Bạn đang xem bài viết Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu, Tháng 4 5 6 7 8 Tháng Cuối được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Triệu chứng đau lưng khi mang thai
Tùy thuộc vào từng giai đoạn và quá trình mang thai mà bà bầu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Đau lưng khi mang thai tuần đầu
Những cơn đau lưng thỉnh thoảng xuất hiện với cường độ không quá dữ dội tập trung chủ yếu ở vùng lưng dưới. Đôi khi lưng trên của bà bầu cũng bị đau nhưng ở mức độ nhẹ.
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu, các cơn đau đớn sẽ xuất hiện dày đặc hơn so với khi mang thai tuần đầu. Những cơn đau nhức âm ỉ quanh vùng xương chậu, ngang thắt lưng. Tuy nhiên những cơn đau xảy ra với cường độ nhẹ, thường ê ẩm kèm theo nhức mỏi. Đặc biệt mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ ràng các triệu chứng này vào tuần thứ 18-24 của thai kỳ.
Đau lưng khi mang thai tháng thứ 4
Đây là tháng đầu của chu kỳ giữa thai kỳ, những cơn đau lưng có thể xuất hiện dày đặc hơn so với khi mang thai 3 tháng đầu. Những cơn đau thắt lưng có khả năng xuất hiện với cường độ lớn hơn.
Đau lưng khi mang thai tháng thứ 5, 6, 7, 8
Ở giai đoạn giữa thai kỳ và càng về những tháng cuối thai kỳ, cơn đau sẽ dần tăng mức độ và tần suất xuất hiện nhiều hơn. Xu hướng cơn đau cũng chuyển dịch sâu xuống vùng thắt lưng hông sát với xương chậu.
Đau lưng khi mang thai tháng cuối
Thai nhi đạt mức độ to lớn nhất vào tháng cuối của thai kỳ. Trọng lượng của thai sẽ tác động lớn đối với không chỉ vùng lưng mà có khi còn đau ê ẩm khắp mình mẩy. Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho việc ra đời của em bé, chính vì thế bà bầu cần kiêng vận động mạnh.
Những cơn đau lưng thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là khi bà bầu hoạt động. Các cơn đau dữ dội có nguy cơ xuất hiện ở vùng thắt lưng là rất lớn và lặp lại nhiều lần. Trong khoảng thời gian nhạy cảm này, bà bầu sẽ cần nghỉ ngơi thường xuyên nhưng cũng cần xen kẽ những vận động nhẹ nhàng tránh nằm im một chỗ.
Nguyên nhân đau lưng khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai, điển hình là do:
Trọng lượng cơ thể thay đổi
Mất kiểm soát cân nặng là tình trạng rất nhiều bà bầu gặp phải khi mang thai. Bởi xương khớp chưa kịp thích nghi với sự thay đổi bất ngờ của trọng lượng cơ thể. Các áp lực tới cùng xương cột sống thắt lưng sẽ tăng lên đáng kể và thường dẫn tới đau lưng.
Cơ chế tiết hormone
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra nhiều chất hormone relaxin. Đây là cơ chế mặc định của cơ thể người phụ nữ khi mang thai. Loại hormone này sẽ giúp cho vùng khung chậu giãn nở tốt hơn để đỡ thai nhi và chuẩn bị cho sự sinh nở. Nhưng chính sự giãn nỡ này cũng khiến cho việc liên kết tới xương khớp lỏng lẻo hơn và thường gây ra đau lưng.
Tư thế đi đứng thay đổi
Thông thường trong quá trình mang thai, bà bầu thường phải thay đổi dáng đi đứng để thích nghi với sự phát triển của bào thai. Cột sống cũng bị tác động và có xu hướng cong về phía trước. Vì thế nên bà bầu khi đi đứng sẽ thường phải ngả người về phía sau để có thể giữ được thăng bằng nên vùng thắt lưng bị đau và nhức mỏi.
Stress, mệt mỏi
Với quá nhiều sự thay đổi về mặt sinh học trong cơ thể khi mang thai, bà bầu rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể mệt mỏi. Nếu như không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bà bầu rất dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực. Điều này không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi mà còn thúc đẩy nguy cơ gây ra đau nhức toàn thân và đau lưng.
Vị trí của thai nhi
Vị trí của thai nhi cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vào những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi sẽ đạt được ở mức tối đa, nếu thai nhi nằm lưng ngược với lưng mẹ thì sẽ càng làm tăng thêm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng gây ra đau nhức dữ dội.
Động thai
Nếu như bà bầu bị đau lưng kèm theo các biểu hiện như ra máu đỏ tươi hoặc nâu, dịch tiết ra ở âm đạo không bình thường và đau bụng thì khả năng động thai rất lớn. Chính vì thế, nếu như phát hiện các triệu chứng trên ở bà bầu thì cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám.
Cách giảm đau lưng khi mang thai
Ngủ đúng tư thế: bà bầu khi ngủ nên nằm nghiêng về một bên, sử dụng một chiếc gối mỏng để kẹp vào giữa hai chân. Có thể dùng thêm một chiếc gối mỏng nữa đặt ở dưới bụng để làm giảm áp lực cho xương cột sống.
Dùng ghế ngồi êm ái, có tự lưng hơi uốn cong, khi ngồi mẹ bầu nên dùng một chiếc gối tựa.
Đai lưng hỗ trợ: Một số thiết bị được thiết kế riêng như đai đeo thắt lưng để chống đau lưng cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo sử dụng.
Mẹ bầu không nên cúi người quá sâu và cần phải tránh hoạt động mạnh
Đệm sử dụng không được quá mềm cung không được quá cứng và cần phải chắc chắn
Không đi giày cao gót: Bà bầu nên lựa chọn các loại giày đế bằng và nhớ sử dụng thêm lót giày êm ái
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như magie, canxi từ các loại sữa, đậu, rau xanh. Tuy nhiên cũng nên cân đối các thực phẩm để tránh việc tăng cân quá mức.
Chườm nóng và chườm lạnh sẽ giúp giảm đau lưng khi mang thai
Trong trường hợp bà bầu bị đau lưng quá thì có thể sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau nhức như Paracetamol hoặc cao dán giảm đau salonpas, tuy nhiên tuyệt đối không được lạm dụng.
Như vậy có thể thấy đau lưng có thể là dấu hiệu khi mang thai, cũng là biểu hiện thường gặp ở các mẹ bầu. Chính vì thế cần nắm được những cách giảm đau lưng khi mang thai an toàn, hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết giúp các mẹ bầu khắc phục được tình trạng đau lưng khi mang thai hiệu quả.
Bị Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Sao Không
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không là câu hỏi được khá nhiều mẹ mang bầu quan tâm. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ vô cùng nhậy cảm, chỉ sơ xuất nhỏ sẽ có những biến chứng vô cùng lớn. Vì vậy các mẹ bầu không nên bỏ qua bài viết sau đây.
Bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không
Trước khi đi vào chi tiết chúng ta xem qua lời tâm sự của một mẹ bầu ở Bắc Ninh chia sẻ. Hiện tại tôi đang mang thai ở tuần thứ 12. khi bắt đầu mang thai, tôi thường xuyên bị tình trạng bị tê và đau bên chân trái thỉnh thoảng đau lưng, nhưng dạo gần đây, lưng của tôi đau ê ẩm. Tại làm sao mà lưng tôi ngày càng đau như vậy, có cách nào giảm bớt cơn đau hay không? (Chị Hương, 26 tu ổi, Bắc Ninh)
Đau lưng là triệu chứng bệnh dễ gặp ở bất kỳ ai đặc biệt là chị em phụ nữ trong thời kỳ mang bầu. Bào thai càng lớn, cơn đau vùng thắt lưng, cột sống lưng ngày càng nghiêm trọng từ đó khiến bạn vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Đâu là nguyên nhân khiến bạn phải chịu đựng tình trạng này và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả mà an toàn, cùng tìm hiểu sau đây: – Bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu do tăng cân: Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt. Tăng kg, thay đổi hóc môn, nội tiết trong từ đó gây ra cơn đau lưng. Bào thai càng lớn, lưng càng phải chịu đựng áp lực và sức nặng nhiều, khom xuống để gánh đỡ trọng lực của toàn bộ cơ thể do đó bà bầu đau lưng 3 tháng đầu là điều hiển nhiên. Trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên nằm nghiêng bên trái sẽ có lợi cho tuần hoàn máu giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không vì thế mà nằm mãi một tư thế, sẽ gây mỏi, đau nhức khi trọng tâm cơ thể dồn quá lâu về một bên. – Bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu do thay đổi tư thế: Mang thai làm thai đổi trọng lực cả cơ thể. Kết quả là người phụ nữ dần thay đổi tư thế và dáng đi của mình. – Đau lưng do căng thẳng, stress: Tình trạng lo lắng, căng thẳng trong quá trình mang bầu cũng sẽ khiến cơn đau lưng thêm nghiêm trọng hơn mà các mẹ đôi khi không để ý. – Bị đau mỏi lưng khi mang thai 3 tháng đầu do động thai: ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu thai phụ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. – Bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu do thay đổi nội tiết tố: Trong khi mang thai, cơ thể sản sinh ra một hormone gọi là relaxin. Hormone này khiến các dây chằng ở vùng xương chậu thư giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở từ đó gây ra cơn đau.
2. Các kiểu mẹ bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Trong quá trình mang thai, mẹ sẽ gặp rất nhiều kiểu đau mỏi lưng và cơ thể vì sự thay đổi theo từng tháng khi thai nhi lớn dần lên. – Bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu kèm theo đau xương chậu: đau vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Kiểu đau này phổ biến hơn ở bà bầu trong suốt quá trình mang thai. Thông thường mẹ sẽ cảm thấy đau sâu bên trong mông, ở một hay cả hai mông hoặc mặt sau đùi. Cơn đau xuất hiện sai khi đi bộ, leo cầu thang, lăn mình trên giường, trở mình đột ngột…
– Bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu kèm theo đau thắt lưng: đau ở các đốt xương sống ngang thắt lưng. Đây có thể là nguyên nhân từ trước khi mẹ mang thai đã từng có thời gian bị đau ở phần eo và có xu hướng mạnh hơn vào cuối thai kỳ.
3. Cách ngăn ngừa bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, tốt cho lưng để giảm bớt cảm giác đau lưng khi mang thai. Nói không với giày dép cao gót. Hạn chế gập người, chúi người về phía trước hay ngồi men lên thành ghế. Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, tốt cho lưng để giảm bớt cảm giác đau lưng khi mang thai. Khi nằm, nên dùng gối không quá cứng hay quá mềm để nâng đỡ bụng. Lúc ngồi dậy ở tư thế nằm, nên trở người sang hẳn một bên rồi từ từ ngồi dậy ở tư thế nghiêng. Bổ sung đủ canxi để hạn chế đau lưng khi mang thai
Những lưu ý khi bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
1. Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau mỗi ngày. 2. Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. 3. Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, xương khớp được dẻo dai đồng thời những bài tập này còn hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn. 4. Không ăn quá nhiều trong 1 bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Cân nặng cơ thể nên tăng đều đều mỗi tháng, trong tình trạng tăng đột ngột, tăng quá nhiều các chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra 5. Khi đứng phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, khi ngồi hãy ngồi thẳng theo lưng ghế.
Cách Giảm Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu An Toàn Cho Mẹ Bầu
Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm. Vì vậy nếu áp dụng biện pháp giảm đau nhức lưng không an toàn, sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Đau nhức lưng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên 3 tháng đầu là thời điểm cơ thể có nhiều sự thay đổi. Những thay đổi đột ngột này khiến bạn thường xuyên bị đau nhức và mệt mỏi.
Việc cải thiện cơn đau không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mải, tránh cảm giác nặng nề khó chịu mà còn tác động tích cực đến tâm lý. Một số mẹ bầu ốm nghén và đau nhức thường xuyên dẫn đến stress, suy nhược và căng thẳng.
Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích bạn nên thực hiện những biện pháp an toàn nhằm cải thiện cơn đau ngay tại nhà.
1. Thực hiện đúng tư thế
Việc ngồi, đứng và nằm sai tư thế chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức lưng. Một số người đã duy trì các tư thế này từ trước khi mang thai nhưng đến thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, cơn đau mới phát sinh.
Các chuyên gia cho rằng, cơ thể phụ nữ thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn khi mang thai. Chính vì vậy, việc duy trì những tư thế sai lệch có thể khiến bạn thường xuyên bị đau nhức.
Để cải thiện cơn đau, bạn cần thực hiện ngồi, đứng và nằm đúng tư thế. Nếu cảm thấy khó chịu khi ngồi hoặc nằm, bạn có thể sử dụng gối nâng đỡ hoặc gối chuyên biệt cho bà bầu để cải thiện tình hình.
2. Hạn chế đứng hoặc di chuyển thường xuyên
Việc đứng và di chuyển thường xuyên có thể gây đau nhức lưng. Vì vậy bạn nên hạn chế đứng hay di chuyển quá thường xuyên trong thời gian mang thai.
Ngoài ra bạn nên sử dụng giày đế bệt, tránh đi giày cao gót. Giày cao gót làm tăng áp lực, gây đau nhức hông, thắt lưng và cổ chân. Hơn nữa, đi lại bằng giày cao gót có thể làm phát sinh những tình huống rủi ro như té, ngã,…
3. Tránh nâng vật nặng
Nhiều người cho rằng, phụ nữ ở những tháng cuối và giữa thai kỳ mới cần hạn chế nâng vật nặng. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức khỏe của mẹ bầu thường bất ổn. Điều này khiến xương khớp và các cơ quan khác dễ bị tổn thương khi có tác động vật lý.
Để giảm cơn đau, bạn nên hạn chế mang vác vật nặng. Bạn có thể nhờ người thân hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi bắt buộc phải di chuyển vật nặng.
4. Dành thời gian nghỉ ngơi
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn phụ nữ phải tập quen với những thay đổi của cơ thể. Việc đối mặt với nhiều thay đổi cộng với khối lượng công việc nặng nề có thể khiến bạn mệt mỏi và đau nhức thường xuyên.
Các chuyên gia xương khớp luôn khuyến khích phụ nữ mang thai dành thời gian nghỉ ngơi để giải phóng những suy nghĩ tiêu cực và giảm căng thẳng.
Tâm trạng thoái mải có thể giúp bạn giảm mệt mỏi và ít bị đau nhức xương khớp.
5. Massage
Massage có thể giúp giảm đau cơn đau nhanh chóng nhưng lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Tác động vật lý từ tay sẽ giúp mạch máu lưu thông, giảm chèn ép lên đốt sống thắt lưng và các dây thần kinh lân cận. Thực hiện massage thường xuyên còn giúp thư giãn và giảm căng thẳng ở mẹ bầu.
Nếu bạn bị đau nhức thường xuyên, bạn có thể đăng ký khóa massage chuyên sâu tại trung tâm y tế. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thực hiện các động tác massage giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng.
6. Chườm nóng
Nhiệt độ ấm sẽ giúp giãn đốt sống thắt lưng, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó làm giảm cảm giác khó chịu và nhức mỏi ở khu vực này.
Nên sử dụng nước ấm từ 60 – 70 độ C để chườm lên vùng thắt lưng. Đặt túi chườm trong khoảng 15 phút sẽ giúp cơn đau thuyên giảm.
7. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên ốm nghén và ăn uống thất thường. Tình trạng này có thể khiến cơ thể không được cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng.
Sức khỏe yếu, mệt mỏi khiến sức chịu đựng của cơ thể suy giảm, xương khớp dễ đau nhức khi có tác nhân từ bên ngoài tác động. Chính vì vậy, mẹ bầu nên cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Nếu thường xuyên buồn nôn sau khi ăn, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn. Việc này sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, làm giảm cảm giác khó chịu và buồn nôn.
8. Luyện tập thường xuyên
Thói quen luyện tập đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Vận động thường xuyên với những bài tập có cường độ phù hợp sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, tăng độ dẻo dai, linh hoạt của đốt sống,…
Vận động hợp lý không chỉ giảm đau nhức lưng mà còn hạn chế các cơn đau nhức ở các vị trí khác. Phụ nữ mang thai luyện tập trong suốt thời gian thai kỳ sẽ dễ dàng hơn khi sinh nở.
Các bộ môn được khuyến khích cho phụ nữ mang thai, như: yoga, đi bộ, bơi lội,…
9. Gặp bác sĩ
Nếu triệu chứng không được cải thiện khi bạn thực hiện những biện pháp trên, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Đau lưng cũng có là biểu hiện của những bệnh lý tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để loại trừ những tình trạng nguy hiểm.
Dùng thuốc trong thời gian mang thai có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Do đó bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ, đồng thời phải tuân thủ theo liều lượng và tần suất được chỉ định.
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu có thể được cải thiện với những biện pháp đơn giản. Nếu nhận thấy triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và khắc phục kịp thời.
#1 Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu
Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu
Do sự làm tổ của trứng trong tử cung:
Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng rất bình thường củ mẹ bầu trong giai đoạn này nên các mẹ không nên quá lo lắng. Do trong quá trình làm tổ của thai, phôi nang dính vào lớp niêm mạc tử cung cũng như các chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, gọi là bám rễ. Vì vậy sẽ gây cho mẹ cảm giác bị đau lâm râm vùng bụng. Tuy nhiên sau đó vài ngày khi phôi thai đã ổn định, các cơn đau bụng sẽ giảm dần và hết hẳn.
Do căng cơ và dây chằng:
Trong thời gian 3 tháng đầu, càng ngày thai nhi càng lớn nhanh hơn làm tử cung của người mẹ cũng phải lớn theo tạo áp lực lên các cơ và dây chắng gây cảm giác thấy đau, căng tức phần bụngThường gặp nhất là mẹ bầu bị đau bụng khi ho, đau những lúc ngồi xổm hay đau những khi đứng dậy.
Do những cơn ốm nghén:
Khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi và trong số đó có cả sự thay đổi của hệ tiêu hóa. Trong gia đoạn 3 tháng đầu, nồng độ progesterone trong tử cung bị tăng lên đáng kể để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi, vì thế cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản gây ra hững cơn ốm nghén. Do đó khi bị ốm nghén, mẹ bầu sẽ buồn nôn, nôn ói ảnh hưởng tới vùng bụng, gây tình trạng bị co thắt vùng bụng tạo thành những cơn đau bụng dưới hoặc lâm râm cả vùng bụng.
Chứng táo bón, khó tiêu:
Đây cũng là dấu hiệu phát hiện khả năng mang thai của phụ nữ vì nó kéo dàu trong suốt giai đoạn đầu thai kỳ hoặc trong cả thai kỳ, đây là hiện tượng rất bình vì khi mang thai tử cung sẽ làm cản trở hoạt động của dạ dày cùng với sự thay đổi của các hoóc môn làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy hơi kèm theo đó là cảm giác đau bụng.
Những trường hợp đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm cần chú ý
Đau bụng dữ dội kèm ra theo máu đen
Các cơn đau bụng xảy ra từng cơn
Đau quặn bụng nhưng các cơn đau này dần dần tăng lên.
Các cơn đau ngày càng liên tục và dồn dập nhưng sau đó lại đột ngột biến mất
Mộ số trường hợp đau bụng do mẹ bầu bị đau dạ dày, viêm ruột thừa, bị ký sinh trùng đường ruột khi mnag thai,…
Có thai ngoài tử cung: Đi ngoài nhiều lần, nôn ói. Cùng với đó là cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, ngất xỉu do chảy máu bên trong bụng. Không những thế cỏn có các cơn đau bụng dồn dập, đau quặn thắt bụng, xuất huyết âm đạo ra máu màu sẫm và loãng là những dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Hiện tượng này thường xảy ra ở tuần thứ 4 đền thứ 10 của thai kỳ.
Dấu hiệu sảy thai, dọa sảy thai: Mẹ bầu bị đau bụng kèm theo ra máu tươi, máu vón cục. Trường hợp này có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai hoặc bị sảy thai. Và mẹ sẽ hết đau bụng khi bào thai bị đẩy ra ngoài khỏi tử cung (trường hợp mẹ bị sảy thai).
Đau bụng khi mang thai kèm khối u: Những mẹ bầu có tiền sử mắc khối u buồng trứng, u xơ tử cung khi có thai sẽ bị đảo ngược cuống u nang buồng trứng hoặc đảo ngược khối u xơ dưới tử cung, dẫn đến cơn đau quặn một phần bụng dưới. Đồng thời các cơn đau có thể tăng đau dữ dội hay tự giảm dần.
Dấu hiệu tiền sản giật: Đây là biến chứng nguy hiểm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu không những bị đau vùng bụng dưới mà khi tình trạng nghiêm trọng hơn mẹ bầu sẽ bị đau căng cả vùng bụng trên, các cơn đau diễn ra liên tục và kéo dài kèm theo cảm giác buồn nôn khó chịu.
Nếu mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu phát hiện mình bị đau bụng dưới kèm theo những triệu chứng nguy hiểm trên thì cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng không tốt gây nguy hiểm cho cả mình và em bé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu, Tháng 4 5 6 7 8 Tháng Cuối trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!