Xu Hướng 11/2023 # Cảm Cúm Trong Thai Kì Có Nguy Hiểm Như Bạn Nghĩ? # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cảm Cúm Trong Thai Kì Có Nguy Hiểm Như Bạn Nghĩ? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cảm cúm trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Do đó, mẹ cần chú ý đề phòng cũng như chủ động tìm hiểu các phương pháp trị cúm an toàn.

Cảm cúm trong thai kì nguy hiểm như thế nào?

Cảm cúm là một bệnh lý rất thường gặp vào thời điểm giao mùa, và có thể mắc phải từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ thường có sức đề kháng yếu hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh bình thường khác nên nguy cơ mắc cúm cũng cao hơn.

Mẹ mắc cúm trong thai kì, bé sẽ có nguy cơ bị dị tật cũng như sinh non cao hơn

Mẹ măc cúm trong 3 tháng đầu, con sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi. Nếu mẹ mắc cúm trong 3 tháng cuối thai kì có khả năng cao bị sinh non.

Những triệu chứng mẹ bầu cần lưu ý

Ở những ngày đầu khi mới bị cảm cúm, mẹ có thể thấy hiện tượng sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, sau đó có thể xuất hiện sổ mũi, chảy nước mũi. Lúc này mẹ có thể dùng một số biện pháp đơn giản như uống nước, ăn nhiều rau xanh trái cây để tăng sức đề kháng, dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt, mũi, dùng thảo dược giúp giảm triệu chứng.

Nếu triệu chứng có xu hướng nặng lên, kèm theo khó thở, chóng mặt, nôn dai dẳng, sốt cao không hạ, cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Các bước xử trí khi bị cảm cúm trong thai kì

Khi mới xuất hiện triệu chứng, thay vì việc để triệu chứng tự khỏi, mẹ bầu nên sử dụng những biện pháp giúp giảm triệu chứng. Điều này sẽ giúp triệu chứng cảm cúm giảm nhẹ và bệnh sẽ khỏi nhanh hơn.

Thảo dược thiên nhiên là biện pháp an toàn cho mẹ bầu bị cảm cúm

Những biện pháp mẹ bầu có thể sử dụng để giảm triệu chứng bao gồm:

– Dùng nước muối sinh lý khi có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi.

– Dùng khăn lạnh chườm lên trán, lau người bằng nước ấm, mặc đồ thấm hút mồ hôi tốt, uống nhiều nước sẽ giúp hạ sốt.

– Dùng thảo dược thiên nhiên như cát căn (bột sắn dây) hạ sốt, Bạch chỉ giúp giảm đau kháng virus, Địa liền giúp hạ sốt, giảm đau,… hoặc có thể dùng viên uống Bạch Địa Căn với công thức 3 thành phần giúp hạ sốt, giảm đau, giảm mệt mỏi do cảm cúm gây ra, an toàn cho bà bầu.

Mọi thông tin cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999 để được hỗ trợ. 

 

Mang Thai Những Tháng Cuối Bị Cảm Cúm Có Nguy Hiểm?

Thời tiết thay đổi, không khí lây nhiễm là nguyên nhân thường làm ba bau thang thu 9 bi ho hay bị cảm trong thời gian mang thai. Nhưng cũng có khi tình trạng này xảy ra là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai, virut làm giảm hệ miễn dịch.

Thông thường, nếu bị các hiện tượng như ho, viêm họng, sổ mũi nhưng nhẹ thì không ảnh hưởng gì, khoảng vài ngày sau là hết. Còn nếu bị kéo dài kèm theo sốt thì mới ảnh hưởng đến thai nhi nhiều.

Một số nguy hiểm khi ba bau thang thu 9 bi ho, viêm họng, cảm cúm, sổ mũi lúc mang bầu như: Nếu bà bầu bị vào những tháng đầu rất dễ khiến thai nhi bị hở hàm ếch, lưu thai, sảy thai… Còn vào những tháng cuối rất dễ vỡ nước ối sớm, sinh non.

Tuy nhiên, nếu bà bầu tháng 9  không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngoài ra, bị viêm họng khi mang thai nếu nhẹ thì cũng không sao. Chỉ khi bạn bị sốt cao kèm theo thì mới nguy hiểm.

Nên làm gì khi mẹ bầu bị cảm cúm?

Trong trường hợp ba bau thang thu 9 bi dau hong, ho hay chảy mũi thì tuyệt đối không nên tự tiện uống thuốc. Vì khi đang mang thai, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu, nếu bị ho viêm họng, sổ mũi… mà tự tiện uống thuốc sẽ rất dễ gây dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, sảy thai… do tác dụng phụ của thuốc.

Bà bầu tháng 9 bị ho tuyệt đối không sử dụng thuốc

Nhiều chị em dùng thuốc ngậm để giảm ho, viêm họng và nghĩ rằng thuốc này chỉ ngậm ở trong miệng thôi sẽ không sao nhưng thực sự thuốc cũng đã đi vào cơ thể, sẽ có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Không chỉ cần kiêng cữ sau sinh mà lúc còn mang bầu các mẹ cũng cần kiêng những gì có hại cho thai nhi.

Tham khảo một số bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng, sổ mũi cho bà bầu:

+ Bột nghệ và muối

Các mẹ lấy ½ cố nước nóng, rồi cho ½ thìa bột nghệ vào, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống khi còn ấm ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Bài thuốc này giúp bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ bầu nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng rất hiệu quả đấy.

Nghệ kết hợp cùng muối sẽ là bài thuốc tự nhiên giúp chữa bệnh ho ở phụ nữ mang thai.

+ Mật ong hấp lá hẹ

Mật ong hấp lá hẹ là bài thuốc dân gian giúp bà bầu trị ho an toàn, giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả. Bà bầu lấy 3-5 nhánh lá hẹ, đem rửa sạch, để ráo nước, rồi thái nhỏ, cho vào bát. Cho vài thìa mật ong vào cho ngập lá hẹ, trộn đều, đem hấp cách thủy hoặc đun đến khi lá hẹ nhừ là dùng được.

Hỗn hợp mật ong hấp lá hẹ này các mẹ uống lúc còn ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Bà bầu cũng có thể thêm một vài hạt muối khi uống. Lưu ý khi uống không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để hỗn hợp trôi từ từ qua cổ họng.

Nguồn: ST

 

 

Cảm Cúm Trong 3 Tháng Đầu Tiên Của Chu Kì Thai Nhi

Cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu là nguyên nhân gây hoang mang ở nhiều bà bầu đặc biệt là bị virut cảm tấn công ngay trong 3 tháng đầu thai kì thì mẹ bầu phải thật sự thận trọng bởi nếu không hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con thậm chí có thể con bạn sẽ có nguy cơ dị tật.

Tại sao mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu? Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.

Khi bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai , các thai phụ không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với các máy siêu âm 4 D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống… hay ở thận, ruột hay ở não… Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.

Phải làm gì khi bị cúm? Khi bị cảm cúm, bầu không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên lập tức đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Ngoài ra, các loại máy siêu âm hiện đại cũng giúp tầm soát những nguy cơ thai nhi nên bầu cũng không phải quá lo cúm ảnh hưởng đến thai nhi, có nên giữ hay không… Lo lắng quá sẽ khiến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi đấy!

Một số phương pháp phòng cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kì Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh. Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm. Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài hít khí trời trong lành. Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.

Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa stress.

Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào?

Thời gian qua, bệnh cúm phát triển mạnh khiến nhiều người mắc, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Theo chuyên gia, thai phụ mắc cúm có thể khiến thai nhi dị tật.

Số liệu từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, tính đến đầu tháng 12-2023, cả nước có trên 400.000 người mắc cúm.

Ghi nhận tại một số bệnh viện như Nhi trung ương, Thanh Nhàn…, số ca mắc cúm nhập viện gia tăng trong những ngày qua. 

Bác sĩ Nguyễn Như Ngọc, Khoa Phụ sản 1, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, những ngày gần đây, khoa tiếp nhận 5 thai phụ mắc cúm A nhập viện điều trị. Các thai phụ có độ tuổi 22-35. Rất may là các ca này vào viện ở tình trạng bệnh chưa chuyển nặng. Các thai phụ đều được điều trị, theo dõi cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được ra viện nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Chuyên gia này cho hay, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Các triệu chứng của bệnh gồm: Sốt đột ngột, ho (phổ biến là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi.

Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Riêng với phụ nữ mang thai, do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến sức đề kháng trước dịch bệnh cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ lại đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, phụ nữ mang thai mắc cúm thường kéo dài hơn.

Đáng chú ý, phụ nữ mang thai mắc cúm có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, một số khiếm khuyết trên cơ thể, rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ khi bị bệnh là yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai lưu nếu mắc cúm.

Chưa kể, bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường bởi thai phụ có nhu cầu về ô xy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu.

Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn, nguyên trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản trung ương chia sẻ, khi phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ mà bị mắc cúm, khả năng thai nhi dị tật là rất cao. Tuy vậy, không phải tất cả các loại vi rút cúm đều gây dị tật. Khi có dấu hiệu bị cúm, thai phụ nên đi khám để được xét nghiệm định tuýp vi rút cúm, bác sĩ sẽ tư vấn khi có kết quả cụ thể. 

“Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị triệu chứng vì có nhiều loại thuốc gây dị tật cho thai trong 3 tháng đầu”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Về chế độ dinh dưỡng, theo các chuyên gia, thai phụ khi mắc cúm nên ăn nhiều trái cây nhằm bổ sung vitamin C; uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố; uống nước ấm pha mật với gừng hoặc chanh nhằm làm sạch vùng họng; ăn làm nhiều bữa; hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Đặc biệt, thai phụ nên nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều.

Để phòng bệnh cúm, biện pháp tốt nhất là hằng năm tiêm vắc xin cúm mùa. Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên đi tiêm phong vắc xin phòng bệnh. Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể; ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng; hạn chế đến nơi đông người.

Lê Hòa (Theo Hà nội mới)

ad syt ad

Mẹ Bầu Bị Cảm Cúm Khi Mang Thai 3 Tháng Giữa Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm thường rất hay xuất hiện khi thời tiết “trái gió trở trời” hoặc khi thay đổi môi trường. Về cơ bản, cảm thường là những triệu chứng xuất hiện do những phản ứng của cơ thể trước một số bất thường về môi trường, khí hậu xung quanh. Do đó, nguy cơ mắc các chứng cảm lạnh, say nắng… thường khá nhiều. Trong khi đó, cảm cúm lại có mức độ nghiêm trọng hơn khi xuất hiện do sự xâm nhập của một số loại virus có hại trong môi trường. Hơn nữa, những nguyên nhân lây bệnh cảm cúm từ người sang người cũng là lý do khiến bà bầu 3 tháng giữa thai kì có nguy cơ bị cảm cúm. Các loại virus gây nguy hiểm đến thai phụ và thai nhi khi có khả năng tấn công sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Các dấu hiệu cảm cúm phổ biến bao gồm: sốt, nhức đầu, rất mệt/ yếu, ho khan, đau họng, chảy nước mũi, đau cơ thể hoặc cơ. Ở một số người, cúm có thể trở thành bệnh nặng, nhưng hầu hết đều trở lại bình thường sau 1-2 tuần.

Cảm cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu như thế nào?

Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng giữa được xem là giai đoạn quan trọng trong sự hình thành và phát triển thai nhi. Ở giai đoạn này, trẻ cần được mẹ cung cấp những dưỡng chất cần thiết để phát triển cơ thể và não bộ. Nếu có những tác động nguy hiểm đến quá trình hình thành của thai nhi, nguy cơ thai bị dị tật là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, những tác động cũng khiến quá trình hình thành thai bị thiếu nhiễm sắc thể, khiến trẻ mắc những chứng bệnh nguy hiểm khi lớn lên.

Với các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường hoặc là các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Vì vậy, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn, tập trung phòng tránh các tác nhân gây hại từ môi trường và bổ sung thêm các loại dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên, trong trường hợp cảm cúm nặng, mẹ bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng như là buồn nôn, chóng mặt thì cần phải hết sức thận trọng vì virus cúm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ, làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên một cách nhanh chóng gây ra sốt, sổ mũi, rát họng….Đặc biệt là chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất và sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Virus cảm cúm có thể thâm nhập thông qua nhau thai, tiến đến cơ thể thai nhi và gây nên bệnh tim bẩm sinh. Bên cạnh đó là những dị tật như hở hàm ếch, dị dạng não gây đầu nhỏ, não tụ huyết hoặc thai khiếm khuyết não. Những biểu hiện sốt cao ở thai phụ còn khiến tử cung co bóp sớm gây sẩy thai hoặc sinh non. Trẻ sinh non thường rất yếu và có nguy cơ tử vong sớm do bị nhiễm lạnh và virus xâm nhập.

Mong muốn nhanh khỏi cảm cúm mà nhiều mẹ dùng thuốc, tuy nhiên việc dùng thuốc lại không được thoải mái như bình thường bởi vì hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai. Kể cả có “uống ít” thì không hẳn là thuốc sẽ không gây ra ảnh hưởng nào đó.

Vậy các mẹ bầu phải làm gì?

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là thăm khám bác sĩ. Đặc biệt khi các mẹ bầu có dấu hiệu cảm cúm 2 – 3 ngày rồi mà chưa khỏi. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.

Tiếp theo, các mẹ cần nghỉ ngơi điều độ, ở trong môi trường có nhiệt độ ổn định và an toàn để đảm bảo bệnh tình được đẩy lùi hiệu quả. Làm việc thường xuyên và tiếp xúc với môi trường thay đổi nhiệt độ và ô nhiễm, sẽ khiến thai phụ có nguy cơ biến chứng cúm nhiều hơn.

Các bà bầu cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ, hấp thu nhiều vitamin C để đảm bảo virus, vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập. Đặc biệt các mẹ cần thư giãn, tránh căng thẳng và lo lắng. Nhiều bà bầu cảm thấy hoang mang và lo sợ khi bị cảm cúm trong giai đoạn này. Thế nhưng các mẹ hơn ai hết cần bình tâm để tìm các biện pháp ứng phó, giải quyết. Hiện nay, với sự hỗ trợ từ y tế cùng môi trường sinh hoạt tốt hơn sẽ giúp cả mẹ và bé được bảo vệ an toàn. Chúc các bà bầu và các con sức khỏe, niềm vui và an yên.

Sốt Trong Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng như sốt. Sốt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và mức nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sốt.

1. Cách chẩn đoán những nguyên nhân gây sốt khi mang thai

Viêm thận bể thận cấp

Dấu hiệu nhận biết: Sốt cao, rét run, đái khó, đái rắt, đau bụng vùng thắt lưng, ấn đau tại xương sườn

Xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng, xét nghiệm nước tiểu thấy có bạch cầu, hồng cầu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

Siêu âm đài bể thận giãn, niệu quản giãn, thai phát triển bình thường.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh, tốt nhất theo kết quả kháng sinh đồ.

Viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn

Đây là nguyên nhân gây hay gặp gây ra sốt, đau họng, khàn tiếng, chảy nước mũi vàng, ho khan hay ho có đờm.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm giảm tiết dịch.

Viêm phổi

Dấu hiệu: Sốt, thường sốt cao rét run, khó thở nhanh, đau ngực, ho có đờm

Khám: Họng xung huyết đỏ, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm.

Chụp phổi có hình mờ thùy phổi (chú ý tấm chì bảo vệ thai nhi).

Cần phát hiện và điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.

Sốt do virus

Có thể do nhiều loại virus gây ra như cúm, rubella, quai bị, thủy đậu, virus dengue gây sốt xuất huyết..

Dấu hiệu: Sốt cao 38-40◦ C, viêm long đường hô hấp trên(đau họng, chảy mũi, ho…), đau mỏi toàn thân, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần.

Rubella: Nổi ban ở mặt, tay, toàn thân.

Quai bị: Sưng, nóng, đau tuyến nước bọt mang tai một bên hay cả 2 bên.

Thủy đậu: Nổi mụn nước các kích thước khác nhau.

Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng: Hạ sốt, nâng cao thể trạng. Thai 3 tháng đầu cần chú ý khả năng ảnh hưởng đến thai, gây dị dạng thai.

Sốt rét

Dấu hiệu: Sốt rét không có biến chứng: Rét run, sốt nóng, ra mồ hôi có chu kỳ (hàng ngày hay cách ngày), nhức đầu, đau khớp, đau cơ. Có thể lách to

Sốt rét ác tính có biến chứng nặng: Sốt rét kèm thêm thiếu máu, hôn mê, đái ra huyết sắc tố, có thể co giật, vàng da.

Xét nghiệm: Phiến đồ máu ngoại vi tìm ký sinh trùng, test nhanh tìm kháng thể.

Cần được phát hiện và điều trị bằng thuốc sớm, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới mẹ và bé. Sốt rét ác tính có nguy cơ đe dọa tính mạng của sản phụ và nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.

Viêm gan B

Dấu hiệu: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng, gan to; Có thể đau cơ, đau khớp, nổi mề đay, lách to.

Xét nghiệm: Chức năng gan, men gan tăng cao, kháng thể kháng nguyên virus HbsAg, HbeAg, Định lượng phiên bản virus trong máu (PCA).

Viêm gan do virus diễn ra trong giai đoạn chuyển dạ rất nặng vì suy gan cấp, chảy máu do rối loạn đông máu, hôn mê gan do suy gan. Cần phân biệt với: Tiền sản giật nặng, hội chứng HELLP

Điều trị: Sản phụ cần được điều trị tại khoa truyền nhiễm, nghỉ ngơi nâng cao thể trạng và dùng thuốc giảm lượng virus trong máu.

Nhiễm khuẩn thai

Triệu chứng: Sốt, ra khí hư hôi, tử cung căng đau, có thể đau bụng dưới, phản ứng thành bụng, ra máu âm đạo kéo dài, mủ chảy ra từ cổ tử cung, có thể đã sảy thai, thai chết lưu.

Xử trí: Kháng sinh càng sớm càng tốt. Lấy thai và rau ra khỏi tử cung bằng thuốc hay bằng dụng cụ.

Nhiễm khuẩn ối

Triệu chứng: Thường gặp trong ối vỡ non, vỡ sớm xử trí không đúng, đôi khi trong chuyển dạ kéo dài. Sốt là triệu chứng thường gặp, sốt cao, rét run, dịch âm đạo hôi, đau bụng, tim thai nhanh. Tử cung căng đau, nước ối có mùi hôi.

Cấy dịch ối có vi khuẩn, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính cao, xét nghiệm CRP (+).

Xử trí: Kháng sinh liều cao, phối hợp theo kháng sinh đồ. Xử trí thai tùy theo chỉ định sản khoa, có khi cần mổ lấy thai, trong trường hợp nặng có thể phải cắt tử cung.

2. Sốt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm do sốt gây ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt.

Nếu sốt trong 3 tháng đầu do một số loại virus có thể gây ra: Gây sảy thai, thai chết lưu, có thể gây dị tật bẩm sinh. Trong các loại này virus hay gây sốt, thì sốt do nhiễm Rubella được xem là nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ xảy ra lên đến 90%, có thể phải đình chỉ thai nghén.

Sốt virus từ 3 tháng trở đi nguy cơ biến chứng thấp hơn, tuy nhiên một số bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và thai nhi. Ví dụ như sốt xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào đều có thể gây mất máu ảnh hưởng tới mẹ và bé…

Phụ nữ mang thai cơ thể suy giảm sức đề kháng nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật, có thể các triệu chứng nặng hơn.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể gây nguy hiểm đến em bé. Thân nhiệt tăng cao đột ngột làm cho thai thai nhi không thích ứng được dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.

Mẹ bầu sốt khi mang thai cần phải sử dụng thuốc điều trị một số nguyên nhân gây bệnh có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Nếu nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn thai hay nhiễm khuẩn ối thì rất nguy hiểm vì hầu hết là phải loại bỏ thai nhi. Mẹ còn nguy cơ phải cắt tử cung.

Sốt khi mang bầu có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi. Để phòng tránh một số nguyên nhân gây sốt phụ nữ mang thai nên thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai, đặc biệt là rubella vì có thể gây dị tật thai khi mắc trong 3 tháng đầu. Nếu có triệu chứng sốt cần đặt hẹn thăm khám ngay với bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn và chỉ định can thiệp kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Cúm Trong Thai Kì Có Nguy Hiểm Như Bạn Nghĩ? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!