Bạn đang xem bài viết Có Nên Ăn Bữa Phụ Tối Khi Mang Thai? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đói, luôn thèm ăn kể cả vào những đêm khuya nhưng có nên ăn bữa phụ sau bữa ăn chính? Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn vào ban đêm không những không có lợi cho người mẹ mà thậm chí còn không hề cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi. Ăn bữa phụ buổi tối không bổ sung dinh dưỡng cho trẻ Không phải ăn nhiều thì thai nhi sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt như suy nghĩ của mẹ. Ăn đêm không giúp cho thai nhi có thêm dinh dưỡng mà trái lại ăn đêm trước khi ngủ sẽ làm cho mẹ bị béo phì, khó ngủ do ăn quá chúng tôi mang thai, mọi bà bầu đều cần phải ăn nhiều hơn bình thường để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng việc ăn đêm sẽ phản khoa học. Vì vậy, nếu mẹ thấy đói thì nên ăn trước trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, mẹ có thể uống 1 ly sữa để ngủ ngon hơn, lại tốt cho thai nhi.
Ăn bữa phụ buổi tối chính là tác nhân gây ra béo phì Ăn đêm sẽ gây ra béo phì. Điều này hiển nhiên ai cũng biết. Khi ăn vào ban đêm, cơ thể ít hoạt động, ít tiêu hao năng lượng nên khiến năng lượng tích lũy chuyển hóa thành chất béo, gây nên hiện tượng béo phì.Bị béo phì khi mang bầu là cơn ác mộng với tất cả các bà bầu bởi vì sau khi sinh, việc lấy lại vóc dáng như cũ là một điều không hề dễ dàng gì. Vì vậy, để không mất đi vóc dáng thon thả của mình, bà bầu cần hạn chế ăn đêm nếu ăn, chỉ nên ăn nhẹ vào lúc 9h tối để tránh quá đói. Ăn bữa phụ buổi tối làm ảnh hưởng tới giấc ngủ Buổi tối là lúc tất cả các bộ phận trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi, thư giãn kể cả thai nhi ở trong bụng, thế nên nếu bạn ăn đêm sẽ khiến cả đêm dạ dày phải làm việc và không được nghỉ ngơi. Những thay đổi bên trong cơ thể, nhất là từ dạ dày sẽ khiến thai phụ khó ngủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ bởi khi mang bầu, giấc ngủ ngon đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA BÁC SĨ CKII THÚY MAI CHUYÊN KHÁM ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA NGOÀI GIỜ BÁC SĨ CKII BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Địa chỉ : 232/17 Lý Thường Kiệt – Phường 14 – Quận 10 – Tp HCM (Khu Phố 9 – ĐỐI DIỆN NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ, NHÀ HÀNG PHONG LAN) DỊCH VỤ KHÁM NGOÀI GIỜ: Điện Thoại Tư Vấn : 0938 747 071 Hotline : 098 88 232 17 GIỜ LÀM VIỆC Làm việc từ 16h45 – 20h00 trong tuần từ thứ 3, 4 , 6. Sáng CN: 8h00 – 10h00 (Ngày Lễ nghỉ) LƯU Ý Do bệnh nhân đông nên yêu cầu bệnh nhân đăng ký lấy số trước một ngày hoặc trong ngày hôm đó để khám và tái khám. CÁCH LẤY SỐ: GỌI ĐIỆN THOẠI BÀN BẤM SỐ: 1081 GỌI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG BẤM SỐ: 08-1081 XIN ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH TẠI: PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA – BÁC SĨ THÚY MAI
Các tin khác cùng chuyên mục
Không Nên Ăn Gì Khi Mới Mang Thai?
Khi biết mình có tin vui, ngoài việc vạch ra một lịch nghỉ ngơi hợp lý thì một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều mẹ nên làm để giúp thai nhi có được bước phát triển vững chắc ban đầu. Ngoài việc bà bầu nên ăn gì khi mới mang thai thì các loại thực phẩm cấm tiệt thai phụ cũng là điều mẹ nên tìm hiểu kỹ để có thai kỳ khỏe mạnh.
Khi mới mang thai, ngoài việc nạp nhiều thực phẩm lành mạnh thì mẹ bầu còn cần chú ý đến các loại thực phẩm không mang ích lợi gì cho sức khỏe thai phụ và thai nhi.
Tháng đầu của thai kỳ
Tháng thứ nhất của thai kỳ là giai đoạn trứng chuẩn bị rụng đến kết thúc tuần thứ 4, lúc này, phôi thai có bước phát triển quan trọng. Vì vậy việc ăn uống kiêng khem là cần thiết để hỗ trợ phôi thai phát triển tốt. Nhóm các thực phẩm mẹ bầu cần tránh trong tháng đầu của thai kỳ gồm:
-Cá chứa nhiều thủy ngân: Đây là khuyến cáo của các chuyên gia dành cho thai phụ không chỉ trong tháng đầu của thai kỳ mà còn suốt hành trình 40 tuần thai. Cá chứa nhiều thủy ngân có thể kể đến là cá ngừ xanh, cá kiếm, cá thu, trứng cá tầm muối, lươn vàng, … Dù cá chứa nhiều omega-3 có lợi nhưng chúng lại có chứa thủy ngân – một chất có thể gây ra tác động tiêu cực cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi nếu mẹ bầu ăn phải.
-Thực phẩm gây co thắt dạ con: Mẹ bầu cũng tránh nốt các loại trái cây như dứa, đu đủ xanh bởi chúng là nguyên nhân gây nên các cơn co thắt dạ con có thể dẫn đến sảy thai.
-Phô mai mềm: Thực phẩm này được chế biến từ sữa chua chưa tiệt trùng chứa nhiều vi khuẩn Listeria monocytogenes dễ gây sảy thai.
Tháng thứ hai của thai kỳ
-Gan động vật: Trong gan động vật giàu cholesterol có thể gây hại cho tim mạch và huyết áp mẹ mang thai. Vitamin A trong gan động vật cũng có thể gây ra tình trạng thừa vitamin này, dẫn đến dị tật thai nhi.
-Đồ uống có cồn: Rượu, bia có chứa cồn gây ra dị tật cho thai nhi nếu mẹ bầu phớt lờ cảnh báo và sử dụng các thức uống nguy hại này trong thai kỳ. Chưa kể, các loại đồ uống này hoàn toàn không tốt cho lá gan của mẹ.
-Pate và sữa tươi chưa tiệt trùng: Cũng như phô mai mềm, pate và sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé trong bụng mẹ.
-Xúc xích, thịt hun khói, nem chua, giăm bông: Các món này chưa chín kỹ có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho mẹ mang thai.
-Trứng chưa nấu chín: Trong trứng sống chứa một loại vi khuẩn có tên gọi salmonella có thể gây hại cho phôi thai vì thế mẹ bầu cần tránh các món từ trứng nấu chưa chín như trứng ốp la, lòng đào.
Tháng thứ ba
Là tháng cuối của tam cá nguyệt thứ nhất, tháng thứ 3 cũng là giai đoạn mà các cơ quan cần thiết của bé cưng đã có mặt một cách đầy đủ. Mẹ cũng có một danh sách các thực phẩm không nên ăn trong tháng thứ ba của thai kỳ.
-Thức ăn nhanh: Các loại thức ăn nhanh như pizza, khoai tây rán, gà rán, hamburger, … bởi chúng chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe thai phụ cùng việc chúng được chế biến với mức nhiệt độ cao làm mất đi gần hết các dưỡng chất có lợi.
-Đồ ăn đóng hộp: Các loại đồ ăn đóng hộp này dễ làm bà bầu cao huyết áp bởi chúng chứa nhiều muối. Cao huyết áp khi mang thai sẽ khiến thai nhi không thể nhận được chất dinh dưỡng cần thiết.
3 tháng đầu tiên mang thai, mẹ cần nhiều cẩn trọng bởi phôi thai đang hình thành chưa cứng cáp. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cần thiết để hỗ trợ thai nhi phát triển ổn định. Mẹ đừng quên tránh các món ăn không tốt được liệt kê trong bài viết này để có thai kỳ khỏe mạnh.
Từ khóa được tìm kiếm:
mới có thai không nên ăn gì
https://babaucanbiet com/khong-nen-an-gi-khi-moi-mang-thai/
mang thai không nên ăn gì
moi mang thai khong nen an gi
không nên an gì khi mang thai
khi mang thai không nên ăn gì
co thai khong nen an gi
mơi có bầu không nên ăn gì
bà bầu không nên ăn gì
co bau khong nen an gi
Phụ Nữ Mang Thai Nên Ăn Hoa Quả Gì Vào Mùa Hè?
Những loại hoa quả tốt cho bà bầu vào mùa hè
Cam chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Mùa hè bà bầu nên ăn gì cho mát? Cam vốn được biết là loại quả giàu vitamin C, bổ sung năng lượng tuyệt vời cho mẹ bầu. Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ đang mang thai. Hơn hết, trong nước cam có hàm lượng lớn Kali và Axit Folic – chất phòng chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Vì thế, mỗi ngày mẹ bầu nên uống 1 cốc nước cam để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giúp thai nhi phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen ăn cam hàng ngày cũng là cách làm đẹp da khi mang bầu hữu hiệu, an toàn được nhiều chị em lựa chọn.
Quả bưởi tăng IQ cho thai nhi
Bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè để tốt cho sự phát triển của thai nhi? Trong bưởi có nhiều vitamin C, Kali và Lycopene giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh về huyết áp cho phụ nữ đang mang thai. Đặc biệt, bưởi còn giúp tăng IQ cho thai nhi.
Dưa hấu giảm sưng phù nề hữu hiệu khi mang thai
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng gần cuối thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức mỏi, sưng phù, tê bì tay chân. Ngoài cách massage giảm đau nhức mỏi tại Spa bầu hay sử dụng dịch vụ chăm sóc bầu thì việc bổ sung dưa hấu hàng ngày cũng là phương pháp giảm phù nề, tê bì tay chân khi mang thai.
Ngoài ra, dưa hấu còn giúp lợi tiểu, giảm huyết áp và giúp chị em phụ nữ mang thai lấy lại được trạng thái cân bằng trong cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vào mùa hè bà bầu nên ăn dưa hấu, nhưng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh vì dễ khiến bà bầu vị lạnh bụng và tiêu chảy.
Trái bơ giúp thai nhi phát triển trí não toàn diện
Mẹ đang băn khoăn không biết phụ nữ mang thai nên ăn gì cho thai nhi phát triển trí não, thì đừng bỏ qua trái bơ. Trong trái bơ có tới 14 loại vitamin, khoáng chất, canxi, magie, kali, natri…
Đặc biệt trong quả bơ còn chứa nhiều chất béo đơn không bão hòa, giúp giảm lượng Cholesterol trong cơ thể. Ăn bơ hàng ngày sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng cực lớn mà mẹ bầu không cần sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc bổ phát triển trí não cho thai nhi hay thuốc ngăn ngừa dị tật ở thai nhi nữa.
Bà bầu ăn táo thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng
So với cam thì táo có hàm lượng vitamin C cao hơn 7 lần. Hơn nữa, trong trái táo còn rất giàu vitamin A, Axit Folic, vitamin B3… rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và phòng ngừa sinh non đặc biệt hiệu quả cho phụ nữ mang bầu. Mỗi ngày mẹ nên ăn 1 trái táo để tăng cường sức đề kháng cho thai nhi, giúp con sinh ra hạn chế được bệnh hen suyễn, dị ứng do thời tiết.
Bí đỏ làm giảm stress, căng thẳng cho bà bầu
Bí ngô (bí đỏ) chứa một hàm lượng sắt và kẽm cực phong phú, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu ở phụ nữ mang bầu. Đặc biệt với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, nếu thường xuyên ăn bí đỏ mẹ bầu sẽ hạn chế được việc nhiễm trùng trong suốt thai kỳ.
Bên cạnh đó, Acid Ascorbin trong bí đỏ có tác dụng phòng bệnh cảm cúm cho bà bầu trong thai kỳ. Nhóm vitamin B, Tryptophan (cấu thành của Protein) làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, hỗ trợ chứng mất ngủ của bà bầu trong thai gian ốm nghén.
Đu đủ chín giảm bớt khó chịu do ốm nghén kỳ tam cá nguyệt thứ nhất
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ (kỳ tam cá nguyệt thứ nhất) chị em thường cảm thấy rất khó chịu do các cơn ốm nghén gây ra. Đu đủ chín có tác dụng “thần dược” với phụ nữ đang mang thai. Mỗi quả đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng rất cao: nước (70%), đường (13%), chất béo (0,9%), carotein, vitamin A, C và canxi… Khi ăn đu đủ chín mỗi ngày, bà bầu sẽ cải thiện những cơn đau nhức, khó chịu do ốm nghén gây ra.
Ăn chuối ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi
Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, chuối rất giàu Axit Folic. Vì thế, việc ăn chuối rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa dị bật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ lượng axit folic trong suốt thai kỳ, bà bầu cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nữa. Mỗi ngày phụ nữ mang thai cần cung cấp đủ 0,4mg axit folic.
Quả sung ngăn ngừa, giảm thiểu khả năng sinh non
Hơn hết, sung rất giàu Vitamin B6 giúp mẹ bầu phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả. Lại thêm trong sung có một hàm lượng lớn Omega 3, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Trái dừa trị chứng đầy hơi, ợ nóng cho phụ nữ mang bầu
Bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè? ước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng cực kỳ tốt trong việc điều trị chứng đầy hơi, ợ nóng cho phụ nữ đang mang bầu. Hơn nữa, nước dừa thật sự phát huy hiệu quả trong việc làm sạch sâu hệ đường ruột và hệ tiêu hóa. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 2-3 cốc nhỏ nước dừa sẽ đặc biệt tốt, cân bằng lượng điện phân trong máu hữu hiệu. Bên cạnh đó, dừa còn có tác dụng tăng lượng nước tiểu, đào thải độc tố, giúp chị em phụ nữ đang mang bầu hạn chế được bệnh trùng đường tiết niệu.
Ăn xoài tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu
Bà bầu muốn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hãy ăn nhiều xoài. Theo các chuyên gia sản nhi cho biết, bên trong mỗi cốc nước ép xoài/sinh tố xoài có hơn 100 kalo. Đặc biệt, khi ăn xoài, bạn sẽ nhận được thêm nhiều dưỡng chất tốt sức khỏe khác như: chất xơ, vitamin A, vitamin C.
Phụ nữ mang thai không nên ăn quả gì vào mùa hè?
Ăn dứa vào 3 tháng đầu thai kỳ dễ gây sảy thai
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nếu thường xuyên ăn nhiều dứa (trái thơm) hay uống nước dứa dễ gây sảy thai. Bởi, trong dứa có chứa nhiều Bromelain – chất làm mềm tử cung, gây ra các cơn co thắt tử cung, gây tiêu chảy, dị ứng da cho bà bầu. Vì thế, trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất chị em phụ nữ đang mang bầu cần đặc biệt lưu tâm về vấn đề này.
Nhãn gây táo bón, động thai
Phụ nữ mang bầu không nên ăn hoa quả gì vào mùa hè? Nhãn là một trong số những loại trái cây “đặc trưng” vào mùa hè. Loại quả này thường có vị ngọt, thơm, thuộc tính ôn nhiệt, có tác dụng dưỡng huyết an thần, bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang bầu không nên ăn nhiều nhãn vào mùa hè, dễ dẫn đến táo bón. Thậm chí, có nhiều trường hợp bà bầu ăn nhãn vào mùa hè quá nhiều đã bị động huyết động thai, tổn thương thai khí và dẫn tới sảy thai.
Táo mèo gây co thắt tử cung, sinh non
Với những phụ nữ mang bầu đang trong giai đoạn ốm nghén, táo mèo giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu khi ốm nghén. Bởi táo mèo có vị chua, chát, ngọt. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn nhiều táo mèo sẽ đặc biệt không tốt. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, táo mèo có tác dụng làm hung phấn tử cung, thúc đẩy tử cung co bóp mạnh dễ dẫn tới sảy thai và sinh non.
Sầu riêng gây nóng trong, dễ bị táo bón
Nhiều bà bầu hay quan niệm rằng nếu ăn sầu riêng sẽ khiến da con trở nên xấu xí. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm và chưa được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, phụ nữ mang bầu không nên ăn sầu riêng. Bởi sầu riêng có tính nóng khiến mẹ bầu dễ bị táo bón và khó chịu.
Quả vải không tốt cho bà bầu bị bệnh tiểu đường
Với những mẹ đang mang bầu có tiền sử về bệnh tiểu đường cũng không nên ăn quả vào mùa hè. Bởi trong vải có hàm lượng đường quá cao, lại cộng thêm tính nóng khiến bà bầu dễ bị táo bón.
Quả đào dễ khiến bà bầu bị xuất huyết
Đào vốn có vị ngọt, tính nóng. Vì thế, bà bầu không nên ăn nhiều trái đào trong mùa hè sẽ dễ bị xuất huyết. Đặc biệt, lớp lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
Hy vọng qua bài viết này, chị em phụ nữ đang mang bầu sẽ bổ sung thêm thật nhiều loại trái cây tốt cho bà bầu vào mùa hè cũng như hạn chế được những loại quả không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thường xuyên theo dõi Blog của chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích nhất.
Ăn Yến Có Tác Dụng Gì Với Phụ Nữ Mang Thai
Do vậy, mẹ bầu cần được chăm sóc đầy đủ, có chế độ ăn uống điều độ, hợp lý. Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ trong thai kì. Đặc biệt, yến sào là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy ăn yến có tác dụng gì với bà bầu? Tại sao phụ nữ mang thai nên ăn yến sào?
Ăn yến có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kì
Yến sào là món ăn được coi là thần dược, “sơn hào hải vị” chuyên dành riêng cho vua chúa thời xưa. Hiện nay, yến sào được dùng phổ biến trong mỗi gia đình do những lợi ích tuyệt vời của nó với sức khỏe.
Yến sào vô cùng bổ dưỡng với phụ nữ mang thai
Trong thành phần của yến sào có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất đạm rất cao cùng với nhiều axit amin, các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn yến sào có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa giúp ăn ngon hơn, hệ hô hấp, hệ thần kinh….
Có thể nói, yến sào phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, từ phụ nữ đến cánh mày râu, những người khỏe mạnh hay ốm đau….
Đặc biệt với bà bầu, yến sào cung cấp 18 axit amin và nhiều protein, với các chất khoáng như Mg, Sắt, Kẽm… là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu và thai nhi.
Ăn yến sào có tác dụng làm giảm một số triệu chứng của thai nghén.
Trong những tháng đầu của thai kì, hầu hết phụ nữ đều mắc phải các triệu chứng thai nghén như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém. Ăn yến sào có tác dụng đánh bay các triệu chứng đó, kích thích ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, axit amin Tryptophan có trong yến sào giúp chống lại trầm cảm, làm tăng hưng phấn, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi cho bà bầu khi mang thai. Đồng thời thúc đẩy quá trình cơ thể hồi phục sau sinh cho người mẹ. Đó cũng là một tiền chất của serotonin và melatonin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ và giúp cân bằng chất nitrogen cho mẹ bầu.
Ăn yến có tác dụng gì nữa? Các axit amin Glycine có trong yến sào làm giảm nguy cơ tiền sản giật- một căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở bà bầu. Nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi cũng được giảm đi, giúp trẻ phát triển thông minh hơn.
Ăn yến có tác dụng làm đẹp da
Ăn yến có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ và bé, giúp “mẹ tròn con vuông”.
Bà bầu được bổ sung yến thường xuyên trong bữa ăn sẽ có sức đề kháng cao, hạn chế các căn bệnh lây nhiễm, em bé sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh, phát triển cả về trí não lẫn thể chất.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người mẹ khi mang thai được ăn yến thì em bé sinh ra sẽ khỏe mạnh, trắng hồng, không mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa.
Yến sào làm tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và thai nhi
Vì vậy, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú nên dùng yến thường xuyên để bồi bổ cơ thể, giúp mẹ khỏe, con khỏe. Đặc biệt, ăn yến sào có tác dụng tuyệt vời với những người bị ốm nghén trầm trọng, thai nhi kém phát triển, gầy yếu.
Lưu ý khi sử dụng yến sào cho bà bầu
Ăn yến có tác dụng tốt với bà bầu thì không cần bàn nữa. Tuy nhiên, việc dùng yến sào với thai phụ không nên bừa bãi. Cần bồi bổ vừa phải vì trong yến sào rất giàu chất dinh dưỡng. Với bà mẹ tăng quá nhiều cân, thừa chất, không nên sử dụng. Với những trường hợp hay lạnh bụng, cần suy nghĩ kĩ trước khi bổ sung. Khi chế biến yến sào cho bà bầu cần an toàn, đảm bảo vệ sinh và giữ lại nhiều dưỡng chất nhất.
Có nhiều cách chế biến yến sào cho bà bầu như chưng yến với đường phèn, chưng yến mật ong, súp yến sào với bồ câu non, tổ yến sào hầm sữa, cháo tổ yến gà xé phay, cơm gà xào tổ yến…. Tùy theo khẩu vị của từng người, bạn có thể chế biến đa dạng các món ăn để phát huy tác dụng tuyệt vời của yến.
Trong các món ăn đó, chưng yến với đường phèn là cách làm phổ biến nhất do đơn giản, không cầu kì và lưu giữ lại nhiều chất dinh dưỡng trong yến. Bạn làm sạch tổ yến, ngâm qua nước khoảng 30 phút, rồi cho vào bát, hoặc thố có nắp đậy, đổ nước ngập yến. Sau đó, cho chén yến vào giữa nồi và đun sôi liu riu tầm 25-30 phút. Sau khi yến mềm, gần bắc ra mới cho đường phèn vào.
Một vấn đề cần lưu ý nữa để việc ăn yến có tác dụng tốt nhất với bà bầu là nên sử dụng yến sào vào lúc đói, có thể ban đêm trước khi đi ngủ hay buổi sáng sau khi bạn thức dậy. Chỉ có lúc đói, cơ thể mới dễ dàng hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng quý báu có trong yến sào. Nên dùng yến sào khi còn ấm nóng sẽ có tác dụng tốt hơn và ngon hơn là khi nguội.
Bà bầu cũng nên ăn yến sào đều đặn, khoảng 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần không nên ăn nhiều, chỉ khoảng 3 gam là đủ chất. Như vậy, với 100g yến sào, bạn có thể sử dụng được đều đặn khoảng 2,5 tháng mới hết. Tính ra không hề đắt cho một sản phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Một lưu ý quan trọng nữa là cần tìm được địa chỉ cung cấp yến sào uy tín. Trên thị trường có vô vàn các địa điểm bán yến sào. Hãy yên tâm khi đến với Yến Vua, cơ sở uy tín nổi tiếng trên thị trường, bạn sẽ lựa chọn những sản phẩm yến sào chất lượng nhất tinh túy nhất từ thiên nhiên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Ăn Bữa Phụ Tối Khi Mang Thai? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!