Bạn đang xem bài viết Cân Nặng Sau Sinh – Để Không Còn Là Nỗi Buồn được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cân nặng sẽ thay đổi thế nào sau sinh?
Việc giảm cân bắt đầu ngay từ thời điểm em bé chào đời, khi cơ thể bạn mất đi trọng lượng của em bé, nhau thai, máu và nước ối và sẽ còn tiếp tục diễn ra sau đó. Trong một tuần sau sinh, cơ thể bạn sẽ tự động loại bỏ lượng dịch dư đã tích trữ trong các tế bào qua đường tiểu, dịch tiết âm đạo và mồ hôi. Vì lý do này mà bạn sẽ thấy mình bài tiết nước tiểu nhiều hơn bình thường – có thể gần 3 lít/ngày, cũng như đổ mồ hôi liên tục. Vào cuối tuần đầu tiên sau sinh, bạn sẽ thường giảm được từ 2 – 3 kg trọng lượng.
Lượng chất béo dư thừa bạn đã “nạp vào” để nuôi dưỡng em bé trong thai kỳ bắt đầu được đốt cháy, đặc biệt nếu bạn cho bé bú mẹ và tập thể dục trở lại. Nhưng phải mất ít nhất một vài tuần để thấy được kết quả rõ ràng.
Tuy nhiên, các vết rạn da và đường lằn chạy dọc bụng của bạn sẽ tồn tại lâu hơn. Tuy vậy, từ 6 đến 12 tháng sau khi bạn sinh, chúng sẽ mờ dần và trở nên nhạt hơn so với vùng da xung quanh.
Mất bao lâu để bụng tôi “co” lại bình thường?
Hãy kiên nhẫn. Phải mất chín tháng để bụng bạn căng ra, chứa được một em bé đủ tháng, thì có nghĩa sẽ mất ít nhất thời gian đó để bụng bạn thu nhỏ trở lại.
Tốc độ và mức độ của quá trình chuyển đổi này phụ thuộc phần lớn vào kích thước cơ thể bình thường của bạn, bạn đã tăng bao nhiêu cân khi mang thai, bạn có vận động thường xuyên không và thêm một yếu tố quan trọng nữa là gen di truyền của bạn. Nếu bạn tăng cân không quá nhiều (khoảng 10 kg), tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai, cho con bú và chỉ có một con, thì khả năng giảm cân của bạn sẽ nhanh chóng hơn.
Tôi có thể làm gì để thúc đẩy việc giảm cân sau sinh?
- Cho con bú, đặc biệt là trong những tháng đầu sau khi sinh con. Phụ nữ cho con bú đốt cháy lượng calo nhiều hơn để tạo sữa, vì vậy họ thường giảm cân nhanh hơn so với phụ nữ không cho con bú. Cho bé bú mẹ cũng kích hoạt các cơn co thắt giúp đẩy nhanh quá trình co hồi tử cung.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, hỗ trợ việc giảm cân, trong khi vẫn duy trì lượng sữa cần thiết cho em bé của mình.
Đừng ăn kiêng một cách nghiêm khắc với ý định giảm cân nhanh chóng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bạn. Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng đói, căng thẳng và mệt mỏi, làm giảm lượng sữa bạn sản xuất. Ngoài ra, bạn có thể không ăn đủ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, điều đó có nghĩa là em bé của bạn có thể không nhận được tất cả chất béo và vitamin cần thiết từ sữa mẹ.
Hoa Phượng
Tổng hợp từ:
https://www.parents.com/pregnancy/my-body/how-long-before-my-belly-is-normal-again/
https://www.babycenter.com/0_your-post-baby-belly-why-its-changed-and-how-to-tone-it_1152349.bc
Giải Quyết Dứt Điểm Nỗi Lo Bị Cảm Cho Mẹ Bầu Và Sau Sinh
Trong thời gian mang thai, mẹ dễ dàng bị các loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Việc tìm ra phương pháp cải thiện là điều vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó nên bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho mẹ bầu về tinh dầu tràm trị cảm cho mẹ và sau sinh.
Mẹ bầu và sau sinh dễ bị nhiễm cảm
Nhiều mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai vì nhiều nguyên nhân khác nhau:
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ thay đổi tất cả về nội tiết tố, hệ miễn dịch và cả sức đề kháng cũng bị suy giảm. Tính cách của mẹ khi mang thai cũng vì vậy mà dễ nổi nóng, cáu gắt và dễ nhiễm bệnh cảm.
Trong những tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ rất nhạy cảm, thay đổi các chức năng của cơ thể, nên dễ bị các virus xâm nhập. Gây nên tình trạng ho và cảm lạnh kéo dài.
Bên cạnh đó, môi trường sống cũng là nguyên nhân chính gây nên sự cảm lạnh ở mẹ bầu. Tiếp xúc hoặc sống chung với người bị cảm khiến mẹ dễ dàng bị vi trùng chéo, lây bệnh qua đường nước bọt của người bệnh khi giao tiếp.
Cảm cúm kéo dài gây nên tình trạng khó chịu
Những biểu hiện của mẹ bầu bị cảm cúm
Khi bị cảm cúm mẹ bầu thường có các biểu hiện đặc trưng như sau: ho khan, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi liên tục, đau nhức và cơ thể mệt mỏi, sốt.
Cảm cúm là tình trạng các mẹ bầu hay gặp phải, bệnh cúm đối với mẹ bầu sẽ kéo dài hơn so với người bình thường khỏe mạnh.
Tuy nhiên nếu không theo dõi và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Mẹ dễ bị các bệnh như: Viêm phế quản hoặc viêm phổi. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể đối diện với các nguy cơ mắc bệnh khác như : viêm não, viêm nôi tâm mạc, tụt huyết áp, viêm màng não, viêm tai giữa, … nhưng mẹ đừng quá lo lắng tỷ lệ mắc bệnh rất thấp và khó xảy ra.
{{https://www.wonmom.com/products/tui-xong-toan-than-thao-duoc-1}}
Tinh dầu tràm vị cứu tinh hoàn hảo khi mẹ bầu và sau sinh bị cảm
Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá của cây tràm hoặc những cây khác thuộc họ tràm như tràm trà, tràm năm gân. Dầu tràm có tính nóng ấm, mùi hơi cay nhưng nhẹ, thơm và rất dễ chịu.
Dầu tràm thường được chia làm 2 loại tinh dầu tràm gió Cajuput và tinh dầu tràm trà Tea tree. Tùy vào nhu cầu sử dụng, sở thích cũng như mùi hương mà mọi người chọn cho mình loại tinh dầu tràm phù hợp.
Tinh dầu tràm gió: hay còn gọi là tinh dầu tràm cung đình, được chiết xuất từ cây tràm gió thiên nhiên. Với công dụng là chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm.
Tinh dầu tràm trà: hay còn gọi là tinh dầu tràm Úc, được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp trị mụn, sáng da, mờ vết thâm. Đồng thời, hạn chế da bóng nhờn, chăm sóc tóc, trị gàu cho mái tóc.
Tinh dầu tràm còn được dùng để trị cảm cúm
Tinh dầu tràm giúp tiêu diệt những vi khuẩn, nấm mốc, đào thải dị vật… làm giảm phù nề niêm mạc, giúp bạn hít thở dễ dàng. Từ đó đảm bảo lượng oxy cung cấp cho máu đầy đủ. Ngoài ra, tinh dầu tràm có tác dụng làm cho cơ thể thoát được nhiệt ra bên ngoài cũng như toát mồ hôi để giúp cơ thể bạn giải cảm, hạ sốt nhanh.
Cách trị cảm cho mẹ bầu bằng tinh dầu tràm
Ho, cảm lạnh, cảm cúm là những bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ khi mang thai và trẻ em. Từ lâu, mọi người đã sử dụng phương pháp sử dụng tinh dầu tràm, để chữa bệnh cảm cho mẹ bầu. Hạn chế được việc uống thuốc và ảnh hưởng những tác dụng phụ tới thai nhi trong bụng. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bôi trực tiếp tinh dầu lên những vị trí: cổ, lưng và trước ngực cho mẹ bầu. Sau đó, massage đều để tăng hiệu quả cho tinh dầu tràm.
Phương pháp này có công dụng làm nóng phổi, giải đờm thông cổ và giải phế, hạn chế được các cơn ho kéo dài. Vì trong tinh dầu tràm có tính diệt khuẩn cao, vì trong thành phần có chứa cineol giúp giảm ho và giữ ẩm cho cơ thể.
Xông tinh dầu tràm
Xông tinh dầu tràm cũng là một phương pháp giải cảm được nhiều người hay làm.
Cách tiến hành xông tinh dầu tràm trị giải cảm như sau:
Đun nước sôi và cho thêm từ 5 – 10 giọt tinh dầu tràm vào trong nước vừa nấu.
Dùng 1 chiếc khăn bựa trùm kín lên đầu và bắt đầu xông hơi.
Hơi nước bốc lên cùng với tinh dầu tràm có tác dụng diệt khuẩn, trị cảm cúm, bên cạnh đó giúp kích thích cơ thể tiết mồ hôi để hạ sốt và giải độc tố.
Sau khi xông nên chuẩn bị khăn để lau khô và quần áo sạch để thay đồ. Cần thiết nên nạp vào cơ thể 1 ly nước chanh.
Lưu ý: Nhưng đối với người bị bệnh tiểu đường, trẻ dưới 12 tuổi,… không nên áp dụng phương pháp này.
Xông tinh dầu giúp nhanh giải cảm
Xoa tinh dầu tràm vào gan bàn chân
Trong Đông y có một phương pháp trị ho cực kỳ hiệu nghiệm cho mọi người đó là massage bàn chân bằng tinh dầu tràm. Phương pháp này có tác dụng ủ ấm lòng bàn chân, tạo hiệu ứng giáng khí, lưu thông khí huyết, đưa phần nóng phía trên xuống dưới bàn chân. Nhờ đó mẹ bầu có thể giảm bớt các cơn ho về đêm. Vào buổi tối mẹ nên thực hiện massage trước khi ngủ và mang vớ để giữ ấm cho cơ thể.
Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có công dụng trị mụn cho mẹ bầu hiệu quả bất ngờ
Mụn là bệnh da liễu, xảy ra do sự rối loạn chức năng của các hormone và tuyến nhờn dưới da. Đặc biệt là trong thời gian mang thai, các nội tiết tố thay đổi và tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Từ đó, mụn dễ hình thành và tồn tại trên mặt một thời gian dài. Nhờ thành phần của tinh dầu tràm có chức năng kháng khuẩn, khử trùng tốt nên điều trị nấm cực kỳ hiệu quả, lại không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
Tránh xa tầm tay trẻ em, vì nếu không cẩn thận tinh dầu dễ gây cay mắt và mũi.
Bảo quản tinh dầu tràm nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Không sử dụng quá nhiều tinh dầu trong 1 lần sử dụng.
Tuyệt đối không để tinh dầu tràm tiếp xúc với các vết thương chưa lành.
Tinh dầu tràm chỉ sử dụng ngoài da, không được uống đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.
Không dùng tinh dầu nguyên chất, chưa được pha loãng, nếu không sẽ gây phỏng, rộp da.
Nếu phát hiện các dấu hiệu dị ứng, mẩn đỏ hoặc các dấu hiệu lạ phải ngưng sử dụng ngay lập tức.
Cách bảo quản tinh dầu tràm sử dụng lâu dài
Sử dụng chai có chất liệu bằng thủy tinh màu tối để hạn chế sự ảnh hưởng của ánh sáng.
Vặn chặt nắp sau mỗi lần sử dụng và tiếp xúc với không khí.
Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản là từ 2 – 5 độ.
Dùng nắp nhỏ giọt bằng nhựa thay vì nắp ống nhỏ giọt cao su. Tuy ống nhỏ giọt cao su rất tiện lợi nhưng chúng dễ biến dạng, phân hủy bởi tinh dầu trong thời gian ngắn. Thậm chí có thể rò rỉ xuống tinh dầu và làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Nên bảo quản tinh dầu thoáng mát và ở nhiệt độ thích hợp
Thời hạn sử dụng của tinh dầu phụ thuộc vào cách bảo quản. Ngoài ra, mỗi loại tinh dầu còn có thời hạn sử dụng riêng. Nên kiểm tra kỹ trên các nắp chai và bao bì trước khi sử dụng.
Bài viết là những chia sẻ về cách sử dụng tinh dầu tràm trị cảm cho mẹ bầu và sau sinh. Hy vọng thông qua bài viết mẹ sẽ biết cách bảo vệ cơ thể trước như vi khuẩn gây bệnh bằng tinh dầu tràm.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Mẹ Bầu Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh? Cân Nặng Thai Nhi Bao Nhiêu Là Hợp Lý? Đồ Uống Tốt Cho Mẹ Bầu
1. Chỉ số cân nặng thai nhi và cơ thể mẹ bầu đạt chuẩn
Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9 -15 kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người. Cân nặng trung bình tăng 11-16kg, những mẹ mảnh khảnh thì tăng 12-18kg.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ do ốm nghén, bà bầu có thể bị tụt cân khoảng 1-2kg. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là giai đoạn cực kỳ quan trọng để thai nhi phát triển. Do đó, mẹ nên tập trung ăn uống để bù lại giai đoạn đầu bị ốm nghén.
Tùy từng giai đoạn mà cân nặng của thai nhi sẽ khác nhau
2. Nguyên tắc ăn uống để mẹ bầu bổ sung thực phẩm giúp con tăng cân nhanh
Khi bụng bầu to dần, việc ăn no sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và đầy bụng. Vì vậy, hãy tiến hành chia nhỏ bữa ăn để cơ thể tiêu hóa và thấp thụ tốt hơn.
2.2 Ăn nhiều vào buổi sáng và ít dần vào buổi trưa – tối
2.3 Hạn chế ăn nhiều món ngọt và mặn
Nếu như ăn nhiều đồ ngọt, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng cân quá nhanh cũng như bệnh tiểu đường thai kì. Do đó mẹ hãy hạn chế ở mức tối đa việc ăn bánh kẹo, đồ ngọt, nước có ga.
Ngoài ra mẹ cũng nên tránh ăn đồ ăn mặn để giảm thiểu nguy cơ bị phù nước ở chân hay huyết áp tăng.
2.4 Bổ sung hàm lượng tinh bột hợp lý
Mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories.
Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp, còn lại 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.
Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú
2.5 Bổ sung chất đạm hợp lý
Nhu cầu dung nạp đạm của mẹ bầu tăng lên khoảng 30% so với người bình thường. Cụ thể mẹ bầu phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45-60gr lên đến 75-100gr/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu đạm của mẹ và bé là khoảng 70gr/ngày, tương đương với 100gr thịt heo, 150gr cá hay cua, 100gr lạc, 1 quả trứng…
2.6 Cung cấp chất xơ, vitamin qua các loại rau xanh và hoa quả
Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các loại rau củ và trái cây sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ, làm đẹp khi mang thai.
2.7 Số lượng bữa ăn 1 ngày của bà bầu
Bà bầu nên ăn đầy đủ 3 bữa/ngày ngoài ra cần ăn thêm 2-3 bữa phụ vì thai nhi rất nhanh đói.
3. Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, hợp lý?
Khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm bột đường, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin.
Lưu ý cho mẹ bầu trong giai đoạn này:
Chú ý ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng mỗi bữa ít, chọn những loại không gây khó chịu, không kích thích gây nôn, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa
Sau khi ăn bị nôn thì khoảng 5 – 10 phút, mẹ đợi bụng yên lại thì phải ăn trả lại lượng thực phẩm nhưng số lượng ít hơn lần trước.
Mẹ chú ý uống bổ sung acid folic, vitamin và muối khoáng.
Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nếu mẹ bị suy dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vì thế, mẹ cần ăn nhiều để bù lại giai đoạn do nghén. Một bữa ăn mẹ bầu cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 30g thịt hoặc 1 quả trứng, 1 cốc sữa mỗi ngày.
4. Top 4 đồ uống tốt cho mẹ bầu
Sữa bầu được bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé, nhất là những chất dễ bị thiếu hụt khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin, axit béo…
Vì vậy, mối ngày mẹ đều bổ sung sữa vào cơ thể sẽ giúp mẹ tăng cân nhanh.
Nhưng mẹ bầu cũng nên cân nhắc về lượng sữa uống hàng ngày vì nếu cung cấp nhiều quá sẽ khiến mẹ tăng cân quá nhanh. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe bà mẹ, thậm chí có thể gây khó sinh.
Nước dừa rất giàu clorua, kali, magiê, đường, muối, protein. Mẹ bầu uống nước dừa sẽ giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
Đặc biệt, trong lúc mang thai mẹ bầu thường bị táo bón, đầy bụng, ợ hơi thì nước dừa cũng hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.
Trong kì thai nghén, thèm ăn đồ ngọt là sở thích của rất nhiều mẹ. Và mía là lựa chọn số 1 vì đây là loại thức ăn tự nhiên và an toàn và lượng đường trong nó rất có ích cho cơ thể.
Theo Đông y, mía có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón. Trong mía còn có các chất béo, đạm và bột. Vì vậy, việc ăn mía cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và các chất dinh dưỡng cao. Nó cũng là một thực phẩm giúp mẹ tăng cân nhanh.
Lưu ý:
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mía sẽ khiến cân nặng tăng chóng mặt. Hơn nữa, lượng đường quá cao trong mía cũng không tốt vì nó dễ khiến bà bầu mắc tiểu đường thai kì.
Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có hàm lượng vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ cao nên nó rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trong cam có chứa axit folic giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Sử dụng cam thường xuyên sẽ rất tốt đối với phụ nữ có thai.
Lưu ý:
Không ăn vào buổi sáng sớm khi đói bụng hoặc hoặc buổi tối, hoặc khi có vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Hãy dành một cốc cam ép cho bữa phụ, và uống một lượng vừa phải mỗi ngày.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ hay thắc mắc về sữa thảo dược chùm ngây Babego. Cha mẹ hãy liên hệ ngay Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!
Mẹ Sau Sinh Nên Ăn Gì Và Làm Gì Để Giảm Cân Nhanh Chóng !
Việc cho con bú sau sinh được coi là phương pháp giảm cân lành mạnh nhất đối với mỗi phụ nữ. Trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ sẽ tiêu hao ít nhất 500-550kcal mỗi ngày trong việctạo sữa cho con bú. Đây là một phương pháp vô cùng tuyệt vời để mẹ có thể đốt cháy lượng mỡ thừa đã tích tụ trong quá trình mang thai.
3. Giảm cân từ từ
Cân nặng tăng thêm của mẹ là kết quả của quá trình tích lũy trong thời gian 9 tháng 10 ngày khi mang thai. Do đó, mẹ cũng cần khoảng đó thời gian để lấy lại vóc dáng trước đây. Cân nặng tăng lên trong quá trình mang thai chủ yếu được sử dụng để tạo sữa.
Việc giảm cân quá đột ngột có thể gây ảnh hưởng đến quá trình này và khiến trẻ bị mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá là sữa mẹ. Bên cạnh đó, giảm cân quá nhanh có thể làm bạn kiệt sức bởi cơ thể chưa kịp hồi phục sau sinh và việc mẹ vất vả chăm con sau sinh cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng của cơ thể.
Không ăn nhiều thực phẩm và các món ăn gây trẻo nhanh. Nói không với những đồ uống có ga, cafein. Thay vào đó bạn nên ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho bạn và trẻ đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân.
Bên cạnh đó, việc cân đối các loại thực phẩm ăn vào là rất cần thiết: chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt,…; chất đường bột từ gạo, mỳ, ngũ cốc, khoai củ,…; chất béo từ dầu và mỡ; vitamin và chất khoáng từ rau và quả,… Tất cả đều cần thiết cho cơ thể bạn và việc tạo sữa cho trẻ bú.
Vì vậy, các chị em phụ nữ cần phải có kế hoạch chăm sóc em bé và cố gắng chợp mắt khi bạn có thể và cố gắng đi ngủ sớm sau khi em bé bắt đầu ngủ để giúp quá trình giảm cân diễn ra đúng với kế hoạch..
Mặc dù thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có thể trở về thân hình nhỏ nhắn như trước đây thì không dễ. Để giảm tải áp lực ăn uống cho mẹ, đồng thời vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho con, ngoài chế độ ăn uống lành mạnh thì mẹ sau sinh có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp mỗi ngày.
Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, acid folic, canxi, Vitamin A,D,E
Cập nhật thông tin chi tiết về Cân Nặng Sau Sinh – Để Không Còn Là Nỗi Buồn trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!