Xu Hướng 3/2023 # Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối: Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa # Top 11 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối: Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối: Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đau lưng khi mang thai tháng cuối là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu. Đây là tình trạng phổ biến tuy nhiên cũng có thể là cảnh báo nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. 

Đau lưng khi mang thai tháng cuối là do đâu?

Tình trạng đau lưng ở tháng cuối của thai kỳ xuất hiện là do sự phát triển của thai nhi tác động trực tiếp đến vùng xương chậu và cột sống. Đau lưng khi mang thai tháng cuối thường gây ra chứng đau nhức kéo dài kèm theo khớp ở lưng bị đơ cứng và căng cơ.

Đôi khi cơn đau lưng có xu hướng lan rộng xuống vùng chân và vùng mông. Trong một số thống kê cũng cho thấy có khoảng 50 – 70% phụ nữ mang thai bị đau lưng trong suốt thời kỳ mang thai và tình trạng này trở nên nặng nề hơn ở tháng cuối thai kỳ.

Kết quả từ các nghiên cứu nhận thấy chứng đau lưng khi mang thai cũng có thể khởi phát từ những tháng đầu và giữa thai kỳ nhưng sẽ cảm giác đau trầm trọng hơn vào tháng cuối đến lúc sinh con.

Nguyên nhân chứng đau lưng khi mang thai tháng cuối

Hiện tượng đau lưng ở mẹ bầu ở tháng cuối thai kỳ khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở từng giai đoạn cơn đau cũng sẽ biểu hiện khác nhau. Tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Cơ thể thay đổi nội tiết tố

Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ tiết ra hormone relaxin, nội tiết tố này có khả năng làm giãn nở vùng xương chậu để phục vụ cho việc sinh sản diễn ra thuận lợi. Lúc này các dây chằng và cơ ở cơ quan này sẽ không đủ mạnh cho quá trình giãn nở, từ đó gây đau dây chằng và căng cơ.

Đồng thời, khi khung xương chậu giãn nở cũng sẽ làm giảm liên kết giữa các khớp, lúc này các khớp xương trở nên lỏng lẻo và khởi phát cơn đau lưng. Mức độ đau nhức sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn vào tháng cuối của thai kỳ.

Tăng cân 

Trong thời kỳ mang thai, việc tăng cân là điều mà các bà mẹ phải đối mặt. Vào những tháng cuối của thai kỳ, lúc này thai nhi dần phát triển hoàn thiện về cân nặng và kích thước, đồng nghĩa với việc các khung xương trên cơ thể người mẹ, nhất là xương vùng lưng sẽ chịu áp lực trọng lượng của thai nhi và chống đỡ cơ thể. Từ đó dẫn đến khởi phát chứng đau lưng.

Thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, thai nhi và tử cung sẽ lớn dần khiến cột sống lưng bị thay đổi có xu hướng cong về phía trước, lúc này trọng tâm cơ thể cũng sẽ thay đổi. Do đó, bà bầu thường hay ngả lưng về phía sau giúp giữ được thăng bằng cơ thể trong hoạt động, di chuyển.

Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ đau nhức lưng, đặc biệt vào tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi và tử cung phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, thói quen ngồi bệnh, hai tay chống phía sau, đồng thời cố định gót chân ở bà bầu sẽ khiến lưng chịu áp lực lớn. Hơn nữa, một số mẹ bầu hay chống hai tay vào lưng lúc ngồi xuống, di chuyển hay đứng lên cũng sẽ khiến khung xương lưng bị tổn thương và gây đau nhức.

Cơ bụng bị suy yếu

Các nhóm cơ ở vùng bụng có chức năng chịu đựng sức ép khi bạn co giãn gập người hoặc nằm sấp. Tuy nhiên, khi mang thai các cơ bụng này có xu hướng yếu đi và co giãn mạnh do sự phát triển của thai nhi ở tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ khiến cơ lưng bị tác động, chèn ép và đau đớn.

Vị trí của thai nhi

Ở những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi dần phát triển hoàn thiện nên cơn đau lưng sẽ trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, vị trí của thai nhi khi ở trong bụng mẹ, phần lưng sẽ ngược lại với mẹ, điều này có thể gây sức ép lớn lên vùng lưng và gây đau nhức lưng ở mẹ bầu.

Động thai

Khi nhận thấy các dấu hiệu đau thắt lưng, đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo, âm đạo tiết dịch bất thường có thể là biểu hiện khi bị động thai. Do đó, khi bị đau lưng và đi kèm với các triệu chứng trên thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Đau lưng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ bầu ở tháng cuối của thai kỳ bị đau lưng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe cần được thăm khám và xử lý kịp thời. Do đó, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện sau:

Tình trạng đau lưng kèm theo biểu hiện xuất huyết âm đạo, bụng dưới bị đau tức vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mẹ bầu bị đau lưng kèm theo chứng đau buốt, đau rát khi đi tiểu, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu.

Cơn đau vùng lưng trở nên dữ dội, kéo dài và có xu hướng lan sang các khu vực khác như đùi, mông và hông.

Biện pháp xử lý chứng đau lưng khi mang thai tháng cuối

Để cải thiện triệu chứng đau lưng, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau

Trường hợp mẹ bầu bị đau lưng ở tháng cuối của thai kỳ có thể tham vấn y khoa sử dụng các loại thuốc giảm đau theo đường uống hoặc miếng dán giúp cải thiện cơn đau.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi, tuân thủ chỉ định của của bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế. Việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Tận dụng các thảo dược tự nhiên

Lá ớt chữa đau lưng: Lá ớt là một trong các vị thuốc dân gian thường được sử dụng trong chữa trị các bệnh đau xương khớp hiệu quả. Để chữa đau lưng cho mẹ bầu, bạn tiến hành sao nóng lá ớt và cho thêm một ít rượu trắng vào và tiếp tục sao.

Đến khi lá vàng thì tắt bếp rồi cho lá ớt đã sao vào túi vải và chườm trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức. Áp dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện chứng đau nhức, khó chịu ở bà bầu.

Rượu gừng chữa đau lưng: Gừng là dược liệu thường có mặt trong các bài thuốc chữa những bệnh lý thường gặp, với tính ấm vị thuốc này có tác dụng trong cải thiện các chứng đau nhức lưng hiệu quả. Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị vài củ gừng mang đi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.

Sau đó cho vào bình và ngâm với rượu trắng theo tỉ lệ 3 phần rượu: 2 phần gừng. Đậy kín nắp bình và bảo quản nơi thoáng mát. Đến ngày thứ 3 thì có thể sử dụng. Mỗi lần dùng bạn lấy một ít rượu gừng thoa lên vùng lưng bị đau và kết hợp với massage nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện chứng đau lưng.

Các mẹo chữa dân gian chỉ tác tác dụng giúp cải thiện tình trạng đau lưng tạm thời, không thể thay thế phương pháp điều trị chính. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, khi nhận thấy dấu hiệu đau lưng với mức độ nặng. Lúc này bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị hợp lý.

Dùng các sản phẩm hỗ trợ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ giúp làm giảm chứng đau lưng ở mẹ bầu, do đó bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Mẹ bầu có thể chọn các loại ghế, hay gối nằm dành riêng cho bà bầu hoặc đơn giản hơn bạn có thể lót một chiếc gối nhỏ ở sau lưng khi ngồi sẽ giảm cảm giác đau nhức, tạo sự êm ái, thoải mái. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng đai đỡ bụng vào tháng cuối thai kỳ nếu bụng quá lớn.

Cải thiện tư thế

Việc thay đổi tư thế trong thời kỳ mang thai cũng sẽ dẫn đến đau nhức lưng, đặc biệt là tháng cuối của thai kỳ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu cần lưu ý thay đổi tư tế như sau:

Đứng thẳng người

Thả lỏng hai vai xuống tự nhiên

Tránh khom lưng, ưỡn ngực

Thả lỏng hai đầu gối

Ngoài ra, mẹ bầu nên dang rộng hai chân khi đứng bởi tư thế này sẽ tạo sự thăng bằng của cơ thể, khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Nếu ngồi làm việc, mẹ bầu có thể dùng một chiếc ghế nhỏ để kê chân. Bên cạnh đó, trong tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.

Xoa bóp, massage cơ thể

Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng hay massage ở sau lưng có thể cải thiện triệu chứng đau nhức giúp mẹ bầu thấy thư giãn và dễ chịu hơn. Biện pháp này thường mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho những mẹ bầu, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, việc massage, xoa bóp thường xuyên còn giúp giảm phù nề và lưu thông máu tốt hơn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể thực hiện bấm huyệt giúp cải thiện chứng đau lưng. Phương pháp này có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu làm ấm cơ thể và cải thiện tình trạng đau nhức.

Duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày

Việc luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ nâng cao thể trạng mà còn làm giảm chứng đau lưng hiệu quả. Bên cạnh đó, biện pháp này còn tác động đến cột sống lưng giúp chắc khỏe, dẻo dai và lưu thông máu tốt hơn. Theo các chuyên gia ghi nhận, mẹ bầu nên lựa chọn một số môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hay các các bài tập vật lý trị liệu.

Tư thế yoga nghiêng lườn:

Bước 1: Bạn ngồi xếp chân trên sàn nhà, đồng thời giữ lưng thẳng, đặt hai ta lên đầu gối hoặc để cạnh người.

Bước 2: Lúc này đưa tay phải cao qua đầu kết hợp nghiêng lườn qua bên trái, lúc này khuỷu tay trái chống trên mặt sàn sao cho vuông góc.

Bước 3: Giữ yên tư thế trong vòng 1 phút sau đó trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện động tác tương tự với bên còn lại. Mỗi lần tập mẹ bầu thực hiện từ 10 – 15 lần.

Tư thế yoga con bướm:

Bước 1: Ngồi trên sàn nhà, chú ý giữ thẳng lưng, tiếp đó đưa 2 chân khoanh ra phía trước để 2 lòng bàn chân chạm vào nhau, đồng thời 2 tay đặt lên đầu gối.

Bước 2: Ép đầu gối xuống sàn nhà đến mức thấp nhất có thể. Giữ yên tư thế khoảng 5 nhịp thở, sau đó trở về tư thế ban đầu.

Bước 3: Thực hiện động tác từ 10 – 15 lần sẽ giúp kiểm soát cơn đau lưng hiệu quả.

Đau lưng khi mang thai tháng cuối cần lưu ý gì?

Phụ nữ khi mang thai được xem là thời điểm nhạy cảm nhất, cần lưu ý nhiều vấn đề nhằm hạn chế phát sinh rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ cũng như của thai nhi. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp cải thiện mẹ bầu cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

Mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những đôi giày có đế thấp, không trơn trượt, ôm cả bàn chân đảm bảo an toàn trong khi di chuyển. Việc đi giày cao gót trong thời gian mang thai có thể dễ té ngã, đau nhức xương khớp.

Mẹ bầu tránh mang vác hay vận động mạnh, nhất là vào tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó cũng tránh gập người, cúi người vì có thể làm giãn dây chằng và dây thần kinh gây đau lưng.

Chú ý giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức ổn định, trường hợp bị nhiễm lạnh do thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến xương khớp co lại, độ đàn hồi bị giảm đi, từ đó ngăn quá trình lưu thông máu gây xuất hiện cơn đau nhức lưng.

Mẹ bầu nên lựa chọn các trang phục vừa người, có chất liệu thấm hút tốt, co giãn thoải mái. Tránh mặc quần bó sát hoặc quá rộng có thể gây vướng và dễ té ngã.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi, magie có trong các loại rau củ, trái cây tươi, sữa dành cho bà bầu, trứng, cá hồi,…

Tình trạng đau dạ dày ở bà bầu tháng cuối thường gặp ở phụ nữ mang thai và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm và cần được khám và xử lý kịp thời, tránh phát sinh rủi ro. Do đó, khi nhận thấy biểu hiện đau thắt lưng kèm theo các biểu hiện như xuất huyết, đau bụng dữ dội. Lúc này mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Đau Lưng Khi Mang Thai: Tuần Đầu, Tháng 2, 3, 4, 6, 7 Và Tháng Cuối

Đau lưng khi mang thai tuần đầu, tháng đầu, tháng thứ 2, 3, 4 tháng thứ 7 và tháng cuối cùng là mối lo của hầu hết các mẹ bầu. Bởi đây đều là những giai đoạn quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Để có quá trình dưỡng thai khỏe mạnh, người mẹ nên nắm vững những thông tin sau.

Cột sống thắt lưng bị đau nhức, ê buốt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của các bà bầu. Trong giai đoạn này, các cơ xương trở nên mềm hơn, dễ thấm nước và tập thích ứng dần với sự thay đổi của bầu thai.

Điều này dẫn đến những cơn đau lưng dai dẳng dọc cột sống lưng và vùng khung xương chậu. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài từ lúc mới mang thai cho đến tháng thứ 6 sau khi sinh.

Bệnh không gây nguy hiểm nếu bà bầu biết cách lựa chọn tư thế hoạt động, dáng đứng, nằm, ngồi thoải mái kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đĩa đệm, xương khớp hay các yếu tố khác, thì người mẹ nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị chính xác nhất.

Theo nhiều bác sĩ khoa sản, đau lưng khi mang thai tuần đầu tiên có thể là dấu hiệu nhận biết của việc có thai sớm. Lúc này, người mẹ sẽ cảm thấy đau mỏi các đốt sống dọc thắt lưng, kèm theo các triệu chứng ợ chua, đau tức vùng ngực, chóng mặt,…

Trong giai đoạn này, những cơn đau không quá dữ dội mà thường xuất hiện khi bà bầu thay đổi tư thế đột ngột.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hóc môn là relaxin, là tác nhân gây ra sự giãn nở dây chằng, khiến các khớp xương lỏng lẻo, tạo ra những cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng.

Để giảm thiểu tình trạng này, bà bầu nên di chuyển nhẹ nhàng, không đi giày cao gót, không dùng gối cứng để nâng bụng khi nằm,…

Tháng đầu tiên khi mang thai, người phụ nữ vừa chịu đựng quá trình thay đổi về cơ thể vừa trải qua những cảm xúc tâm lý khi làm mẹ. Cả hai yếu tố này dẫn đến sự hình thành những cơn đau mỏi dọc thắt lưng và lan xuống vùng xương chậu.

Người mẹ có thể giải quyết tình trạng này bằng cách luyện tập yoga, xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng những bài thuốc giảm đau dân gian. Rất nhiều bà bầu sử dụng ngải cứu để chườm ấm hoặc mát xa bằng rượu gừng lên vùng lưng bị đau.

Tháng thứ hai khi mang thai vẫn nằm trong giai đoạn 3 tháng đầu, nên nhiều bà bầu vẫn chưa thích nghi kịp với thai nhi trong bụng. Giai đoạn này, ngoài cơn đau ở vùng lưng người mẹ có thể bị đau xương chậu sau, vùng mông, hoặc hai bắp đùi sau. Một vài hoạt động thường ngày như đứng lên, ngồi xuống, leo cầu thang, trở mình khi ngủ,… đều có khả năng gây ra đau.

Tuy nhiên, tác nhân chính yếu vẫn là do sự điều tiết hóc môn trong cơ thể mẹ để tạo điều kiện cho thai nhi thuận lợi trao đổi chất hơn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên bà bầu không cần quá lo lắng, chú ý giữ tâm thế thoải mái để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ở tháng thứ 7, thai nhi đã phát triển vượt bậc, khiến cơ thể người mẹ trở nên nặng nề hơn. Bụng càng lớn sẽ càng chèn ép các cơ quan nội tạng, tạo áp lực lên cơ xương khớp, dẫn đến tình trạng lưng đau nhức, mỏi gối. Lúc này, người mẹ nên dùng tay đỡ phần lưng khi di chuyển, tập thói quen đi đứng thẳng lưng, mặc trang phục rộng rãi để thỏa mái hoạt động hơn.

Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu bị cảm lạnh, gây ảnh hưởng đến thận, có thể khiến triệu chứng đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bà bầu nên chú ý giữ ấm bàn chân và thắt lưng khi trời lạnh.

Mang thai tháng cuối cùng là giai đoạn người mẹ trải qua nhiều biến đổi lớn, đồng thời cũng là tháng vất vả nhất của thai kỳ. Không những phải chấp nhận một thân hình quá cỡ mà mẹ bầu còn phải chịu đựng những cơn đau dữ dội.

Để chuẩn bị cho thời kỳ sinh nở, các dây chằng sẽ giãn ra, cơ xương khớp bị nới rộng, tử cung lớn dần, tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu khiến trọng tâm cơ thể thai phụ dồn về phía trước, tăng độ cong của lưng, từ đó gây kích ứng làm lưng trở nên đau nhức hơn và hạn chế khả năng bị đau lưng sau sinh ở phụ nữ.

Tháng cuối cùng của thai kỳ tương đối quan trọng vì lúc này thai nhi đã thành hình, đạt đến một mức cân nặng nhất định. Do đó, các bà mẹ phải thật cẩn thận khi di chuyển, tránh đi đứng sai tư thế, hạn chế nâng nhấc đồ vật nặng,… Đau khi mang thai tháng cuối này cũng có thể là một dấu hiệu sắp sinh, nên mẹ bầu hãy chú ý theo dõi, chuẩn bị kỹ trước khi đón bé chào đời.

Latest posts by Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng ( see all)

Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu, Tháng 4 5 6 7 8 Tháng Cuối

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Triệu chứng đau lưng khi mang thai

Tùy thuộc vào từng giai đoạn và quá trình mang thai mà bà bầu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

Đau lưng khi mang thai tuần đầu

Những cơn đau lưng thỉnh thoảng xuất hiện với cường độ không quá dữ dội tập trung chủ yếu ở vùng lưng dưới. Đôi khi lưng trên của bà bầu cũng bị đau nhưng ở mức độ nhẹ.

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu, các cơn đau đớn sẽ xuất hiện dày đặc hơn so với khi mang thai tuần đầu. Những cơn đau nhức âm ỉ quanh vùng xương chậu, ngang thắt lưng. Tuy nhiên những cơn đau xảy ra với cường độ nhẹ, thường ê ẩm kèm theo nhức mỏi. Đặc biệt mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ ràng các triệu chứng này vào tuần thứ 18-24 của thai kỳ.

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 4

Đây là tháng đầu của chu kỳ giữa thai kỳ, những cơn đau lưng có thể xuất hiện dày đặc hơn so với khi mang thai 3 tháng đầu. Những cơn đau thắt lưng có khả năng xuất hiện với cường độ lớn hơn.

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 5, 6, 7, 8

Ở giai đoạn giữa thai kỳ và càng về những tháng cuối thai kỳ, cơn đau sẽ dần tăng mức độ và tần suất xuất hiện nhiều hơn. Xu hướng cơn đau cũng chuyển dịch sâu xuống vùng thắt lưng hông sát với xương chậu.

Đau lưng khi mang thai tháng cuối

Thai nhi đạt mức độ to lớn nhất vào tháng cuối của thai kỳ. Trọng lượng của thai sẽ tác động lớn đối với không chỉ vùng lưng mà có khi còn đau ê ẩm khắp mình mẩy. Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho việc ra đời của em bé, chính vì thế bà bầu cần kiêng vận động mạnh.

Những cơn đau lưng thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là khi bà bầu hoạt động. Các cơn đau dữ dội có nguy cơ xuất hiện ở vùng thắt lưng là rất lớn và lặp lại nhiều lần. Trong khoảng thời gian nhạy cảm này, bà bầu sẽ cần nghỉ ngơi thường xuyên nhưng cũng cần xen kẽ những vận động nhẹ nhàng tránh nằm im một chỗ.

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai, điển hình là do:

Trọng lượng cơ thể thay đổi

Mất kiểm soát cân nặng là tình trạng rất nhiều bà bầu gặp phải khi mang thai. Bởi xương khớp chưa kịp thích nghi với sự thay đổi bất ngờ của trọng lượng cơ thể. Các áp lực tới cùng xương cột sống thắt lưng sẽ tăng lên đáng kể và thường dẫn tới đau lưng.

Cơ chế tiết hormone

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra nhiều chất hormone relaxin. Đây là cơ chế mặc định của cơ thể người phụ nữ khi mang thai. Loại hormone này sẽ giúp cho vùng khung chậu giãn nở tốt hơn để đỡ thai nhi và chuẩn bị cho sự sinh nở. Nhưng chính sự giãn nỡ này cũng khiến cho việc liên kết tới xương khớp lỏng lẻo hơn và thường gây ra đau lưng.

Tư thế đi đứng thay đổi

Thông thường trong quá trình mang thai, bà bầu thường phải thay đổi dáng đi đứng để thích nghi với sự phát triển của bào thai. Cột sống cũng bị tác động và có xu hướng cong về phía trước. Vì thế nên bà bầu khi đi đứng sẽ thường phải ngả người về phía sau để có thể giữ được thăng bằng nên vùng thắt lưng bị đau và nhức mỏi.

Stress, mệt mỏi

Với quá nhiều sự thay đổi về mặt sinh học trong cơ thể khi mang thai, bà bầu rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể mệt mỏi. Nếu như không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bà bầu rất dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực. Điều này không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi mà còn thúc đẩy nguy cơ gây ra đau nhức toàn thân và đau lưng.

Vị trí của thai nhi

Vị trí của thai nhi cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vào những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi sẽ đạt được ở mức tối đa, nếu thai nhi nằm lưng ngược với lưng mẹ thì sẽ càng làm tăng thêm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng gây ra đau nhức dữ dội.

Động thai

Nếu như bà bầu bị đau lưng kèm theo các biểu hiện như ra máu đỏ tươi hoặc nâu, dịch tiết ra ở âm đạo không bình thường và đau bụng thì khả năng động thai rất lớn. Chính vì thế, nếu như phát hiện các triệu chứng trên ở bà bầu thì cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám.

Cách giảm đau lưng khi mang thai

Ngủ đúng tư thế: bà bầu khi ngủ nên nằm nghiêng về một bên, sử dụng một chiếc gối mỏng để kẹp vào giữa hai chân. Có thể dùng thêm một chiếc gối mỏng nữa đặt ở dưới bụng để làm giảm áp lực cho xương cột sống.

Dùng ghế ngồi êm ái, có tự lưng hơi uốn cong, khi ngồi mẹ bầu nên dùng một chiếc gối tựa.

Đai lưng hỗ trợ: Một số thiết bị được thiết kế riêng như đai đeo thắt lưng để chống đau lưng cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo sử dụng.

Mẹ bầu không nên cúi người quá sâu và cần phải tránh hoạt động mạnh

Đệm sử dụng không được quá mềm cung không được quá cứng và cần phải chắc chắn

Không đi giày cao gót: Bà bầu nên lựa chọn các loại giày đế bằng và nhớ sử dụng thêm lót giày êm ái

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như magie, canxi từ các loại sữa, đậu, rau xanh. Tuy nhiên cũng nên cân đối các thực phẩm để tránh việc tăng cân quá mức.

Chườm nóng và chườm lạnh sẽ giúp giảm đau lưng khi mang thai

Trong trường hợp bà bầu bị đau lưng quá thì có thể sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau nhức như Paracetamol hoặc cao dán giảm đau salonpas, tuy nhiên tuyệt đối không được lạm dụng.

Như vậy có thể thấy đau lưng có thể là dấu hiệu khi mang thai, cũng là biểu hiện thường gặp ở các mẹ bầu. Chính vì thế cần nắm được những cách giảm đau lưng khi mang thai an toàn, hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết giúp các mẹ bầu khắc phục được tình trạng đau lưng khi mang thai hiệu quả.

Đau Lưng Khi Mang Thai

Đau lưng khi mang thai do 7 nguyên nhân chính?

Thai nhi càng lớn, tần suất và mức độ đau vùng thắt lưng và cột sống lưng sẽ càng nghiêm trọng. Đau lưng khi mang thai khiến các bà bầu ngày càng trở nên nặng nề và mệt mỏi. Tuy nhiên, mức độ đau lưng nặng hay nhẹ, thời gian đau dài hay ngắn ở mỗi thai phụ là khác nhau. Vậy, liệu có bao giờ các bà bầu tự hỏi tại sao lại bị đau lưng khi mang bầu?

Đau lưng do thay đổi hormon progesterone trong cơ thể

Sự thay đổi của nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến các khớp và dây chằng kết nối vùng lưng dưới và khung xương chậu bị “nhão” đi. Chính sự thay đổi nồng độ 2 hormon estrogen và progesterone tăng cao khiến sự kết nối này bị lỏng lẻo. Từ đó, dẫn đến những cơn đau nhói vùng sống lưng.

Đau lưng khi mang thai do thiếu canxi là một trong những nguyên nhân dễ gặp nhất.

Trong giai đoạn thai nghén, thai nhi sẽ hấp thụ canxi từ máu của mẹ bầu. Khi không bổ sung kịp thời, cơ thể bà bầu sẽ tự điều tiết hòa tan canxi từ xương của mẹ vào máu để cung cấp cho thai nhi. Điều này gây nên những triệu chứng thường gặp ở mẹ như đau lưng, tê chân tay, chuột rút. Đấy là cũng chính là một số biểu hiện thiếu canxi ở bà bầu.

Về lâu dài, tình trạng thiếu canxi khi thai nghén sẽ có thể dẫn đến tình trạng bé còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Nguy cơ gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn,… Bản thân mẹ sẽ bị giảm mật độ xương dẫn đến sự mỏng đi của xương. Kết quả là xương yếu và dễ gãy khi tuổi ngày càng cao, giai đoạn mãn kinh.

Vị trí thai nhi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề đau lưng ở mẹ bầu nhất là từ tháng thứ 4 trở đi. Khi vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ bầu thì vùng xương lưng của mẹ sẽ bị gây sức ép. Thai nhi càng lớn thì lực chèn ép này càng mạnh khiến mức độ đau lưng của mẹ tăng.

Do trọng lượng của bé, lưng mẹ bắt buộc phải cong về phía trước. Trong khi đó, mẹ thường cố gắng gồng người về phía sau để giữ cho cơ thể thẳng đứng. Chính điều này làm cho phần dưới lưng bị kéo nặng dẫn đến tình trạng đau lưng không thể tránh khỏi. Thường thì những cơn đau lưng sẽ tấn công mạnh mẽ, dữ dội hơn vào cuối ngày. Bởi vì cơ thể mẹ mệt mỏi sau 1 ngày hoạt động, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kì.

Trước khi có thai, các cơ vùng bụng có tác dụng chịu sức ép từ cơ thể ngay cả trong tư thế nằm sấp. Chúng co giãn một cách linh hoạt, tính đàn hồi cao. Nhưng trong giai đoạn mang thai, sự phát triển của thai nhi trọng bụng mẹ. Các cơ bụng trở nên yếu đi, bị giãn ra, chèn ép gây đau lưng ở bà bầu.

Ngoài ra, tử cung mở to cũng khiến các dây thần kinh, mạch máu ở phần lưng bị chèn ép khiến bà bầu đau lưng.

Theo các chuyên gia cho biết, những căng thẳng trong cảm xúc có thể gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai. Nó gián tiếp làm căng vùng cơ lưng.

Các mẹ bầu thường vui mừng khi biết mình mang thai. Nhưng trong suốt thai kỳ, sự thay đổi hormon, chế độ sinh hoạt, cuộc sống khiến mẹ không tránh khỏi những lo lắng. Các biểu hiện như: sợ hãi kèm mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt… Các cơn đau lưng nhẹ cũng có thể gia tăng và nặng hơn.

Các bà bầu thường ưa chuộng cách ngồi bệt chống 2 tay về phía sau. Cách ngồi này giúp mẹ bầu giữ cân bằng trọng lượng cơ thể và không chèn ép vào bụng bầu. Tuy nhiên, khi ngồi theo tư thế này, vùng lưng phía dưới của bà bầu sẽ bị đặt trong tình thế căng thẳng.

Vùng gần thắt lưng chịu sự dè ép nâng đỡ cơ thể bà bầu dẫn đến đau lưng vì quá sức. B ên cạnh đó, các hoạt động như: đi, đứng, nằm, vận động, nhấc đồ vật không đúng cách cũng khiến bà bầu bị đau lưng.

Tăng cân trong khi mang thai

Trong tháng đầu của thai kỳ, hầu như các mẹ bầu chưa nhận ra là mình tăng cân. Bước sang tháng thứ 2, mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể mình bao gồm cả cân nặng. Khi mang bầu, các mẹ tăng cân là điều hiển nhiên. Mức độ cân nặng tăng giữa các bà mẹ là khác nhau thường dao động 5-20kg.

Chính sự gia tăng trọng lượng cơ thể này, tạo ra sức ép cho vùng lưng. Phần cột sống dọc lưng phải chống đỡ nặng hơn, dẫn đến tình trạng đau mỏi lưng khi mang thai.

Các kiểu đau mỏi lưng khi mang thai

Vùng nối xương chậu và cột sống là những nơi thường xuyên xảy ra triệu chứng đau lưng khi mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, có hai kiểu đau lưng khi mang bầu mà chị em thường phải chịu đựng.

Đa số mẹ bầu thường đau nhất tại cột sống trên xương cùng, phần hông lưng dưới. Nếu trước khi có bầu mà bị đau phần này hoặc phần eo thì khi mang bầu họ sẽ bị đau nặng hơn.

Vị trí các đốt xương sống ngang thắt lưng xuất hiện cơn đau rõ rệt ở mẹ bầu. Khi mang thai, bà bầu bị thay đổi trọng tâm của cơ thể. Các mẹ có xu hướng ngửa nhẹ ra sau để tránh cảm giác ngã về phái trước dẫn đến đè nặng vào phần hông lưng. Đau thắt lưng khi mang thai tăng khi thai nhi lớn hoặc trường hợp ngồi hay đứng quá lâu

Đau xương chậu

Kiểu đau vùng xương chậu phổ biến ở bà bầu. Mang thai những lần sau khả năng bị sẽ cao hơn nếu mẹ mang thai lần đầu đã bị đau. Các mẹ sẽ cảm thấy đau mỏi ở sâu trong mông, lan xuống vùng sau đùi.

Đặc biệt, cơn đau sẽ lan tỏa, nặng hơn khu di chuyển, leo cầu thang… Một số mẹ sau sinh vẫn còn biểu hiện đau.

Đau buốt lưng

Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm không? Thực tế đây là triệu chứng bình thường hầu hết bà bầu nào cũng gặp phải nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy đau lưng quá hoặc kèm thêm những biểu hiện bất thường khác nhất là ở những tháng cuối của thai kì.

BÁC SĨ SẢN KHOA TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO MẸ BẦU

Các giai đoạn thường xuất hiện cơn đau lưng khi mang bầu

Đau lưng khi mang thai có thể xuất hiện từ khi mới thụ thai, tuần đầu, tháng đầu, tháng thứ 2 hay cho tới tháng cuối. Mức độ đâu từng giai đoạn và với các bà bầu là khác nhau . Các mẹ hãy chú ý các thời điểm thường xuất hiện cơn đau lưng sau.

Đau lưng khi mới mang thai diễn ra với mức độ nhẹ nhàng. Lúc này mẹ mới bắt đầu những thay đổi trong cơ thể về nội tiết tố và thể trạng so với bình thường. Dây chằng liên kết giãn dần ra, các khớp lỏng lẻo hơn để chuẩn bị thích nghi với sự phát triển to lên của tử cung. Bà bầu sẽ cảm thấy đau thắt lưng với các biểu hiện cơn đau nhức, mỏi dọc sống lưng.

Nhiều chị em lơ là nghĩ là mình bị đau lưng do thời tiết, mệt mỏi. Do đó, khi cảm thấy đau liên tục như vậy phụ nữ nên kiểm tra bởi có thể mình đã mang thai.

Trong 3 tháng đầu cơn đau lưng bắt đầu rõ rệt dần sau tháng mang thai đầu tiên. Thế nhưng mẹ bầu đừng quá lo lắng mà khiến lưng đau nặng hơn. Việc tử cung và bụng của mẹ to dần lên là điều tất yếu khi mang bầu. Điều này gây áp lực lên vùng cột sống gây tình trạng đau lưng.

Mẹ sẽ dần cảm thấy được rõ hơn các thay đổi trong cơ thể. Do đó, các mẹ nên bắt đầu thích nghi dần với việc thai nhi ngày lớn lên trong bụng mẹ. Mang thai tháng thứ 4 trở đi, cơn đau sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của mẹ hơn.

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung thường có trọng lượng tới 6000g. Cùng với đó, kích thước tử cung lớn, trọng lượng của mẹ bầu cũng tăng nhiều. Các khớp và dây chằng liên kết lỏng lẻo khiến chức năng nâng đỡ của hệ xương bị giảm sút. Trọng tâm cơ thể mẹ dồn về phía trước.

Lúc này, lưng phải chịu áp lực cân bằng lại toàn bộ cơ thể nên dễ dẫn tới tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối. Tình trạng đau lưng khi mang thai ở phụ nữ sẽ giảm cho đến khi sinh em bé.

Làm thế nào để giảm đau lưng khi mang thai?

a. Nói không với giày dép cao gót.

b. Hạn chế gập người, chúi người về phía trước hay ngồi men lên thành ghế.

c. Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, tốt cho lưng để giảm bớt cảm giác đau lưng khi mang thai.

d. Khi nằm, nên dùng gối không quá cứng hay quá mềm để nâng đỡ bụng. Lúc ngồi dậy ở tư thế nằm, nên trở người sang hẳn một bên rồi từ từ ngồi dậy ở tư thế nghiêng.

e. Bổ sung canxi cho bà bầu để hạn chế đau lưng khi mang thai

Chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung đủ vitamin và canxi trong suốt thai kỳ giúp mẹ giảm rõ rệt tình trạng đau lưng khó chịu. Nhu cầu canxi tặng dần trong giai đoạn mang thai. Giai đoạn cuối thai kỳ và giai đoạn cho con bú và tăng lên rất cao đến 1500mg canxi nguyên tố.

KIỂM TRA NGAY THUỐC MẸ DÙNG ĐỦ HÀM LƯỢNG CHƯA

Nếu mẹ không bổ sung thêm Canxi thì ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Đặc biệt, sau khi sinh, nguồn sữa mẹ cũng sẽ bị nghèo Canxi hơn. Bé thiếu Canxi sẽ không đạt được chiều cao tối đa khi trưởng thành, nguy cơ còi xương và chậm lớn. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi từ các viên uống để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. Canxi dưới dạng nano canxi được nhiều bà bầu tin dùng. Trong đó: TPBVSK Avisure Hi-Cal là sản phẩm tiên phong cung cấp ở dạng Nano Canxi tự nhiên Hydroxyapatide (NCHA).

Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối: Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!