Xu Hướng 3/2023 # Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai # Top 8 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 1. Tăng cân:

2. Thay đổi trọng tâm:

Bình thường vị trí thắt lưng của cột sống người đã cong và ưỡn ra phía trước. Khi mang thai tử cung lớn đổ về phía trước (đặc biệt những người sanh con rạ, thành bụng nhão), làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn nhiều hơn.

3. Nội tiết tố thai kỳ:

Những nội tiết tố của thai kỳ làm cho các dây chằng và khớp xương của cột sống (đặc biệt là cột sống thắt lưng) và vùng chậu dãn ra và căng hơn. Điều này làm suy yếu chức năng của các dây chằng khiến phụ nữ đau lưng, đau khớp vệ và đau vùng chậu.

4. Sự tách của cơ thẳng bụng:

Khi tử cung lớn lên làm bụng căng ra có thể làm cho 2 cơ thẳng bụng bị tách ra (là cơ thẳng đi từ đầu của các xương sường đến xương mu), điều này khiến cho người phụ nữ bị đau lưng và có nguy cơ thoát vị thành bụng nếu tình trạng tách cơ nhiều và không hồi phục.

5. Stress:

khi mang thai tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị stress. Khi bị stress các cơ dựng sống (cơ phía sau lưng bên cạnh các cột sống) co cứng gây đau lưng.

6. Ngoài ra đau lưng ở người phụ nữ mang thai còn có thể do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày: đứng quá lâu, ngồi lâu sai tư thế, cúi nhiều,…

Triệu chứng đau lưng có thể từ nhẹ xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu cho đến nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể đi hoặc đứng được. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và nghĩ rằng đây là vấn đề đương nhiên có trong thai kỳ, nên cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên chứng đau lưng trong thai kỳ có thể hết sau khi sanh, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài sau sanh và trở thành mãn tính. Như vậy cần phải có cách giải quyết triệu chứng đau lưng trong thai kỳ, giúp chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai tốt hơn, cũng như không dẫn đến tình trạng đau lưng mãn tính sau sanh.

1. Luyện tập thể dục:

Việc luyện tập thường xuyên và đều đặn trong thai kỳ giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng trọng thai kỳ. Đối với những trường hợp đau nhiều tốt nhất nên được tập luyện với huấn luyện viên hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên cho người phụ nữ mang thai.

2. Nóng và lạnh:

Việc chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau lưng. Việc dùng một khăn lạnh (có thể dùng túi lạnh chuyên dụng) chườm vào vùng lưng trong 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày. Sau khi chườm lạnh 2-3 ngày, triệu chứng giảm bớt chuyển sang chườm nóng. Dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm chuyên dụng chườm vào vị trí đau. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng bụng trong suốt thời kỳ mang thai.

3. Massage:

xoa bóp vùng lưng (đặc biệt vùng thắt lưng) giúp giảm đau. Thai phụ ngồi ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng (giữ lưng thẳng) và nhờ người massage hai bên cột sống, tập trung vào vùng thắt lưng.

4. Tư thế đúng:

để tránh áp lực và gây tổn thương cột sống người phụ nữ cần:

– Tư thế đi, đứng, ngồi đúng:

lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Thương xuyên thay đổi tư thế để tránh bị ứ trệ tuần hoàn và căng cứng các cơ: nếu ngồi lâu thì khoảng 30-60 phút đứng dậy đi lại hoặc đứng lâu thì 30-60 phút ngồi nghỉ ngơi

– Nâng đỡ bụng:

Có thể sử dụng đai nâng bụng hoặc mặc quần lưng thun dày nâng đỡ phần bụng để tránh bụng bị đổ về phía trước làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Nên đeo đai sau 20 tuần tuổi thai và đeo khi đi làm, sinh hoạt, tối về có thể tháo đai ra.

5. Tư thế ngủ:

khi ngủ nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị mỏi. Mỗi lần thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại cần nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nằm và ngồi trên mặt phẳng, không nên dùng nệm quá mềm.

Tóm lại đau lưng là triệu chứng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Người phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ luyện tập phù hợp để có thể giảm triệu chứng đau lưng. Nếu triệu chứng đau lưng nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày người phụ nữ cần đi khám để có thể phát hiện những bất cần điều trị sớm như thoát vị đĩa đệm.

Leave a reply →

Đau Lưng Khi Mang Thai

Đau lưng khi mang thai do 7 nguyên nhân chính?

Thai nhi càng lớn, tần suất và mức độ đau vùng thắt lưng và cột sống lưng sẽ càng nghiêm trọng. Đau lưng khi mang thai khiến các bà bầu ngày càng trở nên nặng nề và mệt mỏi. Tuy nhiên, mức độ đau lưng nặng hay nhẹ, thời gian đau dài hay ngắn ở mỗi thai phụ là khác nhau. Vậy, liệu có bao giờ các bà bầu tự hỏi tại sao lại bị đau lưng khi mang bầu?

Đau lưng do thay đổi hormon progesterone trong cơ thể

Sự thay đổi của nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến các khớp và dây chằng kết nối vùng lưng dưới và khung xương chậu bị “nhão” đi. Chính sự thay đổi nồng độ 2 hormon estrogen và progesterone tăng cao khiến sự kết nối này bị lỏng lẻo. Từ đó, dẫn đến những cơn đau nhói vùng sống lưng.

Đau lưng khi mang thai do thiếu canxi là một trong những nguyên nhân dễ gặp nhất.

Trong giai đoạn thai nghén, thai nhi sẽ hấp thụ canxi từ máu của mẹ bầu. Khi không bổ sung kịp thời, cơ thể bà bầu sẽ tự điều tiết hòa tan canxi từ xương của mẹ vào máu để cung cấp cho thai nhi. Điều này gây nên những triệu chứng thường gặp ở mẹ như đau lưng, tê chân tay, chuột rút. Đấy là cũng chính là một số biểu hiện thiếu canxi ở bà bầu.

Về lâu dài, tình trạng thiếu canxi khi thai nghén sẽ có thể dẫn đến tình trạng bé còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Nguy cơ gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn,… Bản thân mẹ sẽ bị giảm mật độ xương dẫn đến sự mỏng đi của xương. Kết quả là xương yếu và dễ gãy khi tuổi ngày càng cao, giai đoạn mãn kinh.

Vị trí thai nhi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề đau lưng ở mẹ bầu nhất là từ tháng thứ 4 trở đi. Khi vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ bầu thì vùng xương lưng của mẹ sẽ bị gây sức ép. Thai nhi càng lớn thì lực chèn ép này càng mạnh khiến mức độ đau lưng của mẹ tăng.

Do trọng lượng của bé, lưng mẹ bắt buộc phải cong về phía trước. Trong khi đó, mẹ thường cố gắng gồng người về phía sau để giữ cho cơ thể thẳng đứng. Chính điều này làm cho phần dưới lưng bị kéo nặng dẫn đến tình trạng đau lưng không thể tránh khỏi. Thường thì những cơn đau lưng sẽ tấn công mạnh mẽ, dữ dội hơn vào cuối ngày. Bởi vì cơ thể mẹ mệt mỏi sau 1 ngày hoạt động, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kì.

Trước khi có thai, các cơ vùng bụng có tác dụng chịu sức ép từ cơ thể ngay cả trong tư thế nằm sấp. Chúng co giãn một cách linh hoạt, tính đàn hồi cao. Nhưng trong giai đoạn mang thai, sự phát triển của thai nhi trọng bụng mẹ. Các cơ bụng trở nên yếu đi, bị giãn ra, chèn ép gây đau lưng ở bà bầu.

Ngoài ra, tử cung mở to cũng khiến các dây thần kinh, mạch máu ở phần lưng bị chèn ép khiến bà bầu đau lưng.

Theo các chuyên gia cho biết, những căng thẳng trong cảm xúc có thể gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai. Nó gián tiếp làm căng vùng cơ lưng.

Các mẹ bầu thường vui mừng khi biết mình mang thai. Nhưng trong suốt thai kỳ, sự thay đổi hormon, chế độ sinh hoạt, cuộc sống khiến mẹ không tránh khỏi những lo lắng. Các biểu hiện như: sợ hãi kèm mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt… Các cơn đau lưng nhẹ cũng có thể gia tăng và nặng hơn.

Các bà bầu thường ưa chuộng cách ngồi bệt chống 2 tay về phía sau. Cách ngồi này giúp mẹ bầu giữ cân bằng trọng lượng cơ thể và không chèn ép vào bụng bầu. Tuy nhiên, khi ngồi theo tư thế này, vùng lưng phía dưới của bà bầu sẽ bị đặt trong tình thế căng thẳng.

Vùng gần thắt lưng chịu sự dè ép nâng đỡ cơ thể bà bầu dẫn đến đau lưng vì quá sức. B ên cạnh đó, các hoạt động như: đi, đứng, nằm, vận động, nhấc đồ vật không đúng cách cũng khiến bà bầu bị đau lưng.

Tăng cân trong khi mang thai

Trong tháng đầu của thai kỳ, hầu như các mẹ bầu chưa nhận ra là mình tăng cân. Bước sang tháng thứ 2, mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể mình bao gồm cả cân nặng. Khi mang bầu, các mẹ tăng cân là điều hiển nhiên. Mức độ cân nặng tăng giữa các bà mẹ là khác nhau thường dao động 5-20kg.

Chính sự gia tăng trọng lượng cơ thể này, tạo ra sức ép cho vùng lưng. Phần cột sống dọc lưng phải chống đỡ nặng hơn, dẫn đến tình trạng đau mỏi lưng khi mang thai.

Các kiểu đau mỏi lưng khi mang thai

Vùng nối xương chậu và cột sống là những nơi thường xuyên xảy ra triệu chứng đau lưng khi mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, có hai kiểu đau lưng khi mang bầu mà chị em thường phải chịu đựng.

Đa số mẹ bầu thường đau nhất tại cột sống trên xương cùng, phần hông lưng dưới. Nếu trước khi có bầu mà bị đau phần này hoặc phần eo thì khi mang bầu họ sẽ bị đau nặng hơn.

Vị trí các đốt xương sống ngang thắt lưng xuất hiện cơn đau rõ rệt ở mẹ bầu. Khi mang thai, bà bầu bị thay đổi trọng tâm của cơ thể. Các mẹ có xu hướng ngửa nhẹ ra sau để tránh cảm giác ngã về phái trước dẫn đến đè nặng vào phần hông lưng. Đau thắt lưng khi mang thai tăng khi thai nhi lớn hoặc trường hợp ngồi hay đứng quá lâu

Đau xương chậu

Kiểu đau vùng xương chậu phổ biến ở bà bầu. Mang thai những lần sau khả năng bị sẽ cao hơn nếu mẹ mang thai lần đầu đã bị đau. Các mẹ sẽ cảm thấy đau mỏi ở sâu trong mông, lan xuống vùng sau đùi.

Đặc biệt, cơn đau sẽ lan tỏa, nặng hơn khu di chuyển, leo cầu thang… Một số mẹ sau sinh vẫn còn biểu hiện đau.

Đau buốt lưng

Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm không? Thực tế đây là triệu chứng bình thường hầu hết bà bầu nào cũng gặp phải nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy đau lưng quá hoặc kèm thêm những biểu hiện bất thường khác nhất là ở những tháng cuối của thai kì.

BÁC SĨ SẢN KHOA TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO MẸ BẦU

Các giai đoạn thường xuất hiện cơn đau lưng khi mang bầu

Đau lưng khi mang thai có thể xuất hiện từ khi mới thụ thai, tuần đầu, tháng đầu, tháng thứ 2 hay cho tới tháng cuối. Mức độ đâu từng giai đoạn và với các bà bầu là khác nhau . Các mẹ hãy chú ý các thời điểm thường xuất hiện cơn đau lưng sau.

Đau lưng khi mới mang thai diễn ra với mức độ nhẹ nhàng. Lúc này mẹ mới bắt đầu những thay đổi trong cơ thể về nội tiết tố và thể trạng so với bình thường. Dây chằng liên kết giãn dần ra, các khớp lỏng lẻo hơn để chuẩn bị thích nghi với sự phát triển to lên của tử cung. Bà bầu sẽ cảm thấy đau thắt lưng với các biểu hiện cơn đau nhức, mỏi dọc sống lưng.

Nhiều chị em lơ là nghĩ là mình bị đau lưng do thời tiết, mệt mỏi. Do đó, khi cảm thấy đau liên tục như vậy phụ nữ nên kiểm tra bởi có thể mình đã mang thai.

Trong 3 tháng đầu cơn đau lưng bắt đầu rõ rệt dần sau tháng mang thai đầu tiên. Thế nhưng mẹ bầu đừng quá lo lắng mà khiến lưng đau nặng hơn. Việc tử cung và bụng của mẹ to dần lên là điều tất yếu khi mang bầu. Điều này gây áp lực lên vùng cột sống gây tình trạng đau lưng.

Mẹ sẽ dần cảm thấy được rõ hơn các thay đổi trong cơ thể. Do đó, các mẹ nên bắt đầu thích nghi dần với việc thai nhi ngày lớn lên trong bụng mẹ. Mang thai tháng thứ 4 trở đi, cơn đau sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của mẹ hơn.

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung thường có trọng lượng tới 6000g. Cùng với đó, kích thước tử cung lớn, trọng lượng của mẹ bầu cũng tăng nhiều. Các khớp và dây chằng liên kết lỏng lẻo khiến chức năng nâng đỡ của hệ xương bị giảm sút. Trọng tâm cơ thể mẹ dồn về phía trước.

Lúc này, lưng phải chịu áp lực cân bằng lại toàn bộ cơ thể nên dễ dẫn tới tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối. Tình trạng đau lưng khi mang thai ở phụ nữ sẽ giảm cho đến khi sinh em bé.

Làm thế nào để giảm đau lưng khi mang thai?

a. Nói không với giày dép cao gót.

b. Hạn chế gập người, chúi người về phía trước hay ngồi men lên thành ghế.

c. Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, tốt cho lưng để giảm bớt cảm giác đau lưng khi mang thai.

d. Khi nằm, nên dùng gối không quá cứng hay quá mềm để nâng đỡ bụng. Lúc ngồi dậy ở tư thế nằm, nên trở người sang hẳn một bên rồi từ từ ngồi dậy ở tư thế nghiêng.

e. Bổ sung canxi cho bà bầu để hạn chế đau lưng khi mang thai

Chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung đủ vitamin và canxi trong suốt thai kỳ giúp mẹ giảm rõ rệt tình trạng đau lưng khó chịu. Nhu cầu canxi tặng dần trong giai đoạn mang thai. Giai đoạn cuối thai kỳ và giai đoạn cho con bú và tăng lên rất cao đến 1500mg canxi nguyên tố.

KIỂM TRA NGAY THUỐC MẸ DÙNG ĐỦ HÀM LƯỢNG CHƯA

Nếu mẹ không bổ sung thêm Canxi thì ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Đặc biệt, sau khi sinh, nguồn sữa mẹ cũng sẽ bị nghèo Canxi hơn. Bé thiếu Canxi sẽ không đạt được chiều cao tối đa khi trưởng thành, nguy cơ còi xương và chậm lớn. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi từ các viên uống để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. Canxi dưới dạng nano canxi được nhiều bà bầu tin dùng. Trong đó: TPBVSK Avisure Hi-Cal là sản phẩm tiên phong cung cấp ở dạng Nano Canxi tự nhiên Hydroxyapatide (NCHA).

Chảy Máu Chân Răng Ở Phụ Nữ Mang Thai

Hầu như việc mang thai không gây khó chịu đến răng, thế nhưng nhiều thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai có thể gián tiếp ảnh hưởng gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu.

1. Nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở bà bầu Nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở bà bầu chủ yếu là do có những thay đổi trong cơ thể bao gồm:

Thay đổi về hormone: Thường vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây nên tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn bình thường. Biểu hiện là đau răng, chảy máu nướu khi đánh răng… hiện tượng này có thể nặng hơn vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ.

Thay đổi về canxi: Nhu cầu canxi cho thai nhi rất cao, điều này có thể làm mẹ rơi vào tình trạng thiếu canxi, khiến răng trở nên xốp hơn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Thay đổi về chế độ dinh dưỡng: Những tháng đầu của thai kỳ, việc ốm nghén có thể gây nôn, thèm ăn chua ngọt… nhiều hơn bình thường, việc ăn nhiều thức ăn chứa glucose cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng cao trong thời kỳ mang thai.

Chảy máu chân răng Thay đổi về chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở bà bầu 2. Chảy máu chân răng ở bà bầu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào? Chảy máu chân răng ở bà bầu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề răng miệng như:

Viêm nướu Viêm nha chu U nhú thai nghén Sâu răng Mòn răng Một số vấn đề răng miệng khác thường gặp: Khô miệng, tăng tiết nước bọt,… 2.1. Viêm nướu (Viêm lợi) Chảy máu chân răng Viêm nướu là bệnh chiếm 60 – 75% trong số những phụ nữ mang thai gặp vấn đề về răng miệng Viêm nướu là vấn đề răng miệng phổ biến, chiếm 60 – 75% trong số những phụ nữ mang thai gặp vấn đề về răng miệng. Viêm nướu có thể bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ và có khuynh hướng cao nhất vào tháng thứ 8, biểu hiện chủ yếu là nướu sưng nề, đỏ, dễ chảy máu đặc biệt là khi đụng chạm như đánh răng.

Nguyên nhân do sự tăng cao của hormon progesteron và estrogen trong thai kỳ làm thay đổi hệ vi khuẩn trong môi trường miệng. Một nửa các vấn đề này có thể tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để mặc và không điều trị, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt có thể gây sâu răng và bị bệnh nha chu.

Một số trường hợp chảy máu chân răng khi đánh răng, nhức răng rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn.

2.2. Viêm nha chu Viêm nha chu là tình trạng nặng hơn của viêm nướu, có sự phá hủy các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng, dẫn đến răng lung lay và cuối cùng là mất răng.

Ngoài ra, các hóa chất trung gian được tiết ra trong quá trình viêm nha chu có thể ảnh hưởng đến bào thai, do sự hạn chế dòng máu đến nhau thai. Do đó, nếu bị viêm nướu, thai phụ cần điều trị sớm không để tiến triển sang viêm nha chu.

2.3. U nhú thai nghén U nhú thai nghén thường phát triển ở 3 tháng giữa thai kỳ. Có khoảng 2 – 10% thai phụ bị u nhú thai nghén. Đó là một u màu đỏ thường ở nướu răng, cũng có thể ở một vị trí khác trong miệng, có thể dễ bị chảy máu chân răng hoặc bị loét. Tuy nhiên, đây không thật sự là một khối u và không có tính chất ung thư.

U nhú thai nghén thông thường sẽ giảm dần và mất hẳn sau khi sinh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u cản trở việc ăn, nhai, dễ chảy máu, hoặc không biến mất sau khi sinh thì cần đi thăm khám bác sĩ để được cắt bỏ u.

2.4. Sâu răng 25% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sâu răng. Sâu răng là sự kết hợp giữa chế độ ăn nhiều đường và các vi khuẩn trong miệng làm phá hủy men răng. Ban đầu, sâu răng là một đốm trắng, tiến triển dần thành lỗ sâu màu nâu. Bà bầu bị sâu răng nếu không điều trị có thể dẫn đến áp-xe chân răng, nặng hơn là viêm mô tế bào ở mặt.

2.5. Mòn răng Ở nhiều phụ nữ mang thai bị nôn ói, men răng có thể bị ăn mòn do lượng axit từ dịch trong dạ dày tiết ra có thể phá hủy men răng, gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Để bảo vệ răng khỏi tác động này, nên đánh răng ngay sau khi nôn ói, đồng thời trước khi đánh răng nên súc miệng bằng dung dịch soda pha loãng và sử dụng kem đánh răng chứa fluor.

3. Chăm sóc răng miệng ở bà bầu Trước khi mang thai

Nếu trước khi mang thai đã bị các vấn đề răng miệng, thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai sẽ cao hơn nhiều. Do đó, phụ nữ cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai bằng cách luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt:

Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Nên dùng chỉ nha tơ để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm. Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải. Chảy máu chân răng Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa để bảo vệ răng miệng trước khi mang thai Trong thời kỳ mang thai

Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống. Do đó, cần lưu ý:

Có thể dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong vài tháng đầu. Thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, thai phụ nên cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo. Khi khám nha khoa: Cần báo cho bác sĩ biết phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc trị sâu răng hay bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi sinh

Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Canxi là thành phần chính giúp răng chắc khỏe. Khi nuôi con, một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú. Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé. Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc phải.

Phụ Nữ Mang Thai Nên Dùng Loại Sữa Nào

Với các giá trị dinh dưỡng hoàn hảo, sữa không chỉ cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành mà còn cần để tăng cường các chất dinh dưỡng do nhu cầu tăng cao khi mang thai, bổ sung cho bữa ăn hàng ngày và phòng ngừa các bệnh lý do thiếu dinh dưỡng khác.

Một số loại sữa thông dụng:

Sữa tươi: là loại sữa lấy trực tiếp từ bò, dê. Sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệc trùng bằng nấu sôi, tia cực tím, …) được đóng gói vào hộp, bịt, chai, … sữa tươi thuộc nhóm sữa béo.

Sữa bột: là loại sữa dạng bột được chứa trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống, pha sữa bột với nước ấm. cứ 8 lít sữa tươi là sẽ được 1kg sữa bột, một cân sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa. Trong sữa bột thường bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, can xi, DHA, chất xơ, …

Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy: Nếu được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và chất béo động vật.

Sữa đậu nành nấu thủ công: năng lượng cũng như thành phần dinh dưỡng khá thấp, không bằng sữa tươi.

Sữa đặc có đường là loại sữa để pha cà phê vì có hàm lượng dường quá cao, khi pha loãng để uống vào miệng thì thành phần dinh dưỡng còn lại khá thấp và không cân đối.

Sữa cao năng lượng: là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng độ đậm năng lượng (1ml sữa cung cấp 1 kcalo), dùng trong giai đoạn kém ăn.

Sữa chua: là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy, do thiếu men lactase.

Sữa non alpha lipid tốt nhất cho phụ nữ mang thai

Hiện nay có loại sữa non alphalipid xuất hiện trên thị trường việt nam rất tốt cho bà bầu giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa cảm cúm trong thời gian mang thai, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết hàng ngày, đặc biệt là canxi rất tốt cho bà mẹ trong thời gian mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ và sự hinh thành xương của thai nhi. Ngoài ra sữa non alphalipid sẽ củng cố hệ miễn dịch của bà mẹ bị tổn hại trong lúc sinh con, giúp hồi phục nhanh hơn, đồng thời nhanh chóng, giảm phần trọng lượng cơ thể tăng trong thời gian mang thai, giúp cho thai nhi phát triển nhanh, phòng chống bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ cũng như là sự phát triển trí não cho trẻ, giúp ngăn ngừa vàng da cho trẻ sau khi sinh. Tôi rất cảm ơn sữa non alphalipid đã cho tôi một đứa con khỏe mạnh, thông minh, phát triển nhanh hơn đứa trẻ uống sữa thường. Hiện nay gia đình tôi ai cũng dùng sữa non alphalipid để có cuộc sống khỏe mạnh và đặc biệt là chị em trong gia đình của tôi, những người ấy đang mang thai, vì tôi đã rút kinh nghiệm được cho bản thân, sữa non alphalipid rất cần thiết cho một thế hệ mai sau đối với gia đình tôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!