Bạn đang xem bài viết Đau Lưng Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Phải Biết được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đau lưng là một trong những điều than phiền nhiều nhất của phụ nữ mang thai. Vùng thường bị đau nhiều nhất là thắt lưng và khớp vùng chậu. Thông thường, đau lưng sẽ tăng lên từ tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài sau khi sinh. Có thể nói, triệu chứng đau lưng của các mẹ bầu không đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, nó cũng cần được chú ý và chăm sóc nhằm xua tan những cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.
1. Đau lưng trong thời gian mang thai là gì?
Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân.
Theo một thống kê cho thấy, 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn.
2. Khi mang thai, đau lưng bắt đầu và kết thúc khi nào?
Thật không may, đau lưng có thể bắt đầu khá sớm khi bạn mang thai. Một vài phụ nữ có thể đã thấy đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu đều bắt đầu đau lưng xung quanh tuần thứ 18, giai đoạn sớm của tam cá nguyệt thứ hai. Triệu chứng đau lưng có thể kéo dài hoặc đôi khi trở nên nặng hơn khi tam cá nguyệt thứ hai tiến triển. Đặc biệt, nó có thể trầm trọng hơn trong tam cá nguyệt thứ ba, cho đến khi bạn sinh con (thỉnh thoảng được thay thế bằng đau lưng sau sinh!).
3. Nguyên nhân của đau lưng khi mang thai là gì?
3.1. Tăng cân
Trong thời gian mang thai, cân nặng của mẹ bầu thường tăng từ 11 đến 15 kg. Cột sống cần phải hoạt động nhiều hơn để nâng đỡ sự tăng cân này. Điều này có thể gây đau lưng dưới. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi và tử cung cũng đặt nhiều áp lực lên mạch máu và thần kinh ở khung chậu và vùng lưng. Vì vậy, nó cũng có thể gây những cảm giác khó chịu ở vùng lưng, vùng chậu.
3.2. Thay đổi tư thế
Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn. Điều này dẫn đến trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức hoặc gây nên sự căng cơ.
3.3. Thay đổi hormone
Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể của bạn sẽ sản xuất một loại hormone có tên là relaxin. Relaxin là loại hormone cho phép các dây chằng vùng chậu trở nên thư giãn, các khớp vùng chậu trở nên lỏng lẻo để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Các dây chằng hỗ trợ cột sống cũng có thể trở nên lỏng lẻo, dẫn đến mất vững và đau cột sống.
3.4. Sự tách cơ
Cơ thẳng bụng là cơ ở vị trí giữa bụng, chạy dọc từ các sụn sườn, mỏm xương ức đến khớp mu. Khi tử cung lớn dần lên, cơ thẳng bụng có thể bị tách dọc theo đường giữa trung tâm cơ thể. Sự tách này có thể làm đau lưng trở nên tồi tệ hơn.
3.5. Căng thẳng
Tâm trạng căng thẳng có thể gây nên sự căng cơ vùng lưng, dẫn đến việc mẹ cảm thấy đau lưng hoặc co thắt cơ vùng lưng. Bạn cũng có thể thấy rằng triệu chứng đau lưng sẽ tăng lên trong thời kỳ căng thẳng của thai kỳ.
4. Đau lưng khi mang thai có giống như đau thần kinh tọa hay không?
Điều này cũng có thể. Nếu cơn đau có tính chất là đau nhói, đau như điện giật, bắt đầu từ vùng lưng hoặc vùng mông, sau đó lan xuống chân của bạn, thì đó có thể là đau thần kinh tọa. Lúc này, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị hợp lý.
5. Những cách đơn giản giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng
Thật may mắn là, trừ khi bạn bị đau lưng mãn tính trước khi mang thai, các cơn đau sẽ giảm dần trước khi bạn sinh con.
Có nhiều cách giúp mẹ bầu vượt qua triệu chứng đau lưng một cách dễ dàng.
5.1. Cải thiện tư thế. Cố gắng duy trì tư thế tốt
Do trọng tâm cơ thể thay đổi khi mang thai, tư thế của mẹ bầu thường ngả về phía sau. Điều này gây căng cơ vùng thắt lưng. Vì vậy, hãy nhớ những nguyên tắc sau để có một tư thế tốt:
Đứng thẳng.
Mở rộng lồng ngực.
Giữ hai vai thẳng hàng, kéo về phía sau, thư giãn.
Khi đứng, hai chân mở rộng bằng vai, tạo cảm giác thoải mái, giữ thăng bằng tốt. Không nên đứng lâu một chỗ.
Khi ngồi, nên lựa chọn ghế có tựa để hỗ trợ lưng của bạn, hoặc đặt một chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Dùng dụng cụ để chân giúp nâng cao bàn chân bạn một chút. Đặt đầu gối ngang bằng với phần đặt mông. Không nên vắt chéo chân hoặc ngồi với một hoặc hai chân co vào người. Bạn cũng không nên ngồi lâu một chỗ. Cứ khoảng 1 giờ bạn nên đứng dậy đi lại, vừa thư giãn cơ, vừa giúp máu lưu thông tốt.
Khi ngủ, nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai đầu gối có thể làm giảm căng thẳng cho vùng lưng của bạn.
5.2. Tập thể dục
Việc tập thể dục thường xuyên làm mạnh cơ và gia tăng sự linh hoạt cho cơ thể. Điều này có thể làm giảm bớt sự căng thẳng lên cột sống. Những bài tập an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai là đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu của bạn có thể khuyến cáo những bài tập để làm mạnh cơ lưng và cơ bụng của bạn.
5.3. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng lưng có thể có ích. Nếu bác sĩ đồng ý, hãy bắt đầu chườm lạnh lên vùng đau trong vòng 20 phút. Thực hiện vài lần trong ngày. Lưu ý, không chườm đá lạnh trực tiếp lên da. Hãy dùng túi chuyên dụng hoặc một chiếc khăn ẩm để bọc đá lại. Sau vài ngày, bạn hãy đổi sang chườm nóng. Sử dụng miếng nhiệt hoặc chai nước ấm chườm lên da. Cẩn thận không áp nhiệt vào bụng của bạn trong khi mang thai.
5.4. Theo dõi quá trình tăng cân của bạn
Hãy luôn theo dõi cân nặng của mình trong suốt thai kỳ. Tăng cân quá nhiều, quá nhanh có thể làm tăng gánh nặng cho vùng lưng của bạn.
5.5. Tránh nâng vật nặng
Nếu bạn phải nâng vật nặng, hãy thực hiện điều đó một cách từ từ. Cần có một tư thế tốt khi nâng vật nặng: mở rộng hai chân, uốn cong đầu gối chứ không phải vùng thắt lưng; ngồi xuống và nâng bằng tay và chân, không phải nâng bằng lưng của bạn. Tốt hơn nữa, hãy yêu cầu người khác giúp đỡ.
5.6. Mang giày phù hợp
Các chuyên gia khuyến cáo nên mang giày đế thấp, có hỗ trợ cung bàn chân, đem lại cảm giác thoải mái, thăng bằng tốt khi đi lại. Bạn cũng có thể cân nhắc một số loại giày chuyên dụng được thiết kế để hỗ trợ cho cơ.
5.7. Tránh các tư thế với cao
Không nên với tay tới những đồ vật hay kệ hàng trên cao, quá tầm.
5.8. Luôn nghĩ về những điều vui vẻ
Sự bình tĩnh, thư giãn sẽ giúp vùng lưng của bạn thư giãn. Bạn cũng có thể thử tập yoga trước sinh. Nó giúp bạn thư giãn cả tâm trí và cả vùng lưng của mình.
5.9. Massage
Mẹ bầu có thể massage giúp thư giãn đầu óc cũng như thư giãn cơ. Hãy đảm bảo việc massage được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu, người biết bạn mang thai và được đào tạo về lĩnh vực này.
5.10. Tư vấn
5.11. Thuốc
Mẹ bầu vẫn có thể dùng một số thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc một số thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng những thuốc này.
5.12. Châm cứu
Châm cứu là một hình thức y học bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong đó, một chiếc kim mảnh được đưa vào da của bạn tại một số vị trí nhất định. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, châm cứu có thể hiệu quả trong việc giảm đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, hãy đảm bảo được sự đồng ý của bác sĩ nếu bạn muốn thử phương pháp này.
6. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đau lưng thường không phải là một lý do để gọi cho bác sĩ của bạn. Nhưng bạn nên gọi cho bác sĩ ngay nếu trải qua bất cứ triệu chứng nào sau đây:
Đau lưng trầm trọng.
Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc cơn đau bắt đầu đột ngột.
Đau thắt từng cơn.
Khó khăn trong việc đi tiểu hoặc cảm giác châm chích, như kiến bò ở chân.
Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
(02/06/2018)
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là chúng tôi và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ. Do triệu chứng khởi phát của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai không rõ ràng nên nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn với những thay đổi của người mang thai thời kỳ đầu.
Một số triệu chứng có thể kể đến như:
Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Đau xương chậu, đau lưng và bụng
Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén
Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi
Phòng ngừa cho mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu như thế nào?
Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Phương pháp tốt nhất dành cho mẹ bầu để phát hiện cũng như phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu, đó chính là mẹ bầu cần phải thường xuyên kiểm tra nước tiểu của mình mỗi khi đi khám thai. Ngay ở lần khám thai đầu tiên của thai kỳ, mẹ hãy yêu cầu các bác sĩ làm xét nghiệm về nước tiểu để có thể xác định được cơ thể của mình có bị nhiễm khuẩn về tiết niệu hay không.
Cùng với đó, mẹ bầu hãy sử dụng thêm các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và cũng như các loại rau củ có tác dụng lợi tiểu. Nếu khi có cơn buồn tiểu, mẹ hãy đi ngay, không nên nhịn vì nếu để lâu sẽ khiến cho mẹ có những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây ra những nguy hiểm cho thận, bàng quang,…
Đồng thời, mẹ bầu cũng phải chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng như các cơ quan tiết niệu thường xuyên hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Còn đối với thể viêm thận, bể thận, mẹ bầu cần phải nhập viện để thực hiện những điều trị theo các phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo những đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng một cách quá đà hay sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi..
Cùng với đó, mẹ hãy có cho mình những sự chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai,.. Nếu như nhận thấy có nguy cơ sảy thai, hãy bàn bạc với bác sĩ để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
Tổng hợp: Dương Hoàng
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Đau Lưng Khi Mang Thai Dấu Hiệu Và Những Triệu Chứng Gặp Phải
Đau lưng khi mang thai là hiện tượng thường xuyên diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Lúc này thai nhi lớn chèn ép vào dây thân kinh dẫn đến tình mẹ bầu bị đau lưng, di chuyển khó khăn.
1. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu đau lưng khi mang thai
Bà bầu bị đau lưng do thay đổi hormone: Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một lượng hormone relaxin sẽ giúp khung chậu của mẹ bầu giãn nở to ra để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công. Khung chậu giãn nở sẽ làm giảm đi đáng kể sự liên kết của các khớp xương, làm thiếu đi sự liên kết chặt chẽ, từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái khi mang thai.
Có bầu bị đau lưng do căng thẳng, quá mức: Trong 3 tháng đầu bầu bí khiến cho các cơ quan trong cơ thể không có cơ hội được thư giãn, hồi phục mà luôn ở trong tình trạng căng cứng, lâu dần các cơ sẽ mệt và lại càng căng hơn, gây đau lưng.
Đau thắt lưng khi mang thai vì các cơ vùng bụng dần yếu đi: Các cơ vùng bụng có vai trò chủ đạo, chịu sức ép từ phía cơ thể khi các mẹ đang nằm sấp và co giãn linh hoạt nếu như các mẹ đi gập người lại.
Dau lung o ba bau do tăng cân: Sự phát triển của con yêu và cân nặng của mẹ bầu ngày càng tăng sẽ khiến cho cột sống cũng như khung xương chậu phải gánh một sức nặng lớn, từ đó khiến
Làm sao để giảm đau lưng khi mang thai?
Giữ tư thế đúng chuẩn
Khi bụng của thai phụ lớn dần lên cùng với sự phát triển của em bé, trọng tâm cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, người mẹ có xu hướng ngã người về phía sau để giữ thăng bằng.
Nằm nghiêng khi ngủ
Thai phụ không nên nằm ngửa khi ngủ để tránh gây thêm áp lực cho vùng thắt lưng. Nằm nghiêng không chỉ giúp giảm bớt các cơn đau lưng khi mang thai mà còn tốt cho tuần hoàn máu. Lời khuyên cho bạn là nằm nghiêng sang trái, co một hoặc cả hai đầu gối. Có thể sử dụng tấm đệm thiết kế dành riêng cho bà bầu hoặc tham khảo các hướng dẫn kê gối ở chân, bụng và lưng để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ.
Luyện tập thể chất phù hợp mỗi ngày
Tập thể dục làm giảm đau thắt lưng khi mang thai: Luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe mẹ bầu như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội,… cũng nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn, hệ xương khớp có được sự dẻo dai, hỗ trợ mẹ bầu nhằm giúp quá trình sinh nở diễn ra được dễ dàng hơn.
Cân nhắc các liệu pháp bổ sung
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng châm cứu hoặc nắn khớp xương có thể làm giảm đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, cần phải có sự đồng ý và tư vấn kỹ càng của bác sĩ nếu mẹ bầu đang dự định tiến hành các phương pháp trị liệu trên.
Trong trường hợp thai phụ bị đau lưng dữ dội khi mang thai hoặc đau lưng kéo dài hơn hai tuần, nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và theo dõi tình trạng thai kỳ. Các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc thích hợp và an toàn cho thai nhi hoặc tiến hành các phương pháp điều trị khác.
Chườm nóng/lạnh hoặc massage
Vậy nên, nếu mẹ bầu đã bị đau lưng kèm theo những triệu chứng như ở trên thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị một cách phù hợp nhất
Đôi khi đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ còn là dấu hiệu của sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn bị đau lưng khi mang thai kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Mang Thai Ở Nhật Và Những Điều Cần Biết
Hiện nay số người Việt có ý định lập gia đình và định cư lâu dài tại Nhật ngày càng tăng, cùng với đó, số lượng phụ nữ sang Nhật cùng chồng để sinh sống cũng rất lớn. Vì thế việc có thai, sinh con ở Nhật là điều khó tránh khỏi. Vậy bạn đã biết về các thủ tục cần làm nếu mang thai, chi phí sinh con hay các chương trình hỗ trợ người nước ngoài nuôi con của Nhật chưa?
Xác minh chính xác việc mang thai
Đầu tiên phải xác nhận việc có thật mình đang mang thai không bằng cách đơn giản nhất là dùng que thử thai. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi.
Một số loại que thử thai của Nhật
Ảnh: girlschannel.net
Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu, để xác định, bạn phải đến kiểm tra tại khoa phụ sản của bệnh viện.Trước khi tới khám bạn có thể hẹn lịch trước để đỡ phải chờ đợi. Tại đó, sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm xác nhận việc có thai, bạn sẽ được bác sỹ cấp cho giấy chứng nhận mang thai (妊娠届出書)
Trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng nhận, bạn phải mang nộp cho Cơ quan hành chính nơi bạn sinh sống để trình báo về việc mang thai. Tại đây, bạn sẽ nhận được “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé” (母子健康手帳) và “Sách sức khỏe mẹ và bé”(母と子の健康ブック)
Trong Sách sức khỏe mẹ và bé (母と子の健康ブック) gồm có:
Phiếu khám sức khỏe trong thời kì thai sản (受診
票)
: ghi các lịch khám định kì cho mẹ
Phiếu báo sinh(出生通知
票)
: là phiếu cần nộp cho trung tâm chăm sóc sức khỏe tại địa phương khi trẻ đã được khi ra. Khi nộp phiếu này, trung tâm đến tận nhà để thăm hỏi trẻ mới sinh, hướng dẫn cụ thể các xét nghiệm, thăm khám cần thiết cho trẻ trong thời kì bú mẹ, hoặc hướng dẫn về lịch tiêm chủng…
Giấy hướng dẫn về các lớp học dành cho các bà bầu(母親学級)…
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé (母子健康手帳) là một cuốn sổ tay ghi chép về tình trạng sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai, những điều cần lưu ý khi mang thai, chế độ ăn phù hợp cho thai phụ, sản phụ, tình trạng sinh đẻ của mẹ, tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ, lịch tiêm chủng từ khi sinh ra đến khi 6 tuổi, những cách hay trong nuôi dạy con… Cuốn sổ được cấp miễn phí cho mỗi bà mẹ khi mang giấy chứng nhận mang thai tới Cơ quan hành chính của mỗi địa phương. Ngoài ra, cuốn sổ tay còn được dịch ra 9 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt, tuy nhiên tùy từng địa phương mà có thể mất phí. Tìm hiểu thêm về cuốn sổ tại: https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/kodomo/kodomo_kosodate/boshi-hoken/kenkou-04.html ( Trang của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật bản)
Quá trình mang thai
Trong cả quá trình mang thai bạn sẽ phải đi khám tổng cộng khoảng 14 lần:
Từ khi phát hiện có thai đến tuần thứ 23: khám 4 tuần 1 lần (tổng 4 lần)
Tuần thứ 24 đến tuần 35: 2 tuần 1 lần (tổng 6 lần)
Tuần thứ 36 đến tuần 40: mỗi tuần 1 lần ( tổng 4 lần)
Mỗi lần đi khám thai nhớ mang theo Sổ tay sức khỏe mẹ và bé để bác sĩ tiện theo dõi và thăm khám.
Trang tìm kiếm các bệnh viện có khoa phụ sản ở Tokyo: https://www.himawari.metro.tokyo.jp/qq13/qqport/tomintop/
Chi phí cho một lần sinh (ước tính)
Chi phí khám định kì: khoảng 10 man yên (~20 triệu)
Chi phí để mua quần áo cho sản phụ: 5 man yên(~10 triệu)
Chi phí để mua các đồ chuẩn bị cho cuộc đẻ (tã lót hay quần áo cho trẻ): khoảng 10 man (~20 triệu)
Chi phí khi nhập viện sinh con (để theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ sau khi sinh cần nhập viện kiểm tra. Với trường hợp sinh con so thì cần ở lại viện khoảng 5 ngày sau sinh): khoảng 30-70man (~60-140 triệu)
Tổng các chi phí lại là hết hoảng 55-95 man(~110-190 triệu đồng)
Trong trường hợp quá khó khăn để chi trả, hãy liên hệ với Cơ quan hành chính tại địa phương vì cũng có thể bạn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí sinh con.
Các thủ tục cần làm sau sinh
Có 2 trường hợp xảy ra:
Nếu sau sinh bạn vẫn muốn sống tại Nhật (thời gian hơn 60 ngày) thì trong vòng 14 ngày sau sinh phải đi làm giấy khai sinh cho trẻ tại Cơ quan hành chính nơi bạn sinh sống. Khi đi cần mang theo:
Giấy chứng sinh (出生証明書) do bác sỹ cấp
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
Con dấu của người nộp đơn
Trường hợp đã kết hôn rồi sinh con thì cả cha hoặc mẹ của trẻ đi làm đều được, còn nếu là bà mẹ đơn thân thì người mẹ sẽ đi làm.
Giấy chứng sinh, giấy khai sinh(出生届) của trẻ
Hộ chiếu, thẻ lưu trú của bố mẹ.
Ngoài ra cũng phải tới Đại sứ quán của nước mình để trình báo.
Trường hợp 2, nếu trong vòng 60 ngày sau sinh bạn có ý định rời Nhật thì không phải làm các thủ tục như trên.
Các chương trình hỗ trợ việc nuôi con cho người nước ngoài
Hướng dẫn nuôi trẻ mới sinh bằng việc tới thăm hỏi tận nhà
Cho tới khi trẻ được 4 tháng tuổi sẽ có chuyên viên tư vấn sức khỏe và nữ hộ sinh tới tận nhà bạn để hướng dẫn cách nuôi con như: cách tắm cho trẻ, cách cho bú, tư vấn về chế độ ăn và vận động hợp lý cho bà mẹ…
Hỗ trợ chi phí y tế
Tiêm chủng
Trẻ sẽ được tiêm phòng miễn phí các vacxin phòng các bệnh như bại liệt, sởi, Rubella, viêm não Nhật bản…
Thăm khám sức khỏe định kì
Vào một thời gian nhất định tại địa phương, sẽ tổ chức thăm khám sức khỏe, dinh dưỡng, về cách nuôi dạy trẻ miễn phí.
https://www.tokyo-icc.jp/guide/child/01.html?fbclid=IwAR1u3cTeSg4onJGtOKYd7u2ndO7CIzuWfk0dWB06RpOF1uUti5F3qIVLGbQ
Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Lưng Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Phải Biết trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!