Bạn đang xem bài viết Dư Thừa Axit Folic Khi Mang Thai Gây Ra Nguy Cơ Tự Kỉ Ở Trẻ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo, mẹ bầu cần bổ sung axit folic từ trước khi có ý định mang thai để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Tuy nhiên, không phải muốn bổ sung bao nhiêu lượng dưỡng chất này cũng được. Bởi việc dư thừa axit folic sẽ làm gia tăng nguy cơ con sinh ra mắc bệnh tự kỷ.
Bị dư thừa axit folic khi mang thai tăng nguy cơ tự kỉ ở trẻ
Hàm lượng axit folic mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai
Từ trước khi có ý định mang thai, người mẹ đã cần phải bổ sung axit folic. Điều này giúp tổng hợp nhân tế bào và protein, phát triển nhau thai và bào thai, tăng cường thải folat qua nước tiểu.Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 400mcg axit folic. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, bằng các thực phẩm giàu có dưỡng chất này như: rau màu xanh đậm, gan động vật, lòng đỏ trứng, đậu nành, bơ, bánh mì ngũ cốc, măng tây,… Tuy nhiên, trong quá trình chế biến lượng axit folic rất dễ bị bay hơi và hao hụt đi. Chính vì vậy, chuyên gia sản khoa khuyên mẹ nên chọn sản phẩm bổ sung thêm để đảm bảo đủ lượng axit folic cho cơ thể. sàng lọc trước sinh và xét nghiệm double test khi nào ?
Mẹ cũng có thể bổ sung qua loại viên uống đồng thời chứa sắt và axit folic để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sắt – axit folic trong cơ thể ở giai đoạn mang thai, đặc biệt là những tháng đầu của thai kỳ.
Mẹ bầu bổ sung thừa axit folic, làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ
Tự kỷ được hiểu là sự bất thường ở hệ thần kinh, thể hiện ở việc khả năng tương tác xã hội bị suy giảm, giao tiếp rối loạn và các hành vi lặp lại trong vô thức.
Trong một nghiên cứu thống kê cho thấy, nguyên nhân gây tự kỷ của trẻ căn cứ vào nồng độ xét nghiệm axit folic trong máu của 1.391 phụ nữ mang thai trong khoảng thời gian từ năm 1998 – 2013. Và những chỉ số này được đo trong 3 tuần đầu sau sinh.
Kết quả cho biết, với những trường hợp mẹ bầu có hàm lượng axit folic cao sau sinh thì nguy cơ con bị tự kỷ tăng gấp đôi so với bình thường. Hơn nữa, việc dư thừa axit folic khi mang thai cũng dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như: dị ứng, hen suyễn và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Bên cạnh việc dư thừa, thiếu hụt axit folic trong thai kỳ cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: mẹ bầu bị thiếu máu đại hồng cầu, hệ tiêu hoá bị rối loạn, viêm loét dạ dày,… Nguy hiểm hơn, sau sinh nồng độ homocystein trong máu tăng cao và người mẹ bị thiếu hụt axit folic có thể bị suy giảm trí nhớ, xơ vữa động mạch,…
Cách tốt nhất, ngay từ khi có dự định mang thai mẹ bầu cần bổ sung axit folic tối thiểu trước 1 tháng. Và nếu mang thai ngoài kế hoạch thì cần bắt đầu bổ sung khi thai nhi được 7 tuần tuổi. Bởi sau giai đoạn 3 tháng giữa, cột sống của thai nhi đóng lại và việc bổ sung axit folic sẽ không còn giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh nữa.
Dẫu vậy, mẹ bầu vẫn nên tiếp tục bổ sung axit folic cho cơ thể trong giai đoạn sau của thai kỳ và cả trong thời gian cho con bú. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể lực lẫn trí tuệ.
Ra Dịch Nâu Khi Mang Thai 6 Tuần Có Nguy Hiểm Không?
Bản chất dịch màu nâu từ âm đạo
Dịch nâu từ âm đạo có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau. Nó cũng có thể là dấu hiệu bình thường. Nhưng đây cũng là dấu hiệu bất thường mà chị em cần hết sức chú ý.
Ra dịch màu nâu từ âm đạo bản thân là do chất dịch, khí hư có chứa lẫn máu ở trong âm đạo, cổ tử cung tiết ra. Nó có thể xuất hiện ở cuối chu kỳ, hoặc sau khi quan hệ…Lý do là bởi máu kinh còn sót lại bên trong cổ tử cung được đẩy ra.
Mang thai 6 tuần bị ra máu nâu nguyên nhân do đâu?
Nhiều chị em trong thai kỳ, khi mới mang thai họ phát hiện mình bị ra dịch màu nâu. Vậy, mang thai 6 tuần bị ra máu nâu nguyên nhân do đâu? Theo các chuyên gia, chị em gặp tình trạng này có thể do các nguyên nhân như sau:
Dọa sảy
Dọa sảy là một tai biến trong thai kỳ rất hay gặp ở 3 tháng đầu. Hay dân gian còn gọi là động thai. Nó được hiểu là tình trạng thai bị bong một phần nào đó, dọa sẽ sảy thai hoàn toàn nếu không được can thiệp.
Sảy thai
Sảy thai cũng thường gặp ở “tam cá nguyệt” đầu tiên. Nguyên nhân là do lúc này túi thai mới hình thai, mới di chuyển vào buồng tử cung. Do đó, sự liên kết giữa thai và người mẹ chưa chắc chắn.
Gặp phải các điều kiện bất lợi như tác động mạnh, thể trạng yếu, tử cung bị co bóp mạnh, nội tiết kém…Thì chị em sẽ rất bị bi sảy thai ở giai đoạn tuần thứ 6 này. Khi bị sảy thai, chị em có biểu hiện ra dịch màu nâu có thể chỉ một ít, sau đó là nhiều giống như kỳ kinh.
Nội tiết kém
Ở những chị em có nội tiết kém, bị rối loạn nội tiết cũng có thể bị mang thai 6 tuần bị ra máu nâu. Do tình trạng rối loạn nội tiết, khiến cho màu sắc của dịch bên trong âm đạo thay đổi.
Máu báo có thai
Một chút dịch màu hồng, hoặc có thể hơi nâu cũng có thể là dấu hiệu báo bạn đã có thai. Nếu như bạn có bị ra máu màu nâu khi có thai ở tuần thứ 6. Bạn cũng có thể không nên quá sợ hãi.
Thai lưu
Thai lưu là thai đã ngừng phát triển trong tử cung. Nguyên nhân thai lưu gồm nhiều yếu tố khác nhau. Ở những tuần đầu khi mang thai dấu hiệu nhận biết rất mơ hồ. Do đó, nếu như bạn bị ra dịch màu nâu khi mang thai 6 tuần.
Lúc này, bạn cũng nên nghĩ ngày đến tình trạng thai lưu để chủ động đi khám.
Mang thai 6 tuần bị ra máu nâu có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, khi mang thai thai 6 tuần bị ra máu nâu có thể cảnh báo nhiều vấn đề của thai kỳ. Các vấn đề này đều đe dọa đến sự phát triển và tồn tại của bào thai trong bụng.
Các bác sỹ sản phụ khoa tại Phòng khám 52 Nguyễn Trãi khẳng định, ra máu nâu khi mang thai 6 tuần là rất nguy hiểm. Bất cứ khi nào bạn thấy mình bị ra máu nâu, đau bụng,..trong khi mang thai. Dù bạn đang mang thai tuần bao nhiều thì đều phải thận trọng.
Hãy nghĩ ngay đến các nguy cơ động thai, dọa sảy, sảy thai, thai lưu…Nó có thể khiến bạn phải kết thúc thai kỳ tại thời điểm này. Do đó, các mẹ bầu không được chủ quan với biểu hiện này.
Mẹ bầu làm gì khi ra dịch màu nâu trong thai kỳ?
Với những nguy hiểm như vậy, mẹ bầu phải làm gì khi ra dịch màu nâu trong thai kỳ? Theo lời khuyên của bác sỹ, nếu như bạn gặp phải tình trạng này, không được chần chừ.
Hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa sản để được khám, siêu âm, đánh giá tình trạng. Các bác sỹ sẽ đưa ra các chẩn đoán dựa trên các siêu âm, xét nghiệm máu, khám thai,…để có kết luận.
Căn cứ vào từng nguyên nhân mà đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Ưu tiên để bảo tồn thai kỳ cho mẹ bầu.
Như vậy, ra dịch nâu khi mang thai 6 tuần là dấu hiệu mà mẹ bầu không được chủ quan. Hãy thận trọng, theo dõi, khám thai theo lịch của bác sỹ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Đi Đại Tiện Ra Máu Tươi Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Đại tiện ra máu tươi khi mang thai có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây đại tiện ra máu khi mang thai
Theo một thống kê gần đây, có đến 50% phụ nữ bị đi ngoài ra máu tươi ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tại hậu môn, trực tràng.
Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ
Bệnh trĩ là hiện tượng hình thành các đám rối tĩnh mạch tại hậu môn hay còn gọi là búi trĩ. Khi bị trĩ, chị em thường xuất hiện những triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy hậu môn, đại tiện ra máu, hậu môn luôn ẩm ướt, khó chịu. Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do ăn uống thiếu chất xơ dẫn đến táo bón liên tục. Ngoài ra, trọng lượng thai nhi cũng tạo một áp lực lớn lên hậu môn, trực tràng khiến máu ở khu vực này lưu thông kém, dễ bị tắc nghẽn, sưng phồng, từ đó hình thành nên búi trĩ.
Táo bón gây đi ngoài ra máu
Táo bón chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu. Khi bị táo bón phân to và cứng khiến người bệnh phải mất nhiều sức rặn mỗi lần đại tiện, niêm mạc hậu môn bị trầy xước, tổn thương dẫn đến chảy máu.
Bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn xuất hiện những vết nứt hình thành do sự căng giãn quá mức của niêm mạc hậu môn. Chứng bệnh này có thể khiến người bệnh bị chảy máu thành tia mỗi khi đại tiện kèm theo cảm giác đau đớn, nóng rát mỗi khi đi vệ sinh.
Polyp trực tràng, đại tràng
Đối với trường hợp mắc polyp hậu môn bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đại tiện ra máu tươi với số lượng lớn, ngay cả khi không bị táo bón. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm loét đại tràng chảy máu
Bệnh gây nên hiện tượng đại tiện lẫn nhiều máu tươi, đôi khi kèm theo dịch nhầy, kèm theo cảm giác đau bụng.
Đại tiện ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?
– Đại tiện ra máu nếu xảy ra không thường xuyên do táo bón thì không quá nguy hiểm, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là có thể tự giảm.
– Tuy nhiên, nếu bị đại tiện ra máu do các nguyên nhân bệnh lý khác người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, coi thường. Tình trạng đại tiện ra máu nếu không được điều trị sớm sẽ khiến thai phụ bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn uống không ngon miệng, dễ ngất xỉu. Nguy hiểm hơn, nếu người mẹ có sức đề kháng kém sẽ dễ bị nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến thai nhi hoặc thai dễ bị dị tật.
– Khi có hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể tác động xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cần làm gì để hạn chế đại tiện ra máu khi mang thai
– Ăn nhiều chất xơ: đây chính là một trong những biện pháp để hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả nhất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả từ đó phòng tránh đại tiện ra máu. Phụ nữ khi mang thai nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây tươi… Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, các thức ăn nhanh và chứa nhiều dầu mỡ.
– Tập luyện, vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày. Phụ nữ mang thai nên dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng hay áp dụng những bài tập dành riêng cho bà bầu để tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết.
– Rèn luyện thói quen đại tiện đúng giờ mỗi ngày. Khi bị táo bón, chị em không nên cố rặn hoặc nhịn đại tiện vì sẽ khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
Phù Chân Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Và Nguy Cơ Tiền Sản Giật
Phù chân là một hiện tượng sinh lý mà các mẹ bầu hay gặp phải, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này gây không ít bất tiện và mệt mỏi cho các mẹ. Ngoài ra, bị phù chân khi mang thai 8 tháng có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây chứng phù nề khi mang thai
Do sự cản trở khiến máu khó về tim
Khi mang thai tháng thứ 8, thai nhi đã lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được. Ngoài ra, có một số nguyên nhân cũng gây cản trở máu về tim như mẹ mặc đồ quá chật; thai lớn; chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng; ho nhiều và ho lâu do các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; mẹ thường ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân, nhất là ở nhân viên văn phòng; mẹ bầu dư cân và béo phì; sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.
Sự xuất hiện của hormone relaxin
Theo khoa học thì hormone này khiến cho các dây chằng ở chân của mẹ bầu trở nên lỏng lẻo và giãn ra. Càng về những tháng cuối, gần đến ngày sinh thì hormone này càng được tiết nhiều hơn, đây chính là nguyên nhân khiến bàn chân của mẹ lớn hơn so với thời kì ban đầu.
Cả hai nguyên nhân này đều làm máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời thì càng gần đến ngày sinh, thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và có thể không hồi phục được ngay cả sau khi sinh.
Phù chân, khi nào mẹ cần lo lắng?
Việc sưng phù chân khi mang thai ở tháng thứ 8 là dấu hiệu sinh lý bình thường không đáng lo. Bạn cần nghỉ ngơi hợp lý để giúp các dấu hiệu sưng này giảm đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng phù kéo dài lâu ngày và kèm theo các triệu chứng đau đầu, mờ mắt, đau bụng, huyết áp tăng…thì có khả năng đây là tín hiệu của tiền sản giật. Tình trạng này chiếm khoảng 10%, tức 100 mẹ bầu thì có khoảng 10 mẹ bầu có hiện tượng sưng phù là tín hiệu của tiền sản giật.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra xác định chính xác mẹ có mắc tiền sản giật hay không. Nếu chân sưng phù mà trong nước tiểu không chứa protein thì không đáng lo ngại. Còn nếu như mẹ mắc chứng tiền sản giật, tùy theo mức độ, tình trạng của mẹ bầu mà bác sĩ có thể nhập viện nếu tình trạng nghiêm trọng.
*Tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ như suy yếu hệ thống thần kinh, thận, mạch máu cũng như không cung cấp đủ oxy cho thai nhi…
Cập nhật thông tin chi tiết về Dư Thừa Axit Folic Khi Mang Thai Gây Ra Nguy Cơ Tự Kỉ Ở Trẻ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!