Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Bà Bầu Tháng Thứ 5 Cực Chuẩn được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1, Cơ thể bà bầu thay đổi như thế nào trong tháng thứ 5?
Vào tháng thứ 5, cơ thể bà bầu có rất nhiều thay đổi. Cụ thể:
Tử cung to ra khiến bụng dưới lộ ra rõ ràng, chiều cao của đáy tử cung ngang với rốn, thể trọng tăng nhanh, ngực và mông nở ra, ở ngực và bụng cũng bắt đầu xuất hiện các vết rạn.
Bà bầu cũng cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi khắp cơ thể do khớp và dây chằng giãn ra.
Có thể thấy chân và mắt cá chân của bà bầu đã bắt đầu sưng lên do cơ thể đang tích nhiều nước hơn bình thường.
Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều. Giai đoạn này trọng lượng cơ thể sẽ tăng nhanh chóng.
Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
Tăng tiết dịch âm đạo và bầu ngực có thể xuất hiện sữa non
Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy.
2, Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5
3, Chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5
Thai nhi ở tháng thứ năm cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển hoàn thiện nhất. Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu tháng thứ 5 là:
Bà bầu nên ăn gì trong tháng thứ 5:
Uống nhiều sữa và nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mang bầu. Vì vậy để không bị thiếu nước và ngăn ngừa táo bón, bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung Canxi cho bà bầu đáp ứng nhu cầu phát triển xương và răng. Ngoài ra, trong sữa còn hỗ trợ cơ thể bà bầu bổ sung một số chất như Omega3, Omega6, DHA, ARA… giúp não bộ bé phát triển một cách toàn diện nhất.
Thực phẩm giàu protein: Một chế độ ăn giàu protein là rất cần thiết để đảm bảo đủ chất cho em bé lớn lên khỏe mạnh bình thường. Bà bầu cần biết rằng cơ bắp, da và các cơ quan của thai nhi rất cần protein để duy trì và phát triển. Những thực phẩm giàu protein là thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu…
Thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ nên bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, củ cải đường…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin là chất rất cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt là khi bà bầu mang thai vào giai đoạn tháng thứ 5 này cần phải cung cấp lượng vitamin đầy đủ cho mẹ và bé. Vitamin có chức năng tăng sức đề kháng, giúp bà bầu ngăn ngừa mắc bệnh cảm cúm,… đồng thời giúp quá trình hấp thu canxi đầy đủ cho việc xương bé phát triển chắc khỏe. Để bổ sung đủ lượng vitamin bà bầu tháng thứ 5 nên ăn các thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm… Trái cây tươi cũng là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời có hương vị ngon nên bà bầu rất dễ thưởng thức. Đây là loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong suốt thai kỳ của mình. Những gợi ý về trái cây cho mẹ bầu là táo, lê, chuối, kiwi, cam, dâu, nho…
Ngũ cốc: Bà bầu đừng bỏ qua ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, cơm, ngô, khoai, yến mạch… trong chế độ ăn uống hàng ngày vì chúng rất giàu vitamin E, vitamin B, sắt, magnesium… rất cần thiết cho sự phát triển của em bé cũng như nhu cầu về dinh dưỡng bà bầu.
Bà bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 5:
Thực phẩm giàu chất béo và đường ngọt: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và chất đường ngọt không lành mạnh có thể khiến cân nặng bà bầu tăng nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ, khó sinh…
Thức ăn quá mặn: Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn nhằm tránh nguy cơ tổn thương thận, bị tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.
Ngoài những thực phẩm kể trên, bà bầu vẫn lưu ý, không được ăn những thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng, cũng như những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mình như: thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chiên xào, nhiều dầu mỡ…
Đọc tiếp: Những thức ăn cần tránh khi mang thai
4, Làm thế nào để biết bà bầu đạt chuẩn trong tháng thứ 5
Thông thường trong suốt quá trình thai kỳ các bà bầu nên tăng từ 10 đến 12kg vậy nên bắt đầu từ tháng thứ 5 bà bầu nên ăn uống theo đúng chế độ dinh dưỡng và tăng cần ở mức cần thiết. Trong tháng thứ 5 này, bà bầu có thể tăng lên được khoảng 0,5kg mỗi tuần. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến lúc này là 3kg. Nếu ở tháng thứ 5 bà bầu hấp thu quá nhiều các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tăng cân nhanh, gây khó khăn cho sự phát triển của thai nhi và khả năng mắc các bệnh béo phì, tiểu đường cao.
Tóm lại, một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để bà bầu và thai nhi khỏe mạnh. Dù ở bất kỳ tháng nào của thai kỳ, bà bầu cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Từ đó có kế hoạch bổ sung các chất cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn mang thai. Có như vậy, em bé mới phát triển được một cách hoàn thiện và tối đa nhất.
PM Procare/PM Procare diamond là thuốc bổ chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Mẹ bầu có thể dùng hàng ngày, trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú để cung cấp DHA, EPA cùng các Vitamin và khoáng chất thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tăng lên của cơ thể trong giai đoạn này. Cùng với chế độ ăn, mẹ chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên Procare sau bữa ăn là đủ giúp cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
là thuốc bổ chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Mẹ bầu có thể dùng hàng ngày, trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú để cung cấp DHA, EPA cùng các Vitamin và khoáng chất thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tăng lên của cơ thể trong giai đoạn này. Cùng với chế độ ăn, mẹ chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên Procare sau bữa ăn là đủ giúp cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
Hồng Ngọc
Theo Dinhduongbabau.net
Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 8
Thật tuyệt vời, vậy là chỉ còn 2 tháng nữa là cha mẹ sẽ chào đón một thành viên mới của gia đình, chắc hẳn cha mẹ cũng đang rất háo hức.
Từ tháng thứ 8 thai kỳ, các mẹ sẽ bận rộn hơn với việc chuẩn bị đồ đạc đón con yêu chào đời. Tuy nhiên đừng vì chuyện này mà các mẹ quên đi việc quan trọng nhất đó là giữ gìn sức khỏe thai kỳ và có chế độ ăn uống khoa học.
Ở tháng thứ 8 thai kỳ, thai nhi đang lớn rất nhanh nên cơ thể mẹ cũng cần bổ sung nhiều năng lượng. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ có thể phải đối mặt với triệu chứng ợ nóng, ăn uống khó tiêu. Vì vậy chị em nên chú ý chọn lựa những thực phẩm giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa để cơ thể được hấp thụ tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
Thời gian mang thai tháng thứ 8 hết sức quan trọng nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng hết sức cần thiết. Việc cung cấp đủ dưỡng chất giúp sức khỏe mẹ được đảm bảo và bé phát triển hoàn thiện, tránh tình trạng còi xương sau khi sinh.
Mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Trong những tháng cuối thai kỳ, việc quan trọng nhất là mẹ cần phải ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi. Khi sinh con, lượng máu mẹ mất đi là khá nhiều vì vậy mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ chất sắt ngay từ trong thai kỳ. Ngoài ra, canxi cũng giúp xương và răng của thai nhi phát triển tốt.
Những thực phẩm giàu sắt, canxi mẹ nên ăn mỗi ngày như: Các loại rau lá xanh thẫm, các loại quả mọng, hoa quả sấy khô, lòng đỏ trứng, thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa, chuối.
Vào những tháng cuối thai kỳ, lượng chất béo mà thai nhi cần là rất lớn để tích tụ lớp mỡ dưới da. Vì vậy mẹ chớ bỏ qua: Thực phẩm giàu protein, thịt nạc, lòng trắng trứng, đậu phụ, cá, thịt gà, sữa.
Thực phẩm giàu carbohydrates: Khoai tây, các loại ngũ cốc, khoai lang, các loại đậu, quả mọng.
Thực phẩm giàu chất béo: Trứng, cá, đậu phộng.
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ là rất quan trọng với mẹ bầu giai đoạn này để ngăn ngừa chứng táo bón. Những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất xơ cao bao gồm: Ngô, đậu trắng, đậu đen, bơ, gạo lức, bánh mì, súp lơ, bông cải xanh các loại rau xanh, cần tây.
Mang thai tháng thứ 8 nên tránh ăn gì?
Ở những tháng này, việc căn uống với các mẹ sẽ thoải mái hơn, tuy nhiên chị em vẫn cần nhớ phải tránh những thực phẩm như: Cà phê, sữa chưa tiệt trùng, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, đồ ăn tái sống, đồ ăn cay, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, pho mát mềm, pate, rượu, thuốc lá…
Mách mẹ thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8
Sườn chua ngọt
Sườn non: 500 gr, tỏi, chanh, mắm, đường, ớt, hạt tiêu.
Bước 1: Sườn non rửa qua rồi chặt miếng vừa ăn (hoặc bạn có thể nhờ chặt sẵn từ lúc mua), sau đó đem luộc sơ cho hết chất bẩn và bọt.
Bước 2: Trong lúc rán sườn, bạn dùng các nguyên liệu: tỏi bằm nhỏ, nước cốt chanh, đường, ớt, nước mắm để pha một bát nước chấm vừa miệng, đầy đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.
Bước 3: Đổ nước mắm đã pha vào đun cùng sườn, lửa nhỏ để gia vị thấm được thấm. Đến khi sườn ngả màu vàng sậm hơn, nước mắm cũng keo lại, dính và bóng đều trên mặt miếng sườn thì rắc hạt tiêu và tắt bếp. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể ướp sườn đã rán với nước mắm vừa pha khoảng 20-30 phút cho thấm kĩ.
Bước 4: Cho sườn xào chua ngọt ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.
Nguyên liệu:
Cá sông 750g;
Tảo tía 5 miếng;
Trứng gà 1 quả;
Hành, gừng, muối, gia vị, tinh bột, dầu vừng lượng vừa đủ.
Cá rửa sạch, dùng dao mổ từ sống lưng, bỏ da, lọc hết xương. Dùng dao thái nhỏ thịt cá cho vào bát, thêm bột gừng, rượu, muối, gia vị, lòng trắng trứng (1 quả), 100ml nước lã và trộn đều. Sau đó cho thêm tinh bột và dầu vừng, lại trộn đều thành bột cá.
Lấy lòng đỏ trứng gà trộn đều với tinh bột, muối, dàn thành 5 miếng làm vỏ. Trải một tấm tảo tía lên thớt, cho một miếng bằng trứng lên, sau đó cho một lần bột cá, ở giữa cho hành và cuộn lại. Cũng phương pháp đó làm 5 chiếc, cho vào nồi hấp, để lửa to hấp khoảng 10 phút, vớt ra, sau khi nguội cắt thành miếng là ăn được.
Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?
Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 19 tuần trên nền tảng App của POH.
EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.
Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.
Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)
Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay bây giờ: http://easy.poh.vn/
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình. POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Với các em bé dưới 19 tuần, POH hỗ trợ mẹ giúp con ăn no, ngủ đủ khoa học bằng cách xây dựng khóa học POH EASY ONE:
Cá nhân hóa theo ngày tuổi của bé
Tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ Giảng viên và Bác sĩ Chuyên khoa I – Lê Thị Thu Phương
Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH Easy One
Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 2
Bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ, ngoài những thắc mắc về sức khỏe sinh sản như mang thai tháng thứ 2 có nên quan hệ, mẹ bầu có thể gặp phải rất nhiều băn khoăn về dinh dưỡng thai kỳ như mẹ bầu tháng thứ 2 cần bổ sung gì, nên ăn gì và không nên ăn gì vào giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và con yêu.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3
Vai trò của dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2
Tháng thứ 2 chính là giai đoạn quá trình phân hóa nên đầu, lưỡi, chân, tay, mắt, mũi, miệng của con yêu được diễn ra. Đây cũng là lúc tình trạng ốm nghén của nhiều mẹ bầu lên đến đỉnh điểm với những cơn buồn nôn, nôn ói, chán ăn của mẹ diễn ra thường xuyên hơn.
Do đó, một chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2 đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của con yêu trong bụng, đồng thời giúp kiểm soát các triệu chứng ốm nghén thai kỳ
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2
Trong tháng thứ 2, mẹ bầu vẫn chú ý bổ sung những dưỡng chất cần thiết được POH đề cập trong chế độ dinh dưỡng cần thiết cho 3 tháng đầu, bao gồm: Axit folic, sắt, canxi, protein và các vitamin thiết yếu.
Axit folic
Đây là dưỡng chất cần thiết và được các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung đặc biệt vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Do Việc bổ sung hay uống Axit folic đúng cách, đúng liều lượng có thể bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật ống thần kinh, một trong những loại dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và rất nhiều các trường hợp thai dị tật bị sẩy thai hoặc chết lưu trong tử cung.
Axit folic còn có thể giúp ngăn ngừa nhiều khuyết tật bẩm sinh khác, bao gồm sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim, chân tay hay tật hở hàm ếch thường gặp.
Mẹ bầu 2 tháng cần bổ sung gì?
Hàm lượng cần thiết trong thai kỳ là từ 400 – 600 mcg/ngày. Trong trường hợp bạn đang mang thai một cặp song sinh, thì lượng Axit folic cần bổ sung mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi, khoảng hơn 1.000 mcg.
Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic bằng việc đưa các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic vào khẩu phần ăn hàng ngày hoặc uống viên thuốc chứa axit folic.
Nguồn thực phẩm chứa axit folic bao gồm: Đậu đen, măng tây, bông cải xanh, khoai tây nướng, ngũ cốc nguyên hạt, trứng luộc chín, cá hồi đóng hộp, nước cam hoặc quả cam, gạo lức, bánh mì đen (làm từ lúa mạch đen),…
Sắt
Canxi
Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung từ 800mg đến 1000mg canxi mỗi ngày, hỗ trợ sự phát triển xương và răng ở con yêu.
Canxi có nhiều trong cua đồng, tôm đồng, các loại sữa động vật và sữa đậu nành, cà rốt, vừng, cá mòi, hạnh nhân, nước cam, cải xoăn, các loại đậu và rong biển,…
Protein
Nhiều mẹ bầu có quan niệm đến tam cá nguyệt thứ 2 hay thứ 3 của thai kỳ mới nên bổ sung protein. Tuy nhiên đây lại là quan điểm chưa đúng đắn.
Các chuyên gia cho rằng ngay từ tháng đầu tiên, việc tiêu thụ protein đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của các cơ bắp và giúp bảo đảm nguồn cung cấp máu đến thai nhi.
Ngoài ra mẹ cũng cần phải bổ sung các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, D, C,… bằng việc ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả. Việc ăn nhiều rau xanh hay uống các loại nước ép còn có tác dụng thần kỳ trong việc hạn chế và chống bệnh táo bón thai kỳ cho các mẹ đó.
Mẹ bầu 2 tháng nên ăn uống gì?
Các chuyên gia khuyến khích mỗi ngày các mẹ bầu nên ăn đủ các nhóm thực phẩm quan trọng bao gồm:
Nhóm chất bột từ gạo, bún, mì, bắp, khoai, sắn…
Nhóm chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu…
Nhóm chất béo từ dầu, mỡ, vừng, đậu phộng,…
Nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ, trái cây
Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón thai kỳ.
Uống đủ nước mỗi ngày hoặc bổ sung thêm nước ép trái cây, sữa…
Mẹ bầu tháng thứ 2 nên uống sữa gì?
Trong thai kỳ, sữa được coi là nguồn bổ sung rất nhiều những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển của con yêu. Cụ thể, trong thành phần của sữa có đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: Chất đạm (protein), lipid, sinh tố A, C, D, E, acid folic…
Mang thai tháng thứ 2 nên uống sữa gì?
Ngoài ra, nhu cầu canxi mỗi ngày cho một người lớn là 500mg. Trong khi, chỉ ăn các loại thực phẩm khác thì khó mà đạt được số lượng canxi cần thiết. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú cần lượng canxi rất lớn (1.000 – 1.200mg canxi/ngày). Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng quan trọng này.
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên lựa chọn loại sữa phụ thuộc vào những yếu tố sau: Có hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ, có dễ tiêu hóa hay không, độ ngọt và có tốt cho sức khỏe hay không.
Mang thai tháng thứ 2 nên tránh những loại thực phẩm gì?
Cà phê không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của con yêu.
Hạn chế dùng những loại thực phẩm tạo mùi gây buồn nôn như các loại gia vị, hành, tỏi, sả,… để giảm tình trạng ốm nghén thai kỳ
Hạn chế dùng đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
Tránh ăn các món từ thịt tái sống như gỏi, sashimi vì có thể chứa vi khuẩn listeria, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Tránh ăn pho mát mềm chưa qua tiệt trùng vì nó có thể chứa vi khuẩn E. coli, gây nhiễm trùng và các biến chứng khi mang thai.
Không uống sữa chưa qua tiệt trùng
Tránh xa các chất kích thích, chất cồn, cà phê, không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
Không ăn trứng tái hoặc sống
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Chỉ bổ sung dinh dưỡng không liệu có đủ???
Các nhà khoa học cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu và duy nhất quyết định thai kỳ hạnh phúc của mẹ bầu và thể chất, trí thông minh của con.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay con đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ để đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Không chỉ có vậy, khi đăng ký tham gia Thai giáo 280 ngày yêu thương, mẹ còn được tặng một khóa Dinh dưỡng thai kỳ. Trong đó, POH đã chuẩn bị toàn bộ kiến thức về dinh dưỡng, thực đơn mỗi ngày với các món ăn bổ dưỡng, đồng thời có sẵn công thức chế biến, các mẹ chỉ việc làm theo mà không lo bổ sung thiếu dưỡng chất cho con yêu.
Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!
Bà Bầu Tiêm Phòng Tháng Thứ Mấy Là Đúng Chuẩn?
Vắc xin uốn ván
Mũi tiêm này thường được mẹ bầu tiêm ở tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Với mũi tiêm đầu, mẹ bầu nên tiêm sau thời điểm thai nhi được 20 tuần và mũi nhắc lại sau mũi thứ nhất tối thiểu là 1 tháng và trước khi dự sinh ít nhất 30 ngày.
Một số trường hợp mẹ bầu từng tiêm vắc xin uốn ván rồi thì cần chú ý những điều sau đây”
Nếu mẹ bầu đã tiêm 1 hoặc 2 mũi uốn ván trước khi mang thai thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5
Nếu bà bầu đã được tiêm 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn váng trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi nhỏ thì nên tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5
Đối với bà bầu đã tiêm đủ 5 mũi trước mang bầu thì không cần tiêm bổ sung. Tuy nhiên, nếu mũi cuối cùng cách 10 năm thì nên tiêm 1 mũi nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc 5.
Tiêm phòng cúm
Theo ABCNews, bà bầu có hệ miễn dịch bị suy giảm khi mang thai nên rất có nguy cơ bị mắc cúm. Phụ nữ mang thai nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, mặc dù không cần quá nặng nhưng em bé sinh ra dễ bị nhẹ cân. Chính vì vậy, Cơ quản kiểm soát truyền nhiễm Mỹ đã khuyến cáo bà bầu nên tiêm vắc xin phòng cúm để bảo vệ an toàn nhất cho mẹ và bé. Vắc xin này mẹ bầu có thể tiêm bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thai.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Lao Động cho biết trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nên hạn chế can thiệp vào cơ thể trong đó bao gồm cả tiêm vắc xin phòng cúm. Sau giai đoạn này thì tiêm phòng là cần thiết, vắc xin đã được điều chế từ virút cúm đã chết nên an toàn với bất kỳ người nào sử dụng.Nếu chị em có kế hoạch tiêm phòng trước khi mang bầu thì chỉ cần tiêm trước ít nhất một tháng và tiêm một mũi.
Tiêm phòng viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B để giúp bà bầu tránh nguy cơ mắc bệnh này và dễ lây nhiễm sang thai nhi. Nhiều người được khuyên rằng bà bầu nên tiêm vắc xin sau khi sinh xong vì lúc đó hệ miễn dịch của bản thân đang bị suy giảm khó đánh giá được tác dụng của thuốc. Tuy nhiên trong trường hợp bà bầu thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh hoặc trong gia đinh có người thân bị nhiễm virú viêm gan B thì nên tiêm luôn trong thai kỳ.
Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu
Chị em mang bầu khi tiêm phòng nên chọn cơ sở uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn. Thêm nữa, trong trường hợp bà bầu mang đa thai hay có nguy cơ sinh non thì cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Bà bầu tuyệt đối không nên tiêm phòng nếu trong người đang bị sốt nhẹ hoặc đang mắc các bệnh như cúm, viêm gan. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp bị đặc biệt này.
Từ khóa được tìm kiếm:
https://babaucanbiet com/ba-bau-tiem-phong-thang-thu-may-la-dung-chuan/
tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy
bầu mấy tháng thì tiêm phòng
thang thu mấy thi đi chích ngừa duoc
ba bau tiem phong thang thu may
bà bầu tiêm phòng ở tuần bao nhiêu
bà bầu mấy tháng thì tiêm phòng
bà bầu nên tiêm phòng vào tháng thứ mấy
bà bầu tiêm uốn ván vào tháng thứ mấy
bà bầu tiêm phòng vào tháng thứ mấy
Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Bà Bầu Tháng Thứ 5 Cực Chuẩn trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!