Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Sắp Sinh: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tế Từ Các Mẹ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các dấu hiệu sắp sinh của các mẹ chia sẻ
Mẹ May – Vỡ ối là biểu hiện sắp sinh đầu tiên
Mình còn nhớ hôm đó đang ngủ trên giường thì có cảm giác bị ướt ở váy, mình nghĩ không lẽ lại tiểu trong lúc ngủ hả trời? Mình luống cuống lấy khăn lau rồi kêu chồng gọi Bà Nội lên mau vợ vỡ ối rồi. Lúc đó không hiểu sao rung lắm, 2 chân tay lập cà lập cập. Chồng bị dựng dậy mà mặt tỉnh rụi, còn động viên Vợ là không sao đâu, em đừng sợ. Rồi mọi người thay đồ đến BV, vào khoa cấp cứu, điền giấy tờ xong thì vào phòng siêu âm. Bình thường nước ối của mình là 13-14, bây giờ còn có 9-10, cổ tử cung (CTC) mới nở được 1 cm. Thế rồi mình bị bắt nhập viện luôn. Và sau đó 8 tiếng thì May ra đời. Mình mãi không thể quên cảm giác khi cô hộ lý đặt con gái lên ngực mình. Hạnh phúc không lời nào diễn tả được.
Mẹ Mimi – Mệt trong người, đi tiểu nhiều
Lúc mang thai mình thường hơi bị mệt và khó thở, thậm chí có đêm hầu như không ngủ vì nằm tư thế nào cũng rất khó chịu. Đến hôm gần sinh thì có các dấu hiệu như sau:
Hôm đó mình thấy mệt hơn mọi ngày khác, bụng mình nặng như chì vậy, cảm thấy nao nao khác thường.
Mình đi tiểu rất nhiều nữa, cảm giác đi rồi mà vẫn thấy buồn ấy.
Chị mình lúc gần sinh thì đau bụng rồi vỡ ối, còn bản thân mình giống kiểu đi tiểu mà không kiềm chế được, sau đó một chút nhớt màu hồng chảy ra.
Đó là là câu chuyện lúc chuyển dạ của mình giờ thì bé Mimi cũng được 3 tuổi rồi các mẹ ạ.
Mẹ Bin – Lúc sắp sinh lần đầu còn không thấy gì cả
Còn mình thì chẳng có dấu hiệu gì cả, dự sinh của mình là 21/11, thế mà hôm 10/11 là ngày khám thai định kỳ, bác sĩ khám bảo là mở 2 phân rồi bắt nhập viện, mà mình thì chẳng thấy đau đớn gì cả. 9h tối 10/11 nhập viện, 10h bác sĩ chích 1 mũi giục sinh rồi 15′ sau mới thấy cơn đau đầu tiên, đến 5h sáng 11/11 là sinh, giờ ngồi nhớ lại mà vẫn thấy thật nhanh.
Mẹ Chuối – Hai lần chuyển dạ là những trải nghiệm khác nhau
Theo kinh nghiệm của mình thì mỗi người chuyển dạ lại khác nhau, chỉ chung 1 vấn đề là vào viện sinh con thôi :D. Khi mình sinh lần đầu thì không dễ chút nào, sáng ngủ dậy thấy chút dịch hồng, cơ thể cũng bình thường như mọi hôm… Mama nói là có dấu hiệu sắp sinh rồi thì vào bệnh viện kiểm tra đi, ông xã nghe vậy liền đưa mình vào luôn. Khi kiểm tra thì BS nói có dấu hiệu sinh nhưng tử cung chưa mở nên kêu nằm lại có lẽ ngày mai sẽ sinh. Nghe BS bảo vậy, mình xin BS cho về nhà vì nhà cũng gần bệnh viện. Chiều đó còn thảnh thơi đi chợ, tối đến 11g đêm bắt đầu đau bụng thấy đi vệ sinh như tào tháo rượt vậy. Mình đau tận tới 3 giờ sáng thì chịu không nổi phải vào viện, đúng kiểu đứng ngồi không yên rồi mình vỡ ối, nhưng đau không giảm. Vật vã đến 10 giờ tối, rồi nhóc con đầu lòng ra đời.
Đến tập 2 thì có kinh nghiệm chút rồi, sáng ngủ dậy đang nằm tự nhiên thấy dịch ào nhẹ ra chút nhưng cũng ướt hết quần. Ông xã đưa mình vào viện luôn. Từng cơn gò tử cung bắt đầu kéo đến, cứ 3-4 phút 1 lần cho đến 4 giờ chiều thì mỏi lúc mỏi gò nhanh hơn và gần lúc sinh thì gò nhanh hơn, hệt như muốn đi cầu… đến 8 giờ thì công chúa thứ 2 ra đời…
Mẹ Mậm – Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể
Đúng là dấu hiệu sắp sinh của mỗi người mỗi khác. Mình cũng có một vài kinh nghiệm hú hồn về việc này, mong rằng các bố, các mẹ khác có thể rút kinh nghiệm từ bài học của mình.
Em bé nhà mình được 38 tuần, sáng hôm thứ 6 mình thấy trong người khang khác và đến chiều thì ra chút dịch màu hồng. Gọi điện cho mẹ thì mẹ mình bảo đó là dấu hiệu chuyển dạ. Hai vợ chồng vội đến viện kiểm tra. Hôm đó chị bác sĩ khám chính cho mình có việc nghỉ nên người khác khám cho mình. Khám xong BS đó còn nói còn lâu mới sinh, bụng vẫn cao chưa xuống, ối phồng và BS cho mình đi siêu âm, kết quả vẫn bình thường. Trên đường từ viện về nhà mình bị ra máu rất nhiều còn hơn cả lúc đến tháng, mình cũng hơi lo nhưng cứ nghĩ là do BS khám nên bị ra thôi. Sang ngày thứ 7 người vẫn mệt nhừ, nhưng vẫn cố đi làm. Đến cơ quan nói chuyện mọi người ai cũng mắng mình vì liều, buổi trưa mình bèn gọi cho chị bác sĩ quen và bị nói cho một trận. Chị ấy hỏi mình có thấy thai đạp không và bảo nhập viện ngay. Thú thật lúc đó mình thấy sợ lạnh hết cả người, chỉ lo con có chuyện gì thôi, bình thường chồng mình làm gì cũng điềm tĩnh hôm đó trên đường vào bệnh viện tay cũng run run. Đến khi vào viện bác sĩ bảo phải đẻ luôn nếu không sẽ bị nhiễm trùng.
Tâm trạng của mình chỉ bình ổn hơn sau khi sinh. Thật may mắn con không làm sao cả, bây giờ mình vẫn tâm niệm rằng không bao giờ chủ quan vấn đề gì cả, bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào phải đi bệnh viện ngay và nếu có người quen bên đó nữa thì khi đẻ được chăm sóc yên tâm hơn nhiều lắm.
Những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết
Khi thời điểm sắp sinh tới gần, tính từ tuần thứ 36, cơ thể người mẹ sẽ gặp những cơn đau nhẹ hay còn gọi là chuyển dạ giả. Nguyên nhân là do tử cung thường xuất hiện những cơ co cứng, không đau, có tác dụng giúp thai nhi lọt vào khung chậu của mẹ. Một số chị em có thể cảm thấy dạ dày trống và dễ chịu. Đó là do đầu của thai nhi dịch chuyển khung chậu, giảm nhẹ áp lực lên dạ dày do thai nhi không chèn lên nữa. Một số dấu hiệu sắp sinh thường gặp bao gồm:
Sa bụng: Bụng bầu tụt xuống là triệu chứng sắp sinh đầu tiên, thường dễ thấy nhất ở mẹ mang thai lần đầu.
Cổ tử cung bắt đầu mở: Cổ tử cung có thể bắt đầu mở trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Khi khám thai, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra độ mở tử cung, và tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu sẽ nhanh chậm khác nhau.
Tăng tần suất các cơn co thắt: Khi dạ con co bóp nhiều lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy bụng cứng nhiều hơn, báo hiệu sắp chuyển dạ đẻ. Các cơn co thắt bắt đầu từ phần lưng dưới và lan dần tới phần bụng dưới, có thể di chuyển sang cả 2 chân của bạn. Dù bạn thay đổi tư thế cơn đau co thắt vẫn sẽ không giảm hay biến mất, đều đặn và đau đớn hơn theo từng cơn cách nhau 5-7 phút.
Ngừng tăng cân: Nói đúng hơn là cân nặng của mẹ bầu co xu hướng chậm lại, thậm chí tụt vài kg là bình thường, do lượng nước ối giảm xuống cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Mẹ đừng lo lắng nếu điều này xảy ra vì nó không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.
Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nghỉ ngơi: Cảm giác mệt mỏi khác thường, bụng to cồng kềnh và sự chịu đựng của thận có thể ảnh hưởng hưởng đến giấc ngủ của mẹ những tuần cuối thai kỳ.
Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Cảm giác đau mỏi vùng thắt lưng, xương hông và vùng xương chậu và căng đùi xuất hiện nhiều hơn. Khoảng thời gian này cơn đau chuyển dạ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào.
Cảm thấy các khớp được dãn ra: Đây là phản ứng cơ thể tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng và cho thấy dấu hiệu sắp sinh của bà bầu.
Đau bụng tiêu chảy: Cảm giác không khác mấy với lúc chúng ta ăn nhầm đồ linh tinh cả. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormon để chuẩn bị cho việc sinh nở kích thích đường ruột co bóp nhiều hơn, khiến mẹ có thể bị đi lỏng hơi khó chịu một chút.
Đi tiểu nhiều hơn: Bạn có thể đi tiểu rất nhiều lần những vẫn cảm giác mình đi tiểu chưa hết.
Thay đổi màu sắc, độ kết dính của dịch nhầy âm đạo: Thường vào ngày sắp sinh, mẹ sẽ thấy chất nhầy tử cung ra nhiều do cổ tử cung giãn ra. Thường chất nhầy có màu trắng đục, có thể lẫn màu đỏ thẫm.
Vỡ nước ối: Là dấu hiệu sắp sinh quan trọng nhất. Khi vỡ ối mẹ cần phải nhanh chóng nhập viện vì thời điểm này vi trùng rất dễ xâm nhập vào dạ con. Một số bà bầu sinh ngay sau khi vỡ ối, phần còn lại lại có mất tới vài giờ sau đó mới thực sự lầm bồn.
Cẩn trọng trong thời điểm sắp sinh nếu gặp các triệu chứng sau:
Khi bạn gặp các dấu hiệu nguy hiểm sau bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
Ra máu hoặc dịch âm đạo có lẫn màu đỏ tươi, chứ không phải nâu thẫm hay hồng nhạt
Dịch chảy khi vỡ ối có màu xanh lá hay nâu, có thể đây là “phân su” của bé và bé có thể gặp nguy hiểm nếu hít hoặc nuốt trong khi sinh.
Nếu bạn thấy hoa mắt, đau đầu, sưng phù cơ thể, thì cần cẩn trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm:
Theo Dinhduongbabau.net
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dùng Sữa Aptamil
Chăm con nhỏ đúng là việc vô cùng khó khăn, sau một thời gian lận đận long đong cuối cùng mình cũng có thể tạm yên tâm với sức khỏe của cu Bi nhà mình !
Là một bà mẹ trẻ lần đầu chăm con, đã không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chăm con mình lại còn không có sữa mặc dù trong thời gian mang bầu mình đã được hai mẹ cho ăn đủ các thể loại để có nhiều sữa.
Thế là mình lại hành trình đi tìm sữa ngoài cho bé uống thêm, lên mạng xem thì bao nhiêu là loại sữa mà loại nào cũng thấy bảo là tốt, hỏi thăm bạn bè thì mỗi người cho uống một loại khác nhau, mình lại càng hoang mang hơn.
Thấy cu cậu nhà đứa bạn dùng sữa Nido trông bụ bẩm mình cũng mua về cho con dùng thử, nhưng cho con uống được một hôm thấy bé bị đi ngoài nhiều, quấy khóc suốt,…nhìn con đã ” nhỏ nhắn xinh xắn ” lại còn nằm đuối đi mà mình sót quá.
Mình qua các siêu thị dành riêng cho Mẹ và Bé để tham khảo được các em bán hàng tư vấn thấy cũng đúng : ” Thông thường các loại sữa công thức thì đều được sản xuất theo tiêu chuẩn chung, sữa tốt còn tùy thuộc vào cơ địa, khả năng hấp thụ của bé, có bé hợp sữa này nhưng bé kia chưa chắc đã hợp, nếu bé hợp sữa thì bé sẽ tăng cân tốt, cứng cáp và phát triển đều ” nhưng khổ một cái là muốn biết bé nhà mình hợp sữa nào thì phải cho bé thử. Lại là phải cho con uống thử, lỡ về con uống lại không được thì tốn tiền là một phần cái quan trọng là con lại yếu thêm thì khổ.
Sau khi tìm hiều các nguồn thông tin thì mình quyết định chọn một loại sữa không thiên về cái gì cả mà là dòng phát triển toàn diện cho con uống thử và theo dõi dấu hiệu của con để kịp thời xử lý.
Những dấu hiệu cơ bản mình nhận thấy được khi bé uống sữa không hợp.
Tiêu chảy : Thông thường thì tiêu chảy là dấu hiệu rất dễ gặp phải ở các bé, nhưng nếu bé bị tiêu chảy liên tục ( 5 – 7 lần/ ngày ), phân có lẫn máu thì có thể đó là biểu hiện nghiêm trọng của dị ứng sữa.
Nôn trớ : Khi nhìn thấy biểu hiện bé bị nôn trớ, không chịu uống sữa thì đó cũng là triệu trứng của dị ứng sữa.
Hay quấy khóc : Khóc là dấu hiệu đặc trưng ở các bé nhưng khóc liên tục, khóc trong thời gian dài thì có thể là bất thường. Nếu không có lý do rõ ràng thì hay quấy khóc có thể vì bé bị đau bụng. Một số trường hợp, quấy khóc thường xuyên là do bé bị đau dạ dày – kết quả của dị ứng protein có trong sữa.
Kém bú, yếu ớt : Bé bị dị ứng sữa sẽ thiếu năng lượng, dễ bị mất nước, kém bú, ít vận động.
Nổi ban : Có nhiều nguyên nhân nổi ban ở bé nhưng dị ứng sữa cũng gây nổi ban, nhất là khi nổi ban đi kèm với tiêu chảy và nôn trớ.
Một số kinh nghiệm khi đổi sữa cho con.
Khi đổi loại sữa cho bé, mẹ cần chú ý xem bé có phản ứng với sữa không như là bị táo bón, hay nôn trớ… Và ít nhất là sau 2 tuần uống sữa thì mẹ mới biết được con có hợp với loại sữa đó hay không.
Điều quan trọng là mẹ cần biết rõ là những trục trặc của bé là do sữa, do nước hay do thức ăn không phù hợp với cơ thể bé.
Đối với các bé, mẹ không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác.
Khi đổi loại sữa cho bé (đổi từ sữa số bé sang số lớn của cùng một loại sữa, hoặc thay đổi hẳn loại sữa), mẹ nên thay đổi từ từ để bé dễ thích nghi. Ví dụ, nếu một ngày bé uống 3 bữa sữa, mẹ có thể thay bằng 2 bữa sữa cũ + 1 bữa sữa mới. Sau khoảng 3 – 4 hôm, mẹ có thể thay bằng 1 bữa cũ + 2 bữa mới. Sau 1 tuần, mẹ có thể thay thế hoàn toàn loại sữa mới cho bé.
Sữa Aptamil sự lựa chọn của mình !
Cu Bi nhà mình uống Aptamil từ lúc 2 tháng tuổi đến bây giờ là hơn 1 tuổi mình vẫn cho con uống sữa này, nhìn thấy con bụ bẩm, hiếu động mình rất vui vì đã tìm được một loại sữa phù hợp với con. Có nhiều người còn khen mình chăm con khéo, nhưng cũng là do may mắn tìm được loại sữa hợp với con, chế độ ăn uống phù hợp nên con mới được như vậy.
Đến bây giờ thì mình có thể khẳng định : Hầu hết các sản phẩm sữa cùng chủng loại có giá trị dinh dưỡng và thành phần tương đương nhau. Nhưng cơ thể mỗi bé có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động khác nhau. Vì vậy, mình tin sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với con của mình nhất chứ không phải là sữa đắt nhất.
Chúc các mẹ cũng tìm được cho bé yêu nhà mình một loại sữa tốt nhất !
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Và Cách Dùng Sữa Ong Chúa Hiệu Quả.
Chào cả nhà, em đã dùng sữa ong chúa được hơn 1 năm và giờ đây em cảm nhận được hiệu quả của sữa ong chúa mang lại. Bằng chứng là trước đây khi chưa dùng sữa ong chúa thì da em bị mụn cám và mụn trứng cá, có cả mụn bọc nữa, da em thuộc da dầu và lỗ chân lông to, nên khi dù dùng các loại kem hay thuốc trị mụn gì cũng không hết. Vì những vấn đề này xuất phát từ nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, không cân bằng được. Em tìm đủ mọi phương pháp, uống tây, nam gì cũng không giảm được nhiều.
Nhưng khi em biết đến sản phẩm sữa ong chúa từ một người cô bên Úc, lúc đầu nghe cô nói e cũng không tin lắm, nhưng vẫn dùng thử để xem sao.
Thời gian đầu mỗi ngày em uống 2 viên sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ, em uống khi bụng đói để cơ thể hấp thu tốt hơn. Và mỗi tuần em đắp mặt nạ sữa ong chúa trộn với chanh hay sữa tươi từ 2 – 3 lần, vì da mặt em là da dầu nên không dám đắp nhiều.
Mấy ngày đầu khi đắp xong thấy da mịn hơn và nhìn thấy sáng hơn, nhưng sáng khi thức dậy thì thấy nổi mấy mụn nhỏ li ti màu trắng đầy mặt. Sợ quá em gọi cho cô mách vốn thì cô chỉ cười và nói đó là hiện tượng bình thường khi lần đầu dùng sữa ong chúa, vì sữa ong chúa kích thích điều hòa nội tiết tố nữ nên khi mới uống, cơ thể sẽ có vài hiện tượng thay đổi nhỏ như nổi mụn li ti hay da mặt đỏ hồng. Và một lý do nữa là hiện tượng mụn li ti nổi nhiều là do cơ thể kích thích đẩy mụn ra ngoài.
Nên hãy để ý thử xem, những nơi mà mụn li ti đã nổi thì khi lặn đi, nó không nổi lại chỗ đó nữa, mà sẽ nổi chỗ khác và đến khi hết mụn.
Nghe vậy mình tiếp tục dùng thêm và kiên trì đến tháng thứ 4 thì da mặt mình có sự thay đổi rõ ràng, khi soi gương mình không còn thấy mụn nổi nữa mà lỗ chân lông cũng đã nhỏ hơn trước, lượng dầu cũng giảm hẳn. Sáng ngủ dậy, rửa mặt thấy da mình trông trắng hồng và mịn màng nhìn thấy thích lắm. Giờ khi ra đường mình cũng không cần trang điểm nhiều, chỉ dùng ít son môi và mascara thôi nhìn vẫn xinh.
* Bí quyết của mình: là một khi bạn đã quyết định làm một việc gì đó để cải thiện làn da thì hãy kiên trì với nó. Dù ban đầu có những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra thì hãy tìm cách giải quyết và tiếp tục làm thì sẽ thấy được hiệu quả thôi. Vì mình thấy nhiều bạn thấy cái này hay thì làm thử rồi khi bị này nọ thì không đi tìm cách giải quyết mà chỉ than rồi lại thấy cái khác hay hơn cũng làm theo nhưng không kiên trì thì cũng không có kết quả.
Nguyễn Lê Giang Vũ
Dấu Hiệu Sắp Sinh: 11 Dấu Hiệu Chính Xác Nhất Mẹ Bầu Cần Nhớ
Lưu ý số thứ tự phổ biến càng thể hiện độ phổ biến đối với từng bà bầu:
Vào vài tuần cuối của thai kỳ, nếu các mẹ thấy bụng bầu tụt xuống dưới đáng kể thì điều này chứng tỏ dấu hiệu sắp sinh trong khoảng 1-2 tuần tới. Lý do cho việc này là vì khi mang bầu em bé nằm lên cơ hoành của mẹ khiến mẹ khó thở thì thời điểm này, thai nhi sẽ tụt xuống sâu qua vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời. Khi em bé nằm tụt ở dưới sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang của mẹ khiến bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu. Với những thai phụ mang thai lần 2 thì dấu hiệu sa bụng sẽ không xuất hiện rõ rệt bằng những bà mẹ đẻ con đầu lòng. Bởi cấu tạo xương chậu của những phụ nữ đã từng mang thai thường có cơ xương chậu đã dãn nở đủ rộng nên không nên thấy rõ.
10. Xuất hiện máu báo sinh
Rất nhiều mẹ bầu hoảng hốt khi thấy có máu kèm dịch tiết âm đạo. Đây được gọi là máu báo cho thấy bạn sắp chuẩn bị bước vào giai đoạn lâm bồn. Khi thấy máu xuất hiện ở âm đạo, bạn nên báo cho bác sĩ sớm để kiểm tra và theo dõi kịp thời. Thông thường đó là tin tốt lành cho thấy dấu hiệu sắp sinh của mẹ bầu, nên bạn đừng quá lo lắng.
9. Tiết nhiều dịch nhầy âm đạo
Những ngày cuối báo hiệu sắp sinh, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu tiết nhiều dịch âm đạo. Chất dịch này khá đặc được bong ra từ tử cung. Trước đây, nút nhày này bịt kín cổ tử cung để tránh viêm nhiễm trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, vài ngày sắp sinh, nút nhày sẽ tự động bong ra thành miếng lớn có màu vàng nhạt và đặc. Đôi khi dịch nhàu có lẫn chút máu. Đây là dấu hiệu tốt thông báo cho mẹ bầu chuẩn bị để đón bé yêu ra đời.
8. Những cơn co thắt thường xuyên và mạnh dần
Chắc chắn rồi, khi sắp lâm bồn, bà bầu luôn phải đối mặt với những cơn co thắt càng lúc càng mạnh hơn và liên tục. Bạn có thể cảm giác những cơn co thắt nhẹ trước vài
tuần. Nhưng càng lúc, chúng càng trở nên rõ ràng hơn. Đó là do các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị đưa bé yêu ra ngoài.
Các bác sĩ cho biết chỉ 10 % các ca sinh nở vỡ nước ối trước khi xuất hiện những cơ đau. Thông thường khi bà bầu có dấu hiệu vỡ nước ối, hãy tới bệnh viện ngay lập tức. Cơn đau và co thắt sẽ diễn ra càng mạnh để giúp cổ tử cung mở rộng. Mẹ bầu sẽ sẵn sàng với việc sinh nở sau 1-2 giờ vỡ nước ối tùy theo cơ địa từng người.
6. Cổ tử cung mở
Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh để bác sĩ xem xét mẹ bầu đã sẵn sàng cho công cuộc vượt cạn hay chưa. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được cổ tử cung mở rộng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Bác sĩ cũng sẽ giúp bạn kiểm tra độ mở của tử cung vào lần khám thai gần nhất. Mặc dù vậy, tốc độ mở của tử cung lại tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu.
5. Thường xuyên đau lưng hay bị chuột rút
Các mẹ đã từng sinh con cho hay rằng tuần cuối khi sắp sinh họ thường có cảm giác đau lưng kinh khủng. Đây là dấu hiệu của em bé đang tụt xuống dưới tạo áp lực lên phần xương chậu ở phía dưới và tử cung bị kéo căng khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng đau lưng không ngừng. Vì vậy nếu bạn cảm giác điều này thì đừng lo lắng đây là thông điệp báo hiệu em bé sắp ra đời.
Nếu cân nặng của bạn tăng liên tục trong suốt thời kỳ mang thai thì đây là lúc bạn sẽ thấy mình bớt mũm mĩm hơn đấy. Vào giai đoạn sắp sinh, bà bầu thường có dấu hiệu sụt cân nhưng không ảnh hưởng tới thai nhi, Đây thật ra do lượng nước ối của bà bầu giảm xuống mà thôi.
2.Các khớp được dãn ra
Khi em bé sắp chuẩn bị ra đời, bạn sẽ nhận thấy cơ thể mình chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng cho giai đoạn này. Một trong những bằng chứng rõ nét đó là hoocmorne relaxin được tiết ra nhiều hơn để làm mềm và dãn các dâu chằng. Sau đó khớp của bạn cũng được nới lỏng ra. Điều này nhằm giúp xương chậu mở rộng hơn để phục vụ cho quá trình vượt cạn được dễ dàng.
Đây là hệ quả của việc bụng mẹ bầu tụt xuống thấp hơn. Bởi khi đó, áp lực từ thai nhi lên cơ hành và dạ dày của mẹ sẽ được giảm bớt. Bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn, thậm chí chứng ợ nóng quen thuộc trong thai kỳ cũng sẽ biến mất.
Từ khóa được tìm kiếm:
dau hieu sap sinh
nhung dau hieu sap sinh
mẹ bầu sắp sinh
https://babaucanbiet com/dau-hieu-sap-sinh/
dau hieu sap sanh
co bau sap sinh
dau hieu ba bau sap sinh
dau hieu sap sinh chinh xac nhat
dau hieu sinh
dấu hiệu sắp sinh em bé
Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Sắp Sinh: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tế Từ Các Mẹ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!