
Vacxin tiêm ngừa cảm cúm bất hoạt được khử hoạt tính làm từ các virus cúm đã chết. Nữ giới có thể tiêm vacxin này trong bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ.
Vacxin tiêm ngừa cúm dạng xịt có vi rút cúm còn sống đã bị làm cho yếu đi. Cách sử dụng là xịt vào 2 lỗ mũi. Tuy nhiên, vacxin này không được sử dụng cho phụ nữ có thai.
Tiêm phòng cúm khi mang thai lưu ý gì?
Để viêm tiêm vaxin cúm khi mang thai đạt hiệu quả tốt ưu, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
Tiêm phòng càng sớm càng tốt: Mẹ bầu có thể tiêm trước khi mang thai, hoặc bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, nên tiêm phòng sớm để giúp bảo vệ sớm bà bầu và thai nhi.
Tiêm phòng lại sau mỗi năm: Mỗi mùa virus gây bệnh những đột biến khác nhau. Hơn nữa, mỗi năm vacxin ngừa cúm cũng được nâng cấp hơn. Do đó, chị em nên tiêm vacxin mỗi năm hoặc từng điểm dịch để tránh sự đột biến.
Phản ứng phụ sau tiêm phòng: Vacxin cúm được chế tạo từ virus đã chết nên rất an toàn cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ bị sốt nhẹ, hoặc đau nhức cơ trong vài ngày sau khi tiêm. Triệu chứng này hoàn toàn bình thường, mẹ bầu không cần quá lo
Cập nhật thông tin chi tiết về Huyết Trắng Khi Mang Thai Những Điều Mẹ Bầu Cần Lưu Ý trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!