Xu Hướng 11/2023 # Chảy Máu Nướu Khi Mang Thai: Có Nguy Hiểm Không? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chảy Máu Nướu Khi Mang Thai: Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong thai kỳ, thai phụ rất có thể sẽ phải trải qua vô số các triệu chứng mà họ chưa từng gặp trước đây. Chảy máu chân răng là một trong những tình trạng như vậy. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy một chút máu trên bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, nhưng theo trang web BabyCenter thì tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những người đang mang thai. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách trong thai kỳ là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ và em bé. Chảy máu chân răng khi mang thai không phải là điều quá đáng lo ngại, tuy nhiên bạn nên thực hiện một số biện pháp cần thiết nhằm kiểm soát tình trạng này để cảm thấy an tâm và thoải mái hơn.

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai

Chảy máu chân răng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm nướu. Theo trang web Baby Center, tình trạng này được gọi là viêm nướu khi mang thai vì nướu của bạn có khả năng bị viêm nhiễm do thay đổi nội tiết tố khi mang thai; tình trạng viêm nhiễm này làm cho cơ thể bạn trở nên dễ bị tổn thương bởi các vi khuẩn trong mảng bám. Bệnh viêm nướu khi mang thai có thể khiến nướu của bạn đỏ và sưng, đó là lý do tại sao các thai phụ thường gặp hiện tượng chảy máu chân răng khi đang chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

Biến chứng

Theo trang web What to Expect, viêm nướu khi mang thai là một dạng bệnh nha chu nhẹ, có thể tiến triển thành bệnh viêm nha chu, và có thể làm tăng nguy cơ sinh non, con nhẹ cân hoặc tiền sản giật.

Chăm sóc răng miệng đúng cách trước, trong và sau khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa những vấn đề này đồng thời giúp cho em bé luôn khỏe mạnh trong thời gian mang thai và sau khi sinh.

Những Biện Pháp Cần Được Thực Hiện

Chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng viêm nướu. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, và chải răng nhẹ nhàng hai lần một ngày; điều này giúp giảm áp lực lên nướu của bạn, và ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng. Chải răng quá mạnh có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride như Colgate® Total®, là rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.

Hạn chế thực phẩm có đường và những thực phẩm dễ mắc vào răng của bạn. Những loại thực phẩm này bao gồm các loại kẹo, soda, nước trái cây và các món tráng miệng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang hấp thụ đủ lượng vitamin C và canxi, đây là những chất dinh dưỡng có vai trò rất lớn đối với sức khỏe răng và nướu của bạn.

Đi Đại Tiện Ra Máu Tươi Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Đại tiện ra máu tươi khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây đại tiện ra máu khi mang thai

Theo một thống kê gần đây, có đến 50% phụ nữ bị đi ngoài ra máu tươi ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tại hậu môn, trực tràng.

Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hiện tượng hình thành các đám rối tĩnh mạch tại hậu môn hay còn gọi là búi trĩ. Khi bị trĩ, chị em thường xuất hiện những triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy hậu môn, đại tiện ra máu, hậu môn luôn ẩm ướt, khó chịu. Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do ăn uống thiếu chất xơ dẫn đến táo bón liên tục. Ngoài ra, trọng lượng thai nhi cũng tạo một áp lực lớn lên hậu môn, trực tràng khiến máu ở khu vực này lưu thông kém, dễ bị tắc nghẽn, sưng phồng, từ đó hình thành nên búi trĩ.

Táo bón gây đi ngoài ra máu

Táo bón chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu. Khi bị táo bón phân to và cứng khiến người bệnh phải mất nhiều sức rặn mỗi lần đại tiện, niêm mạc hậu môn bị trầy xước, tổn thương dẫn đến chảy máu.

Bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn xuất hiện những vết nứt hình thành do sự căng giãn quá mức của niêm mạc hậu môn. Chứng bệnh này có thể khiến người bệnh bị chảy máu thành tia mỗi khi đại tiện kèm theo cảm giác đau đớn, nóng rát mỗi khi đi vệ sinh.

Polyp trực tràng, đại tràng

Đối với trường hợp mắc polyp hậu môn bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đại tiện ra máu tươi với số lượng lớn, ngay cả khi không bị táo bón. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm loét đại tràng chảy máu

Bệnh gây nên hiện tượng đại tiện lẫn nhiều máu tươi, đôi khi kèm theo dịch nhầy, kèm theo cảm giác đau bụng.

Đại tiện ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

– Đại tiện ra máu nếu xảy ra không thường xuyên do táo bón thì không quá nguy hiểm, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là có thể tự giảm.

– Tuy nhiên, nếu bị đại tiện ra máu do các nguyên nhân bệnh lý khác người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, coi thường. Tình trạng đại tiện ra máu nếu không được điều trị sớm sẽ khiến thai phụ bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn uống không ngon miệng, dễ ngất xỉu. Nguy hiểm hơn, nếu người mẹ có sức đề kháng kém sẽ dễ bị nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến thai nhi hoặc thai dễ bị dị tật.

– Khi có hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể tác động xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cần làm gì để hạn chế đại tiện ra máu khi mang thai

– Ăn nhiều chất xơ: đây chính là một trong những biện pháp để hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả nhất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả từ đó phòng tránh đại tiện ra máu. Phụ nữ khi mang thai nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây tươi… Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, các thức ăn nhanh và chứa nhiều dầu mỡ.

– Tập luyện, vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày. Phụ nữ mang thai nên dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng hay áp dụng những bài tập dành riêng cho bà bầu để tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết.

– Rèn luyện thói quen đại tiện đúng giờ mỗi ngày. Khi bị táo bón, chị em không nên cố rặn hoặc nhịn đại tiện vì sẽ khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

 

Phù Chân Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân

Bị phù chân khi mang thai do trọng lượng tăng: Giai đoạn mang thai, sức nặng cơ thể người mẹ thường tăng lên từ 8-12 kg (mang đơn thai) và 15-20 kg (mang song thai) gây ra sức ép không nhỏ lên đôi chân. Dây chằng trong cơ thể thai phụ cũng thường lỏng và dãn nhiều hơn, dễ bị tác động sinh ra các biểu hiện tư nhức, phù chân. Thời điểm này cơ thể người mẹ thường tích nước nhiều hơn 50% so với thông thường, khiến áp lực đôi chân ngày càng nhiều, gây ra các biểu hiện sưng phù. Ngoài ra còn có ba yếu tố gây phù chân ở phụ nữ mang thai, cụ thể:

Do máu chảy về tim bị tác động: Vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi đã lớn và gây áp lực lên ổ bụng cũng như các tĩnh mạch vùng chậu, sẽ khiến lượng máu khó chảy về tim, làm ứ trệ tuần hoàn máu và khiến máu chảy về tim khó khăn hơn.

Phù chân khi mang thai do tác động từ bên ngoài: Một số ảnh hưởng khác cũng khiến lượng máu chảy về tim bị tác động, có thể kể đến: Mặc đồ chật, Thai lớn hoặc mang song thai trở lên, Vận động mạnh làm tăng áp lực lên ổ bụng, Ho nhiều, Táo bón, Ngồi lâu, Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến làm giãn tĩnh mạch.

Hoạt động bơm máu cơ vùng chân: Những thói quen đứng lâu, đi lại nhiều, sử dụng giày cao gót… cũng là những yếu tố khiến hoạt động bơm máu vùng cơ chân không được ổn định giai đoạn mang thai, gây phù nề nhiều.

Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai: Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kì mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, phù chân khi mang thai.

Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Trên cơ bản phù chân là hiện tương thường gặp và hầu hết người phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải. Tuy nhiên không vì thế mà tình trạng này sẽ không gây ảnh hường tới sức khỏe. Một số trường hợp bà bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu sẽ ngày càng ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành.

Nguy hiểm hơn tình trạng sưng phù cũng có thể gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, huyết áp cao… sinh ra tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm. Đây là một hội chứng của việc huyết áp tăng cao giai đoạn mang thai, có thể làm suy yếu hệ thần kinh, thận, mạch máu… và không cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Tuy vậy triệu chứng chỉ có khả năng xuất hiện tối đa 10% trên 100 phụ nữ đang mang thai.

Nhìn chung, người mẹ bị phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi, cũng như có khả năng hồi phục trở lại sau sinh, các mẹ không nên quá lo lắng và có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn lời khuyên chăm sóc cơ thể thích hợp.

Phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cảnh giác khi chân bị sưng phù trong thời gian kéo dài kèm các triệu chứng như đau nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác… đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Bà bầu bị phù chân nên làm gì?

Những lưu ý sau về cách chăm sóc cơ thể và thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm bớt hiện tượng phù nề chân khi mang thai:

Dinh dưỡng: mẹ cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa… Ngoài ra mẹ cũng phải bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Các thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước hay các món ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng bị bón ở mẹ bầu thì cũng nên tránh. Mẹ cũng cần tránh uống các thức uống có chứa cafein và chất cồn.

Tránh đi đứng quá nhiều hoặc ngồi lâu, vận động liên tục để hạn chế được những sức ép lên các vùng chân, lưng, hông.. Những tư thế ngồi sai cách như ngồi xếp bằng, bắt chéo chân… có thể làm cản trở quá trình tuần hoàn máu xuống chân, gây tê chân, khó đi lại, lâu dần là phù nề.

Kết hợp với các bài luyện tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, vừa giúp lường máu lưu thông được ổn định hơn. Không nên có thói quen nhịn tiểu, có thể khiến chân sưng phù nhiều hơn. Trước khi đi ngủ hàng đem có thể ngâm chân trong nước nóng để giảm sưng, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn.

Ngoài ra các bà bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, hạn chế các đồ uống chứa cồn và cà phê. Đảm bảo cung cấp nguồn đạm an toàn vào cơ thể, bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein có trong thịt, cá, tôm, trứng sữa… để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng giai đoạn mang thai. Bà bầu bị phù chân khi mang thai là một trình trạng thường thấy tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ. Do đó, nếu bị phù chân trong thời gian dài mà không giảm thì nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các mẹ. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, trong quá trình mang thai, các mẹ nên được khám thai định kỳ theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, để từ đó có được những điều chỉnh cần thiết trong chế độ sinh hoạt, phù hợp với tình trạng của mỗi thai phụ.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe!

Sốt Trong Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng như sốt. Sốt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và mức nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sốt.

1. Cách chẩn đoán những nguyên nhân gây sốt khi mang thai

Viêm thận bể thận cấp

Dấu hiệu nhận biết: Sốt cao, rét run, đái khó, đái rắt, đau bụng vùng thắt lưng, ấn đau tại xương sườn

Xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng, xét nghiệm nước tiểu thấy có bạch cầu, hồng cầu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

Siêu âm đài bể thận giãn, niệu quản giãn, thai phát triển bình thường.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh, tốt nhất theo kết quả kháng sinh đồ.

Viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn

Đây là nguyên nhân gây hay gặp gây ra sốt, đau họng, khàn tiếng, chảy nước mũi vàng, ho khan hay ho có đờm.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm giảm tiết dịch.

Viêm phổi

Dấu hiệu: Sốt, thường sốt cao rét run, khó thở nhanh, đau ngực, ho có đờm

Khám: Họng xung huyết đỏ, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm.

Chụp phổi có hình mờ thùy phổi (chú ý tấm chì bảo vệ thai nhi).

Cần phát hiện và điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.

Sốt do virus

Có thể do nhiều loại virus gây ra như cúm, rubella, quai bị, thủy đậu, virus dengue gây sốt xuất huyết..

Dấu hiệu: Sốt cao 38-40◦ C, viêm long đường hô hấp trên(đau họng, chảy mũi, ho…), đau mỏi toàn thân, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần.

Rubella: Nổi ban ở mặt, tay, toàn thân.

Quai bị: Sưng, nóng, đau tuyến nước bọt mang tai một bên hay cả 2 bên.

Thủy đậu: Nổi mụn nước các kích thước khác nhau.

Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng: Hạ sốt, nâng cao thể trạng. Thai 3 tháng đầu cần chú ý khả năng ảnh hưởng đến thai, gây dị dạng thai.

Sốt rét

Dấu hiệu: Sốt rét không có biến chứng: Rét run, sốt nóng, ra mồ hôi có chu kỳ (hàng ngày hay cách ngày), nhức đầu, đau khớp, đau cơ. Có thể lách to

Sốt rét ác tính có biến chứng nặng: Sốt rét kèm thêm thiếu máu, hôn mê, đái ra huyết sắc tố, có thể co giật, vàng da.

Xét nghiệm: Phiến đồ máu ngoại vi tìm ký sinh trùng, test nhanh tìm kháng thể.

Cần được phát hiện và điều trị bằng thuốc sớm, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới mẹ và bé. Sốt rét ác tính có nguy cơ đe dọa tính mạng của sản phụ và nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.

Viêm gan B

Dấu hiệu: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng, gan to; Có thể đau cơ, đau khớp, nổi mề đay, lách to.

Xét nghiệm: Chức năng gan, men gan tăng cao, kháng thể kháng nguyên virus HbsAg, HbeAg, Định lượng phiên bản virus trong máu (PCA).

Viêm gan do virus diễn ra trong giai đoạn chuyển dạ rất nặng vì suy gan cấp, chảy máu do rối loạn đông máu, hôn mê gan do suy gan. Cần phân biệt với: Tiền sản giật nặng, hội chứng HELLP

Điều trị: Sản phụ cần được điều trị tại khoa truyền nhiễm, nghỉ ngơi nâng cao thể trạng và dùng thuốc giảm lượng virus trong máu.

Nhiễm khuẩn thai

Triệu chứng: Sốt, ra khí hư hôi, tử cung căng đau, có thể đau bụng dưới, phản ứng thành bụng, ra máu âm đạo kéo dài, mủ chảy ra từ cổ tử cung, có thể đã sảy thai, thai chết lưu.

Xử trí: Kháng sinh càng sớm càng tốt. Lấy thai và rau ra khỏi tử cung bằng thuốc hay bằng dụng cụ.

Nhiễm khuẩn ối

Triệu chứng: Thường gặp trong ối vỡ non, vỡ sớm xử trí không đúng, đôi khi trong chuyển dạ kéo dài. Sốt là triệu chứng thường gặp, sốt cao, rét run, dịch âm đạo hôi, đau bụng, tim thai nhanh. Tử cung căng đau, nước ối có mùi hôi.

Cấy dịch ối có vi khuẩn, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính cao, xét nghiệm CRP (+).

Xử trí: Kháng sinh liều cao, phối hợp theo kháng sinh đồ. Xử trí thai tùy theo chỉ định sản khoa, có khi cần mổ lấy thai, trong trường hợp nặng có thể phải cắt tử cung.

2. Sốt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm do sốt gây ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt.

Nếu sốt trong 3 tháng đầu do một số loại virus có thể gây ra: Gây sảy thai, thai chết lưu, có thể gây dị tật bẩm sinh. Trong các loại này virus hay gây sốt, thì sốt do nhiễm Rubella được xem là nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ xảy ra lên đến 90%, có thể phải đình chỉ thai nghén.

Sốt virus từ 3 tháng trở đi nguy cơ biến chứng thấp hơn, tuy nhiên một số bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và thai nhi. Ví dụ như sốt xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào đều có thể gây mất máu ảnh hưởng tới mẹ và bé…

Phụ nữ mang thai cơ thể suy giảm sức đề kháng nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật, có thể các triệu chứng nặng hơn.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể gây nguy hiểm đến em bé. Thân nhiệt tăng cao đột ngột làm cho thai thai nhi không thích ứng được dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.

Mẹ bầu sốt khi mang thai cần phải sử dụng thuốc điều trị một số nguyên nhân gây bệnh có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Nếu nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn thai hay nhiễm khuẩn ối thì rất nguy hiểm vì hầu hết là phải loại bỏ thai nhi. Mẹ còn nguy cơ phải cắt tử cung.

Sốt khi mang bầu có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi. Để phòng tránh một số nguyên nhân gây sốt phụ nữ mang thai nên thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai, đặc biệt là rubella vì có thể gây dị tật thai khi mắc trong 3 tháng đầu. Nếu có triệu chứng sốt cần đặt hẹn thăm khám ngay với bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn và chỉ định can thiệp kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tim Đập Nhanh Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng thường gặp đối với đa số mẹ bầu, khiến cho các mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, có nguy hiểm không? Đâu là cách khắc phục?

1. Nhịp tim tăng nhanh ở phụ nữ mang thai

Một phụ nữ tình trạng sức khỏe bình thường có nhịp tim trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên khi có thai, nhịp tim của người phụ nữ sẽ tăng dần kể từ tuần lễ thứ 10 của thai kỳ, có thể rơi vào khoảng 80-90 nhịp/phút.

Vào giai đoạn cuối kỳ mang thai, tim có thể đập nhanh hơn trước mỗi phút chừng 10 nhịp, lúc này lượng máu tim phải thực hiện bơm đi mỗi ngày để nuôi cả cơ thể mẹ và thai nhi cũng tăng lên.

Khi thai nhi được 25 tuần tuổi, lượng máu qua tim người mẹ có thể tăng lên từ 30-50%, như vậy tương đương lượng công việc mà tim phải “làm thêm” mỗi ngày là phải cung cấp thêm từ 2160-3600 lít máu, tức là khoảng 2-4 tấn máu.

2. Nguyên nhân tim đập nhanh khi mang thai?

Tim đập nhanh khi Mang thai sinh lý là do cơ thể mẹ bầu phải thích nghi với sự có mặt của em bé trong bụng. Đồng thời, tim phải làm việc nhiều hơn khi thai nhi dần lớn lên. Mục đích là để có đủ lượng máu vừa nuôi dưỡng cơ thể người mẹ, vừa nuôi thai nhi.

Chính vì vậy, trong lúc mang thai, tim của thai phụ sẽ làm việc nhiều hơn. Cụ thể là sẽ tăng số nhịp tim trong 1 phút (tăng tần số). Đồng thời tăng lượng máu mà tim bơm ra trong mỗi nhịp đập (tăng cung lượng tim).

Khi người mẹ mang thai trên 20 tuần, lượng máu qua tim thậm chí có thể tăng đến 1,5 lần bình thường. Điều đó tương đương mỗi ngày tim phải làm việc thêm để bơm từ 2.000 đến 3.000 lít máu tăng lên. Song song với hiện tượng sinh lý ấy, tim đập nhanh khi mang thai là hoàn toàn phù hợp và vô hại.

Một số nguyên nhân khác làm cho tim đập nhanh khi mang thai bao gồm:

Sự lo lắng: Mẹ bầu lo lắng về thai nhi trong bụng, về quá trình chuyển dạ.

Tăng kích thước tử cung: Làm cho máu lưu thông đến tử cung nhiều hơn. Vì vậy, tim phải đập nhanh hơn.

Chuẩn bị cho con bú: Tuyến vú bắt đầu hoạt động để thực hiện chức năng tiết sữa. Các mô vú mở rộng làm cho máu lưu thông đến đây nhiều hơn.

Nồng độ hormone thay đổi: Hormone Estrogen tăng đã làm tăng nhịp tim.

Bệnh tuyến giáp đi kèm.

Tổn thương tim từ những lần mang thai trước.

Bệnh mạch vành.

Uống cà phê hoặc các thức uống có chất kích thích khi mang thai.

3. Sự thay đổi của nhịp tim trong từng giai đoạn mang thai

Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà nhịp tim sẽ có những thay đổi nhất định.

Tam cá nguyệt thứ nhất

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhịp tim của mẹ bầu có thể tăng từ 15 đến 20 lần/phút. Nguyên nhân chính là do hormone Estrogen tăng cao trong cơ thể dẫn đến tăng nhịp tim.

Tam cá nguyệt thứ hai

Vào giai đoạn này của thai kỳ, các mạch máu trong cơ thể bạn bắt đầu giãn ra hoặc to hơn. Điều này làm cho huyết áp của mẹ bầu giảm nhẹ.

Tam cá nguyệt thứ ba

Trong tam cá nguyệt sau cùng, khoảng 20% máu của cơ thể bạn sẽ chảy về tử cung. Vì vậy, tim phải bơm nhanh hơn để di chuyển lượng máu tăng lên này. Nhịp tim của thai phụ có thể tăng thêm 10 đến 20 nhịp mỗi phút.

4. Mẹ bầu khó thở tim đập nhanh có sao không?

Đối với những phụ nữ sức khỏe bình thường, những triệu chứng của thai sản như tim đập nhanh khó thở khi mang thai là vấn đề hoàn toàn tự nhiên, những thay đổi trong thời kỳ mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Mẹ bầu không nên lo lắng mà hãy xem đó là một phần của thai kỳ và tích cực trao đổi với bác sĩ để kiểm soát tốt những vấn đề có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đa phần những biểu hiện khó chịu này sẽ dần biến mất và trở về bình thường sau khi sinh xong.Bình thường là vậy, nhưng đối với những phụ nữ đang mắc bệnh tim mạch, chức năng tim vốn đã không tốt, thì sự thay đổi nhịp tim trong khoảng thời gian này có thể sẽ trở nên nguy hiểm, nhiều khả năng xảy ra hiện tượng suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.

Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng trầm trọng hơn, điển hình như:

Tần suất tim đập nhanh xảy ra thường xuyên, ngày càng nặng hơn.

Ho ra máu.

Khó thở, khó nuốt.

Mạch đập không đều (rối loạn nhịp tim).

Khó thở khi gắng sức, khó thở phải ngồi hoặc khó thở cả khi nghỉ ngơi.

Đau ngực.

Nhịp tim quá nhanh (trên 120 lần/phút).

Vã mồ hôi thường xuyên, sợ nóng, thích lạnh.

5. Điều trị tim đập nhanh khi mang thai

Nếu tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ bầu không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh do bệnh lý thì vấn đề điều trị cần phải được quan tâm. Theo đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa điều trị cho người mẹ và rủi ro cho thai nhi.

Biện pháp dùng thuốc

Biện pháp sử dụng thuốc chuyên khoa Tim mạch sẽ được các bác sĩ chỉ định nếu như tình trạng Nhịp tim nhanh ở mức độ nặng. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ hạn chế chỉ định thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi vì dùng thuốc trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành cơ quan nội tạng của thai nhi.

Một số thuốc có thể được sử dụng để điều trị (mang tính chất tham khảo dành cho bạn đọc) như:

Nhóm thuốc điều chỉnh rối loạn nhịp tim.

Thuốc kháng giáp.

Thuốc hạ áp an toàn cho phụ nữ có thai.

Nhóm thuốc điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim.

Biện pháp không dùng thuốc

Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể sử dụng dòng điện để đưa nhịp tim trở về mức bình thường. Dĩ nhiên, phương pháp tim mạch can thiệp sẽ không được khuyến cáo trong thời gian mang thai. Chẳng hạn như:

Phẫu thuật điều trị hẹp van tim.

Cắt đốt ổ tạo nhịp ngoại vi.

Van tim nhân tạo.

Nong động Mạch vành và đặt stent.

Những phương pháp tim mạch can thiệp này chỉ nên được thực hiện sau khi mẹ bầu đã sinh em bé và phải qua khỏi giai đoạn cho con bú. Ngoài ra, phương pháp xoa xoang cảnh và ấn nhãn cầu cũng giúp điều trị nhịp tim nhanh trong một số trường hợp.

6. Cách khắc phục hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai

Để hạn chế tình trạng tim đập nhanh khi mang thai, chị em phụ nữ nên thực hiện theo những khuyến nghị sau:

Không nên hút thuốc lá khi mang thai.

Hạn chế tối đa rượu, bia, các thức uống có cồn.

Không nên uống nhiều thức uống chứa caffein như: cà phê, trà, ca cao.

Uống nhiều nước (từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày).

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức.

Cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.

Giữ tâm lý bình ổn bằng việc ngồi thiền, tập yoga, tập hít sâu, thở đều.

Đau Đầu Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai? Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ các hormone biến đổi mạnh mẽ. Điều này dẫn tới triệu chứng căng cơ, thay đổi vóc dáng, ngoại hình, sự lưu thông máu. Đau đầu xảy ra như một phản ứng của cơ thể trước những thay đổi này.

Ở tam nguyệt cá thứ 2, trọng lượng thai nhi lúc này đã tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh, thiếu máu đưa lên não khiến mẹ bầu đau đầu. Mẹ bầu lười uống nước, ăn không đúng bữa, đúng giờ gây hạ đường huyết, thường xuyên thức đêm và sử dụng đồ uống chứa cafein hoặc thiếu ngủ cũng gây ra đau đầu. Phụ nữ mang thai sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn (ô nhiễm âm thanh) lâu dần bị căng thẳng, dễ bực bội, khó ngủ dẫn tới hiện tượng đau đầu Một số phụ nữ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác.Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì mẹ bầu ở tuần thứ 24-26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu khi mang thai. Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng, nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng.  Trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.

Cách làm giảm cơn đau đầu khi mang thai

Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn, đặc biệt là khi bị đau đầu lúc mang thai, tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, hoặc các thiết bị điện tử.

Đắp khăn mát khi nghỉ ngơi, ngủ để giảm cơn đau đầu khi mang thai một cách từ từ, hiệu quả.

Tắm nước ấm cũng là một cách giảm đau đầu khi mang thai nhanh chóng cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.

Mẹ bầu cần bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Đây được xem là cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm nhanh chóng cơn đau đầu khi mang thai. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.

Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi…cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn, socola,…

Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần mẹ được thoải mái, giảm tần suất gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau, massage vùng vai gáy, gan bàn chân…sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.

Hạn chế các chất kích thích để không căng thẳng thần.kinh và có giấc ngủ ngon hơn, giảm cơn đau đầu hiệu quả.

Bổ sung các loại thực phẩm như sữa tươi, anh đào, dậu trắng, khoai tây… giúp giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, mía, bông cải xanh cũng rất tốt cho lưu thông máu lên não, giảm đau đầu.

Tập thể dục đều đặn để cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực cho mẹ bầu khi bị đau đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bộ môn như Yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền…cũng đều rất tốt cho sức khỏe.

Uống thuốc giảm đau dưới sự chỉ định, khám của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa

Bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối là triệu chứng thai kỳ, hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đang bị thiếu máu, stress. Do đó khi có dấu hiệu đau đầu, mẹ bầu nên điều chỉnh lại công việc, chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình để hạn chế tình trạng này. Khi bà bầu đau đầu kèm theo triệu chứng nôn mửa, choáng ngất, mệt mỏi, tim đập nhanh… bà bầu nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé. 

Cập nhật thông tin chi tiết về Chảy Máu Nướu Khi Mang Thai: Có Nguy Hiểm Không? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!