Bạn đang xem bài viết Chuẩn Đi, Đứng, Ngồi, Nằm Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bên cạnh chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt của bà bầu cũng cần phải được để ý trong thai kỳ. Đặc biệt là chuyện đi đứng, ngủ nghỉ trong suốt quá trình có em bé. Bổ sung ngay vào danh sách những điều bà bầu cần biết 4 tư thế chuẩn khi mang thai sau:
Tư thế ngồi đúng khi mang thai
Loại ghế lý tưởng dành cho mẹ bầu ở mức khoảng 40cm. Khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, đừng quá đột ngột, thay vào đó mẹ bầu nên dùng tay chống vào đùi hoặc tay vịn vào ghế rồi từ từ ngồi xuống.
Trong những tháng cuối thai kỳ, khi bụng quá lớn, mẹ bầu nên đỡ phần lưng khi ngồi xuống, sau đó chầm chậm tựa lưng vào ghế, hai chân mở song song.Ở tư thế này, mẹ bầu sẽ giảm bớt phần nào triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cuối thai kỳ. Mẹ có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng nếu cần thiết. Thường xuyên đứng lên đi lại, thay vì ngồi quá lâu, để giúp cơ thể tuần hoàn máu.
Tư thế nằm ngủ đúng cách cho bà bầu
3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể nằm ngửa, chân gác lên gối ôm, toàn thân thả lỏng. Tuy nhiên, tư thế này lại cấm kỵ vào 3 tháng cuối, bởi nằm ngửa rất dễ làm tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung, giảm rõ rệt lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thời kỳ quan trọng này.
Do đó, khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng, vừa giải tỏa bớt mệt mỏi, vừa làm giảm căng cơ và đồng thời tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính.
Nếu băn khoăn nên nằm nghiêng hay trái, mẹ có thể yên tâm là bên nào cũng được, miễn bạn cảm thấy thoải mái, nhưng dĩ nhiên vẫn phải ưu tiên bên trái hơn. Thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể làm căng niêm mạc tử cung, kéo dãn mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp ô-xy cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để đỡ phần bụng khi nằm nghiêng. Lưu ý: Hai chân hơi co khi nằm, tuyệt đối tránh kiểu nằm nghiêng co lưng hay còn lại là lưng tôm.
Những điều bà bầu cần biết: Đi lại khi mang thai
Khi đi lại, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước, cố gắng bước đi chắc chắn, từ từ, chậm rãi, cân bằng cơ thể. Tránh đi bằng mũi chân, bước nhanh để tránh bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều.
Khi lên xuống cầu thang, hoặc bước lên những chỗ cao, mẹ bầu nên tận dụng tay vịn để tránh rủi ro té ngã. Nếu mẹ có thói quen đi bộ để rèn luyện sức khỏe trong thai kỳ, nêu lưu ý tập luyện vừa phải, dừng lại nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút ngay khi cảm thấy quá mệt. Khâu chọn giày dép cũng mẹ cũng cần lưu ý, nên chọn loại đế thấp, to bản, thông thoáng.
Tư thế đứng khi mang thai
Khi đứng, mẹ bầu nên thả lỏng vai, chân thẳng song song, hai bàn chân mở nhỏ hơn so với vai. Tư thế này giúp trọng tâm cơ thể chia đều ra 2 chân, giảm bớt áp lực, mệt mỏi. Tránh đứng quá lâu để hạn chế tình trạng đau lưng, sưng phù chi dưới và co phồng tĩnh mạch.
Tốt nhất, khi bắt buộc phải đứng, nên thay đổi vị trí chân trước chân sau, đồng thời ngồi xuống nghỉ ngơi đúng thời điểm để máu lưu thông và lưng thư giãn.
Tại Sao Bà Bầu Không Được Ngồi Xổm Khi Mang Thai ?
Tại sao bà bầu không được ngồi xổm ?
Ngồi xổm khi mang thai là tư thế tối kỵ mà bà bầu nên tránh. Sở dĩ có chuyện này là bởi toàn bộ sức nặng của em bé trong bụng đều dồn hết lên phần thân dưới và cột sống của mẹ. Vì thế bà bầu ngồi xổm, những vị trí này sẽ bị kéo căng ra; làm mẹ bầu bị đau nhói.
Ngồi lâu còn có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu; ngăn cản việc lưu thông máu. Từ đó dẫn đến nguy cơ suy giãn, phù nề tĩnh mạch.
Không những thế, với tư thế ngồi này, trọng tâm cơ thể của mẹ thường có xu hướng ngả về phía trước. Nếu không chú ý có thể bị ngã; gây nguy hiểm tới cả mẹ và bé.
Một lý do nữa giải thích vì sao bà bầu không nên ngồi xổm; đó là có thể khiến tử cung bị chèn ép. Nhất là khi thai đã lớn; việc ngồi xổm sẽ làm cho thai nhi chèn ép vào bàng quang. Khiến áp lực dồn lên bàng quang tăng và gây đau bụng dữ dội.
Cùng với đó, việc ngồi xổm đúng cách còn giúp nâng cao lượng oxy truyền tới thai nhi. Giảm thiểu căng thẳng và áp lực lên bà bầu; phòng trống nguy cơ thoát vị đĩa đệm sau sinh.
Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không ?
Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ kích thước thai nhi còn nhỏ; chị em chưa phải vác theo cái bụng bầu nặng nề. Vì thế việc vận động vẫn còn rất thoải mái và linh hoạt.
Thế nhưng, như những thông tin bên trên thì bà bầu không nên ngồi xổm khi mang thai. Bởi dù cho thai nhi vẫn chưa phát triển lớn; thì việc ngồi xổm vẫn tạo ra những áp lực chèn ép lên tử cung. Ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ về sau và cả sức khỏe của bà bầu nữa.
Tốt nhất chị em không nên ngồi xổm khi mang thai; nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Kể cả trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tư thế ngồi phù hợp với bà bầu
Lựa chọn tư thế ngồi phù hợp không chỉ mang đến cảm giác dễ chịu cho các mẹ; mà nó còn tạo điều kiện để em bé trong bụng phát triển tốt hơn. Vậy bà bầu nên ngồi tư thế nào thì phù hợp.
Ngồi thẳng lưng: Đây là tư thế phù hợp nhất dành cho mẹ bầu. Hãy ngồi sao cho phần lưng thẳng, hai bên vai hơi đẩy ra sau; lưng không trùng và không đẩy người ra phía trước.
Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm 1 chiếc đệm, đặt ở đường cong của lưng. Như vậy, bà bầu sẽ không cảm thấy lưng bị nhức mỏi khi ngồi.
Tư thế lên, xuống cầu thang
Luôn giữ lưng thẳng khi lên xuống cầu thang; tuyệt đối đừng nên khom lưng hay ưỡn ngực ưỡn bụng. Khi bước lên bước xuống nhớ chậm rãi, từ từ; nhìn cho thật kỹ các bậc cầu thang trước khi di chuyển.
Nhiều chị em thường có thói quen bước đi bằng mũi chân. Điều này thực sự nguy hiểm khi mang thai; bởi cơ thể nặng nề và rất dễ mất thăng bằng.
Nếu buộc phải lấy một món đồ nào ở dưới sàn; các mẹ cần phải chậm rãi làm theo các bước sau: Từ từ gập đầu gối, rồi hạ phần eo xuống; đến khi đã ngồi chắc chắn rồi thì mới đưa tay lấy đồ.
Những tư thế ngồi không tốt với bà bầu
Có thể thấy việc bà bầu không được ngồi xổm đã rõ ràng rồi. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải tránh một số tư thế ngồi không tốt, gây ảnh hưởng đến thai nhi khác như sau:
Ngồi chùng lưng xuống dễ tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái; cơ thể như được thả lỏng ra vậy. Thế nhưng, với bà bầu thì ngồi như vậy sẽ gây hại tới xương sống.
Nguyên nhân là bởi khi mang thai, xương sống không chỉ phải chịu sức nặng từ cơ thể người mẹ; mà phải gánh thêm phần của em bé trong bụng mẹ nữa.
Thai nhi càng to thì áp lực đè nặng lên xương sống càng lớn. Vì thế, tư thế ngồi này hoàn toàn không hợp lý, có thể gây nhiều phiền toái đến cho mẹ.
Tư thế ngồi vắt chéo chân
Ngồi vắt chéo chân là thói quen khó bỏ của hầu hết chúng ta. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi như vậy cực kỳ có hại. Bởi nó làm cản trở sự lưu thông máu; khiến vấn đề giãn tĩnh mạch chân trở nên nghiêm trọng hơn.
Không những thế, các mẹ bầu hay ngồi vắt chân còn gây chèn ép dây thần kinh ở đùi. Làm tăng nguy hiểm do sưng phù chân ở phụ nữ mang thai gây ra.
Bên cạnh đó, nó còn là tác nhân xâu xa dẫn đến tình trạng viêm khớp. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận như chân, hông và cột sống…
Tư thế ngồi không có lưng tựa
Trong thai kỳ, việc bà bầu cảm thấy mệt mỏi là điều không thể tránh được. Do đó, bất kể ngồi hay đứng ở nơi nào; thì chị em cũng muốn có một điểm tựa để kê lưng vào.
Thế nhưng, không phải ở đâu chị em cũng tìm được chỗ dựa vững chắc. Dẫn đến việc phải ngồi tư thế không có lưng tựa, dễ bị xô ngã; tác động không tốt đến em bé trong bụng.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên chọn chiếc ghế tựa có lưng tựa cao. Như vậy thì có thể đỡ được chọn vẹn phần lưng; giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn.
Tư thế ngồi gập người về phía trước
Cúi khom hoặc gập người về phía trước là những tư thế được cảnh báo là ảnh hưởng không tốt cho em bé trong bụng. Sở dĩ có điều này là vì tư thế gập người về phía trước như vậy sẽ gia tăng áp lực lên bụng.
Việc làm này không chỉ khiến các mẹ bị tức bụng, khó chịu; mà em bé trong bụng cũng gặp nguy hiểm. Khi đó, lồng ngực của mẹ sẽ chèn ép lên thai nhi; và hình thành lên những vết tích không thể lành trên cơ thể trẻ.
Chính vì thế, nếu bà bầu nào đang có thói quen ngồi gập người về phía trước thì hãy thay đổi ngay. Để tránh những nguy hại không đáng có xảy ra với em bé nhà mình.
Lại một tư thế ngồi rất phổ biến khác gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Lý do là vì khi ngồi nửa mông trên ghế; những áp lực mà xương sống phải chịu sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Nó cũng giải thích vì sao nhiều bà bầu lại có triệu chứng đau nhói ở lưng khi ngồi lâu. Không những thế, ngồi tư thế này còn làm cho cơ thể bị nghiêng; em bé trong bụng cũng bị nghiêng theo. Nếu không may có thể bị cơ thể người mẹ chèn ép vào.
Những điều bà bầu cần chú ý khi đứng ngồi
Bên cạnh vấn đề tại sao bà bầu không nên ngồi xổm thì mang thai giai đoạn sau mẹ bầu thường bị đau nhức khắp người, mệt mỏi và những triệu chứng nghiêm trọng khác. Để hạn chế những triệu chứng đó, bà bầu nên chọn cho mình những tư thế ngồi đúng.
Khi ngồi hãy duỗi chân sao cho thoải mái nhất; không vắt chéo chân cũng không kê chân quá cao. Hãy chắc chắn rằng đầu gối của bạn tạo một góc 90 độ; để sức nặng của cơ thể được phân bổ đều ra cả 2 chân.
Đừng ngồi một chỗ quá lâu bởi việc vận động trong thai kỳ là rất quan trọng. Chị em nên cử động tay chân, cơ thể thường xuyên cứ 30 phút một lần; để việc lưu thông máu diễn ra ổn định.
Khi đứng lên cũng đừng vội vã chồm người dậy. Thay vào đó hãy từ từ dịch người về trước rồi đứng thẳng người lên.
Nằm Ngửa Khi Mang Thai 3 Tháng Giữa Nên Hay Không?
Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có nên hay không? Đang là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm trong giai đoạn mang thai.
Bởi vì, khi mang thai đặc biệt từ giai đoạn 3 tháng giữa trở đi khi bụng bầu ngày một lớn dần thì việc có tư thế ngủ thật sự thoải mái mà không ảnh hưởng tới thai nhi là điều rất khó.
Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có được không?
Giấc ngủ góp phần giúp mẹ thoải mái, an nhiên và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Khi bụng bầu ngày một lớn dần thì mẹ khó nằm 1 tư thế thoải mái nhất, khiến giấc ngủ luôn luôn không ngon và phải thức giữa đêm, khiến mẹ hay mệt mỏi, cáu gắt hay ảnh hưởng sức khỏe.
Nằm ngửa là một trong những tư thế ngủ thuộc danh sách chống chỉ định trong thai kỳ.
Ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu khi bụng còn nhỏ thì mẹ có thể vẫn nằm được. Tuy nhiên, từ 3 tháng giữa mẹ nên tránh nằm ngửa hay nói cách khác là không được nằm ngửa.
Mang thai 3 tháng giữa trở đi nếu mẹ vẫn nằm ngửa có thể khiến tử cung có thể chèn ép tĩnh mạch.
Điều này khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, có thể dẫn tới hạ huyết áp.
Đọc Thêm: Bị sốt khi mang thai 3 tháng giữa có thật sự nguy hiểm?
Mang thai 3 tháng giữa nên nằm tư thế nào tốt?
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế ngủ nghiêng trái là tư thế ngủ tốt nhất trong cả giai đoạn thai kỳ, đây cũng là tư thế ngủ tốt đối với người bình thường không mang thai.
– Nằm nghiêng trái giúp thở tốt hơn, làm giảm các áp lực lên tử cung.
– Tốt cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng và máu đến thai nhi.
– Giúp giữ cho tử cung không bị đè lên gan
– Giúp giảm áp lực phía dưới chân và lưng dưới
– Giúp mẹ ngủ ngon và dễ ngủ hơn.
– Ngủ nghiêng trái cũng giúp mẹ tránh được tình trạng phù nề hay gặp khi mang thai.
– Mẹ hãy nên tập thói quen ngủ nghiêng trái ngay từ ngày đầu mang thai để tạo thói quen ngủ nghiêng trái.
Sử dụng chiếc gối dành riêng cho bà bầu. Hầu hết mẹ bầu không thể nào nằm liên tục trong 1 tư thế do vậy bà bầu nên có chiếc gối dài mềm để kê phía trước và phía sau nhằm mục đích làm giảm trọng lượng của bụng, giữ cho cột sống được thẳng, giảm sức ép của trọng lượng chân này lên chân kia mang đến cho mẹ bầu một giấc ngủ bình yên.
Khuyến Cáo Dành Cho Phụ Nữ Mang Thai Khi Đi Máy Bay
Theo khuyến cáo của hầu hết hãng hàng không trên thế giới, nếu quá trình mang thai không có gì bất thường, việc đi máy bay là khá an toàn đối với phụ nữ có thai trong 36 tuần đầu. Điều này có nghĩa bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ và cho tới tháng thứ 7, thứ 8 hoàn toàn có thể đi máy bay.
Tuy nhiên, mỗi hãng hàng không lại có quy định khác nhau. Hầu hết các hãng hàng không ở Mỹ cho phép phụ nữ mang thai di chuyển bằng máy bay trong 36 tuần đầu. Tuy nhiên, một số chuyến bay quốc tế chỉ cho phép di chuyển với phụ nữ mang thai dưới 28 tuần.
Đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhìn chung các bác sĩ vẫn khuyến cáo nếu không phải trường hợp bắt buộc, phụ nữ mang thai không nên đi máy bay, đặc biệt khi đang ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội lý giải, đi máy bay có nhiều tác động tới sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi.Thứ nhất, do áp suất chênh lệch theo độ cao khiến sự lưu thông máu trong cơ thể bị thay đổi, tác động làm gián đoạn dòng máu nuôi dưỡng thai nhi, gây kích thích tử cung và dễ sinh non.Thứ hai, việc di chuyển bằng máy bay yêu cầu hành khách phải ngồi trong môi trường áp suất thay đổi có thể dẫn tới ứ đọng máu ở phần chi dưới cơ thể. Khi đó, lượng máu về tim ít hơn gây ra các vấn đề huyết áp, dễ hình thành cục máu đông. Điều này càng nguy hiểm với bà bầu có vấn đề về huyết áp, bệnh tim hoặc mang thai to… có thể gây sự cố sức khỏe ngay khi đang bay. Phụ nữ mang thai di chuyển bằng máy bay làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sau.
Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương khuyến cáo, thai phụ có vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, tim mạch trong thai kỳ, tiểu đường, đặc biệt là người có vấn đề về nước ối, nhau thai hoặc chảy máu âm đạo, tiền sử sinh non, từng sinh đôi sinh ba… tuyệt đối không nên đi máy bay dù trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.
Bà bầu có sức khỏe ổn định cũng không được đi máy bay khi đã mang thai trên 36 tuần. Thai phụ muốn bay chuyến đường dài thì thời điểm thích hợp nhất là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.
Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương nhấn mạnh, trường hợp bất đắc dĩ phải di chuyển bằng máy bay, thai phụ nên xin tư vấn từ bác sĩ và cần kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng của cả mẹ và thai nhi. Giấy xác nhận của bác sĩ cần ghi rõ số tuần thai và có đủ sức khỏe để thực hiện chuyến bay.
Các hãng hàng không thường có quy định những bà bầu mang thai ở tuần thứ 27 trở đi phải khai báo trước khi lên máy bay. Khi lên máy bay, thai phụ nên trình báo với nhân viên phục vụ chuyến bay để được sắp xếp vị trí ngồi phù hợp.
Một số lưu ý dành cho phụ nữ mang thai khi đi máy bay
Mỗi hãng hàng không sẽ có chính sách khác nhau về việc phục vụ hành khách là phụ nữ có thai. Do đó, phụ nữ mang thai trước khi đi nên tìm hiểu kỹ điều này. Hầu hết chính sách phục vụ phụ nữ mang thai đối với chuyến bay đường dài không khác nhiều chuyến bay nội địa.
Bác sĩ khuyến cáo, khi di chuyển bằng máy bay, phụ nữ có thai không nên mặc quần áo quá bó sát. Đồng thời nên mang vớ nén để ngừa việc sưng bàn chân và bắp chân.Việc ngồi lâu cố định một chổ và độ ẩm thấp trong khoang máy bay kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ cũng dẫn đến những nguy cơ như phù chi dưới và huyết khối tĩnh mạch. Vì vậy, khi ngồi, thai phụ nên chọn vị trí có khoảng trống rộng để co duỗi hai chân nhằm giảm nguy cơ phù chi dưới và huyết khối tĩnh mạch. Ngoài ra, để ngăn hình thành huyết khối tĩnh mạch sau, bà bầu cần uống nhiều nước trong suốt chuyến bay.
Đặc biệt, thai phụ cần thắt dây an toàn liên tục khi ngồi trên máy bay. Chú ý thắt dây ăn toàn bên dưới hai xương hông để tránh chấn thương do rung lắc máy bay. Khi máy bay đã ổn định ở một độ cao nhất định, bà bầu có thể đi lại nhẹ nhàng ít nhất là 2 tiếng 1 lần.
Phụ nữ mang thai cần ăn uống đầy đủ khi lên máy bay, tránh ăn những thức ăn và đồ uống có ga.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể hoàn toàn yên tâm bởi máy X-quang và các công cụ quét ở sân bay cơ bản là an toàn với tất cả hành khách, kể cả phụ nữ mang thai. Để chắc chắn hơn bạn có thể nói với nhân viên an ninh rằng mình đang mang thai để được kiểm tra bằng tay.
Với phụ nữ mang thai từ 32 – 36 tuần khi di chuyển bằng máy bay phải đeo theo các giấy tờ: Giấy khám thai, phiếu siêu âm, sổ khám thai, sổ sức khỏe được bác sĩ xác nhận. Bác sĩ phải xác nhận các thông tin như: mang thai đơn hay thai đôi, thai ba…, ngày dự sinh, tuần tuổi của thai nhi, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi tốt và phải có kết luận của giấy khám thai nhi được phép đi máy bay.
Hà Khanh
ad syt ad
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuẩn Đi, Đứng, Ngồi, Nằm Khi Mang Thai trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!