Xu Hướng 3/2023 # Đau Đầu Khi Mang Thai: Lời Khuyên Hữu Ích Dành Cho Mẹ Bầu # Top 7 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đau Đầu Khi Mang Thai: Lời Khuyên Hữu Ích Dành Cho Mẹ Bầu # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Đau Đầu Khi Mang Thai: Lời Khuyên Hữu Ích Dành Cho Mẹ Bầu được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Có bao nhiêu loại đau đầu?

Hầu hết các cơn đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát. Điều này có nghĩa là cơn đau đầu xảy ra bởi chính nó. Nó không phải là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác gây nên.

Các loại đau đầu nguyên phát bao gồm:

Đau đầu do căng thẳng.

Đau nửa đầu.

Đau đầu từng cơn theo chu kỳ.

Với đau đầu thứ phát, do một số vấn đề sức khỏe gây nên. Mẹ thường hay gặp trong tiền sản giật.

2. Đau đầu khi mang thai biểu hiện như thế nào?

Đau đầu thường hay xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra là do cơ thể mẹ cần tăng lưu thông máu để nuôi con và do thay đổi nội tiết tố. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Căng thẳng hoặc lo lắng, mệt mỏi, nghẹt mũi, mỏi mắt và dinh dưỡng không dầy đủ.

Tình trạng này thường khác nhau ở mỗi người. Mẹ có thể có những cảm giác như:

Đau âm ỉ.

Đau nhói hoặc cảm giác đập theo nhịp mạch.

Đau dữ dội ở một hoặc cả hai bên.

Đau ở sau một hoặc cả 2 hốc mắt.

Nếu mẹ có tình trạng đau nửa đầu, mẹ có thể kèm theo các dấu hiệu khác đi kèm. Bao gồm:

Buồn nôn và nôn.

Nhìn thấy những chớp hoặc tia sáng léo qua mắt.

Có điểm mù khi nhìn, cảm giác như có ruồi ngang tầm mắt.

3. Một số nguyên nhân

3.1 Trong ba tháng đầu thai kỳ

Đau đầu do căng thẳng là phổ biến trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Tình trạng này xảy ra là do cơ thể bạn đang cần thay đổi rất nhiều để phù hợp cho quá trình mang thai. Những thay đổi này bao gồm:

Thay đổi nội tiết tố.

Lưu lượng máu cao hơn.

Thay đổi cân nặng khi mang thai.

Ngoài ra, mẹ còn có thể đâu đầu ở ba tháng đầu thai kỳ do các nguyên nhân khác cũng khá phổ biến như:

Tình trạng mất nước.

Buồn nôn và ói mửa.

Thiếu ngủ.

Dinh dưỡng không đủ trong thai kỳ.

Lượng đường trong máu thấp, hạ đường huyết.

Quá ít hoạt động thể chất.

Đột ngột thay đổi tầm nhìn.

3.2 Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ

Đau đầu trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Tăng cân nhiều.

Thay đổi tư thế đột ngột.

Ngủ quá ít.

Chế độ dinh dưỡng ké.

Đau mỏi do căng cơ, căng dây chằng.

Huyết áp cao.

Đái tháo đường thai kỳ.

3.3 Huyết áp cao

Ở ba tháng giữa và cuối thai kỳ, đau đầu có thể là một dấu hiệu cho thấy mẹ có huyết áp cao. Theo thống kê tại Mỹ cho thấy, có khoảng 6 – 8% phụ nữ mang thai có huyết áp cao trong thai kỳ.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cảnh báo rằng huyết áp cao khi mẹ mang thai nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Huyết áp cao trong thai kỳ còn được gọi là tiền sản giật, thường phổ biến nhất sau tuần 20 của thai kỳ.

Nếu bạn có thai, huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ:

Đột quỵ.

Sản giật (biến chứng của tiền sản giật).

Lưu lượng oxy thấp đến em bé.

Tăng tuần suất sinh non, trước 37 tuần.

Nhau bong non.

Cân nặng của bé khi sinh thấp.

4. Mẹ nên đối phó với đau đầu khi mang thai như thế nào?

Để ngăn ngừa đau đầu, mẹ hãy để ý xem điều gì khiến mẹ dễ gây ra nguy cơ dẫn đến đau đầu nhất? Mẹ có sử dụng các chất kích thích như (rượu bia, café, v.v.) không? Mẹ có cảm thấy ngột ngạt không? Mỏi mắt khi sử dụng máy tính, hoặc các đồ vật điện tử cũng sẽ khiến mẹ dễ đau đầu hơn đấy!

4.1 Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nếu mẹ nghĩ đau đầu là do thiếu ngủ, mẹ cần ngủ nhiều hơn ở buổi tối. Nếu mẹ mệt trong ngày, hãy dành cho mình một giấc ngủ trưa, hoặc chợp mắt trong thời gian ngắn.

Khi mang thai những tháng đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ dễ mệt mỏi. Hãy lắng nghe cơ thể mình và đừng nên quá sức.

4.2 Uống đủ nước trong ngày

Uống đủ nước cũng là một cách giúp phòng ngừa và giảm tần suất đau đầu. Bởi vì đau đầu là một trong những dấu hiệu thể hiện cơ thể đang thiếu nước. Thậm chí đau đầu còn là dấu hiệu xuất hiện sớm hơn cảm giác khát nước.

Vì thế, mẹ nên cần uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Trên thực tế, nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho mẹ. Một ml nước tương ứng với 1 kcal. Vì thế uống đủ nước vừa giúp mẹ giảm đau đầu, vừa giúp cơ thể tràn đầy năng lượng hơn.

4.3  Khi xuất hiện cơn đau đầu

Hãy thử áp một miếng gạc hoặc khăn ấm ở ở trên mặt, hai mắt, quanh mũi và thái dương. Điều này sẽ giúp mẹ thư giãn đầu óc, và cơn đau đầu sẽ trở nên dễ chịu hơn.

Trường hợp mẹ cảm thấy đau đầu do căng thẳng, stress. Hãy thử chườm túi nước đá hoặc khăn khăn lạnh lên trán và sau gáy. Điều này cũng sẽ có tác dụng thư giãn, và giúp mẹ bình tĩnh hơn.  

Tắm nước ấm cũng là một cách giúp mẹ xả stress. Tuy nhiên, mẹ nên tránh tắm trong bồn nước ấm khi mang thai. Bởi vì khi mang thai, mạch máu của mẹ sẽ giãn ra cùng với lưu lượng máu tăng, huyết áp của mẹ sẽ thấp hơn bình thường. Khi mẹ tắm trong bồn nước nóng quá lâu, sẽ khiến mạch máu càng giãn ra hơn. Mẹ sẽ càng cảm thấy chóng mặt và khó chịu.

 Khi đang đau đầu, việc mát xa cổ, vai, mặt và vùng dầu sẽ giúp đánh bay đi cơn đau đầu. Mẹ có thể tự mát-xa hoặc nhờ người thân hỗ trợ.

5. Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu mẹ đau đầu dữ dội, dai dẳng, thường xuyên hoặc kèm theo mờ mắt, thay đổi thị lực. Trường hợp có ngất xỉu, lên cơn co giật, sẽ cần người xung quanh hỗ trợ tìm đến cấp cứu tại cơ sở Sản phụ khoa gần nhất.

Acetaminophen là thuốc giảm đau an toàn cho hầu hết phụ nữ khi sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng quá mức, nó có thể gây ra các vấn đề về gan chẳng hạn như tăng men gan hoặc làm đau đầu thêm.

Nếu mẹ bị đau nửa đầu trước và trong khi mang thai. Điều này cũng nên được bàn luận với bác sĩ. Bởi vì bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ nên tránh một số loại thuốc.  

6. Một số điểm quan trọng

Huyết áp cao là một nguyên nhân nghiêm trọng gây đau đầu khi mang thai. Mẹ có thể bị huyết áp cao bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ có thể không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào cả. Vì thế, nếu có thể, mẹ nên kiểm tra huyết áp ít nhất một lần một ngày với máy theo dõi huyết áp tại nhà.

Khi khám thai, hãy cho bác sĩ biết nếu mẹ bị đau đầu bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Ngoài ra, nếu mẹ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đau nửa đầu, huyết áp cao, co giật hoặc tiểu đường, cần khai báo sớm với bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi thai nghén chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, mẹ chỉ được sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cần tuân thủ tất cả các lời khuyên về chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Bên cạnh đó, khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ hiểu hơn về những vấn đề phát sinh khi mẹ mang thai.

Tuy đau đầu là tình trạng phổ biến và khiến mẹ thường hay than phiền. Tuy nhiên hầu hết các nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai là có thể điều trị hoặc phòng ngừa được với sự chăm sóc đúng đắn và hợp lý. Quan trọng hơn, mẹ cần khai báo về những than phiền của mẹ khi mang thai. Điều này sẽ giúp bác sĩ xem xét các nguyên nhân nghiêm trọng khác gây ra cơn đau đầu tương tự. 

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Đau Hông Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Một Số Bài Tập Hữu Ích Cho Mẹ Bầu

Đau hông trong quá trình mang thai là tình trạng rất thường gặp. Cơn đau thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Tuy nhiên, nó cũng có thể bắt đầu sớm ở tam cá nguyệt thứ nhất.

Thống kê cho thấy, khoảng 32% phụ nữ mang thai báo cáo tình trạng đau hông tại một vài thời điểm trong quá trình mang thai. Cơn đau có thể tập trung ở vùng bên hông hoặc phía sau vùng hông, hoặc ở vùng khung chậu nói chung. Tính chất đau có thể là đau nhói, đau âm ỉ. Cơn đau xuất hiện dần dần hoặc đột ngột.

Khớp hông là một khớp lớn trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc chịu sức nặng của cơ thể, cũng như sự chuyển động của cơ thể. Vì vậy, việc đứng trong thời gian dài, ngồi hoặc nằm ở một vài tư thế có thể làm nặng thêm triệu chứng đau hông khi mang thai.

Nhiều nguyên nhân gây đau hông khi mang thai đã được xác định. Triệu chứng này thường không phải là dấu hiệu của một biến chứng nào hay bạn đã làm sai điều gì đó. Cùng điểm qua năm nguyên nhân gây đau hông khi mang thai thường gặp.

Như đã nói, khớp hông đóng vai trò hỗ trợ, chịu sức nặng cơ thể trong khi nghỉ ngơi hay hoạt động. Vì vậy, việc tăng cân trong thai kỳ sẽ gây nhiều áp lực hơn cho xương và khớp của bạn. Tăng cân quá mức có thể dẫn đến đau hông hoặc những khó chịu khác.

Phụ nữ mang thai cần được kiểm soát và theo dõi sự tăng cân trong thai kỳ. Các bác sĩ khuyên bạn nên tăng cân từ 11 đến 15 kg. Tuy nhiên, đây là con số chung. Số cân nặng tăng lên còn phụ thuộc vào cơ địa, bệnh lý của mẹ bầu.

Mẹ bầu cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về việc tăng cân khi mang thai. Không cố gắng giảm cân khi mang thai trừ khi được khuyến cáo đặc biệt và có sự theo dõi sát sao của bác sĩ.

Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất nhiều hormone relaxin (thư giãn). Như tên gọi của nó, hormone relaxin giúp thư giãn các mô liên kết và làm giãn dây chằng tử cung. Vùng chậu hông cần được mở rộng để thai kỳ lớn lên. Điều này có thể dẫn đến những cảm giác khó chịu vùng chậu hông, đặc biệt là đau lưng hoặc đau hông.

Cân nặng chủ yếu tập trung vào vùng quanh bụng của mẹ bầu có thể làm thay đổi tư thế đáng kể. Không những vậy, vị trí của em bé trong bụng thiên về một bên nào đó hơn,. Điều này cũng gây nên đau nhức vùng hông.

Tư thế xấu còn xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu. Bế một em bé trên hông hoặc mang các vật nặng với tư thế không thích hợp có thể dẫn đến đau hông.

Hãy cố gắng luyện tập cho mình một tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày. Giảm số lượng vật nặng mà mẹ bầu nâng hoặc mang theo. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi khi đi bộ.

Trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ, mẹ bầu tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh để tránh gây thêm áp lực cho khớp và cơ bắp.

Loãng xương thoáng qua

Mẹ bầu có thể bị đau ở vùng hông hoặc khớp háng. Để có được chẩn đoán chính xác, bạn sẽ cần đến chụp cộng hưởng từ (MRI).

Tình trạng loãng xương thoáng qua này thường cải thiện hơn ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, gãy xương hông có thể xảy ra. Điều này cần nhiều thời gian hơn để chữa lành.

Tư thế ngủ nghiêng một bên có thể góp phần vào cơn đau hông. Bởi vì tư thế này khiến tăng áp lực lên khớp của bạn. Tuy nhiên, trong những tư thế ngủ của mẹ bầu thì ngủ nghiêng bên có lẽ là sự lựa chọn thoải mái nhất.

Nếu tư thế này gây khó chịu cho vùng hông, mẹ bầu có thể đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối. Mục đích là để chân của mẹ bầu thẳng hơn trong khi ngủ.

Động tác kéo giãn trong yoga có thể giúp nới lỏng sự căng của vùng hông và giảm đau. Yoga cũng có thể là một bài tập tốt cho mẹ bầu vì những động tác khá nhẹ nhàng và cường độ thấp.

Tuy nhiên, một số hình thức yoga không phù hợp với phụ nữ mang thai. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng người hướng dẫn của mình biết bạn đang mang thai để hướng dẫn những bài tập phù hợp.

Tư thế khởi đầu: quỳ bằng hai bàn tay và hai đầu gối. Hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt song song vuông góc với sàn.

Giữ đầu ở vị trí thoải mái, mắt nhìn hướng lên trên.

Hít vào. Đẩy mông lên cao, lưng võng xuống. Mở ngực, đầu ngẩng cao hướng lên trần nhà. Chú ý siết hông hướng lên trên, siết cơ bụng hướng xuống.

Giữ tư thế trong vài giây hoặc lâu hơn có thể.

Thở ra, nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu.

Lặp lại tư thế 5 – 6 lần.

Tư thế khởi đầu: quỳ bằng hai bàn tay và hai đầu gối. Hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt song song vuông góc với sàn.

Từ từ hạ thấp phần trên cơ thể ra phía sau sao cho phần mông ngồi lên bàn chân và đầu chạm vào mặt sàn.

Có một vài bài tập trị liệu mẹ bầu có thể thử tại nhà để giúp giảm đau.

Tư thế khởi đầu vẫn là quỳ 4 điểm. Hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt song song vuông góc với sàn.

Trượt đầu gối một bên ra trước càng xa càng tốt về phía tay đối diện. Đồng thời, trượt chân còn lại ra phía sau cho đến khi bạn cảm thấy căng vùng phía dưới của chân phía trước.

Giữ tư thế này trong 30 – 60 giây

Lặp lại với bên đối diện.

Ngồi trên một chiếc ghế ổn định.

Nắm cổ chân của một chân đặt lên đùi chân đối diện, tạo thành hình số 4.

Ngồi thẳng, giữ cho cột sống của bạn thẳng trục.

Nghiêng vùng chậu về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy căng.

Giữ trong 20 – 30 giây.

Lặp lại bên đối diện.

Tác dụng nhiệt từ nước ấm hoặc đồ mang lại nhiều lưu lượng máu đến vùng hông hơn. Ngoài ra, nó cũng làm giảm triệu chứng cứng khớp và co thắt cơ bắp.

Thư giãn trong bồn tắm nước ấm có thể làm giảm triệu chứng đau hông của mẹ bầu. Hãy đảm bảo nhiệt độ của nước phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Mặc dù đau hông khi mang thai có thể bình thường nhưng nếu cơn đau đang cản trở cuộc sống hằng ngày thì bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, hãy chú ý. Đau và đặc biệt kèm theo các cơn co thắt có thể là dấu hiệu của sinh non. Các cơn co thắt có thể cảm giác như bị co thắt dạ dày, cách nhau 10 đến 12 phút hoặc gần hơn. Một dấu hiệu khác là dịch tiết âm đạo, màu hồng hoặc nâu.

Duy trì lối sống tích cực trong suốt thai kỳ của bạn. Những bài tập cường độ thấp, như đạp xe đạp, đi bộ, bơi lội có thể phù hợp để tránh đau hông.

Tăng cân có kiểm soát.

Mang giày đế bằng, có hỗ trợ vòm bàn chân tốt trong khi tập thể dục hoặc các hoạt động sống hằng ngày.

Luôn duy trì tư thế tốt trong khi ngồi, đứng, nâng hoặc mang vật nặng.

Tránh những hoạt động có thể làm nặng thêm cơn đau hông. Ví dụ như bắt chéo chân, đứng trong thời gian dài, nâng vật nặng.

Có thể dùng đai hỗ trợ vùng chậu để làm giảm áp lực lên vùng chậu.

Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng trong suốt thai kỳ.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay những vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.

Cách Giảm Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu An Toàn Cho Mẹ Bầu

Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm. Vì vậy nếu áp dụng biện pháp giảm đau nhức lưng không an toàn, sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau nhức lưng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên 3 tháng đầu là thời điểm cơ thể có nhiều sự thay đổi. Những thay đổi đột ngột này khiến bạn thường xuyên bị đau nhức và mệt mỏi.

Việc cải thiện cơn đau không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mải, tránh cảm giác nặng nề khó chịu mà còn tác động tích cực đến tâm lý. Một số mẹ bầu ốm nghén và đau nhức thường xuyên dẫn đến stress, suy nhược và căng thẳng.

Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích bạn nên thực hiện những biện pháp an toàn nhằm cải thiện cơn đau ngay tại nhà.

1. Thực hiện đúng tư thế

Việc ngồi, đứng và nằm sai tư thế chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức lưng. Một số người đã duy trì các tư thế này từ trước khi mang thai nhưng đến thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, cơn đau mới phát sinh.

Các chuyên gia cho rằng, cơ thể phụ nữ thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn khi mang thai. Chính vì vậy, việc duy trì những tư thế sai lệch có thể khiến bạn thường xuyên bị đau nhức.

Để cải thiện cơn đau, bạn cần thực hiện ngồi, đứng và nằm đúng tư thế. Nếu cảm thấy khó chịu khi ngồi hoặc nằm, bạn có thể sử dụng gối nâng đỡ hoặc gối chuyên biệt cho bà bầu để cải thiện tình hình.

2. Hạn chế đứng hoặc di chuyển thường xuyên

Việc đứng và di chuyển thường xuyên có thể gây đau nhức lưng. Vì vậy bạn nên hạn chế đứng hay di chuyển quá thường xuyên trong thời gian mang thai.

Ngoài ra bạn nên sử dụng giày đế bệt, tránh đi giày cao gót. Giày cao gót làm tăng áp lực, gây đau nhức hông, thắt lưng và cổ chân. Hơn nữa, đi lại bằng giày cao gót có thể làm phát sinh những tình huống rủi ro như té, ngã,…

3. Tránh nâng vật nặng

Nhiều người cho rằng, phụ nữ ở những tháng cuối và giữa thai kỳ mới cần hạn chế nâng vật nặng. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức khỏe của mẹ bầu thường bất ổn. Điều này khiến xương khớp và các cơ quan khác dễ bị tổn thương khi có tác động vật lý.

Để giảm cơn đau, bạn nên hạn chế mang vác vật nặng. Bạn có thể nhờ người thân hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi bắt buộc phải di chuyển vật nặng.

4. Dành thời gian nghỉ ngơi

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn phụ nữ phải tập quen với những thay đổi của cơ thể. Việc đối mặt với nhiều thay đổi cộng với khối lượng công việc nặng nề có thể khiến bạn mệt mỏi và đau nhức thường xuyên.

Các chuyên gia xương khớp luôn khuyến khích phụ nữ mang thai dành thời gian nghỉ ngơi để giải phóng những suy nghĩ tiêu cực và giảm căng thẳng.

Tâm trạng thoái mải có thể giúp bạn giảm mệt mỏi và ít bị đau nhức xương khớp.

5. Massage

Massage có thể giúp giảm đau cơn đau nhanh chóng nhưng lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Tác động vật lý từ tay sẽ giúp mạch máu lưu thông, giảm chèn ép lên đốt sống thắt lưng và các dây thần kinh lân cận. Thực hiện massage thường xuyên còn giúp thư giãn và giảm căng thẳng ở mẹ bầu.

Nếu bạn bị đau nhức thường xuyên, bạn có thể đăng ký khóa massage chuyên sâu tại trung tâm y tế. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thực hiện các động tác massage giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng.

6. Chườm nóng

Nhiệt độ ấm sẽ giúp giãn đốt sống thắt lưng, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó làm giảm cảm giác khó chịu và nhức mỏi ở khu vực này.

Nên sử dụng nước ấm từ 60 – 70 độ C để chườm lên vùng thắt lưng. Đặt túi chườm trong khoảng 15 phút sẽ giúp cơn đau thuyên giảm.

7. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên ốm nghén và ăn uống thất thường. Tình trạng này có thể khiến cơ thể không được cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng.

Sức khỏe yếu, mệt mỏi khiến sức chịu đựng của cơ thể suy giảm, xương khớp dễ đau nhức khi có tác nhân từ bên ngoài tác động. Chính vì vậy, mẹ bầu nên cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

Nếu thường xuyên buồn nôn sau khi ăn, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn. Việc này sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, làm giảm cảm giác khó chịu và buồn nôn.

8. Luyện tập thường xuyên

Thói quen luyện tập đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Vận động thường xuyên với những bài tập có cường độ phù hợp sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, tăng độ dẻo dai, linh hoạt của đốt sống,…

Vận động hợp lý không chỉ giảm đau nhức lưng mà còn hạn chế các cơn đau nhức ở các vị trí khác. Phụ nữ mang thai luyện tập trong suốt thời gian thai kỳ sẽ dễ dàng hơn khi sinh nở.

Các bộ môn được khuyến khích cho phụ nữ mang thai, như: yoga, đi bộ, bơi lội,…

9. Gặp bác sĩ

Nếu triệu chứng không được cải thiện khi bạn thực hiện những biện pháp trên, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Đau lưng cũng có là biểu hiện của những bệnh lý tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để loại trừ những tình trạng nguy hiểm.

Dùng thuốc trong thời gian mang thai có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Do đó bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ, đồng thời phải tuân thủ theo liều lượng và tần suất được chỉ định.

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu có thể được cải thiện với những biện pháp đơn giản. Nếu nhận thấy triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Lời Khuyên Khi Sử Dụng Vitamin Tổng Hợp Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu

Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần bổ sung gì?

Các vitamin và khoáng chất đều cần thiết cho giai đoạn này, tuy nhiên một số chất không thể thiếu được ở 3 tháng đầu thai kỳ, đó là:

Vitamin tổng hợp chứa Acid folic

​Ở giai đoạn này, thai nhi đóng ống thần kinh lại để bắt đầu phát triển não bộ và tủy sống. Acid folic giúp thai nhi hoàn thiện tốt quá trình đó, hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của bé. Khi mẹ thiếu acid folic sẽ dẫn đến thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh, dị tật không não và cột sống. Bản thân người mẹ cũng có nguy cơ thiếu máu, biến chứng tiền sản giật.

Vitamin tổng hợp cho mẹ bầu chứa axit folic

Do đó đây là một chất không thể thiếu được ở giai đoạn mẹ bầu 3 tháng đầu. Hàm lượng acid folic được khuyến cáo cho các mẹ ở giai đoạn này là 600mcg/ngày.

Sắt trong vitamin tổng hợp cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Sắt là một thành phần quan trọng để tạo tế bào hồng cầu, giúp mẹ tạo máu. Giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ cần khá nhiều máu để cung cấp oxy và các dưỡng chất nuôi thai nhi. Khi thiếu sắt, mẹ sẽ bị thiếu máu biểu hiện là người xanh xao, mệt mỏi, chán ăn…sức khỏe kém, dễ gặp biến chứng tiền sản giật. Mặt khác thai nhi không đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển do mẹ thiếu máu, trẻ sinh ra nhẹ cân, da xanh xao, sức đề kháng kém.

Vậy nên trong chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng đầu không thể thiếu sắt. Nhu cầu sắt mỗi ngày của mẹ ở thời kỳ này là 30mg.

Vitamin tổng hợp chứa canxi cho phụ nữ mang thai

Giai đoạn này thai nhi chưa phát triển mạnh về xương và răng nên nhu cầu canxi chưa nhiều, nhưng không thể thiếu được. Thiếu canxi, ở mẹ sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, đau lưng, tê chân, chuột rút, mất ngủ…đặc biệt nghiêm trọng hơn ở thai nhi, nếu giai đoạn nền tảng này mà không đủ canxi, bé sẽ bị còi xương bẩm sinh, dị dạng xương, chậm phát triển…

Do đó, mẹ bầu cần cung cấp canxi mỗi ngày. Hàm lượng canxi khuyến cáo dành cho mẹ ở 3 tháng đầu là 800mg/ngày.

Các loại vitamin cần thiết cho mẹ bầu

Các vitamin đều cần thiết cho mẹ bầu, giai đoạn này đặc biệt không thể thiếu được 4 loại vitamin sau đây:

+ Vitamin A mỗi ngày mẹ cần 800 mcg/ngày.

+ Vitamin D là 800 IU /ngày.

+ Vitamin E mẹ cần bổ sung trong khoảng 5-10 mg/ngày.

+ Vitamin C trong khoảng 70- 90 mg/ ngày.

Bổ sung DHA trong vitamin tổng hợp

đây là thành phần rất quan trọng của não bộ và thị lực, nó giúp thai nhi phát triển tốt về trí não, khả năng nhận thức, tăng cường thị lực cho bé. Thêm nữa còn giúp bé có hệ miễn dịch khỏe, tránh mắc các bệnh về hệ hô hấp như hen suyễn, dị ứng…

Khi thiếu DHA không những con phát triển chậm về não bộ, nhận thức kém mà mẹ còn có nguy cơ sinh con, dễ mắc các bệnh về tiền sản giật.

Chính vì vậy, mỗi ngày các mẹ bắt buộc phải bổ sung 100- 200mg DHA để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”, con phát triển tốt.

+ Sản phẩm vitamin tổng hợp cho bà bầu phải có thành phần đầy đủ dưỡng chất thiết yếu theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Tránh chọn những sản phẩm nhiều thành phần nhưng hàm lượng mỗi thành phần không đủ, hoặc quá cao so với khuyến cáo Bộ Y Tế.

Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu

+ Nên chọn loại vitamin tổng hợp không có hoặc ít có tác dụng phụ, nếu không xem xét kỹ, các mẹ có thể chọn phải loại sản phẩm có một số tác dụng phụ như nóng trong, táo bón…

+ Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Từ nguồn gốc nguyên liệu, nhà máy sản xuất đến công ty phân phối. Đặc biệt sản phẩm nhập khẩu có rất nhiều hàng giả, hàng nhái. Các mẹ nên chọn những sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên thị trường nước ta.

+ Quy cách đóng gói phải tiện lợi, dễ sử dụng, tốt nhất nên chọn sản phẩm không có hoặc ít có mùi để mẹ bầu dễ uống.

+ Giá cả phải hợp lý, thành phần các loại vitamin tương đối giống nhau, nếu mình chưa có điều kiện nên chọn sản phẩm có giá cân đối với khả năng của mình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Đầu Khi Mang Thai: Lời Khuyên Hữu Ích Dành Cho Mẹ Bầu trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!