Xu Hướng 6/2023 # Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Bầu Phải Làm Sao? # Top 13 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Bầu Phải Làm Sao? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Bầu Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bị đau dạ dày khi mang thai khiến cho bà bầu vô cùng lo lắng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé cũng như sinh hoạt hàng ngày của thai phụ đặc biệt là đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Biểu hiện và tác hại của bệnh đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện thai nghén như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì bạn sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của đau dạ dày như ợ chua, trào ngược, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị. Bên cạnh đó, những món ăn khoái khẩu thường ngày của chị em phụ nữ, đặc biệt trong thai kỳ như xoài, cóc, ổi,mận… sẽ khiến cho các cơn đau tái phát nghiêm trọng hơn do chúng có chứa rất nhiều acid, muối ớt cay ăn kèm sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Trong lúc mang thai, nhất là mang thai 3 tháng đầu, dạ dày sẽ chịu áp lực do tình trạng nôn nhiều. Khi hết triệu chứng này, tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.

Mang thai nặng nề, cộng với cảm giác khó chịu khi ăn và cảm giác đau tức trong vùng dạ dày sẽ khiến phụ nữ khó chịu, buồn bực, kém ăn mất ngủ, căng thẳng và kém tập trung… những biểu hiện này của phụ nữ có thể là do cơ thể suy nhược. Nếu để suy nhược kéo dài có thể khiến thai phải sinh non, yếu ớt, chậm phát triển,…

Bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

1/ Ăn uống hợp lý

-Tránh ăn những thực phẩm khô, cứng chẳng hạn như hoa quả sấy, lương khô, dưa muối, măng, hẹ, cà… -Tuyệt đối không sử dụng thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, rượu, thức ăn cay, món chua hoặc món dễ sản sinh acid như khoai lang, khoai tây, dưa muối… -Khi ăn, bà bầu nên ăn từ tốn, không ăn quá nhanh hay quá no vì sẽ khiến dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn. -Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như các món tinh chế từ bột mỳ như cháo, mỳ, cơm mềm. Tinh bột từ nguồn thực phẩm này chứa chất kiềm, có khả năng bão hòa acid trong dạ dày. Sữa, trứng cũng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng. -Ăn nhiều hải sản để bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm, chất rất quan trọng để làm lành chỗ bị viêm loét. -Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu. – Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên ăn các món luộc, hấp, ninh thay vì chiên, xào với nhiều dầu mỡ.

-Tránh vận động mạnh sau khi ăn, cũng không nên nằm ngay lúc này. -Không nên để bụng quá đói, bởi lúc này acid tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

2/ Sinh hoạt lành mạnh

Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Do đó, bà bầu nên cố gắng giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Tránh suy nghĩ quá nhiều, gây stress, và tuyệt đối không nên thức khuya.

3/ Lưu ý nếu trị bệnh bằng thuốc

Nếu chưa chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày trước khi mang thai, bệnh sẽ trở nên nặng hơn trong thai kỳ. Ợ chua, đau vùng thượng vị là những triệu chứng bạn phải đối mặt mỗi khi cơn ốm nghén xuất hiện. Có khi cảm giác đau còn dữ dội hơn khi bầu nôn ói quá nhiều. Với trường hợp này, bầu nhất định phải đi thăm khám để được bác sĩ kê toa thuốc thích hợp. Có thể thấy, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, áp lực hơn vì thế áp dụng những cách cách phục trên sẽ giúp chị em cải thiện được bệnh đồng thời tham khảo ý kiến bác sỹ để chữa bệnh an toàn. Đối với bệnh nhân đau dạ dày khác, để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra như nóng rát, đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn,.. có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có bán tại các hiệu thuốc rất tiện lợi và hiệu quả.

Mẹ Bầu Bị Đau Bụng Ra Máu Cục Khi Mang Thai Tháng Đầu Phải Làm Sao?

tháng đầu là một trong những triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường. Tình trạng này có thể do sang chấn hoặc sau sang chấn hoặc xảy ra do những yếu tố khác tác động. Máu thường có màu đỏ tươi, đen hoặc đỏ thẫm, lượng nhiều hay ít là do cơ địa của mỗi người.

Ra máu cục chiếm 25% trong thai kì, chủ yếu là trong 3 tháng đầu thai kì. Nếu tình trạng máu đậm, kèm theo đau bụng, lượng máu ra ồ ạt thì cần đặc biệt cẩn trọng bởi có thể là dấu hiệu dọa sảy thai rất nguy hiểm.

Ra máu cục khi mang thai có phải máu báo có thai hay không? Thực tế máu báo có thai thường có màu nâu thẫm hoặc hồng nhạt, chỉ khoảng vài giọt hoặc dai dẳng ít trong vài ngày là hết và không kèm theo đau bụng. Vì vậy, ra máu cục thường là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng hơn và mẹ bầu nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn kịp thời.

Nguyên nhân gây ra máu cục khi mang thai

Ra máu cục khi mang thai có thể là triệu chứng cảnh báo các vấn đề rắc rối như sau:

– Mang thai ngoài tử cung: Nếu bạn thấy ra máu ồ ạt, đau quặn vùng bụng dưới có thể do mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng phải can thiệp càng sớm càng tốt để tránh thai vỡ ra ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

– Tụ dịch màng nuôi: Bóc tách màng nuôi, tụ dịch dưới màng nuôi có thể do nhiều yếu tố gây nên. Mẹ bầu sẽ có triệu chứng đau bụng, ra máu và kết quả tụ dịch chỉ được phát hiện qua hình ảnh siêu âm. Tụ dịch màng nuôi cần được ngăn chặn sớm để tránh sảy thai.

– Dọa sảy thai: Dọa sảy thai, động thai là tình trạng thường gặp ở 3 tháng đầu thai kì. Lúc này thai nhi chưa ổn định trong tử cung, chế độ ăn uống kém, hoạt động mạnh, sinh hoạt tình dục không đúng cách… đều có thể dẫn đến dọa sảy.

– Sảy thai hoặc thai lưu: Nếu bạn đang có các triệu chứng nghén mà đột ngột mất hẳn kèm theo đau bụng, ra máu thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám.

Làm thế nào khi bị ra máu cục khi mang thai tháng đầu

Khi bạn thấy ra máu cục khi mang thai tháng đầu cần phải lập tức làm những điều sau:

– Theo dõi cẩn thận lượng máu nhiều hay ít, màu sắc như thế nào, đỏ tươi hay hồng, nâu thẫm, có kèm theo các triệu chứng nào khác hay không.

– Đi khám khẩn cấp nếu thấy các dấu hiệu lạ.

– Nếu bị dọa sảy, động thai, tụ dịch dưới màng nuôi… cần phải nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

– Không quan hệ tình dục trong thời gian nhạy cảm này.

– Tăng cường ăn các thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu, mềm như cháo loãng, hoa quả để cơ thể phục hồi.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo để tránh tình trạng viêm nhiễm.

– Nếu bị thai ngoài tử cung, sảy thai, thai chết lưu cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.

Làm thế nào để phòng ngừa ra máu cục đông khi mang thai

Để ngăn ngừa ra cục máu đông khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:

– Khám thai, siêu âm thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ sản khoa để phát hiện và điều trị sớm bất thường trong thai kì.

– Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai để giải quyết triệt để các bệnh lý về phụ khoa.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi giày cao gót, tránh mang vác các vật nặng khi mang thai.

– Ăn uống điều độ, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm đông lạnh, không rõ nguồn gốc, đồ ăn tăng nguy cơ sảy thai…

– Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, sản phẩm có chứa cồn, các chất hóa học…

Sử dụng Khang mẫu nhi – Hỗ trợ an thai từ thảo dược

Ngoài các biện pháp trên, để phòng tránh bị dọa sảy thai, động thai, mẹ bầu cũng nên tham khảo – được nghiên cứu ứng dụng từ bài thuốc cổ truyền “Thái sơn bàn thạch thang” nổi tiếng là thánh dược an thai.

Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Thủy Đậu Mẹ Bầu Phải Làm Sao?

Khi mẹ bầu bị thủy đậu nên xử lý thế nào?

Trong lúc mang thai, mẹ bầu nên được xét nghiệm để kiểm tra bệnh thủy đậu khi có các dấu hiệu mắc bệnh như ngứa, nổi mụn nước, phát ban, sốt,… Mẹ bầu cần chú ý sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời khi có các dấu hiệu hướng tới bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bà mẹ và cả thai nhi, tránh được các biến chứng không mong muốn.

Mẹ bầu cần đến bác sĩ để khám khi bị thủy đậu

Khi được chẩn đoán mắc thủy đậu. Việc đầu tiên cần làm là phải tránh tiếp xúc hoặc dùng các biện pháp phòng tránh đối với những người xung quanh để tránh lây lan virus. Sau đó bà bầu cần tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị sớm.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bà bầu dùng thuốc kháng virus là acyclovir để tiêu diệt virus VZV. Đồng thời cần nghỉ ngơi, ăn uống nhiều để bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng của cơ thể. Không nên gãi nhiều vì có thể gây vỡ các bọng nước dễ lây lan và để lại sẹo xấu hoặc gây nhiễm trùng. Không gian sống cũng cần phải dọn dẹp sạch sẽ và thoáng khí, vật dụng cá nhân phải dùng riêng để tránh lây nhiễm.

Trường hợp nặng khi bà bầu không phát hiện và chữa trị kịp thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi thì phải xử lý theo phác đồ y học. Có thể phải bỏ thai hoặc lấy thai ra khi thai bị sảy hoặc chết lưu.

Làm sao để mẹ bầu có thể phòng tránh thủy đậu?

Trong lúc mang thai, mẹ bầu không nên tiếp xúc với quá nhiều người ở những nơi không cần thiết. Nên tiêm vacxin phòng uốn ván trước khi mang thai là tốt nhất, hoặc trong các tháng đầu của thai kỳ khi chưa bị thủy đậu. Tiêm vacxin là các phòng bệnh hữu hiệu và giá trị nhất.

Tiêm vacxin là một trong những cách giúp mẹ bầu phòng tránh thủy đậu

Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như nổi mụn nước, ngứa, sốt, phát ban,… phải đưa mẹ bầu tới bác sĩ để khám và xử trí kịp thời.

Như vậy bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bản chất thủy đậu là bệnh lành tính. Tuy nhiên bất cứ bệnh lý gì khi mang thai cũng nguy hiểm vì nếu không xử trí sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Bất cứ bệnh lý gì khi mang thai cũng nguy hiểm vì nếu không xử trí sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Nhưng mức độ nguy hại của thủy đậu còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh cũng như cách xử trí của từng mẹ bầu.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé

Khi các mẹ mắc thủy đậu trong lúc mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra các kháng thể kháng lại virus gây bệnh. Các kháng thể này có thể truyền sang thai nhi theo đường máu qua rau thai. Vì vậy nếu mẹ bầu bị thủy đậu vào những tuần đầu mang thai thì kháng thể của thai nhi càng nhiều, nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh thấp. Ngược lại nếu bà bầu mắc thủy đậu vào những tuần cuối thì lượng kháng thể truyền cho thai nhi ít, nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh cao hơn nhiều.

Ngoài việc truyền bệnh sang con như trên thì thủy đậu cũng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu lên mẹ như ngứa ngáy khó chịu, có thể bị sốt, ăn uống kém, vệ sinh cơ thể khó khăn. Tác hại nguy hiểm nhất mà thủy đậu gây ra khi mang thai là có thể gây sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.

Đau Nửa Đầu Bên Trái Khi Mang Thai. Phải Làm Sao?

(27/05/2020)

Đau nửa đầu bên trái khi mang thai đã gây ra không ít mệt mỏi khó chịu cho mẹ và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy đau nửa đầu bên trái khi mang thai phải làm sao?

Nguyên nhân đau nửa đầu bên trái khi mang thai

Ở phụ nữ mang thai, sự tăng lên của nội tiết tố estrogen bên trong cơ thể, nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ đã dẫn đến những cơn đau nửa đầu theo chiều hướng mạnh lên hoặc yếu đi. Vào 3 tháng cuối, trọng lượng của thai nhi tăng lên cũng làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não gây ra tình trạng đau nửa đầu bên trái khi mang thai.

Bên cạnh đó, sự lo lắng, căng thẳng trong thời gian bầu bí cũng làm cho lượng máu lên não tăng đột ngột và dẫn đến đau nửa đầu bên trái khi mang thai. Ngoài ra, đau nửa đầu cũng có thể là hậu quả của mệt mỏi, viêm xoang, cảm cúm, hay ốm nghén nặng trong thai kì.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, uống ít nước, thiếu ngủ,… cũng là những yếu tố làm chứng đau nửa đầu xuất hiện nhiều hơn ở mẹ bầu.

Làm sao khi bị đau nửa đầu bên trái trong thai kỳ?

Lúc này, phương pháp phòng tránh và điều trị tốt nhất khi đau nửa đầu bên trái cho các mẹ bầu chính là:

Lấy 1 chiếc khăn ấm để chườm ở phần trán và mắt mỗi khi cảm thấy đau nhức để vùng này được thả lỏng và giúp máu lưu thông tốt hơn. Hay mẹ cũng có thể sử dụng một chiếc khăn lạnh để đắp ở phía sau cổ để giảm nhẹ cơn đau.

Thực hiện massage đầu, vai cổ, thái dương, hoặc lấy 10 đầu ngón tay bóp nhẹ phần đầu từ trên xuống dưới cũng là cách để giảm đau nhức hiệu quả.

Kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để thả lỏng các cơ và thư giãn cơ thể, tập hít thở thật sâu nhằm không cho các cơn đau có cơ hội xuất hiện.

Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và hạn chế những áp lực trong công việc, tránh các suy nghĩ tiêu cực.

Không nên tới những nơi đông đúc, ồn ào.

Ăn nhiều loại hoa quả, rau xanh và hải sản, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để phòng tránh hiện tượng hạ đường huyết.

Trong trường hợp cảm thấy tình trạng đau nửa đầu bên trái khi mang thai nghiêm trọng hơn, đi kèm với nó là những triệu chứng như: mất ngủ, sốt, đau bụng,… thì các mẹ bầu nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm hướng điều trị chuẩn xác. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại dược phẩm trị đau đầu nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

BẠN CẦN HỖ TRỢ GIẢM ĐAU ĐẦU, CĂNG THẲNG, MỆT MỎI- HỖ TRỢ CẢI THIỆN TUẦN HOÀN MÁU NÃO?

Số GPQC: 00371/2019/ATTP-XNQC

Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Bầu Phải Làm Sao? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!