Bạn đang xem bài viết Hiện Tượng Tê Chân Tay Ở Phụ Nữ Đang Mang Thai Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện tượng tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai như thế nào?
Càng đến gần giai đoạn sinh nở thì mẹ sẽ càng cảm nhận được nhiều thay đổi cho thấy thai nhi đã chuẩn bị “sẵn sàng”. Trong đó, hiện tượng tê chân tê tay ở phụ nữ mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến ở mẹ bầu. Đặc biệt càng vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng có cảm giác mệt mỏi và khó chịu khi tay chân thường xuyên tê nhức.
1. Triệu chứng bị tê chân tay ở mẹ bầu:
Thông thường, các dấu hiệu của chứng tê chân tay cũng khá nhẹ nhàng chỉ là những cơn tê tê giống như bị châm chích, kiến bò ở đầu ngón tay và ngón chân. Nhưng đôi khi lại kèm theo cảm giác nóng, hơi đau nhức ở các trường hợp nặng. Triệu chứng này có khi xuất hiện ở các bộ phận như: ngón tay, bàn tay, cổ chân,… Đối với phụ nữ mang thai thì có nhiều biến đổi trong giai đoạn thai kỳ nên hiện tượng tê chân tay là biểu hiện sinh lý bình thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu trong một số trường hợp nếu tay chân bị tê, kèm theo một số triệu chứng như: không nhấc nổi cánh tay, lơ mơ dù trong giây lát,…thì nên cần đến bệnh viện để khám xảy ra các chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Và rất có thể triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng gan, đái tháo đường, thiếu chất hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch….
Mẹ cần chú ý những biểu hiện tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bà bầu bị tê chân tay:
Nguyên nhân hiện tượng tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai là do đâu? Đó chính là do những thay đổi về sinh lý trong thời lỳ mang thai. Đặc biệt là từ tháng 5 trở đi, thai nhi lớn hơn và chèn ép các mạch máu khiến việc tuần hoàn máu trở nên khó khăn khi chân tay dễ bị tê mỏi. Mặt khác, có thể là do mẹ bầu lười vận động, bị phù nề, thiếu canxi và magie do ngồi quá lâu hay tư thế chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi.
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác thuộc về bệnh lý: – Mẹ bầu bị thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là axit folic, magie, canxi, B1, B2. – Một số bệnh nặng hơn như đái tháo đường, béo phì, cao mỡ máu… – Thiếu nước dẫn đến ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ, gây mỏi cơ. – Thiếu máu, hạ đường huyết (Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của các mẹ bầu trong 3 tháng đầu). – Các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh cũng gây ra triệu chứng tê bì, chuột rút.
3. Triệu chứng tê tây khi mang thai có nguy hiểm không?
Hiện tượng tê chân tay khi mang thai đã khiến không ít mẹ bầu lo lắng và tự hỏi không biết có nguy hiểm hay không. Nếu triệu chứng tê tê ở chân tây ở mẹ bầu không gây nguy hiểm nhưng nó lại là kẻ quấy rối cực kỳ khó chịu vào hằng đêm, khiến mẹ bầu ngủ không sâu giấc và thường xuyên phải trở dậy vào ban đêm. Nếu hiện tượng này ngày càng nặng sẽ làm mẹ bầu bị mất nghủ, cơ thể mệt mỏi và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
4. Phương pháp cải thiện bà bầu bị tê tay
Chân tay tê nhức, uể oải có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Những biến chứng nguy hiểm như bà bầu cao huyết áp, bị đột quỵ hoặc có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng đều cần được mẹ bầu đề phòng. Để có được sức khỏe tốt trong thai kỳ của mình, mẹ bầu nên: -Tập thể dục: mẹ bầu nên vận động nhẹ, đi bộ khi mang thai hoặc tập yoga đều đem đến kết quả đáng mong đợi trong việc giúp mẹ bầu dẻo dai, thư giãn gân cốt và việc chuyển dạ cũng thuận lợi hơn. – Thường xuyên thay đổi tư thế: việc đứng yên một chỗ, nằm ngủ thường xuyên mà không đi lại sẽ làm mẹ suy giảm chức năng khớp tay, chân. Lúc ngủ, mẹ cũng nên thực hiện massage lòng bàn tay, chân sẽ giúp chứng tê nhức đáng kể. – Bổ sung canxi: bà bàu bị tê tay có thể là do cơ thể mẹ thiếu canxi, magie. Cần bổ sung qua tôm, sữa không đường…. hoặc uống thuốc bổ sung canxi nếu mẹ bị thiếu chất này trầm trọng.
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp bà bầu cải thiện được tình trạng tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai
– Bổ sung vitamin nhóm B: Như đã đề cập ở trên, khi mẹ bầu bị thiếu vitamin nhóm B sẽ khiến cơ thể cử động chậm chạp, tay chân tê nhức. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hỗ trợ hoặc bổ sung vitamin bằng chế độ dinh dưỡng khi mang thai tại nhà. – Ngủ đúng tư thế: Hãy nằm ngủ nghiêng sang trái và thường xuyên thay đối tư thế nằm nếu cảm thấy tay chân bị tê. Mẹ bầu cũng nên trang bị gối kê chân trong lúc ngủ sẽ có tác dụng vừa giảm nhức, vừa giảm sưng phù. – Ngâm tay chân vào nước ấm: Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc ngâm tay trong nước ấm có chứa tinh dầu lavender hoặc tinh dầu hoa cúc kết hợp với các động tác massage tay sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn với cơ thể đau nhức của mình.
Từ ngày 01/09 - 30/09, khi mẹ đăng ký sinh tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được giảm 35% gói thai sản trọn gói và: – Miễn phí tiêm vaccine phòng Covid-19 cho KH đăng ký gói – Giảm 50% phí test nhanh covid cho KH thai sản – Tặng 01 phiếu bốc thăm may mắn: cơ hội nhận voucher giảm giá 50% gói thai sản và nhiều phần quà hấp dẫn khác tại chương trình bốc thăm may mắn vào tháng 9/2021. – Miễn phí giường gấp người nhà. – Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh cho khách sinh mổ (nếu thời điểm KH sinh không bùng dịch). – Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn. Quà tặng đi kèm - Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé của nhãn hàng HIPP và Moony
Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí. bảo hiểm thai sản chi phí đẻ thường
Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai
1. Tăng cân:
2. Thay đổi trọng tâm:
Bình thường vị trí thắt lưng của cột sống người đã cong và ưỡn ra phía trước. Khi mang thai tử cung lớn đổ về phía trước (đặc biệt những người sanh con rạ, thành bụng nhão), làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn nhiều hơn.
3. Nội tiết tố thai kỳ:
Những nội tiết tố của thai kỳ làm cho các dây chằng và khớp xương của cột sống (đặc biệt là cột sống thắt lưng) và vùng chậu dãn ra và căng hơn. Điều này làm suy yếu chức năng của các dây chằng khiến phụ nữ đau lưng, đau khớp vệ và đau vùng chậu.
4. Sự tách của cơ thẳng bụng:
Khi tử cung lớn lên làm bụng căng ra có thể làm cho 2 cơ thẳng bụng bị tách ra (là cơ thẳng đi từ đầu của các xương sường đến xương mu), điều này khiến cho người phụ nữ bị đau lưng và có nguy cơ thoát vị thành bụng nếu tình trạng tách cơ nhiều và không hồi phục.
5. Stress:
khi mang thai tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị stress. Khi bị stress các cơ dựng sống (cơ phía sau lưng bên cạnh các cột sống) co cứng gây đau lưng.
6. Ngoài ra đau lưng ở người phụ nữ mang thai còn có thể do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày: đứng quá lâu, ngồi lâu sai tư thế, cúi nhiều,…
Triệu chứng đau lưng có thể từ nhẹ xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu cho đến nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể đi hoặc đứng được. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và nghĩ rằng đây là vấn đề đương nhiên có trong thai kỳ, nên cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên chứng đau lưng trong thai kỳ có thể hết sau khi sanh, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài sau sanh và trở thành mãn tính. Như vậy cần phải có cách giải quyết triệu chứng đau lưng trong thai kỳ, giúp chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai tốt hơn, cũng như không dẫn đến tình trạng đau lưng mãn tính sau sanh.
1. Luyện tập thể dục:
Việc luyện tập thường xuyên và đều đặn trong thai kỳ giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng trọng thai kỳ. Đối với những trường hợp đau nhiều tốt nhất nên được tập luyện với huấn luyện viên hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên cho người phụ nữ mang thai.
2. Nóng và lạnh:
Việc chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau lưng. Việc dùng một khăn lạnh (có thể dùng túi lạnh chuyên dụng) chườm vào vùng lưng trong 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày. Sau khi chườm lạnh 2-3 ngày, triệu chứng giảm bớt chuyển sang chườm nóng. Dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm chuyên dụng chườm vào vị trí đau. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng bụng trong suốt thời kỳ mang thai.
3. Massage:
xoa bóp vùng lưng (đặc biệt vùng thắt lưng) giúp giảm đau. Thai phụ ngồi ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng (giữ lưng thẳng) và nhờ người massage hai bên cột sống, tập trung vào vùng thắt lưng.
4. Tư thế đúng:
để tránh áp lực và gây tổn thương cột sống người phụ nữ cần:
– Tư thế đi, đứng, ngồi đúng:
lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Thương xuyên thay đổi tư thế để tránh bị ứ trệ tuần hoàn và căng cứng các cơ: nếu ngồi lâu thì khoảng 30-60 phút đứng dậy đi lại hoặc đứng lâu thì 30-60 phút ngồi nghỉ ngơi
– Nâng đỡ bụng:
Có thể sử dụng đai nâng bụng hoặc mặc quần lưng thun dày nâng đỡ phần bụng để tránh bụng bị đổ về phía trước làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Nên đeo đai sau 20 tuần tuổi thai và đeo khi đi làm, sinh hoạt, tối về có thể tháo đai ra.
5. Tư thế ngủ:
khi ngủ nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị mỏi. Mỗi lần thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại cần nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nằm và ngồi trên mặt phẳng, không nên dùng nệm quá mềm.
Tóm lại đau lưng là triệu chứng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Người phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ luyện tập phù hợp để có thể giảm triệu chứng đau lưng. Nếu triệu chứng đau lưng nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày người phụ nữ cần đi khám để có thể phát hiện những bất cần điều trị sớm như thoát vị đĩa đệm.
Leave a reply →
Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào?
Thời gian qua, bệnh cúm phát triển mạnh khiến nhiều người mắc, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Theo chuyên gia, thai phụ mắc cúm có thể khiến thai nhi dị tật.
Số liệu từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, tính đến đầu tháng 12-2019, cả nước có trên 400.000 người mắc cúm.
Ghi nhận tại một số bệnh viện như Nhi trung ương, Thanh Nhàn…, số ca mắc cúm nhập viện gia tăng trong những ngày qua.
Bác sĩ Nguyễn Như Ngọc, Khoa Phụ sản 1, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, những ngày gần đây, khoa tiếp nhận 5 thai phụ mắc cúm A nhập viện điều trị. Các thai phụ có độ tuổi 22-35. Rất may là các ca này vào viện ở tình trạng bệnh chưa chuyển nặng. Các thai phụ đều được điều trị, theo dõi cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được ra viện nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Chuyên gia này cho hay, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Các triệu chứng của bệnh gồm: Sốt đột ngột, ho (phổ biến là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi.
Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Riêng với phụ nữ mang thai, do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến sức đề kháng trước dịch bệnh cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ lại đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, phụ nữ mang thai mắc cúm thường kéo dài hơn.
Đáng chú ý, phụ nữ mang thai mắc cúm có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, một số khiếm khuyết trên cơ thể, rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ khi bị bệnh là yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai lưu nếu mắc cúm.
Chưa kể, bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường bởi thai phụ có nhu cầu về ô xy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu.
Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn, nguyên trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản trung ương chia sẻ, khi phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ mà bị mắc cúm, khả năng thai nhi dị tật là rất cao. Tuy vậy, không phải tất cả các loại vi rút cúm đều gây dị tật. Khi có dấu hiệu bị cúm, thai phụ nên đi khám để được xét nghiệm định tuýp vi rút cúm, bác sĩ sẽ tư vấn khi có kết quả cụ thể.
“Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị triệu chứng vì có nhiều loại thuốc gây dị tật cho thai trong 3 tháng đầu”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Về chế độ dinh dưỡng, theo các chuyên gia, thai phụ khi mắc cúm nên ăn nhiều trái cây nhằm bổ sung vitamin C; uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố; uống nước ấm pha mật với gừng hoặc chanh nhằm làm sạch vùng họng; ăn làm nhiều bữa; hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Đặc biệt, thai phụ nên nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều.
Để phòng bệnh cúm, biện pháp tốt nhất là hằng năm tiêm vắc xin cúm mùa. Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên đi tiêm phong vắc xin phòng bệnh. Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể; ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng; hạn chế đến nơi đông người.
Lê Hòa (Theo Hà nội mới)
ad syt ad
Hiện Tượng Ra Sữa Non Sớm Khi Mang Thai Ở Bà Bầu
Ngày viết: 09/10/2017 00:19
Thông thường việc tiết sữa non khi mang thai là hiện tượng rất bình thường ở bà bầu từ tháng thứ 7 trở đi, nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện sớm thì sẽ là nguy cơ cảnh bảo một sự thay đổi bất thường trong cơ thể mẹ. Hiện tượng bà bầu ra sữa non sớm khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc chung rất thường gặp của nhiều chị em phụ nữ khi mang thai gặp phải tình huống này.
Hiện tượng ra sữa non khi mang thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp thời gian tiết sữa trong thai kỳ và có biểu hiện dấu hiệu như thế nào. Tuy nhiên các mẹ bầu luôn phải cảnh giác với hiện tượng này vì nguy hiểm nhất khi ra sữa non sớm ở mẹ bầu đó là dấu hiệu của thai chết lưu. Khi phát hiện ra sữa non sớm trong thai kỳ khi chưa tới ngày sinh con thì các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và có cách khắc phục kịp thời.
1. Dấu hiệu nhận biết ra sữa non Dấu hiệu bình thường
Đầu tiên, mẹ sẽ thấy xuất hiện ở đầu ti những gợn trắng, nó khá giống như mụn. Dấu hiệu này có nghĩa là mẹ chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó hoặc là cả tuần, mẹ mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.
Dấu hiệu mẹ nên đi khám
Tiết sữa non quá sớm: Tiết sữa non từ tháng thứ 6 trở đi là bình thường ở thai phụ. Nhưng nếu mẹ thấy dấu hiệu tiết sữa non sớm hơn (tức là từ tháng thứ 5 trở về) thì bạn nên đi khám. Nó có thể là dấu hiệu thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Sữa non có lẫn máu: Nhiều thai phụ hoảng hốt, hoang mang vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Đây là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Điều này không gây nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy vậy, nếu sữa non có lẫn máu quá nhiều, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám ngay.
Thế nhưng, khi cơ thể gặp bất thường, các mẹ bầu ra sữa non sớm hơn tháng thứ 7 của thai kỳ thì có thể đây dấu hiệu nguy hiểm. Do vậy, nếu gặp hiện tượng ra sữa non sớm, các mẹ bầu nên đi kiểm tra ngay lập tức.
Ra sữa non sớm khi mang thai có thể là dấu hiệu thai chết lưu: Ra sữa non sớm khi mang thai có thể là dấu hiệu của việc thay đổi nội tiết trong cơ thể hoặc đây chính là những cảnh báo nguy hiểm như thai chết lưu.
Tạo chút áp lực lên đầu ngực: Ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực, hoặc khoanh tay trước ngực hoặc tỳ cẳng tay lên đầu ngực sẽ giúp sữa ngừng chảy ra.
Dùng miếng thấm sữa: Đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực và chúng sẽ giúp thấm hút hết lượng sữa non rò rỉ ra khỏi đầu ngực. Sau đó, mẹ hãy thay miếng lót khi cảm thấy chúng đã đủ ướt.
4. Hướng dẫn chăm sóc bầu ngực khi mang thai
Chọn quần áo có hoa văn: Các loại vải có hoa văn sẽ giúp mẹ che giấu được vết sữa loang ra trong trường hợp sữa bị thấm ra lớp áo ngoài.
Mang theo áo ngực dự phòng: Nếu bị chảy sữa nhiều, tốt nhất mẹ nên để sẵn một chiếc áo ngực khác ở trong túi để thay thế cho chiếc bị ướt.
Mẹ hãy nhớ chọn áo lót bằng chất liệu cotton, mềm và thoáng. Không nên mặc những chiếc áo chật chội so với kích thước của bầu ngực. Những chiếc áo ngực chật bó khít sẽ gây cảm giác đau nhức và khiến mẹ khó thở.
Thường xuyên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm. Lưu ý, mẹ nên tránh dùng xà phòng tắm hay các loại mỹ phẩm khác vì chúng có chứa độ kiềm cao sẽ thể khiến da vùng ngực bị dị ứng, gây tổn thương.
Nếu mẹ bị chảy sữa nhiều và liên tục tới mức ướt áo, cảm giác khó chịu và hôi hám. Mẹ nên thay áo lót thường xuyên, sử dụng tấm vải xô hoặc tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực khô thoáng, sạch sẽ.
Nhiều mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn, đó là một sai lầm. Việc nặn sai cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiện Tượng Tê Chân Tay Ở Phụ Nữ Đang Mang Thai Như Thế Nào? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!