Xu Hướng 6/2023 # Gợi Ý Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Giữ Dáng, Con Đủ Cân # Top 6 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Gợi Ý Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Giữ Dáng, Con Đủ Cân # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Giữ Dáng, Con Đủ Cân được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1/ NGUYÊN TẮC khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu giữ dáng, con đủ cân

Nếu bà bầu thừa cân, cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. Muốn hạn chế không gia tăng cân nặng nhiều hơn nữa mẹ cần lưu ý:

Luôn ăn sáng đầy đủ

Đây là nguyên tắc ăn uống cần áp dụng cho tất cả mọi người chứ không riêng gì bà bầu. Bữa sáng quan trọng giúp cơ thể bù đắp lại năng lượng bị mất sau một đêm dài và tạo thêm nguồn năng lượng mới cho cả ngày dài.

Chia nhỏ bữa ăn, loại bỏ ăn vặt

Ăn chậm, nhai kỹ

Nhạt miệng và thường xuyên muốn ăn là tác động của việc thay đổi hormone khi mang thai. Mẹ nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế gánh nặng lên hệ tiêu hóa cũng như giúp hấp thu tối đa dinh dưỡng trong thức ăn, hạn chế cơn đói đến nhanh hơn.

Tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên

Một số bộ môn như yoga, thiền, đi bộ,… đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây cũng là phương pháp giúp bà bầu giảm được các triệu chứng mệt mỏi, mang lại giấc ngủ ngon và giữ gìn vóc dáng rất tốt.

2/ Cách dùng thực phẩm trong thai kỳ

#1. Tinh bột

Ưu tiên các thực phẩm sau đây vào bữa sáng: yến mạch, gạo lức, bánh mỳ nguyên cám, khoai lang.

Cơm trắng trong ngày ăn từ 2-3 bát.

#2. Thịt, trứng, sữa

Ưu tiên ăn các loại thịt như bò, gà, ăn thịt heo, thịt gia cầm vừa phải.

Các loại thịt ăn luân phiên, mỗi tuần ăn từ 2-3 bữa.

Sữa uống loại tách béo hoặc không đường, uống mỗi ngày sau bữa chính 2 tiếng.

Trứng ăn từ 3-4 quả/tuần.

#3. Hải sản

Ưu tiên ăn các loại cá, đặc biệt là cá chép, cá hồi, cá trích,…

Hạn chế các loại cá lớn như cá ngừ, cá thu lớn,… vì có khả năng bị nhiễm thủy ngân.

Cá có thể ăn 2-3 bữa/tuần hoặc nhiều hơn, chế biến theo các phương pháp như luộc, hấp, khi, nướng, nấu cháo, nấu canh,…

Các loại hải sản khác như cua, ốc, ghẹ, nghêu, sò, hến,… có thể ăn 2-3 lần/tháng.

#4. Các loại rau củ

Mọi bữa ăn luôn cần có rau xanh.

Nên ăn các loại rau có màu xanh đậm để bổ sung thêm acid folic tốt cho thai nhi.

Đa dạng thêm các loại rau củ khác như bí đỏ, cà rốt,… để tăng thêm nguồn vitamin có lợi.

#5. Các loại trái cây

Nên ăn các loại quả chứa nhiều vitamin C và chất xơ, tránh ăn các loại quả nhiều đường và năng lượng như sầu riêng, mít, vải, nhãn,… 

Nên ăn hoa quả tươi hoặc nước ép, sinh tố tự làm, không nên uống các loại nước hoa quả đóng chai.

3/ Gợi ý thực đơn tham khảo trong ngày cho mẹ bầu giữ dáng, con khỏe

Bữa sáng:

2 lát bánh mì đen nguyên cám.

Trứng ốp la: 1-2 quả.

Salad rau sạch (tùy loại yêu thích)

1 quả táo.

Bữa phụ: 

1 hũ sữa chua không đường

1 ly sữa tách béo.

Bữa trưa:

1 bát cơm.

Thịt heo luộc, ức gà phi lê hoặc thịt bò xào rau củ.

Canh rau mồng tơi nấu tôm hoặc thịt.

Rau luộc tùy loại.

Bữa xế:

Trái cây các loại.

Bữa chiều:

1 bát cơm.

Cá hồi hấp hoặc loại cá khác.

Rau luộc, canh.

Bữa phụ tối:

1 ly sữa tách béo dành cho bà bầu.

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh Thực Đơn Gợi Ý Cho Mẹ Bầu

– Thứ nhất: Về cơ bản sự tăng cân của thai tỉ lệ thuận với sự tăng cân của mẹ. Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 9-14 kg là phù hợp, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng của chị em trước khi mang thai. Không cần thiết phải tăng cân quá nhiều vì béo phì thai kỳ có thể gây ra biến chứng sản khoa, khó sinh nở.

– Thứ ba: Mẹ bầu có lối sống lành mạnh, năng động sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, đồng thời tăng cân nhanh.

Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý?

Hợp lý ở đây có thể hiểu đơn giản là chỉ số cân nặng của mẹ phù hợp với quá trình phát triển của bé trong bụng mẹ. Muốn con nhận được dưỡng chất đầy đủ mẹ cũng cần lưu ý đến yếu tố tinh thần. Tâm lý bà bầu cần vui vẻ và thoải mái suốt thai kỳ. Theo như chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần khoảng 70% tinh bột, tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Và còn lại chia đều cho chất béo 20% và 10% là đạm. mẹ bầu bổ sung tinh bột qua cơm và những thực phẩm khác như bún, phở… Nhưng mẹ bầu nên lưu ý hàm lượng trên cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Như ở giai đoạn 3 tháng đầu % đạm có thể tăng lên 30% so với người bình thường.

Chỉ số cân nặng thai nhi và cơ thể mẹ bầu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg.

3 tháng đầu thai kỳ do ốm nghén, bà bầu có thể bị tụt cân khoảng 1-2kg, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là giai đoạn cực kỳ quan trọng để thai nhi phát triển, do đó, mẹ nên tập trung ăn bù lại giai đoạn đầu bị ốm nghén.

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.

Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.

Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

Ăn các thực phẩm giàu sắt và canxi giúp con phát triển sương, bổ sung chất béo giúp con phát triển trí não và giúp con tăng cân nhanh.

Sắt và canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe

Chất béo giúp phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi

Sữa, trứng, thịt bò, gan động vật

Các loại hạt

Vitamin và chất xơ giúp tăng sức đề kháng

Gạo lức

Quả bơ

Gợi Ý Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị U Xơ Tử Cung Để Vượt Cạn An Toàn

U xơ tử cung khi mang thai không dẫn tới ung thư nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Một thực đơn cho bà bầu bị u xơ tử cung đầy đủ dưỡng chất sẽ hạn chế tác động xấu từ bệnh lý này. Vậy mẹ đã biết phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung nên và kiêng ăn gì chưa?

U xơ tử khi mang thai có nguy hiểm không?

U xơ tử cung nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng thực chất đây là khối u lành tính không dẫn tới ung thư. Mặc dù vậy nhưng u xơ tử cung có thể gây ra nhiều triệu chứng phiền toái trong thai kỳ và ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.

Một số triệu chứng điển hình của người mắc u xơ tử cung là: chảy máu và đau râm ran ở âm đạo, căng tức vùng bụng phía dưới, đau vùng thắt lưng, tiểu nhiều lần và đau rát khi quan hệ vợ chồng…

Bà bầu bị u xơ tử cung có thể tiếp tục mang thai không?

Đa phần chị em mắc u xơ tử cung trước khi mang thai mà không biết nhưng cũng có trường hợp mang thai mới phát bệnh.

– Mắc u xơ tử cung trước khi mang thai: Khi kích thước nhỏ dưới 50 mm và chưa có nhiều triệu chứng điển hình thì vẫn có thể mang thai bình thường. Mặc dù vậy, trong quá trình mang thai cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.

Khối u trên 50 mm hoặc dưới 50 mm nhưng lại có những triệu chứng rõ ràng thì cần phải mổ bóc tách và đợi 1 năm sau mới nên có thai.

– Trong thời gian mang thai mắc u xơ tử cung: nếu kiểm soát tốt thì bà bầu bị u xơ tử cung vẫn sinh con bình thường được. Mặc dù vậy số đông sẽ lựa chọn phương pháp sinh mổ để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị u xơ tử cung được gọi là đủ chất khi đảm bảo các nhóm dưỡng chất là: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, các vi chất quan trọng như sắt, canxi, magie, kẽm… Ngoài ra, cần ưu tiên các loại thực phẩm sau:

Rau xanh và hoa quả

Vì những thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin… hỗ trợ kháng viêm, hỗ trợ giảm cân, cân bằng lượng hormone và duy trì mức đường huyết ổn định. Mặc dù vậy, không phải loại rau xanh, trái cây nào cũng tốt bởi có nhóm chứa lượng estrogen cao, người bệnh ăn vào sẽ kích thích tăng trưởng khối u.

Các loại thịt màu trắng rất tốt cho bà bầu mắc u xơ tử cung

Theo các chuyên gia sức khỏe các loại thịt màu trắng như thịt gà, thịt vịt… có thể thay các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu trong thực đơn hàng ngày. Lý do là vì thịt đỏ có thể làm tăng hàm lượng estrogen, kích thích tăng kích thước khối u kéo theo đau bụng, chảy máu tử cung và làm u xơ tử cung nghiêm trọng hơn.

Bà bầu bị u xơ tử cung nên ăn nhiều cá

Hàm lượng axit béo trong một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu… có tác dụng giảm kích thích sinh khối u đặc biệt là chống viêm, giảm các tổn thương sưng tấy của mô.

Những thực phẩm bà bầu cần kiêng khi bị u xơ tử cung

– Các loại thịt đỏ: Như thịt bò, thịt trâu và những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như kem, phô mai, bơ, sữa béo… vì những thực phẩm này sẽ kích thích khối u xơ phát triển.

– Tránh xa đồ uống chứa cồn như rượu, bia, chất kích thích như trà, cà phê.

– Các loại thịt chế biến sẵn có hàm lượng muối cao như snack, khoai tây chiên, thịt đóng hộp, xúc xích.

Ngoài một thực đơn cho bà bầu bị u xơ tử cung đầy đủ dưỡng chất. Chị em cần khám thai và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ mới có thể kiểm soát được khối u xơ, cải thiện sức khỏe, đợi ngày vượt cạn mẹ tròn con vuông. Nguồn: chúng tôi

Thực Đơn Cho Bà Bầu Không Tăng Cân, Béo Phì, Vào Con Không Vào Mẹ

– Kích thước của thai nhi từ 2.800 gr – 3.600 gr;

– Nhau thai nặng 500 gr – 900 gr;

– Dịch ối: 900 gr;

– Bầu ngực tăng: 500 gr;

– Tử cung: 900 gr.

– Lượng máu tăng lên khoảng 1.400 gr;

– Lượng mỡ là: 2.300 gr;

– Mô và các dịch của cơ thể khoảng 1.800 gr – 3.200 gr.

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân béo phì, vào con không vào mẹ

Thông thường, thời điểm 3 tháng đầu có thai bà bầu sẽ chưa tăng cân mạnh, phần vì lý do ốm nghén, phần vì kích thước thai nhi, tử cung, dịch, nước ôi cũng chưa nhiều.

Nguyên tắc ăn uống để bà bầu không tăng cân, béo phì

– Ăn đủ chất: Việc nạp đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu các nguy cơ gây dị tật đồng thời cũng đảm bảo cho sức khỏe của bà bầu tốt nhất.

– Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa chính thì các mẹ có thể chia thành 5 – 7 bữa nhỏ. Điều này không chỉ giúp bổ sung lượng calo cần thiết mà còn là giải pháp để bà bầu bị ốm nghén có đủ năng lượng. Hơn nữa chia nhỏ bữa ăn còn làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa.

– Ăn nhiều rau củ, quả, thực phẩm nhiều chất xơ vừa giúp cải thiện hệ tiêu hóa, lại khiến cho chị em có cảm giác no lâu hơn.

– Chú ý đồ ăn vặt: Hạn chế ăn vặt hoặc giảm thiểu những đồ ăn vặt nhiều đường. Không nên ăn sau 21 giờ đêm.

– Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ: Điều này giúp cho dạ dày sẽ có cảm giác nhanh no hơn, kiềm chế bà bầu ăn nhiều hơn từ đó ăn ngon miệng trong suốt bữa ăn.

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu để “vào con không vào mẹ”

– Tinh bột: Mỗi ngày nên ăn 2 – 3 bát cơm gạo lứt. Hãy bắt đầu bữa sáng với bánh mì hoặc khoai lang.

– Chất đạm: Không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu đặc biệt là thịt bò. Tuy nhiên, chị em có thể chế biến các món luân phiên nhau trong tuần và đừng quên cá là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào nhưng lại không làm tăng cân cho bà bầu.

– Sữa: Bao gồm sữa tươi, sữa cho bà bầu, sữa thực vật… Mỗi ngày chị em có thể uống 2 – 3 lít sữa sau các bữa ăn chính. Lưu ý, nên chọn những loại sữa có thành phần ít đường để tránh nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.

– Nước: Đảm bảo uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày gồm sữa, nước trắng, nước trái cây ép, canh…

Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Giữ Dáng, Con Đủ Cân trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!