Bạn đang xem bài viết Đau Xương Chậu Khi Mang Thai: Cách Giảm Đau An Toàn Cho Mẹ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu như mẹ bị đau xương chậu khi mang thai, mẹ đừng lo lắng! Bởi vì có đến 80% phụ nữ mang thai có tình trạng tương tự. Đau xương chậu, hay một số mẹ còn tả là đau hai bên háng. Thường cơn đầu này nó có thể có ở vài thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Tuy nhiên, đau xương chậu thường biểu hiện vào ba tháng cuối mang thai. Nguyên nhân gây ra là do một phần cơ thể em bé, thường là đầu, dịch chuyển xuống vùng chậu.
Đây là quá trình chuẩn bị và báo hiệu rằng mẹ đã gần tới ngày chuyển dạ. Thông thường, cơn đau sẽ xảy ra khoảng 2 đến 4 tuần trước sinh nếu đây là lần đầu tiên mẹ mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ đã từng mang thai trước đây, cơn đau thường xuất hiện lúc sắp vào chuyển dạ.
Đau xương chậu sẽ biểu hiện mức độ khác nhau. Cơn đau có thể chỉ là nhẹ thoáng qua cho đến âm ỉ hơn, lan ra xung quanh và đau lên cả khắp lưng và bụng.
1. Sự khác biệt giữa đau xương chậu và cảm giác áp lực lên vùng chậu
Đây là điều quan trọng để mẹ phân biệt giữa đau xương chậu và cảm giác áp lực lên vùng chậu.
Vào những tuần cuối của thai kỳ, bạn sẽ có cảm giác áp lực nặng nề lên vùng xương chậu. Nguyên nhân là do em bé được đẩy xuống vùng chậu, đè lên bàng quang và trực tràng phía sau. Thậm chí, mẹ có thể có dấu hiệu ra ít máu khi đi tiêu. Cuối cùng, những mảnh xương của khung chậu sẽ bị đẩy hướng ra ngoài một chút.Điều này gây cảm giác khó chịu cho mẹ.
Cần lưu ý rằng cảm giác áp lực lên vùng chậu nếu xảy ra trước 37 tuần thai có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sanh non. Mẹ sẽ cần nghi ngờ hơn nữa nếu áp lực này có cảm giác chạy xuống 2 đùi. Hoặc mẹ có cảm giác như em bé đang lọt sâu dưới vùng chậu.
Trong trường hợp này, mẹ nên cần đến cơ sở Sản phụ khoa để được theo dõi và đánh giá lại.
2. Nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai
Khi trọng lượng em bé nặng lên, sẽ đè lên khung chậu để tạo ra một số thay đổi chuẩn bị cho quá trình sinh. Thông thường vào những tháng cuối, em bé sẽ ở vị trí đầu hướng về cổ tử cung. Đầu sẽ tạo áp lực lên bàng quang, xương chậu. Điều này làm căng các cơ xương khớp ở chậu và lưng gây đau.
Tuy rằng cơn đau này sẽ gây khó chịu cho mẹ, nhưng nó lại có một điểm lợi khác. Đó là khi em bé càng dịch xuống dưới vùng xương chậu, tử cung của mẹ sẽ thấp xuống. Và bớt đề nén lên cơ hoành và phổi. Sự thay đổi này giúp mẹ có thể hít sâu và thở ra dễ dàng hơn.
3. Mẹ có thể làm gì nếu đau xương chậu khi mang thai?
Tắm trong bồn nước ấm (nếu có). Nhờ lực của nước sẽ làm gảm trọng lượng ở vùng xương chậu. Điều này sẽ làm cho mẹ dễ chịu hơn.
Nếu có thể, mẹ nên đầu tư cho mình đai bụng bầu. Với đai này sẽ làm giảm bớt trọng lượng của bụng lên xương chậu. Nếu mẹ không chắc chắn về đai này, có thể tham khảo bác sỹ đang quản lý thai nghén cho mẹ.
Mát-xa trước sinh cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm đau xương chậu.
Hầu hết các liệu pháp châm cứu đều làm giảm được những triệu chứng khó chịu khi mang thai. Kể cả đau xương chậu.
Nếu mẹ đau nhiều, có thể hỏi ý kiến bác sỹ quản lý thai kỳ của mẹ về thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ và thuốc giãn cơ khi cần.
4. Bài tập Kegel
săn chắc cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu là cơ nâng đỡ hỗ trợ tử cung, bàng quang và phần ruột dưới. Cơ giúp giữ đúng vị trí ở trong khung chậu. Khi áp dụng bài tập Kegel, sẽ giúp săn chắc cơ sàn chậu. Nhờ đó sẽ giúp mẹ giảm những biệu hiện khó chịu trong những tháng cuối thai kỳ và giúp giảm đau xương chậu khi mang thai. Quan trọng hơn, bài tập còn giúp giảm thiếu hai vấn đề phổ biến do mang thai gây ra. Đó là tiểu không tự chủ và bệnh trĩ.
Làm săn chắc cơ sàn chậu theo chuyên gia đánh giá sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát triển tình trạng tiểu không tự chủ cả trong và sau khi mang thai.
Mẹ có thể bắt đầu tập bài tập Kegel trong những tháng cuối thai kỳ hoặc thậm chí sớm hơn. Cơ sàn chậu sẽ càng săn chắc hơn theo thời gian luyện tập.
4.1 Cách xác định cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu là các cơ xung quanh niệu đạo, âm đạo và hậu môn.
Mẹ có thể xác định bằng cách nín tiểu giữa dòng khi đi vệ sinh. Khi đang nín, tức là mẹ đang thắt cơ để bít dòng nước tiểu không cho chảy tiếp tục. Đó chính là cơ sàn chậu.
Mặc dù vậy, mẹ không nên nín tiểu thường xuyên hoặc thực hiện bài tập này trong lúc đi tiểu. Mẹ cũng không nên thực hiện bài tập khi đang cảm thấy mắc tiểu (bàng quang đầy). Bởi vì điều này sẽ làm suy yếu cơ. Ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
4.2 Thực hiện bài tập Kegel
Đầu tiên, mẹ cần làm trống bàng quang bằng cách đi tiểu nếu bàng quang bị đầy. Mẹ có thể áp dụng tư thế này ở tư thế đứng hoặc ngồi.
Sau đó, thặt chặt cơ sàn chậu lại. Cảm giác thắt chặt giống như mẹ cảm giác nín tiểu mà mẹ đã thử thực hiện lúc xác định cơ sàn chậu.
Khở đầu, mẹ gIữ động tác trong 5 giây và thư giãn, sau đó thực hiện 4 hoặc 5 lần liên tếp.
Nếu tập thường xuyên, mẹ có thể giữ cơ co lại đến 10 giây/ lần, và tiếp tục thư giãn, sau đó co lại.
Quy ước một đợt sẽ là từ 10-20 lần co thắt. Mẹ nên thực hiện 3 đợt mỗi ngày để cơ sàn chậu săn chắc.
Trong trường hợp cơn đau xương chậu của mẹ có kèm theo cảm giác co thắt tử cung ( cơn gò tử cung) thì có khả năng mẹ đã vào chuyển dạ. Lúc này mẹ cần đến cơ sở Sản phụ khoa uy tín gần nhà để được kiểm tra đánh giá và theo dõi.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa
Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Đau Xương Chậu Khi Mang Thai
Đau xương chậu là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến không ít bà bầu bị đau đớn và khó chịu. Những thật ra tình trạng đau xương chậu sẽ được cải thiện nếu như biết cách điều trị hiệu quả. Vậy nguyên nhân và cách điều trị đau xương chậu khi mang thai như thế nào?
1. Vì sao mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai:
Hiện tượng đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi…. mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra. Khi mang thai, cơ thể sản xuất một loại hormone có tên là relaxin khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, là sự chuẩn bị của cơ thể cho quá trình chuyển dạ sau này. Tuy nhiên, nó lại làm cho các khớp ở khung chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều. Thêm vào đó, thai nhi lớn dần trong tử cung, cùng với sự thay đổi tử thế đi đứng cũng càng tăng thêm áp lực lên khung chậu và gây ra hiện tượng đau xương chậu khi mang thai. Áp lực và cảm giác khó chịu ở vùng xương chậy là “tác dụng phụ” thông thường của việc mang thai. Ngoài ra, điều này còn tùy thuộc vào vị trí cũng như tư thế và cả cân nặng của thai nhi nữa. Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ cần phải lớn theo. Chính vì vậy mà tử cung sẽ cần “không gian riêng” rộng hơn để ở. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Ngoài ra, đây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên thai phụ sẽ càng thấy đau xương chậu hơn.
2. Đau xương chậu khi mang thai có hại cho thai nhi không?
Hiện tượng đau xương chậy khi mang thai dù gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu nhưng hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Mức độ đau có thể từ nhẹ cho tới nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, can thiệp điều trị sớm mẹ bầu sẽ có kết quả tốt hơn. Triệu chứng đau xương chậu khi mang thai ba tháng đầu biểu hiện ở: – Đau ở khu vực mu, đau lưng, đau hông, đau khu vực giữa hai chân, đau sâu trong đùi hoặc đau đầu gối. – Khó cử động hoặc có tiếng kêu khi vận động ở khu vực khung chậu. – Đau nặng lên khi vận động, ví dụ như: Đi lại trên bề mặt không bằng phẳng, hoặc phải đi quãng đường dài. Hai đầu gối chuyển động tách xa nhau, như khi lên hoặc xuống ô tô. Đứng trên một chân, như khi leo cầu thang, thay mặc quần áo. Thay đổi tư thế khi nằm. – Đau nặng lên về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Mẹ bầu có thể rất đau nếu phải tỉnh dậy đi vệ sinh giữa đêm. Những trường hợp mẹ bầu dễ bị đau xương chậu khi mang thai hơn so bao gồm: – Người đã từng đau xương chậu trước khi mang thai. – Người từng có chấn thương xương chậu. – Lần mang thai trước đã bị đau xương chậu. – Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân/béo phì trước khi mang thai. – Mắc hội chứng tăng động khớp.
3. Giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai như thế nào?
Đau xương chậy khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được và mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt. Các biện pháp điều trị đau xương chậu khi mang thai có hiệu quả bao gồm vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, châm cứu, sử dụng đai hỗ trợ…. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp mẹ bầu đạt được kết quả tốt hơn.
Cách Giảm Đau Xương Mu Khi Mang Thai Nhanh Chóng Nhất
Đau xương mua khi mang thai. Theo các chuyên gia y tế, đau xương mu thường gặp ở mẹ bầu giai đoạn 3 tháng cuối. Ban đầu là những cơn đau nhẹ nhưng càng về cuối thai kỳ, cơn đau ngày càng nặng với tần suất dày hơn.
Nguyên nhân gây đau xương mu khi mang thai
Sự phát triển của thai nhi
Khi thai nhi trong bụng ngày càng lớn, tử cung to lên sẽ kéo theo sự giãn ra của xương chậu gây đau xương chậu và xương mu. Thai nhi càng lớn thì áp lực lên xương chậu và xương mu càng nhiều. Vì thế mẹ bầu sẽ cảm giác đau liên tục, đau nhiều, đau tăng khi đi lại, vận động.
Sự thay đổi vị trí của thai nhi
Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ có hiện tượng dịch chuyển vị trí dần xuống dưới gần âm đạo. Vì thế sẽ khiến cho xương mu bị chịu áp lực đè nén gây đau. Việc thai nhi quay đầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến xương mu.
Do mang thai nhiều lần
Nếu mang thai nhiều lần các cơ thành bụng sẽ bị giãn ra khiến thai nhi thường ở vị trí thấp hơn so với lần mang thai đầu tiên. Áp lực lên xương mu lớn gây đau nhức.
Hệ tuần hoàn của mẹ có vấn đề
Để thai nhi sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh thì hệ thống tuần hoàn trong cơ thể người mẹ phải hoạt động liên tục. Vì thế, cơ quan tuần hoàn trong cơ thể gặp phải một số vấn đề như phù nề dẫn tới đau xương mu.
Cách xử trí nhanh chóng tình trạng đau xương mu khi mang thai
Thay đổi tư thế
Việc thay đổi tư thế một cách linh hoạt sẽ giúp giảm tối đa áp lực lên vùng xương mu khi mang thai. Lưu ý chị em nên thay đổi tư thế một cách từ từ, tránh thay đổi đột ngột khiến tình trạng đau nặng hơn.
– Thay đổi tư thế nằm: mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái, tránh nằm nghiêng sang phải nhiều. Vì sẽ đè lên mạch máu chính cung cấp cho thai nhi. Nên sử dụng thêm đệm, gối nhỏ vào thắt lưng và dưới bụng để có tư thế nằm thoải mái nhất.
– Thay đổi tư thế ngồi: mẹ bầu cần ngồi thẳng lưng, không nên khom lưng hay ngửa ra đằng trước. Có thể sử dụng thêm gối kê, không ngồi vắt chéo chân, không ngồi xổm
– Thay đổi tư thế đứng: Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên đứng quá nhiều, nên thả lỏng vai.
– Thay đổi tư thế đi: không sử dụng giày cao gót khi mang thai. Giữ tư thế đi thẳng lưng, không cúi đầu xuống đất hoặc ngước lên quá cao.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Những tháng cuối của thai kỳ, chị em nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc để giảm tình trạng đau xương mu hoặc khả năng khiến bệnh nặng hơn.
Tập thể dục khi mang thai
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe hơn, không chỉ giúp giảm đau xương mu mà còn có thể giúp mẹ bầu vượt cạn nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Sử dụng đai bụng bầu
Mẹ bầu có thể sử dụng đai bụng bầu để giảm áp lực lên vùng xương mu cũng giúp giảm tình trạng đau.
Đau xương mu khi mang thai có thể gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Vì thế, chị em không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Nếu đau xương mu kèm theo các biểu hiện bất thường khác như đau bụng, có máu báo… Thì mẹ bầu cần đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
Bác sĩ CK II, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim LoanBác sĩ phòng khám cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Cách Xử Lý Đau Quai Hàm Khi Mang Thai An Toàn Cho Mẹ Bầu
Đau quai hàm khi mang thai hay còn gọi là quai bị là bệnh lý nguy hiểm, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Vậy, đau quai hàm nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị ra sao?
Đau quai hàm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Bà bầu bị nhiễm virus quai bị có thể gây viêm buồng trứng, đồng thời làm cho cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.
Sau khi bị nhiễm virus, bệnh sẽ phát triển nhanh, mẹ bầu sẽ có triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, góc quai hàm sẽ sưng to 1 bên hoặc cả 2 bên, kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày.
Nếu bà bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu mà bị quai bị, người đó có thể bị sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Còn nếu bà bầu mắc bệnh quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Cách chữa đau quai hàm cho bà bầu
Để điều trị đau quai hàm khi mang thai tránh ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ:
– Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm góc quai hàm bà bầu nên nhanh chóng đi khám tại sơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và được tư vấn về cách chữa bệnh quai bị tốt nhất.
– Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh quai bị hay đau quai hàm, việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiêng khem, chăm sóc bệnh nhân tốt, giữ vệ sinh sạch sẽ nhất là trong thời gian toàn phát.
– Hạ sốt và giảm đau cách chườm ấm vùng má bị sưng, có thể dùng khăn ấm để hạ sốt.
– Ngoài ra, thai phụ chỉ dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra như: viêm tụy, viêm tuyến giáp, viêm màng não và hạn chế dùng kháng sinh cho thai phụ.
– Nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin, uống nhiều nước và tránh đi lại, nên nằm yên, nghỉ ngơi nhiều.
– Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để sát khuẩn.
– Sau khi đã khỏi bệnh, cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh quai bị có gây di chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyên bổ ích của bác sĩ về tình trạng của mình.
Phòng bệnh đau quai hàm khi mang thai
Trước khi tìm cách chữa trị đau quai hàm khi mang thai thì bạn cần biết cách phòng tránh:
– Cách phòng bệnh quai bị cho bà bầu tốt nhất là tiêm vacxin. Vì vậy, tốt nhất trước khi có ý định mang bầu, phụ nữ nên tiêm phòng quai bị.
– Phụ nữ mang thai không nên tiêm vacxin quai bị và phụ nữ cũng không nên mang thai sau 2 tháng khi vừa tiêm phòng quai bị. Bởi vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi.
– Không nên tiếp xúc với người đang mắc bệnh quai bị để tránh bị lây nhiễm. Hầu hết những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều được miễn dịch hoặc tiêm phòng quai bị. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
– Khi có dấu hiệu của quai bị thì thai phụ cần nhanh chóng đi khám để được điều trị quai bị kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Xương Chậu Khi Mang Thai: Cách Giảm Đau An Toàn Cho Mẹ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!