Bạn đang xem bài viết Ho Mọc Tóc Là Gì? Có Thai Ho Nhiều Có Sao Không? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tháng thứ 3 và thứ 4 của thai kỳ, nhiều bà bầu thường gặp phải tình trạng ho và ngứa rát cổ họng kéo dài. Dân gian gọi hiện tượng này là ho mọc tóc ở bà bầu. Nhiều người lý giải bà bầu ho là do tóc của thai nhi phát triển, gây ngứa cổ sinh ra ho. Tuy nhiên, theo khoa học không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa tóc của thai nhi với cổ họng của bà bầu cả. Dù vậy không thể phủ nhận rằng nhiều bà bầu thường bị ho và viêm họng trong thai kỳ. Thế nên việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chứng ho mọc tóc ở bà bầu là rất cần thiết Thời điểm “bầu bí” là thời kỳ cơ thể trở nên nhạy cảm với các loại vi khuẩn và virus. Mẹ bầu dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh cảm lạnh, cúm và ho.
Ho nhiều có tác động đến thai nhi?
Nhiều mẹ thắc mắc, không biết khi ho dữ dội có khiến em bé bị ảnh hưởng hay không? Mẹ có thể cảm nhận được rằng những hơn ho làm bụng chuyển động lên xuống. Đôi khi, cơn ho mạnh sẽ khiến bà bầu bị căng cứng bụng. Thực chất, điều này không ảnh hưởng nhiều đến em bé trong bụng mẹ. Nếu cơn ho mạnh và kéo dài không ngăn được, mẹ có thể dùng tay đỡ lấy bụng dưới khi ho.
Trường hợp mẹ bầu ho nhiều, thậm chí ho suốt đêm khiến giấc ngủ chập chờn không ngon làm cho cơ thể mỏi mệt, nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng bị ho tái đi tái lại, viêm đường hô hấp. Sức khỏe mẹ suy giảm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Với những trường hợp sau, bà bầu cần đi khám ngay:
Ho dai dẳng hoặc ho ra máu
Ho khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức
Các cơn ho kéo dài không thuyên giảm
Ho ra đờm xanh, khó thở hơn bình thường, sốt và thường cảm thấy mệt rã rời.
Bà bầu bị ho: Khi nào cần lo?Trong một số trường hợp bà bầu bị ho có thể tự khỏi, không cần uống thuốc. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có dấu hiệu ho dai dẳng kèm tức ngực, khó thở cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay
Bài thuốc trị ho từ thiên nhiên
Áp dụng các biện pháp tự nhiên để chữa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu. Bà bầu bị ho nhiều có thể áp dụng một số bài thuốc tại nhà.
Các bài thuốc với cây cỏ có thể làm giảm các cơn đau rát cổ họng, làm dịu cơn ho khan, ho nặng tiếng và nguyên liệu rất dễ tìm. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, những bài thuốc này chỉ hiệu quả khi tình trạng ho nhẹ và chưa kéo dài.
Lê chưng đường phèn trị ho khan
Chuẩn bị:
1 trái lê, vài lát gừng, 1 muỗng đường phèn
Cách thực hiện:
Lê rửa sạch để nguyên vỏ thái hạt lựu, gừng đập dập, đường phèn. Tất cả cho vào một cái bát nhỏ hấp cách thủy 30 phút. Chắt lấy nước uống mỗi lần 15ml sẽ giảm ho và đau họng.
Quả lê đã được dùng để trị ho từ rất lâu đời
Mật ong hấp tỏi giảm viêm họng, ngứa cổ
Cách thực hiện:
Ô mai mơ làm dịu cổ họng
Theo Đông y, ô mai mơ gừng giúp giảm ho dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương. Bà bầu có thể mua hộp ô mai bán sẵn ở siêu thị về nhâm nhi. Gừng có tác dụng làm ấm cổ họng, giảm ngứa rát họng. Quả mơ được biết đến như một loại “siêu trái cây” có tác dụng chữa bệnh đường hô hấp, ngoài ra, quả mơ khô còn cung cấp vitamin C và chất xơ cho mẹ bầu.
Chanh đào trị ho hiệu quả
Chuẩn bị:
1kg chanh đào, 1kg đường phèn, 0,5 lít mật ong, 2 muỗng muối trắng, 1 củ gừng.
Cách làm:
Chanh đào rửa sạch để ráo nước, sau đó cắt lát mỏng xếp vào hũ thủy tinh, cứ một lớp đường một lớp chanh đào. Đập dập củ gừng thả vào, thêm 2 muỗng muối và sau cùng là đổ mật ong ngập đậy kín nắp bình. Chanh đào ngâm khoảng 6 tháng trở ra dùng rất tốt cho các cơn ho, ngứa cổ họng.
Chanh đào ngâm có vị chua pha lẫn mặn và ngọt, có tác dụng làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả
Ngoài ra, khi bị ho, mẹ bầu cũng nên chăm sóc bản thân bằng những bước sau:
Uống nhiều nước: Có thể uống nước lọc hoặc kết hợp nước cam, chanh. Các trái cây họ cam, chanh chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn nhiều trái cây và rau quả, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
Nghỉ ngơi khi bạn cần và chắc chắn rằng bạn có một giấc ngủ ngon
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày.
Để hạn chế bị ho và phòng cúm khi mang thai, bà bầu nên sử dụng khẩu trang y tế ở nơi công cộng tập trung đông người.
Nếu ho dẫn đến tình trạng mất nước, tim đập nhanh hơn bình thường, tức ngực và cơ thể không còn sức lực. Lúc này bạn cần sự tham vấn của bác sĩ. Có thể dùng Paracetamol, nhưng không được dùng thuốc có thành phần: Ibuprofen hoặc aspirin, trừ trường hợp bác sỹ chuyên khoa kê toa.
THAM KHẢO CẨM NANG MẸ ĐI SINH BÉ ĐỂ CHUẨN BỊ THẬT ĐẦY ĐỦ ĐỒ ĐÓN BÉ YÊU CHÀO ĐỜI MOM NHÉ!
Bà Bầu Bị Ho Có Đờm Là Bệnh Gì? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ho có đờm. Trong đó, những nguyên nhân chính thường gặp nhất là:
1.1 Dị ứng
Dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi, hầu họng con người bị kích thích bởi các tác nhân như: Khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mùi hương lạ,….
1.2 Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp bao gồm các căn bệnh phổ biến như: Viêm phế quản, viêm xoang mũi, viêm phổi,….Triệu chứng điển hình của bệnh là khiến cho bà bầu bị ho có đờm, đờm đặc, màu vàng như mủ, kèm theo các cơn sốt nhẹ đến sốt cao. Thông thường, viêm đường hô hấp là căn bệnh mắc phải do nhiễm khuẩn.
1.3 Nhiễm virus
Virus tấn công vào hệ hô hấp của mẹ bầu khi chị em bị suy giảm sức đề kháng hoặc rối loạn nội tiết tố khi mang thai. Sau khi xâm nhập làm tổn thương đường hô hấp trên. Virus gây bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như: Ho, sổ mũi, nhức đầu, một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng sốt.
Cổ họng đau và nóng đỏ. Đau hơn khi dùng sức để ho.
Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sốt từng cơn. Có thể sốt nhẹ đến sốt cao.
Vùng ngực có cảm giác đau tức.
Cổ họng vướng víu. Cảm giác khó chịu. Lúc nào cũng muốn ho.
Chán ăn, sụt cân nhanh chóng.
Ho kèm theo đờm đặc, mùi hôi. Đờm có màu trắng cũng có thể là màu vàng hoặc xanh. Tùy vào diễn biến tổn thương và tùy vào nguyên nhân mắc phải.
Khó khăn trong việc hô hấp, khó thở, thở khò khè.
Nhức đầu, sổ mũi, nước mũi chảy ra liên tục, đặc biệt là khi nằm.
3. Bà bầu bị ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bất kỳ một triệu chứng nào bất thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai đều cảnh báo những mối nguy hại đối với sự phát triển của thai nhi. Tình trạng bà bầu bị ho có đờm cũng vậy.
Sự đau đớn khiến người mẹ mệt mỏi. Chán ăn. Khi mẹ không ăn uống đầy đủ thì thai nhi cũng sẽ không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Dẫn đến nguy cơ trẻ chậm phát triển về cả trí não lẫn thể trạng.
Với các trường hợp thai còn nhỏ tuổi. Tức là ở khoảng 10 tuần trở xuống, bà bầu bị ho có đờm có thể dẫn đến sảy thai. Do lúc này phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Khi người mẹ gắng sức để ho có thể dẫn đến tình trạng tử cung bị kích thích. Cổ tử cung tăng cường co thắt. Lúc này nguy cơ sảy thai rất có thể xảy ra.
Đối với thai lớn, lúc mẹ bầu đã sắp kết thúc hành trình thai nghén, thai lúc này đã xoay ngôi thuận, thấp xuống cổ tử cung để chuẩn bị chào đời. Mẹ bầu dùng nhiều sức để ho có thể dẫn đến tình trạng vỡ ối, sinh non.
Nếu mẹ bầu bị ho do nhiễm vi khuẩn, virus. Các tác nhân ngày có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu, dị tật thai nhi bẩm sinh,….
4. Cách giảm ho có đờm cho bà bầu an toàn
4.1 Mật ong chưng tắc (quất)
Các bước thực hiện:
Chuẩn bị 4-5 quả tắc
Cắt đôi bỏ vào bát
Đổ mật ong vào sao cho ngập nguyên liệu
Chưng cách thủy 20 phút
Ăn cà mật ong lẫn tắc.
Ăn 2-3 lần mỗi ngày để việc chữa trị đạt kết quả tốt nhất.
4.2 Giảm ho cho mẹ bầu bằng tỏi nướng
Cách thực hiện
Chuẩn bị 2 củ tỏi
Rửa sạch rồi nướng khoảng 20 phút
Bóc vỏ ngoài. Lấy nhân tỏi bên trong để ăn.
Ăn liên tục 3-5 ngày. Ăn 1 lần/ ngày vào buổi sáng.
4.3 Chữa ho bằng dầu khuynh diệp
Cách làm:
Nhỏ 3-4 giọt dầu khuynh diệp vào chậu nước tắm (nước ấm)
Bà bầu bị ho có đờm ngâm cơ thể khoảng 15 phút trong chậu nước đã chuẩn bị. Ngoài ra bạn cũng có thể xoa trực tiếp dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân. Xoa đều khoảng 3 phút rồi đeo tất đi ngủ.
4.4 Chữa ho cho mẹ bầu bằng trà bạc hà
Cách thực hiện:
Chuẩn bị khoảng 10 lá bạc hà tươi
Rửa sạch rồi vò nát
Đổ nước sôi vào hãm trong 15 phút.
Khi nước còn độ ấm vừa phải, cho thêm ít đường hoặc 1 thìa mật ong vào để uống.
5.1 Thực phẩm mẹ bầu nên ăn
Bà bầu bị ho có đờm nên tích cực bổ sung các thực phẩm sau:
Các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt: Có thể là cháo hoặc súp, bún, miến,…
Tăng cường bổ sung vitamin từ rau xanh và hoa quả
Ăn nhiều thực phẩm chứa tinh dầu có lợi cho người bị ho như: Tỏi, gừng
Bổ sung thêm nước lọc hoặc nước ép trái cây.
5.2 Các thực phẩm mẹ bầu cần tránh
Thực phẩm có tính hàn
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp
Tôm, cua, cá,…những thực phẩm có mùi tanh sẽ khiến mẹ bầu dễ bị kích ứng và dễ bị ho hơn. Do đó mẹ bầu nên tránh các thực phẩm này.
Các món ăn chứa nhiều gia vị, quá cay nóng,….
Hạn chế ăn cam, quýt. Vì các loại quả này có thành phần kích ứng cổ họng.
6. Cách phòng tránh ho có đờm cho bà bầu
Vệ sinh răng miệng, mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý
Chú ý giữ ấm cơ thể. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi
Uống nhiều nước, tránh xa nước đá
Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng và tích cực bổ sung các vitamin khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe.
Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường cần tiến hành thăm khám ngay để có phương án khắc phục kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
Không áp dụng các biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị ho có đờm khi mang thai. Trong mọi trường hợp sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Mang thai là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, đây là lúc chị em bị suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng. Chính vì vậy, bà bầu bị ho có đờm nên đi khám sớm và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!
Mẹ Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Trong thời kì mang thai, cảm cúm là bệnh mà các mẹ bầu có thể tránh khỏi. Nhất là vào mùa lạnh rất dễ bị ho. Đây cũng là lý do mà nhiều bà bầu lo lắng không biết mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho khi đang mang thai
– Do các mẹ bầu thích uống nước đá : Sở thích này thường xuyên rất dễ bị viên họng kéo theo tình trạng ho.
2. Mẹ bầu bị ho nhiều khi đang mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị ho là một biểu hiện bình thường khi mang bầu. Thông thường, ho sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài liên tục, các virut gây bệnh có thê gây nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu phải điều trị sớm.
Ho không phải là dấu hiệu tự dưng mà xuất hiện. Nó chỉ xuất hiện khi mẹ bầu bị cảm cúm, bị sốt hoặc bị viêm họng, viêm phế quản… Nếu bị ho do các bệnh gây nên thì mẹ nên nhanh chóng trị dứt điểm tránh để virus gây bệnh tấn công gây nguy hiểm cho thai nhi.
Bà bầu bị ho nhiều khi đang mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu mẹ bầu bị ho kéo dài quá 2 tuần hoặc ho kèm theo bị sốt, có đờm xanh, tức ngực, khó thở, ho ra máu… thì mẹ cần phải đi đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị dứt điểm. Để không bị ảnh hưởng sức khỏe mẹ cũng như thai nhi.
Tóm lại, việc mẹ bầu bị ho thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên đó là đối với những trường hợp bị ho nhẹ. Còn với mẹ bị ho kéo dài nhiều ngày, ho dữ dội kèm những biểu hiện khác nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây tác động nguy hiểm đến thai nhi.
TÌM HIỂU THÊM: Cách tăng sức đề kháng tự nhiên giúp mẹ bầu khỏe mạnh
Bà Bầu Bị Ho Có Đờm Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Mang thai và làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ phải thay đổi rất nhiều để thích nghi với sự có mặt của em bé trong bụng. Điều này làm cho sức đề kháng của mẹ bị giảm sút và dễ bị mắc bệnh hơn. Trong đó, ho có đờm là một trong những bệnh các mẹ bầu dễ bị mắc phải nhất.
Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ho có đờm?
Ngoài nguyên nhân sức đề kháng của bà bầu thường yếu hơn so với thời kỳ son rỗi thì có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn tới việc bà bầu dễ bị mắc ho có đờm đó là:
Do sự thay đổi hormone: Khi mang thai, lượng estrogen tăng cao khiến cho việc kích thích sản xuất dịch nhầy nhiều hơn, chất nhầy có thể trở lên rất đặc hoặc rất loãng. Đây là nguyên nhân vì sao nếu mẹ bầu bị ho trong giai đoạn này thì thường bị ho kèm theo có đờm nhiều.
Do cảm lạnh hoặc cúm: Sức đề kháng suy giảm khiến mẹ bầu dễ bị mắc các virus gây cảm lạnh và cúm. Dịch nhầy ở mũi và họng có thể rất đặc và có màu vàng hoặc xanh.
Do dị ứng: Cơ địa thay đổi khi mang thai cũng khiến mẹ bầu dễ bị dị ứng hơn, cùng với đó là một loạt các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, ngứa râm ran ở da và ho có đờm xuất hiện cùng một lúc.
Do thực phẩm: Thời kỳ mang thai, mẹ bầu nào cũng ra sức bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho thai nhi khỏe mạnh. Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác… chính là nguyên nhân kích thích việc gia tăng sản xuất chất nhầy.
Các bệnh lý về đường hô hấp, mũi họng như: Viêm thanh quản, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang… gây ra tình trạng ho có đờm ở mẹ bầu.
Bà bầu bị ho có đờm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Trước tiên, các cơn ho kéo dài do cảm giác đờm ứ đọng ở cổ rất ngứa và khó chịu khiến bà bầu có cảm giác muốn khạc nhổ để loại bỏ cảm giác này. Tuy nhiên việc ho dẫn đến sự co thắt mạnh ở vùng ngực, gây cảm giác mệt và đau.
Kèm theo đó, bà bầu có thể có cảm giác chán ăn, khó ngủ, suy nhược cơ thể… Tất cả những triệu chứng trên đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các cơn ho liên tục và kéo dài kích thích các cơn co tử cung có thể gây động thai sớm hoặc dọa sinh non nếu thai gần đủ tháng. Ho có đờm còn là triệu chứng báo hiệu cơ thể mẹ bầu có thể đang bị nhiễm trùng, nếu mẹ bầu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, có thể gây mất tim thai đột ngột.
Vì vậy, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các triệu chứng sau thì cần đến thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ ngay:
Mẹ bầu bị ho có đờm dai dẳng kéo dài, ho khạc nhổ ra máu.
Cơ thể mệt mỏi và cảm giác kiệt sức.
Ho ra đờm xanh kèm theo cảm giác khó thở hơn bình thường, sốt, mệt rã rời.
Cách chữa trị khi bà bầu bị ho có đờm
Trong thời kỳ mang thai mà mắc bệnh, dù chỉ là những bệnh lý thường gặp như cảm cúm hay ho, ho có đờm thì mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên tự ý điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, mẹ bầu có thể tìm đến một số biện pháp chữa trị dân gian an toàn mà hiệu quả như:
Sử dụng tỏi và mật ong để giảm ho ra đờm
Bản thân tỏi và mật ong là hai nguyên liệu mang trong mình những nguyên tố và chất kháng sinh tự nhiên như selen, acillin (có trong tỏi) có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vì vậy, khi bị ho có đờm mẹ bầu có thể áp dụng công thức sau:
Công thức 1:
Lấy 15g tỏi bóc vỏ đập dập (hoặc để nguyên cả tép) cho vào lọ rồi đổ 100ml mật ong vào ngập mặt tỏi, đậy kín nắp.
Lọ tỏi ngâm mật ong này cần để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, sau 3 tuần ngâm có thể sử dụng được.
Mỗi lần dùng lấy khoảng 2 muỗng, mỗi ngày ngậm 2-3 lần sẽ giúp cổ họng bớt ngứa, tiêu đờm, giảm ho.
Đập dập 4-5 củ tỏi, trộn đều với mật ong rồi đem hỗn hợp đi hấp cách thủy.
Khi nào ngửi thấy mùi tỏi thì tắt bếp, để nguôi.
Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1-2 thìa cà phê để giúp giảm ho và long đờm tốt hơn.
Sử dụng quất để trị ho có đờm
Quất là một loại quả lành tính. Trong vỏ quất có chứa nhiều tinh dầu, đường và pectin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Ngoài ra, các vitamin có trong thịt quả còn có tác dụng giúp long đờm và giảm ho.
Mẹ bầu bị ho có đờm dùng 4 quả quất rửa sạch, bỏ hạt cho vào chén rồi đổ ngập mật ong, đem hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Mỗi ngày dùng khoảng 3 lần, mỗi lần ngậm khoảng 1-2 thìa cà phê sẽ giảm được các triệu chứng như ngứa họng, muốn ho và đờm nhiều trong cổ họng.
Bà bầu bị ho có đờm thì nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm lạnh: Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh chưa được rã đông hoặc làm nóng thì mẹ bầu tuyệt đối tránh. Bởi vì, khi sử dụng các loại thực phẩm này mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm lạnh rất cao. Theo đông y, thực phẩm lạnh gây tắc khí ở phổi khiến cho các triệu chứng ho, ngạt mũi, khạc đờm tiến triển nặng hơn.
Thực phẩm nhiều dầu: Các loại hạt chứa nhiều dầu như đậu phộng, hạt dưa bình thường rất tốt nhưng khi mẹ bầu bị ho có đờm thì cũng cần tuyệt đối tránh ăn. Dầu trong các loại hạt này có khả năng tăng tiết đờm ứ đọng trong cổ họng.
Thực phẩm tanh: Tôm, cua, cá… sẽ khiến tình trạng ho của mẹ bầu trở lên nặng hơn bởi vị tanh trong các thực phẩm này khiến cho hệ hô hấp bị kích thích mạnh.
Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ: Mẹ bầu khi bị ho thì chức năng tiêu hóa cũng bị suy giảm. Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ có thể tăng gánh nặng cho dạ dày gây cảm giác khó tiêu khiến dịch đờm tiết ra nhiều hơn.
Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Là nhóm thực phẩm khiến cơ thể mẹ bầu bị bốc hỏa và có cảm giác ngứa họng, muốn ho nhiều hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ho Mọc Tóc Là Gì? Có Thai Ho Nhiều Có Sao Không? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!