Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Top 12 Món Đồ Ăn Vặt Cho Bà Đẻ Trước Và Sau Sinh được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
#12 món đồ ăn vặt cho bà đẻ sau khi sinh con
Chocolate đen là đồ ăn vặt tốt cho bà đẻ
Có lẽ ít mẹ biết rằng chocolate đen là món đồ ăn rất có lợi cho bà bầu sau sinh. Vì món ăn này vô cùng dinh dưỡng. Các mẹ có thể ăn món đồ ăn vặt này để tăng cường sự thích nghi của cơ thể, giảm stress và tránh bị trầm cảm sau khi sinh nở. Các mẹ lưu ý ăn vừa phải, không ăn chocolate đen quá nhiều cùng lúc để đảm bảo cơ thể hấp thụ tốt nhất đồ ăn.
Các loại hạt tốt cho bà đẻ
Nếu các mẹ đã trải qua sinh nở thì hẳn là sẽ rất thích nhâm nhi các loại hạt mỗi ngày. Đa số các mẹ thích đậu phộng, hạnh nhân,…Những loại hạt này có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều omega và là đồ ăn vặt cho bà đẻ rất có lợi cho sức khỏe. Các mẹ nên tìm mua các loại hạt ở địa điểm uy tín để không bị hấp thụ quá nhiều chất hóa học có hại cho cơ thể.
Khoai lang sấy đồ ăn vặt cho bà mẹ sau sinh
Nhiều mẹ lo lắng không biết ăn khoai lang sấy sau sinh con có tốt không. Thực tế là món ăn này rất được nhiều mẹ yêu thích. Khoai lang sấy có nhiều chất như Kali, vitamin A, và cả chất xơ. Vì thế, món ăn này cũng nên được bổ sung trong danh sách thực phẩm ăn vặt của các mẹ. Các mẹ nên ăn đồ ăn này sau bữa cơm, ăn vừa phải để hợp lí nhất.
Nho khô đồ ăn vặt cho bè đẻ
Sữa chua là món đồ ăn bà đẻ
Sữa chua có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Do đó, các chị em sau sinh nên bổ sung sữa chua để vừa dưỡng da, làm đẹp, làm sạch dạ dày và giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn. Nhờ đó, các mẹ có thể tăng cường miễn dịch cho con ngày càng khỏe mạnh. Hãy cố gắng ăn nhiều sữa chua vì em bé để cả hai mẹ con cùng khỏe mạnh.
Bà đẻ sau sinh ăn quả mơ
Quả mơ loại màu vàng cam có tác dụng rất có lợi cho bà bầu sau sinh. Nhiều mẹ bầu đã chọn món đồ ăn này làm món ăn nhiều ngày liên tục. Những quả mơ vàng giúp cho cơ thể thêm chắc khỏe, dẻo dai và hình thành phần răng khỏe mạnh. Nhưng các mẹ nhớ là loại quả này không phải mùa nào cũng có. Các mẹ nếu thèm vị chua chua của mơ thì cũng có thể ăn ô mai thay thế.
Quả chà là tốt cho mẹ mới sinh
Tảo biển, rong biển
Chất vitamin B có nhiều trong rong biển và tảo biển. Vì vậy, mẹ đẻ ăn thực phẩm này sẽ bổ sung được các vitamin cần thiết như vitamin B2 và vitamin B3. Đồng thời, tảo biển cũng có nhiều ích lợi khác cho cơ thể như cân bằng chất,…
Bắp ngô luộc
Ngô luộc là món ăn phổ biến. Nhưng các mẹ có biết đây cũng là đồ ăn vặt cho bà đẻ rất có lợi cho sức khỏe hay không? Mỗi bắp ngô luộc đều có chứa nhiều chất như kali, vitamin C, chất béo, protein, niacin, omega-3,…đều là chất cần thiết cho mẹ đẻ. Các mẹ có thể ăn sáng bằng ngô luộc, đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Lương khô là món đồ ăn cho bà đẻ
Lương khô là món ăn vặt làm từ hạt ngũ cốc, rất an toàn cho cơ thể. Do đó, các mẹ có thể ăn lương khô khi đói vặt trong ngày, mà không sợ tăng cân quá mức. Món ăn vặt này có bán tại rất nhiều cửa hàng tiện lợi với mức giá phải chăng.
Cá hồi
Cá hồi từ lâu đã nổi tiếng là loài cá dinh dưỡng với nguồn DHA rất cần thiết cho việc nuôi trẻ nhỏ. Mẹ đẻ nên ăn cá hồi để giúp con khỏe mạnh, thông minh Đặc biệt, cá hồi còn chứa nhiều canxi và protein giúp cho bé yêu phát triển.
Các món đồ ăn vặt bà đẻ không được ăn
Nếu ở phần trên, các bạn đã tìm hiểu về những món đồ ăn vặt cho bà đẻ rồi, thì ở phần này, các mẹ lưu ý hết sức những đồ ăn vặt sau đây, vì chúng có hại cho sức khỏe. Đây đều là những thực phẩm gần gũi và được nhiều mẹ trẻ sử dụng sau sinh không đúng cách.
1. Bim bim Khi ăn bim bim, các mẹ có thể thấy ngon miệng, nhưng điều này ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và khiến bé dễ bị dị ứng, đi ngoài. 2. Bạc hà, rượu, cà phê, trà sữa Với danh sách đồ ăn vặt cho bà đẻ nên và không nên sử dụng kể trên, các mẹ có thể yên tâm thưởng thức đồ ăn mà không cần lo lắng.
Theo Gia Đình Là Vô Giá
#45 Món Đồ Ăn Vặt Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Từ Tháng 1
Các đồ ăn đồ ăn vặt cho bà bầu theo từng giai đoạn của thai kỳ
Những món ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu
Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, vitamin A, vitamin E, chất xơ, canxi, sắt và acid folic để hỗ trợ sự phát triển về thị giác và hệ thần kinh của thai nhi.
Các món ăn vặt giàu acid folic và các vitamin tốt cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu gồm:
– Khoai lang sấy
Khoai lang sấy là món ăn vặt có vị ngọt nhẹ, dễ ăn, đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho bà bầu. Trong khoai lang sấy có chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết như: vitamin A, vitamin B6, vitamin C, K, beta carotene acid folic giúp mẹ bầu sáng mắt. Đồng thời, làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Hàm lượng chất xơ có trong khoai lang sấy giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bà bầu ăn khoai lang sấy còn giúp kháng viêm, hạn chế các bệnh nhiệt miệng, viêm lưỡi, loét miệng…
– Hạt óc chó
– Phô mai
Bổ sung canxi trong 3 tháng đầu giúp hình thành hệ xương ở thai nhi, làm giảm các triệu chứng đau lưng thời kỳ mới mang thai ở mẹ bầu. Thật tuyệt vời bởi phô mai là món ăn vặt chứa lượng canxi dồi dào. Bổ sung canxi cho bà bầu bằng cách ăn phô mai đã tiệt trùng là lựa chọn thông minh giúp mẹ và bé đều có một hệ xương chắc khỏe.
– Sữa chua
Sữa chua là món ăn vặt chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bà bầu ăn sữa chua giúp tiêu hóa tốt hơn, không bị khó chịu do táo bón. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp mẹ bầu giữ được vẻ đẹp của tóc và da trong thời kỳ mang thai.
Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng giữa
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu cần tập trung bổ sung các nhóm thực phẩm chứa nhiều protein, canxi và magie. Thức ăn vặt cho bà bầu trong 3 tháng giữa gồm:
– Bánh ngọt
Bánh ăn vặt cho bà bầu thì không thể không kể đến bánh ngọt. Các bà bầu ăn bánh ngọt có chứa đường giúp giảm thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả. Bánh ngọt với các thành phần từ sữa, bột mì, bột yến mạch, bột rau màu xanh thẫm có chứa nhiều canxi, Kali, Magie, Protein, acid folic tốt cho cả mẹ và bé. Ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn các loại bánh ăn vặt cho bà bầu như: bánh rau bina, bánh mạch yến, bánh falafel…
– Trái bơ
Bơ là loại trái cây có nguồn dinh dưỡng phong phú. Ăn bơ ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ giúp bà bầu luôn khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, giúp bà bầu kiểm soát cân nặng và tăng cân lành mạnh.
Bà bầu ăn bơ còn giúp giảm dị tật thai nhi, hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ được tốt hơn, thông minh hơn.
– Dâu tây
Trong 100g dâu tây có chứa tới 30 mcg axit folic, 4g chất xơ, 32g phốt pho, 96 mg vitamin A, 45g Kali, 25mg canxi, 1,2g protein… Ăn dâu tây trong 3 tháng giữa thai kỳ giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bà bầu.
Dâu tây là một trong những loại trái cây bà bầu nên ăn khi mang thai. Đặc biệt ở 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu có thể chọn dâu tây làm món ăn vặt hàng ngày.
– Ngô luộc
Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, bà bầu ăn ngô luộc rất tốt. Ngô luộc là món ăn vặt gần như giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng có trong trái bắp. Bà bầu ăn ngô giúp tăng cường trí nhớ cho cả mẹ và bé, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở thai nhi…
Đồ ăn vặt tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Theo Giant thì Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần nguồn năng lượng dồi dào và đa dạng. Các món đồ ăn vặt tốt cho mẹ bầu ở giai đoạn này nên chứa nhiều vitamin C và vitamin B1 chẳng hạn như:
– Nước cam
Cam và các loại quả họ nhà cam như bưởi, quýt,… luôn nổi tiếng với hàm lượng vitamin C cao. Ăn một trái cam hay uống một cốc nước cam ép vào bữa phụ sẽ rất tốt cho bà bầu.
– Socola đen
– Bánh quy giòn
Bánh quy giòn là một trong những món đồ ăn vặt cho bà bầu công sở được nhiều mẹ bầu yêu thích. Trong bánh cracker có chứa nhiều tinh bột giúp giảm đói, kích thích vị giác, thỏa mãn cơn thèm ăn của mẹ bầu. Đồng thời, cung cấp nhiều năng lượng đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé.
– Dứa
Bà bầu ăn dứa trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, với một vài miếng dứa trong bữa phụ ở 3 tháng cuối của thai kỳ, món ăn vặt này sẽ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho bà bầu.
Những món ăn vặt tốt cho bà bầu không gây béo
Các món ăn vặt luôn kích thích thị giác và vị giác của bà bầu. Nhiều chị em khi mang thai không kiểm soát được cơn thèm đồ ăn có thể gặp nguy cơ béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Vậy nên, các món ăn vặt không béo cho bà bầu cũng là một kiến thức hữu ích mẹ bầu cần biết.
Mẹ bầu muốn kiểm soát cân nặng và tăng cân lành mạnh trong thai kỳ có thể chọn các món ăn vặt không béo cho bà bầu sau: sữa chua không đường, trái cây sấy, các loại hạt nhập khẩu, hạt ngũ cốc (hạt điều, đậu phộng, macca, hạt óc chó…)
Các món ăn vặt cho bà bầu không nên ăn
Mẹ bầu không nên ăn các món ăn vặt nhiều dầu mỡ bởi sẽ làm tăng lượng mỡ máu, khiến mẹ bầu dễ bị béo phì, tăng cân không kiểm soát khi mang thai, khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Các món ăn vặt chứa nhiều đường như kẹo ngọt mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn để tránh bị tiểu đường thai kỳ. Ngay cả các loại hoa quả có vị ngọt như: nhãn, vải, đu đủ chín cũng không nên ăn nhiều.
Ngô cay, phô mai cay, các món ăn vặt chứa nhiều vị cay, tốt nhất mẹ bầu cũng không nên sử dụng. Bởi chúng có thể gây nóng trong, viêm nhiệt miệng, dễ gây cảm giác khó chịu cho các mẹ bầu.
Bà Đẻ Bà Đẻ, Mẹ Sau Sinh Có Được Ăn Rau Xà Lách Không
Rau xà lách có công dụng gì?
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Xà lách là loại rau có chứa thành phần carbohydrate thấp hơn 3%, bởi vậy người tiểu đường nên ăn để đảm bảo sức khỏe được tốt hơn.
Giải nhiệt, giảm đau đầu: Rau xà lách chứa hàm lượn magnesium cao nên có tác dụng hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não và làm giảm các cơn đau đầu ở người.
Điều trị táo bón: Rau xà lách chứa nhiều chất xơ, giàu cellulose giúp làm giảm tình trạng táo bón ở người hiệu qủa. Ngoài ra, loại rau này còn có công dụng giúp giảm cân, làm đẹp da, ngủ ngon, tốt cho người thiếu máu, giúp cơ thể tỉnh táo và xả stress.
Bà đẻ, mẹ sau sinh có được ăn rau xà lách không?
Hướng dẫn mẹ sau sinh ăn rau xà lách hạn chế nhiễm giun sán
– Trước tiên bạn cần nhặt rau thật sạch trước khi ngâm muối và rửa rau. Cần ngâm rau với nước muối loãng khoảng 10-15 phút rồi mới rửa lại bằng nước sạch.
– Nên rửa rau bằng nước sạch nhiều lần trước khi ăn, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là cách tốt nhất để loại bỏ được giun sán, vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất trừ sâu còn bám trong rau.
– Trước khi ăn để đảm bảo an toàn hơn bạn có thể tráng lại bằng nước đun sối để nguội để đảm bảo rau xà lách được khử sạch sẽ các yếu tố độc hại trước khi ăn.
Những thực phẩm khác mẹ sau sinh nên ăn
Ngó sen: Loại thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, nhuận tràng. Nếu sản phụ ăn còn giúp tiêu ứ máu, chống suy nhược cơ thể, tăng sự thèm ăn đồng thời thúc đẩy tiêu hóa và tăng tiết sữa giúp mẹ nuôi con tốt hơn.
Hoa hiên: Hoa này còn được gọi là hoa kim châm, tính mát, vị ngọt thường được dùng để nấu canh. Hoa có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, giảm đau, loại bỏ sưng tấy, ngăn ngừa chảy máu… Nếu mẹ sau sinh ăn loại rau này có tác dụng ngăn ngừa đau bụng, tiểu tiện không thông, ngủ không ngon giấc…
Giá đỗ: Hàm lượng đạm trong giá đỗ có công dụng kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mô. Hàm lượng vitamin C trong nó cũng khá cao giúp làm tăng tính đàn hồi, chống xơ vữa thành mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết. Ngoài ra, giá đỗ còn chứa lượng chất xơ giúp thông tiểu và nhuận tràng cho bà đẻ.
Rong biển: Trong rong biển chứa nhiều I ốt và sắt, nếu sản phụ ăn nhiều có tác dụng chống mệt mỏi, làm tăng tiết sữa và có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Rau ngót: Sản phụ sau sinh cũng có thể ăn rau ngót, nó chứa nhiều vitamin C, A, B, protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt… Bà đẻ ăn rau ngót có tác dụng tăng lượng sữa giúp mẹ có đủ lượng sữa cho con bú. Rau ngót còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ viêm nhiễm và ngăn ngừa các bệnh về mắt cho con người.
Rau má: Mẹ sau sinh khi ăn rau má có tác dụng kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành hơn. Loại rau này còn lưu thông khí huyết, giúp da hồng hào và trẻ lâu hơn. Mẹ nên kết hợp uống nước rau má khô, uống nước ép rau má và ăn canh rau má nấu thịt bò, thịt nạc heo… Vậy bạn cũng đã giải đáp được câu hỏi bà đẻ sau sinh uống nước rau má có tốt không sau khi biết được công dụng của loại rau này.
Rau mồng tơi: Rau này có chứa hàm lượng vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy, chất sắt tốt cho mẹ sau sinh. Đặc biệt những bà đẻ nào ít sữa thì nên ăn nhiều rau mồng tơi. Có thể chế món ăn rau mồng tơi nấu gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng để giúp tăng sữa, phục hồi sức khỏe nhanh, làm tóc đen mượt và giảm táo bón hiệu quả.
Đu đủ xanh: Bà đẻ nên ăn đu đủ xanh vì nó chứa nhiều loại vitamin A, B, C, D, E… Có thể nấu đu đủ xanh với móng giò để tăng nhiều sữa cho con bú hoặc nấu cùng các loại cá chép, cá quả cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Rau đay: Trong rau đay có chứa các chất như canxi, phot pho, sắt, kali và các loại vitamin khác… Loại rau này có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng… Sản phụ ăn rau đay có tác dụng làm tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa.
Rau lang: Rau lang có tác dụng nhuận tràng, lợi sữa tốt cho sản phụ sau sinh. Chị em có thể luộc khoảng 200g rau lang ăn cùng với cơm, khi ăn có thể chấm cùng muối vừng sẽ ngon miệng hơn.
Hoa bí: Trong hoa bí giàu protein thực vật và các khoáng chất khác như phot pho, sắt, vitamin A và C. Bà đẻ ăn rau bí có công dụng lợi tiểu, hạ nhiệt. Ngoài ra khi sản phụ bị đau bụng, khó ngủ, da dẻ xanh xao thì loại rau này cũng giúp cải thiện tình hình trở nên tích cực hơn.
Rau bina: Rau này còn được gọi là rau chân vịt, có màu xanh đậm. Rau chứ hàm lượng sắt và protein dồi dào nên tốt cho mẹ sau sinh. Ăn rau giúp mẹ tiết nhiều sữa cho con bú và cung cấp hàm lượng chất xơ tốt cho cơ thể.
10 Món Ăn Siêu Lợi Sữa Cho Bà Bầu Và Sản Phụ Sau Sinh
Từ cuối quý thứ 2 của thai kỳ, cơ thể bà bầu bắt đầu tiết sữa non, đây cũng là thời điểm mà người mẹ nên tăng cường các thức ăn lợi sữa. Nhu cầu dinh dưỡng trung bình cần khoảng 2.675 kcal/ngày, mức độ tăng cân duy trì khoảng 0,4 kg/tuần nếu trước khi mang thai bà bầu có cân nặng bình thường.
Lúc này, chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ các chất đạm, chất béo, canxi, vitamin, acid folic, sắt, iot. Trong đó, có một số món ăn tốt cho sữa mẹ và sức khỏe của thai nhi mà mẹ nên sử dụng:
1. Sữa bà bầu, sữa chua và nước
Sữa bà bầu bổ sung hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai, vì vậy bà bầu nên uống kéo dài trong toàn bộ thai kỳ. Sau khi sinh con, nếu như phần sữa này vẫn còn, người mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng để có nhiều sữa cho con bú.
Sữa chua cung cấp protein, vitamin, canxi và chất khoáng cần thiết cho cả thai nhi và thai phụ. Các lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón rất hiệu quả.
Nước cần thiết cho tất cả các hoạt động sống của thai phụ, vì vậy hãy chắc chắn mẹ đã uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Càng về những tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu về nước càng tăng cao. Nếu thiếu nước, người mẹ có thể sinh non.
2. Canh gà ác nấu hạt câu kỷ tử
Câu kỷ tử chứa nhiều betain có lợi cho hệ tiêu hóa, các vitamin B, C làm dịu căng thẳng thần kinh, canxi, sắt, photpho tốt cho xương khớp. Gà ác giàu protein, sắt, vitamin và các yếu tố vi lượng hơn gà thông thường.
– Nguyên liệu
1 con gà ác, 20 g hạt câu kỷ tử.
Gia vị: Gừng, muối, bột canh, hạt nêm.
– Cách làm
Hạt câu kỷ tử rửa qua với nước sôi, sau đó vớt ra để ráo nước.
Gà ác rửa sạch với nước muối, cho vào nồi ninh với nước dưới lửa nhỏ. Cho thêm các gia vị bột canh, hạt nêm và vài lát gừng. Khi nước sôi dùng thìa hớt bọt.
Ninh gà được 1 giờ thì cho hạt câu kỷ tử vào nấu thêm 10 phút, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Thịt gà chứa nhiều protein, vitamin B6, vitamin A, photpho cùng các khoáng chất tốt cho răng, xương và hệ tim mạch. Axit amin tryptophan trong thịt gà còn có khả năng làm giảm căng thẳng thần kinh, giúp người mẹ không bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai. Trong khi đó măng tây lại chứa nhiều acid folic giúp bổ máu và hỗ trợ tiết sữa.
– Nguyên liệu
10 cây măng tây, 300 g ức gà, 1 củ gừng nhỏ.
Gia vị: Bột canh, muối, hạt nêm, xì dầu, hạt tiêu, bơ.
– Cách làm
Ức gà cắt thành miếng vừa ăn, rửa sạch với nước muối, sau đó vớt ra rổ để ráo. Ướp ức gà với gừng băm nhỏ, hạt nêm, muối, tiêu, xì dầu.
Măng tây nhặt bỏ đoạn già, rửa sạch, cắt đôi. Luộc qua măng tây với chút nước muối, sau đó vớt ra thả ngay vào nước đá để măng giữ được độ giòn.
Cho bơ vào chảo, sau đó cho thịt gà đã ướp vào xào cho săn lại, đổ ra đĩa.
Tiếp tục cho bơ vào chảo, xào sơ măng tây cho thấm gia vị (vì trước đó đã luộc với nước muối). Khi thấy măng tây đã vừa chín, đổ phần thịt gà vào trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa miệng.
4. Canh xương bò hầm đậu đỏ
Xương bò rất giàu canxi, còn đậu đỏ giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, đồng thời bổ sung sắt, vitamin B1, B6 tốt cho hệ thần kinh, giảm stress. Trong đậu đỏ nói riêng và các loại đậu nói chung còn chứa một loại chất hoạt động tương tự như estrogen, giúp tuyến vú phát triển sẵn sàng cho sự tiết sữa.
Vì vậy, canh xương bò hầm đậu đỏ là một trong những món ăn lợi sữa cho bà bầu rất điển hình.
– Nguyên liệu
500 g xương bò, 100 g đậu đỏ.
Gia vị: Rượu trắng/rượu vang, muối, bột canh, hạt tiêu, gừng, hạt nêm.
– Cách làm
Đậu đỏ vo qua cho sạch, ngâm nước khoảng 4 tiếng để khi nấu đậu sẽ mềm.
Xương bò luộc qua với nước muối, sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo nước.
Cho xương bò vào ninh với nước dưới lửa nhỏ, nêm thêm các gia vị bột canh, hạt nêm, một chút tiêu, vài lát gừng và 2 thìa cà phê rượu trắng/rượu vang (gừng và rượu để khử mùi gây của xương bò). Chú ý hớt bọt để nước ninh xương được trong.
Ninh xương bò được 20 phút thì cho phần đậu đỏ đã ngâm vào, ninh tiếp đến khi đậu đỏ chín mềm, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Sung là một trong những thức ăn lợi sữa rất tốt cho bà bầu và sản phụ sau sinh. Nghiên cứu về sung cho thấy loại quả này giàu canxi, photpho, glucose, saccarose, vitamin C và nhiều khoáng chất khác. Một điều bất ngờ nữa là sung có vị chát, nhưng lại nhuận tràng rất tốt cho phụ nữ mang thai.
– Nguyên liệu
50 g gạo tẻ, 50 g gạo nếp, 30 g quả sung còn xanh.
Gia vị: Đường phèn, mật ong.
– Cách làm
Trộn chung gạo tẻ với gạo nếp, vo qua cho sạch rồi để cho ráo nước.
Sung rửa sạch, cắt lát hoặc cắt miếng nhỏ.
Cho sung và gạo ninh chung với nhau cho đến khi chín mềm. Thêm đường phèn hoặc mật ong để ăn cho vừa miệng.
Món ăn lợi sữa cho sản phụ, bà đẻ mới sinh con
Bà đẻ có thể ăn tất cả các món ăn lợi sữa dành cho bà bầu. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thêm một số món ăn khác. Lưu ý một số thực phẩm gây sảy thai, nên chỉ được dùng sau khi đã sinh con xong.
Móng giò nổi tiếng là thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh. Chúng chứa nhiều chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết giúp sản phụ hồi phục sức khỏe, đồng thời kích thích tuyến sữa hoạt động tích cực. Ăn móng giò giúp sữa đặc hơn nhưng không nên ăn quá nhiều vì có thể gây tắc sữa.
– Nguyên liệu
500 g móng giò, 100 g sung còn xanh.
Gia vị: Muối, bột canh, hạt nêm.
– Cách làm
Móng giò cắt miếng vừa ăn, luộc qua với nước muối, sau đó rửa sạch, để ráo.
Cho móng giò vào xào sơ với bột canh, hạt nêm cho thấm gia vị. Cho nước vào nồi ninh móng giò dưới lửa nhỏ.
Sung rửa sạch, cắt đôi. Khi móng giò đã chín mềm, cho sung vào nấu cho đến khi chín tới. Nêm nếm lại cho vừa miệng.
2. Cháo đậu xanh nấu thịt lợn nạc
Thịt lợn nạc chứa nhiều protein cung cấp dưỡng chất cho cơ thể sản phụ sau khi sinh. Còn đậu xanh có tác dụng gần như đậu đỏ, giúp tuyến vú phát triển và lợi sữa sau sinh.
– Nguyên liệu
50 g gạo tẻ, 50 g gạo nếp, 50 g đậu xanh, 200 g thịt nạc
Gia vị: Muối, bột canh, hạt nêm, hành khô, dầu ăn, hành lá, thì là.
– Cách làm
Đậu xanh để cả vỏ, rửa sạch, ngâm với nước khoảng 4 giờ cho đậu mềm.
Gạo tẻ và gạo nếp vo qua cho sạch bụi bẩn, sau đó cho đậu xanh và gạo vào nồi ninh dưới lửa nhỏ đến khi chín mềm.
Thịt nạc rửa sạch với nước muối, bằm nhỏ. Ướp thịt với hạt nêm, bột canh, hành khô trong 15 phút cho thấm gia vị.
Cho một chút dầu vào chảo, phi thơm hành khô đã băm nhỏ, sau đó cho thịt băm vào xào săn lại.
Khi cháo đã chín mềm, cho thịt băm vào nồi đun thêm khoảng 3 phút, vừa đun vừa khuấy đều. Rắc một chút hành lá và thì là thái nhỏ lên trên, nêm nếm lại cho vừa miệng.
3. Canh rau ngót nấu thịt bò
Rau ngót rất giàu sắt, tốt cho máu của người mẹ. Từ xa xưa đến nay, rau ngót chưa bao giờ vắng bóng trong danh sách các loại rau lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Lưu ý rau ngót có thể gây sảy thai nên mẹ bầu không ăn món này.
– Nguyên liệu
1 bó rau ngót, 200 g thịt bò thái lát.
Gia vị: Muối, hạt tiêu, gừng, tỏi, bột canh, bột nêm, dầu ăn.
– Cách làm
Thịt bò rửa sạch với nước muối, ướp với thật ít hạt tiêu, gừng tỏi.
Rau ngót nhặt lấy lá, rửa sạch với nước muối, vò sơ. Cho rau vào nồi xào với một chút dầu ăn, bột canh, bột nêm, sau đó đổ một lượng nước vừa phải, đun dưới lửa vừa.
Cho dầu vào chảo đun nóng, rồi đổ thịt bò vào xào với thật ít bột nêm cho đến khi thịt chín tới.
Khi rau ngót đã sôi được khoảng 5 phút, cho thịt bò vào nồi đun đến khi sôi lại. Nêm nếm một lần nữa cho vừa miệng.
4. Chè mè đen (vừng đen) đường phèn
Mè đen nhuận tràng rất tốt, ngoài ra còn có khả năng lợi sữa đáng nể. Trong hạt mè chứa nhiều chất đạm, dầu, canxi, axit béo omega 3 và omega 6 rất có lợi cho sức khỏe.
– Nguyên liệu
100 g mè đen, 50 g bột sắn dây.
Gia vị: Gừng, đường phèn.
– Cách làm
Mè loại bỏ sạn, hạt lép, vo qua cho bớt bụi bẩn rồi để ráo nước. Rang chín mè dưới chảo đáy dày để mè thơm hơn. Sau đó xay nhuyễn hạt mè bằng máy xay sinh tố.
Hòa bột sắn dây với nước lọc và đường phèn cho tan đều, sau đó cho vào nồi nấu dưới lửa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy đều.
Trong lúc bột sắn bắt đầu chuyển từ màu đục sang màu trong, nhanh tay đổ mè đen đã xay vào, khuấy đều cho đến khi bột sắn chín hẳn.
Đập dập nhánh gừng cho vào chè để chè dậy mùi thơm.
5. Canh đu đủ xanh nấu sườn non
Đu đủ chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Nếu như trong thời gian mang thai, đây là thực phẩm nên tránh thì sau khi sinh con, đu đủ lại là một thức ăn lợi sữa cho sản phụ cực kỳ hiệu quả.
– Nguyên liệu
1 quả đu đủ xanh khoảng 500 g, 300 g sườn non.
Gia vị: Muối, bột canh, bột nêm, dầu ăn, hành khô, hành lá, dầu ăn.
– Cách làm
Đu đủ thái nhỏ, cắt miếng vừa ăn ngâm với nước muối 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
Sườn non chặt miếng vừa ăn, rửa sạch và luộc qua với nước muối. Sau đó cho sườn vào xào với dầu ăn, hành khô, bột nêm và bột canh cho vừa miệng.
Đổ nước vào ninh sườn dưới lửa nhỏ cho đến khi chín mềm, chú ý hớt bọt để nước canh được trong.
Khi sườn đã chín mềm, cho đu đủ đã sơ chế vào đun tiếp cho đến khi đu đủ chín tới. Rắc thêm hành lá và nêm lại cho vừa miệng.
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.
Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Top 12 Món Đồ Ăn Vặt Cho Bà Đẻ Trước Và Sau Sinh trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!