Bạn đang xem bài viết Ho Và Cảm Lạnh Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Phải Làm Gì? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, nhanh chóng cắt đứt các cơn ho và cảm lạnh.
Mẹ bầu ho dai dẳng hay cảm lạnh nến mức mà có cảm giác như không thể nhấc nổi người lên hoặc bị sốt cao, cần gọi điện ngay cho bác sĩ.
Ho trên 3 tuần hoặc nếu kèm thêm sốt nhẹ và một số triệu chứng nhiễm khuẩn khác thì cũng cần đi khám ngay.
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 chung tay phòng chống dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe người dân:
– 100% người đến Bệnh viện Bảo Sơn phải đeo khẩu trang và sát trùng tay liên tục. – 100% người đến Bệnh viện làm thủ tục khai báo y tế ở ngay phía bên ngoài bệnh viện, kiểm tra thân nhiệt để sàng lọc – Người đến bệnh viện lưu ý giữ khoảng cách an toàn với người bên cạnh. – Mỗi bệnh nhân đến khám, chỉ được tối đa 1 người nhà đi cùng vào bệnh viện. – Đối với bệnh nhân nằm viện và sản phụ đi sinh, chỉ được 1 người nhà ở lại. Người nhà phải đăng ký với bệnh viện. Bệnh viện đã có đủ đồ dùng dành cho mẹ và bé nên trong suốt thời gian ở Bệnh viện, người nhà hạn chế đi lại, giao tiếp với nhiều người trong bệnh viện và tuyệt đối không đi ra khỏi Bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 đã có đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tiếp đón và hướng dẫn, chăm sóc, phục vụ người bệnh chu đáo trong suốt quá trình khám chữa bệnh và nằm viện 24/24h. Vì vậy, người bệnh không cần lo lắng khi không có nhiều người nhà đi và ở cùng.
Ngoài người nhà theo quy định ở trên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bệnh viện từ chối người đến thăm.
Liên hệ Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khoẻ hỗ trợ mùa dịch và đăng ký khám trước 1 ngày để tránh đông, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 7 Mẹ Bầu Phải Làm Gì?
Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi, nó chỉ nghiêm trọng khi mẹ bầu bị cảm cúm ở những tháng đầu tiên. Trên thực tế thì thai phụ bị cảm trong tháng thứ 7 cũng có thể dẫn đến nhiều trường hơp đáng tiếc như sinh non, hay sảy thai. Vậy các mẹ bầu bị cảm khi mang thai tháng thứ 7 cần phải làm gì?
Thông thường bệnh thường gặp khi mang thai không gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi, đó chỉ là ảnh hưởng của sự thay đổi của mẹ bầu. Tuy nhiên cảm cúm là trường hợp khá là nguy hiểm, đặc biệt là ở 3 tháng đầu tiên. Lúc này nếu mẹ bầu mắc cảm cúm sẽ tạo nên những cơn co thắt tim ở thai nhi thông qua dây rốn điều này rất nguy hiểm có thể làm cho bé mắc bệnh tim bẩm sinh.
Tuy nhiên cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 cũng tìm ẩn nhiều rủi ro, cảm nặng có thể dẫn đến mẹ bầu sinh non và nguy hiểm nhất cẫn là nguy cơ sẩy thai,thai lưu. Phụ nữ khi mang thai hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường vì thế các mẹ cần phải cẩn thận bảo vệ sức khỏe của mình. Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có 2 mức độ nặng và nhẹ, tùy theo mức độ mà mẹ bầu có cách xử lý thích hợp và kịp thời.
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ mẹ bầu nên cẩn thận
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7
Khi bị cảm cúm điều đầu tiên làm đó chính là đến gặp bác sĩ. Chỉ có bác sĩ mới chuẩn đoán chính xác tình trạng và cho các mẹ những lời khuyên tốt nhất. tùy theo mức độ ảnh hưởng của thai nhi mà bác sĩ có các biện pháp điều trị và đơn thuốc phù hợp.
Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại thuốc cảm tại những hiệu thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc cảm có thể dẫn đến những tạc dụng không mong muốn cho thai nhi như nhiễm độc, dị tật, sảy thai…
Bổ sung vitamin C khi bị cảm cúm
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 thai phụ nên bổ sung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng, chống lại các virus gây cảm cúm giúp mẹ bầu bình phục nhanh hơn. Vitamin C có nhiều trong cam, quyết, chanh…..và nhiều loại trái cây khác.
Mẹ Bầu Mang Thai 3 Tháng Cuối Bị Ho Nhiều Phải Làm Sao?
Mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều là hiện trạng thường gặp khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bởi đây là giai đoạn nước rút, các mẹ cần chuẩn bị thật tốt cả sức khỏe và tinh thần cho kỳ sinh đẻ đang đến gần. Lúc này, mẹ bầu cần chú ý áp dụng các biện pháp can thiệp đúng đắn để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời ngăn ngừa các vấn đề rủi ro phát sinh khi tình trạng ho kéo dài.
Ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối – Nguyên nhân do đâu?
Ho chính là phản ứng của cơ thể, thường xuất hiện khi cơ quan hô hấp bị kích thích. Phản ứng này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cũng như dịch nhầy ứ đọng trong cơ quan hô hấp, nhất là mũi họng.
Không ít mẹ bầu than phiền rằng họ thường bị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối. Nguyên nhân có thể là do:
Vấn đề dị ứng: Việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, mạt bụi, phấn hoa, khói thuốc, nấm mốc… cùng có thể khiến cho niêm mạc hô hấp bị kích thích. Từ đó khiến mẹ bầu bị ho dai dẳng, thường xuyên hắt hơi, đỏ mắt, chảy nước mũi.
Viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn: Càng về những tháng cuối thì sức đề kháng của mẹ bầu càng có xu hướng yếu đi. Chính vì thế mà rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng hay viêm thanh quản… Tất cả các bệnh lý này đều có thể gây ra triệu chứng ho nhiều, nhất là vào ban đêm. Kèm theo đó là những triệu chứng khác như đau họng, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi…
Do trào ngược acid dạ dày: Thai nhi càng phát triển lớn thì tử cung sẽ càng phải mở rộng để đáp ứng. Từ đó gây áp lực lên dạ dày và gây ra tình trạng trào ngược. Chính lượng acid dịch vị trào ngược lên cổ họng có thể gây ngứa, ho, thậm chí là buồn nôn và đau rát họng.
Bên cạnh đó, các vấn đề sức khỏe nêu trên sẽ dễ phát sinh hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ do một số yếu tố rủi ro sau đây:
Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, dù là đầu hay cuối thai kỳ thì nồng độ hormone trong cơ thể đều sẽ có những thay đổi bất thường. Chính điều này khiến các mẹ bầu nhạy cảm hơn với những tác nhân từ môi trường như nhiệt độ, thời tiết, bụi bẩn, nấm mốc…
Sự phát triển của tử cung: Càng về những tháng cuối thai kỳ thì thai nhi sẽ càng nhanh phát triển. Điều này đòi hỏi tử cung phải mở rộng ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Sự gia tăng kích thước tử cung sẽ làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa, kích thích trào ngược. Từ đó gây ra các vấn đề như ho nhiều, khó tiêu, đầy bụng, táo bón…
Sức đề kháng suy giảm: Khả năng miễn dịch của phụ nữ thường có xu hướng giảm mạnh khi mang thai. Điều này là do các thay đổi sinh lý trong cơ thể. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và làm phát sinh tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan hô hấp.
Tình trạng ho nhiều ở bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối dù cho nguyên nhân nào gây ra thì cũng sẽ tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ. Cần chú ý theo dõi để có cách can thiệp kịp thời. Tránh để kéo dài bởi sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro.
Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều nguy hiểm không?
Thông thường, ho không phải là triệu chứng nghiêm trọng, nhưng nếu nó kích hoạt ở 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu cần hết sức chú ý. Lúc này, những cơn ho kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn trực tiếp tác động đến sự phát triển của thai nhi.
Ho nhiều có thể dẫn đến co thắt ở vùng ngực và gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là đau đớn. Mẹ bầu thường sẽ chán ăn, khó ngủ, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể suy nhược. Thai nhi cũng sẽ chậm phát triển do không được cung cấp đủ dưỡng chất.
Ho kéo dài và liên tục, cùng với đó là cơn ho kích hoạt ở mức độ mạnh sẽ kích thích cơn co thắt tử cung mạnh. Từ đó có thể gây động thai sớm hay dọa sinh non với trường hợp thai gần đủ tháng.
Tình trạng ho nhiều đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng hô hấp ở mẹ bầu. Nếu không sớm điều trị sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đôi khi còn gây mất tim thai một cách đột ngột.
Cách điều trị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối
Thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm, lúc này mẹ bầu cần chú ý đến việc lựa chọn các phương án điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều có thể ưu tiên áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà lành tính trước khi điều trị đặc hiệu theo phác đồ bác sĩ.
1. Xông hơi với tỏi giúp giảm ho
Tỏi cũng là một nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ nhờ có chứa hàm lượng tương đối cao hoạt chất allicine. Chính vì thế mà tỏi có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Nếu thường xuyên bị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể dùng tỏi xông hơi để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng. Cách này sẽ giúp làm loãng dịch đờm, khai thông đường thở và ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại.
Cách thực hiện:
Lấy 5 – 7 tép tỏi tươi bóc sạch vỏ, đập dập rồi cho vào 2 lít nước sôi.
Dùng khăn lớn trùm kín đầu rồi xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút.
Khi xông hơi cần hít thở sâu để tinh dầu tỏi có thể len lỏi sâu vào trong đường thở.
Nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày trong khoảng vài ba ngày để giúp giảm ho hiệu quả hơn.
2. Dùng lê chưng đường phèn
Đây là một trong những mẹo trị ho lành tính, an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Lê khi kết hợp với đường phèn sẽ mang đến tác dụng làm tiêu đờm. Ngoài ra còn giúp giảm kích ứng, đau rát họng, giảm ho và tăng cường sức đề kháng. Một ưu điểm nữa của mẹo dân gian này là ít gây tình trạng buồn nôn cho mẹ bầu bởi lê có vị ngọt chua rất dễ uống.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 quả lê đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ và cắt thành từng khối vuông vừa ăn.
Cho vào bát rồi cho thêm 1 ít đường phèn cùng vài sợi gừng tươi vào.
Hấp cách thủy trong khoảng từ 10 – 15 phút.
Để cho nguội bớt sau đó ăn trực tiếp cả nước lẫn cái.
3. Chườm ấm chữa ho nhiều ở mẹ bầu
Chườm ấm xung quanh cổ được cho là có thể đáp ứng tốt trong trường hợp mẹ bầu bị ho nhiều kèm theo đau họng. Nhiệt độ vừa đủ ấm sẽ đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Đồng thời có thể làm giảm mức độ kích thích tại niêm mạc họng và làm giảm ho hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 chiếc khăn nhỏ cùng 1 ít nước ấm trong tô.
Thấm khăn vào nước ấm rồi vắt nhẹ cho ráo bớt nước.
Đặt khăn lên 2 bên cổ cho tới khi khăn nguội hẳn.
Với cách này có thể áp dụng bất cứ khi nào cơn ho bùng phát.
Nếu bị ho nhiều về đêm thì mẹ bầu có thể áp dụng cách này vào thời điểm trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nên phối hợp liệu pháp chườm ấm với các bài thuốc uống khác như trà hoa cúc, nước ô mai mơ, trà chanh mật ong…
4. Uống trà gừng mật ong
Gừng tươi là dược liệu quen thuộc trong đông y với tên gọi sinh khương, có vị cay, tính ấm. Vị thuốc này không chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm mà còn hỗ trợ làm loãng dịch đờm, giảm ho. Còn mật ong lại có tác dụng làm dịu cổ họng, đồng thời làm giảm kích kích niêm mạc hô hấp.
Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa có trong mật ong còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng trà gừng mật ong cũng là một mẹo hay có thể giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối.
Cách thực hiện:
Cần 1 miếng gừng tươi cùng 2 thìa cà phê mật ong.
Gừng rửa sạch cạo vỏ rồi thái thành từng sợi nhỏ.
Cho vào tách sau đó đổ thêm 200ml nước sôi nóng vào.
Để trong 15 phút rồi cho mật ong vào khuấy đều.
Uống khi trà còn ấm mỗi ngày 1 lần, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Sử dụng nghệ và muối
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1/2 thìa bột nghệ, 150ml nước ấm cùng 1 chút muối.
Khuấy đều nghệ và muối trong nước ấm.
Uống mỗi ngày 1 cốc trong 3 ngày liên tục.
6. Dùng diếp cá và nước vo gạo
Diếp cá cũng là một nguyên liệu được đánh giá cao trong việc điều trị ho tại nhà nhờ công dụng làm mát cơ thể, kháng viêm và long đờm. Bên cạnh đó, nước vo gạo lại có thể giúp làm sạch vòm họng, đồng thời làm dịu và giảm ngứa rát. Đây là lý do mà mẹ bầu có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để trị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi cùng 1 ít nước vo gạo.
Ngâm diếp cá trong nước muối 5 phút rồi rửa sạch.
Sau đó cho vào nồi đun với nước vo gạo trên lửa nhỏ đến khi sôi.
Chú ý uống ngay khi nước thuốc còn ấm.
7. Dùng quất chưng mật ong
Quất chưng mật ong được cho là một loại thuốc ho tự nhiên rất tốt với sức khỏe. Quất có chứa nhiều pectin và các vitamin giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra mật ong cũng là nguyên liệu có những tác dụng tương tự. Mẹ bầu có thể sử dụng quất chưng mật ong để giúp giảm ho và trị đờm hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 – 2 quả quất cùng khoảng 1 muỗng cà phê mật ong.
Cắt đôi quả quất, cho mật ong vào đem chưng cách thủy trong 10 – 15 phút.
Dùng uống trực tiếp nước chưng và ngậm nhai từ từ quất trong miệng.
8. Điều trị đặc hiệu
Trong một số trường hợp, các giải pháp tại nhà không thể nào đáp ứng được triệu chứng ho nhiều. Lúc này, mẹ bầu cần thăm khám để được điều trị đặc hiệu theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định.
Với tình trạng ho nhiều là do virus thì thường mẹ bầu sẽ không phải can thiệp điều trị y tế. Lúc này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng trong trường hợp thật sự cần thiết. Đồng thời, mẹ bầu sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi, cùng với đó là ăn uống điều độ để nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch.
Nếu tình trạng ho nhiều phát sinh do dị ứng thì các loại thuốc kháng histamine H1 có thể sẽ được chỉ định. Nhóm thuốc này được đánh giá là tương đối an toàn với mẹ bầu khi đã mang thai 3 tháng cuối. Tuy nhiên, nếu mức độ dị ứng nhẹ thì vẫn nên hạn chế dùng thuốc, nhất là khi đang ở giai đoạn đầu thai kỳ.
Trường hợp ho do vi khuẩn được đánh giá là nguyên nhân có mức độ nghiêm trọng nhất với mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối. Lúc này, bác sĩ sẽ phải nuôi cấy dịch hô hấp để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Kháng sinh được khuyến cáo có thể dùng cho phụ nữ mang thai là beta-lactam. Mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và tần suất dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định để tránh gặp phải rủi ro.
Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều
Ho là triệu chứng tương đối phổ biến và thường ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu xảy ra ở mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối thì mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn. Triệu chứng ho có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi nói riêng và sức khỏe thai kỳ nói chung.
Do đó để hỗ trợ làm giảm tình trạng ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu nên:
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng để sát khuẩn, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
Mẹ bầu nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột, mưa nhiều hay độ ẩm không khí cao.
Có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp để thoa lên cổ và mũi nhằm giảm ho, giảm tắc nghẹt mũi và tránh gió.
Sử dụng nước muối sinh lý để hệ sinh mũi thường xuyên, điều này sẽ giúp dẫn lưu dịch mũi ra bên ngoài, loại bỏ các tác nhân gây kích thích. Cách này còn hỗ trợ làm mềm niêm mạc mũi, cải thiện tình trạng tắc nghẹt mũi.
Mẹ bầu cũng cần uống nhiều nước. Ngoài nước lọc thì nên bổ sung thêm các loại nước ép rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chú ý hạn chế uống sữa khi đang bị ho nhiều. Bởi sữa có thể làm tăng lượng đờm, khiến cơn ho kéo dài dai dẳng.
Nên bổ sung thêm các loai thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao, nhất là vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao sức khỏe. Chỉ cần hệ miễn dịch được cải thiện thì các triệu chứng nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.
Bà bầu mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều là triệu chứng tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi nó có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, làm gia tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai. Tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý thăm khám sớm để có thể can thiệp điều trị đúng cách. Đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Phải Làm Thế Nào?
Cảm lạnh khi mang thai – Nguyên nhân do đâu?
Hệ miễn dịch của mẹ suy giảm khi mang thai, bởi một số tế bào miễn dịch sẽ xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung để bảo vệ phôi thai đang phát triển. Vì vậy, phụ nữ mang thai, rất dễ nhiễm bệnh dù là các bệnh lý thông thường như cảm lạnh mang đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu.
Phụ nữ mang thai dễ bị bệnh cảm lạnh hơn người bình thường do sức đề kháng yếu
Mẹ bầu có thể nhiễm bệnh này vào bất cứ mùa nào trong năm nhưng phổ biến nhất vẫn là những lúc giao mùa hoặc những tháng mùa đông. Bởi virus gây cảm lạnh đều phát triển mạnh ở nhiệt độ ẩm thấp.
Hiện nay, có khoảng 100 loại virus gây bệnh cảm lạnh nhưng phổ biến nhất là Rhinovirus, Rhinovirus chủ yếu gây bệnh ở mũi và rất dễ lây. Đây cũng là lý do vì sao bà bầu bị cảm lạnh chắc chắn sẽ hắt hơi liên tục, dễ nghẹt mũi hoặc sổ mũi hơn khi bị cảm cúm.
Thông thường, cảm lạnh có thể khỏi sau 7-10 ngày, trường hợp bệnh không thuyên giảm sau một tuần, người bệnh cần đến bác sĩ được được khám và điều trị tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Dấu hiệu và cách phân biệt giữa cảm lạnh và coronavirus
Biểu hiệu đầu tiên của cảm lạnh là cổ họng đau kéo dài khoảng 1 – 2 ngày, đi kèm theo là sổ mũi nước, hắt xì liên tục và ho có đờm. Đến ngày thứ 4, 5 có thể xuất hiện những cơn ho, nước mũi đặc lại, một số trường hợp chỉ sốt nhẹ (thường triệu chứng sốt hiếm khi xảy ra).
Khi mẹ bầu bị cảm lạnh thường không cảm thấy mệt mỏi, đau đầu hay nhức người. Mẹ vẫn đủ sức khỏe để làm việc, tuy nhiên việc bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi sẽ gây cho mẹ không ít khó chịu.
Như các bạn đã biết, dịch bệnh Covid-19 do virus Sars-Cov-2 gây ra hiện nay đã trở thành đại dịch toàn cầu, trở thành nỗi hoang mang cho toàn nhân loại. Khi những triệu chứng của Coronavirus, cảm cúm và cảm lạnh lại có nhiều điểm tương đồng lại càng làm cho nỗi sợ hãi của mọi người tăng lên, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Cách trị cảm lạnh cho bà bầu khi mang thai
Hiện nay, chưa có vắc xin dự phòng cảm lạnh, đối với người bình thường có thể dùng một số loại kháng sinh như Histamin, Paracetamol hoặc NSAID để điều trị triệu chứng tại chỗ và nâng cao thể trạng. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu bị cảm lạnh thì các phương pháp dân gian lại được ưu tiên trong việc đánh tan cơn cảm lạnh hơn là sẽ phải dùng đến các loại thuốc tây.
Chanh mật ong hay tỏi ngâm là giải pháp hiệu quả cho mẹ bầu bị cảm lạnh.
Một số cách điều trị cảm lạnh cho phụ nữ mang thai đơn giản, hiệu quả:
Người mẹ cần đảm bảo không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Uống nhiều nước lọc, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C.
Tỏi, gừng, nghệ có chất chống viêm, chống nhiễm trùng và chữa cảm lạnh vô cùng hiệu quả, vì vậy mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Nếu mẹ nghẹt mũi có thể xông mũi bằng một bát nước nóng, nhỏ vào đó 2-3 giọt tinh dầu bạch đàn, trùm một chiếc khăn và hít hơi nước này một lúc. Có thể sử dụng thuốc xịt mũi nếu cơn nghẹt mũi khiến bạn khó thở. Tuy nhiên, cần tham vấn bác sĩ trước vì thuốc xịt chứa oxymetazoline hay xylometazoline có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Nếu mẹ bầu bị đau họng, một ly nước chanh và mật ong nóng hoặc nước tắc ngâm muối sẽ giúp mẹ thông cổ họng nhanh hơn.
Vệ sinh mũi sạch sẽ để tránh các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi trở nặng.
Sốt và đau đầu, cảm lạnh thông thường sẽ không có triệu chứng này, nếu có cũng sẽ ở mức độ nhẹ, mẹ có thể dùng một ít paracetamol, nhưng nhớ là dùng càng ít thuốc càng tốt.
Chú ý giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý. Sau một tuần mà bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm mẹ nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị dứt điểm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ho Và Cảm Lạnh Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Phải Làm Gì? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!