Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Bà Mẹ Đang Nuôi Con Bú được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày nay, khoa học đã chứng minh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.
Trong giai đoạn nuôi con bú chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của con:
Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng tốt của bà mẹ chính là để bảo đảm bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Như vậy, bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, và không quên rằng chế độ lao động, nghỉ ngơi kết hợp với một trạng thái tinh thần tâm lý thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm có đủ sữa nuôi con.
Thành phần sữa mẹ nói chung là tương đối hằng định ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của bà mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định là dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra của bà mẹ. Nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Ngay sau sinh, trong vòng 1 tháng đầu, bà mẹ cần được bổ sung vitamin A (viên 200.000 đơn vị) để có thể đủ cung cấp lượng vitamin A cần thiết trong sữa cho con. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con. Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.
Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú
Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh…do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén.
Nhu cầu về năng lượng: Nếu so sánh ở cùng một nhóm tuổi và cùng một mức độ hoạt động thể lực thì nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang nuôi con bú sẽ cao hơn khoảng 500 Kcal so với phụ nữ lúc bình thường (tức là khi chưa mang thai và khi không phải đang nuôi con bú), năng lượng này tương đương với khoảng 3 lưng bát cơm cùng với thức ăn hợp lýchia vào các bữa ăn trong ngày. Nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ nuôi con bú còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức tăng cân trong thời kỳ mang thai, cụ thể:
– Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, đạt mức tăng cân từ 10 – 12kg: Cần ăn nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu năng đạt mức 2260 Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2550 Kcal/ngày đối với người lao động trung bình.
– Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng chưa tốt, có mức tăng cân ít hơn 10kg: Cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng khi đang nuôi con bú.
Nhu cầu về chất đạm (Protein): Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: Trong 6 tháng đầu, ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, thêm 13g/ngày, nên tổng lượng chất đạm cần cung cấp trong 1 ngày là 73g. Lượng protein động vật nên đạt ≥ 30% protein tổng số. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…
Số lượng đạm trong thực phẩm có thể ước tính như sau: cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein), 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm. Nên sử dụng 6,5 đơn vị sữa/ngày (uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.
Nhu cầu chất béo (Lipid): Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần. Khuyến khích sử dụng các chất béo có nhiều các axit béo không no chuỗi dài nhiều nối đôi như n3, n6, EPA, DHA (có nhiều trong một số loại dầu thực vật, dầu cá, một số loại cá mỡ). Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9Kcal.
Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày cần đủ rau xanh (≥400g trái cây, rau củ/ngày) và đủ chất xơ để tránh táo bón.
Nhu cầu về nước: Để sản xuất đủ sữa, bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).
Chế độ dinh dưỡng hợp lý của bà mẹ đang nuôi con bú:
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho bà mẹ đang nuôi con bú như sau:
Một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang nuôi con bú:
- Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6 bữa/ngày).
- Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm (ít nhất có mặt 10-15 loại thực phẩm) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường; chất đạm; chất béo; và nhóm vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu can xi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g pho mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mg canxi. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và Canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).
Ngày nay, để nhấn mạnh đến tính đa dạng của thực phẩm trong khẩu phần ăn, cũng như chú trọng các loại thực phẩm có các yếu tố bảo vệ sức khỏe (có nhiều trong các loại hạt, rau, củ, quả…), người ta còn chia thực phẩm ra làm 8 nhóm (xem hình):
Để vừa bảo đảm tính đa dạng lại vừa bảo đảm sự có mặt của ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm ở trên cho mỗi bữa ăn của các bà mẹ, căn cứ vào chức năng dinh dưỡng của mỗi nhóm, người ta xếp 8 nhóm trên vào 5 vòng tròn sau đây, các bà mẹ có thể dễ dàng lựa chọn các thực phẩm cho mỗi bữa ăn của mình, sao cho luôn có mặt đủ cả 5 đại diện từ 5 vòng tròn sau:
-
Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết
: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ).
-
Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan
: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giai đoạn đang nuôi con bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ.
-
Không kiêng khem quá mức; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
: Do nhiều nơi còn có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ trong thời kỳ đang cho con bú. Ví dụ: sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng, kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy (!), điều này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.
-
Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.
-
Việc sử dụng thuốc:
trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh…, nhìn chung trong giai đoạn này khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ và nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc các bà mẹ có một chế độ dinh dưỡng tốt để bảo đảm có đầy đủ sữa nuôi con, mang lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển tối ưu của con.
Ths. Bs. Trịnh Hồng Sơn - Viện Dinh dưỡng
Tìm Hiểu Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Sau Sinh?
Trong rau xanh và trái cây có môt số lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Không chỉ vậy, các loại rau củ còn giúp kích thích sự thèm ăn, giúp cho sản phụ có thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa.
Ăn nhiều rau xanh giúp các mẹ bầu tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé, giúp hạn chế tình trạng táo bón sau sinh cho chị em phụ nữ.
2. Nên duy trì thói quen uống sữa để đảm bảo dinh dưỡng sau sinh cho mẹ
Việc uống sữa sau khi sinh nhằm đảm bảo cơ thể người mẹ có đủ chất dinh dưỡng để cho trẻ bú. Đồng thời việc uống sữa sẽ giúp người mẹ có thêm chất dinh dưỡng mà không bị tăng cân.
Tốt nhất nên chọn những loại sữa có bổ sung chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng khả năng hấp thu của người mẹ.
Vì sau khi sinh nở, hệ tiêu hóa của mẹ thường bị suy giảm dẫn đến việc khó khăn hơn trong vệc hấp thu chất dinh dưỡng đặc biệt là những chất khó tiêu như đạm.
3. Bổ sung Protein
Những loại thực phẩm như thịt nạc, cá, trứng sữa và cá loại thịt khác đều chứa rất nhiều protein giúp bổ sung chất dinh dưỡng sau sinh cho mẹ.
Các loại thực phẩm từ đậu nành, đậu hũ cũng chứa một số lượng lớn protein mà các mẹ bỉm sữa nên sử dụng. Hơn hết, đây là loại khoáng chất cần thiết để cho trẻ sơ sinh có thể phát triển khỏe mạnh nên các mẹ bỉm sữa nên ăn nhiều.
4. Chú trọng thực phẩm bổ sung máu cho mẹ sau sinh
Do ảnh hưởng của việc sinh nở, phụ nữ sau khi sinh sẽ mất một lượng máu lớn và đột ngột dẫn đến tình trạng thiếu máu sau sinh.
Nếu không cug cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù vào phần thiếu hụt và tiếp tục duy trì chất sắt ở mức cân bằng, các mẹ sẽ dễ mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt…Ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Việc này cũng sẽ khiến em bé bị thiếu chất ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Những thực phẩm như trứng, gan, sữa, thịt nạc, thịt bò, nội tạng động vật và các loại rau củ màu đỏ là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào.
5. Bổ sung chất béo vào chế độ dinh dưỡng sau sinh cho mẹ
Chất béo là môt phần dinh dưỡng không thể thiếu cho mẹ sau sinh, sản phụ nên sử dụng chất béo trong mỗi bữa ăn của mình để có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nên dùng chất béo có trong thực vật thay cho chất béo từ động vật để nấu nướng vì chất béo trong động vật có thể khiến sản phụ bị máu nhiễm mỡ, tắc nghẽn mạch máu…
Cách Hạ Sốt Cho Mẹ Đang Cho Con Bú
10 lượt xem
Mẹ luôn lo lắng và thắc mắc rằng khi bị sốt có nên cho con bú hay không, nếu bị sốt mà cho con bú thì có lây sốt cho con hay không? Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào từng trường hợp mà mẹ có thể cho con bú hoặc không.
Một số trường hợp mẹ bị sốt mà các chất gây sốt có rất nhiều trong máu mẹ và có thể vào sữa mẹ, nhưng khi vào cơ thể bé chúng lại không thể gây ra hiện tượng sốt, các chất gây sốt không được hấp thu ào ạt đến mức có thể gây sốt cho bé như ở mẹ, vì vậy mà bé sẽ không bị sốt theo. Do vậy, với những trường hợp này khi bị sốt mẹ cẫn có thể cho con bú bình thường nhưng mẹ cần cẩn thận hơn và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bé yêu.
Mẹ bị sốt thông thường, sốt nhẹ thì khi cho con bú sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé, tuy nhiên những trường hợp sốt sau đây mẹ nên lưu ý không nên cho bé bú để tránh bé bị nhiễm bệnh từ mẹ:
Mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng.
Mẹ bị sốt do viêm tuyến vú.
Mẹ bị sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc các hóa chất độc hại.
Mẹ bị sốt do tiêu chảy.
Mẹ bị sốt có kèm theo nôn và tiêu chảy nặng không cho con bú.
Mẹ bị sốt cao 39,5˚C hoặc từ 39,5˚C trở lên cũng không cho bé bú, vì khi đó việc cho trẻ bú sẽ làm mẹ rất khó chịu và sốt cao thêm.
Tốt hơn hết khi mẹ bị sốt thì nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả cũng như kê đơn thuốc hợp lý, an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường mẹ điều trị sốt bằng thuốc thì mẹ nên tạm thời không cho con bú. Ngoài ra, trong thời gian không cho con bú tốt nhất mẹ nên hút sữa ra ngoài để không bị tắc và mất sữa.
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú
Súc họng bằng nước muối
Mẹ thực hiện súc họng ngày 3 – 4 lần bằng nước muối. Nên pha nước muối ở tỷ lệ 0,9% là tốt nhất. Việc súc miệng nước muối giúp diệt khuẩn hiệu quả, đặc biệt là các mẹ bị đau rát họng, viêm họng. Mẹ làm hàng ngày cho đến khi hết cảm, hết sốt thì thôi.
Uống nước mật ong pha chanh
Nước mật ong pha chanh có tác dụng giảm sốt hiệu quả. Mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh với công thức: 1ly nước ấm cho vào 3 thìa cafê mật ong với 1 thìa cafê chanh (2 thìa càng tốt). Mẹ uống liên tục 1 tuần sẽ thấy ngay hiệu quả.
Ăn cháo hành lá, tía tô giúp giảm sốt hiệu quả
Cháo hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng xắt sợi nhuyễn, tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm rất hiệu quả và thường được rất nhiều người sử dụng. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp thì sẽ thấy hiệu quả. Nên cho thêm thịt băm và cả trứng gà đánh tan cho vào ăn luôn thành 1 nữa cho đủ chất. Ai không ăn tía tô được thì cho thật nhiều gừng, và hành lá vào.
Có rất nhiều loại trà thảo dược giúp hạ sốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ, ví dụ như : trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh, sả,…
Ăn uống đủ chất
Mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để tăng sức để kháng cho cơ thể và đặc biệt là mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ớt đỏ, rau màu xanh đậm, họ cam quýt, xoài, đu đủ, mâm xôi, dâu tây,… Bởi thực phẩm giàu vitamin C giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch từ đó giúp mẹ nhanh hạ sốt. Bên cạnh đó mẹ cũng đừng quên duy trì tiếp tục bổ sung viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare để tăng cường sức đề kháng cho mẹ cũng như đảm bảo nguồn sữa chất lượng cung cấp cho bé.
Uống nhiều nước
Khi bị sốt, nhiệt độ tăng cao, mồ hôi ra nhiều, cơ thể dễ bị mất nước, kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn do vậy người mẹ cần phải uống nước đầy đủ, cứ cách ít nhất 2 tiếng uống một lần. Bổ sung nước không chỉ là nước lọc mà mẹ cũng có thể bổ sung bằng nước hoa quả, trà sữa, sinh tố… không những giúp khỏe người mà còn giúp mẹ tiết ra nhiều sữa.
Ngoài ra, khi bị sốt mẹ cần được nghỉ ngơi, để nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh vận động nhiều, vận động mạnh để cơ thể mau hồi phục.
Nếu mẹ bị sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày thì mẹ cần đi khám bác sĩ chuyên gia để được tư vấn các điều trị hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt mà cần nghe theo chỉ định của bác sĩ để an toàn với cả mẹ và bé.
Theo Dinhduongbabau.net
Chế Độ Dinh Dưỡng 3 Tháng Đầu Thai Kỳ
Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được thiết lập một cách khoa học vì nó mang tính quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.
1. Đảm bảo dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng như thế nào?
3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,… đều hoàn thiện.
Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,… Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai
Năng lượng: Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng thay đổi đáng kể. Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 – 2400 kcal/ngày;
Axit folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,…), thịt gia cầm, ngũ cốc,… Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ;
Protein: Rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,… trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 – 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày;
Sắt: Bà bầu cần được cung cấp 36 – 40mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần tăng cường vào thực đơn ăn uống của thai phụ gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,… Ngoài ra, thai phụ cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ;
Vitamin A: Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ;
Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D;
Vitamin C: Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả,…;
Các nguyên tố vi lượng: Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,… cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.
3. Thực phẩm phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tránh
4. Mẹ bầu ốm nghén nên ăn uống như thế nào để con đủ dinh dưỡng?
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Bà Mẹ Đang Nuôi Con Bú trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!