Xu Hướng 3/2023 # Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có Ảnh Hưởng Gì Đến Mẹ Và Bé? # Top 3 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có Ảnh Hưởng Gì Đến Mẹ Và Bé? # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có Ảnh Hưởng Gì Đến Mẹ Và Bé? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé? Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 liệu có nguy hiểm không? làm cách nào để trị dứt cơn cảm cúm? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu.

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có sao không?

Mẹ bầu cần thận trọng nhất khi mắc bệnh cảm cúm trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuổi. Nguyên nhân là do trong 3 tháng đầu, nguy cơ thai nhi bị dị tật sẽ cao hơn rất nhiều so với các tháng khác. Còn 3 tháng cuối thai kỳ thì những mẹ bầu bị cảm cúm sẽ có khả năng sinh non cao hơn người khác.

Tình trạng cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 sẽ khiến cho thai nhi mệt mỏi và không hấp thu được chất dinh dưỡng dẫn đến bị thiếu chất và suy dinh dưỡng trong bụng mẹ.

Trường hợp sốt ho liên tục sẽ làm mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, mất sức và chán ăn dẫn đến bụi suy nhược cơ thể.

Đến giai đoạn tháng thứ 5 rồi nhưng một số trường hợp khi mẹ bị cảm cúm thai nhi vẫn có thể bị chết lưu hoặc sinh non.

Mẹ bị cảm cúm nặng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng về hình hài thai nhi đang hình thành như hở hàm ếch, dị tật, tim bẩm sinh…

Không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi không được sự hướng dẫn của bác sĩ vì một số loại thuốc có thành phần gây hại đến sức khỏe thai nhi đang non nớt ở tháng thứ 5.

Cách trị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 bằng thực phẩm tự nhiên.

Mẹ bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 nhưng chỉ xuất hiện các triệu chứng thông thường thì nên nghỉ ngơi ở nhà vừa giúp cho bệnh mau khỏi hơn, vừa phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho người khác. Trong thời gian nghỉ ngơi, mẹ nên ăn uống điều độ, ăn những món dễ tiêu như súp, món hầm, cháo,.. và tăng cường sử dụng các loại rau quả trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng, kể cả những loại thuốc an toàn với phù nữ mang thai thì mẹ cũng cần biết rõ về liều lượng và thời gian sử dụng của chúng. Cách tốt nhất là mẹ nên áp dụng các kinh nghiệm dân gian để trị cảm cúm như:

Thai phụ có thể ngậm vỏ cam quýt (lưu ý là đã rửa sạch), hoặc khế cắt lát mỏng chấm với muối trắng sẽ làm cắt cơn ho do cảm cúm gây ra.

Hỗn hợp gồm mật ong, vỏ cam, gừng tươi cắt sợi đem đi chưng cách thủy và sử dụng ngậm như kẹo sẽ mau chóng đẩy cơn cảm cúm ra khỏi cơ thể bạn.

Nướng ba tép tỏi và nhai cũng sẽ giúp trị cảm cúm cho thai phụ hiệu quả

Nghệ tươi cắt lát, gừng cắt sợi cùng với vài lát chanh, cho thêm mật ong vào chung 1 chén rồi chưng cách thủy, ăn dần ngày từ 5 đến 6 lần cho hết 1 bát nhỏ thì sẽ khỏi cảm cúm.

Muối ăn: Mẹ bầu có thể pha muối ăn (loại muối biển) với nước ấm và một chút nghệ để xúc miệng hàng ngày vào buổi sáng, tối. Dung dịch này giúp tăng cường khả năng chống viêm, giảm sưng tấy.

Mang Thai Bị Cảm Cúm Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Mang thai bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

3 tháng đầu thai kỳ

Theo các nghiên cứu mới đây cho thấy, cơ thể thai phụ trong 3 tháng thai kỳ rất dễ bị các loại virus xâm nhập, trong đó phải kể đến virus cảm. Nếu tình trạng bị cảm nghiêm trọng khiến mẹ sốt cao, nôn mửa có thể làm thai bị chết lưu hoặc gây sảy thai. Do đó, mẹ bầu bị cảm trong giai đoạn này sẽ có khả năng thai nhi bị ảnh hưởng rất cao. Việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai rất hạn chế cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ vì các loại thuốc tây sẽ có tác dụng phụ gây dị tật cho thai nhi.

3 tháng giữa thai kỳ

Bước qua 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cũng thường bị cảm vào những lúc chuyển trời. Có 2 trường hợp cảm cúm là bị cảm thường và cảm nặng. Đối với cảm thông thường như hắt hơi, sổ mũi,… ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu như mẹ biết phòng tránh các tác nhân gây hại và bổ sung dinh dưỡng cần thiết vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Còn đối với cảm nặng, mẹ bầu cần cẩn trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình và thai nhi. Cảm cúm có kèm theo buồn nôn, chóng mặt thì mẹ bầu phải cẩn thận vì virus cúm có thể làm thân nhiệt mẹ tăng lên gây sốt, ho, rối loạn trao đổi chất sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, nếu virus này xâm nhập vào thai nhi sẽ gây ra bệnh tim bẩm sinh, não tụ huyết, sứt môi,… Nếu tình trạng cảm cúm kéo dài sẽ kích thích co bóp tử cung gây ra hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.

3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhiều chuyển biến cho quá trình chuẩn bị sinh nở. Do vậy, đây cũng là thời kỳ mẹ dễ bị cảm cúm. Ở giai đoạn này, thai nhi đã hình thành gần như hoàn thiện và khỏe mạnh nên sẽ không ảnh hưởng nhiều từ việc cảm của mẹ.

Trong trường hợp mẹ bị cảm nặng khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốt, chóng mặt, nôn mửa nhiều,… cần đến ngay bệnh viện để điều trị. Nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng như sinh non, sảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nên mẹ không được chủ quan.

Trị cảm cho mẹ bầu bằng dược liệu tự nhiên

1. Trị cảm cúm bằng tỏi

Tỏi có công dụng phòng ngừa và trị cảm cúm khá tốt. Theo nhiều nghiên cứu, tỏi giúp tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, chống nấm, chống vi khuẩn. Tỏi là vị thuốc an toàn dành cho phụ nữ mang thai. Khi bị cảm, bạn hãy lấy 10 tép tỏi làm sạch ép lấy nước uống. Uống liên tục 3 – 4 lần trong ngày, tình trạng cảm cúm sẽ giảm.

2. Trị cảm cúm bằng vỏ bưởi

Mẹ bầu có biết vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, ngọt, tính ấm nên có công dụng trị ho, giải cảm khá tốt. Bài thuốc: Lấy một ít vỏ bưởi tươi rửa sạch cho thêm tinh dầu sả, lá chanh,… vào nồi nấu xôi rồi đem xông. Thực hiện 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả.

3. Trị cảm với gừng

Gừng có dược tính rất tốt lại rất dễ tìm nên được nhiều người sử dụng làm vị thuốc trị cảm tại nhà. Vì gừng có khả năng chống virus và phá hủy các mầm bệnh. Bạn hãy lấy 1 củ gừng tươi nướng chín rồi thái nhỏ bỏ vào cốc nước ấm ngâm khoảng 15 phút rồi uống. Bạn có thể cho thêm ít mật ong và chanh vào uống cùng. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, 2 ngày sau cảm cúm sẽ được đẩy lùi.

4. Ăn cháo trứng

Nếu bị bà bầu bị cảm cúm nhẹ thì hãy ăn cháo trứng. Lưu ý, cháo phải nóng, bỏ thêm lá tía tô ăn khi còn nóng để cơ thể toát mồ hôi, giải cảm. Món này vừa bổ dưỡng vừa chữa bệnh cảm hiệu quả.

Phòng tránh cảm cúm cho thai phụ

Để phòng tránh cảm cúm, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

– Tích cực ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C, uống nhiều nước.

– Nên giữ ấm cơ thể, hạn chế ra đường.

– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm.

– Mỗi sáng nên ngậm nước muối để súc miệng.

Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Gì Đến Mẹ Và Bé Không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, ước tính lên đến 20% triệu chứng của thai kỳ. Bệnh viêm mũi dị ứng trong khi mang thai không chỉ gây khó chịu đối với các bà mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Thế nào là viêm mũi dị ứng?

Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng đó là: Ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.

Viêm mũi thai kỳ hay viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể được định nghĩa là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài 6 hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai

3. Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng đến mẹ và bé

Về bản chất, viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được kiểm soát. Đặc biệt là khi người mẹ có dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng hay mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm họng.

Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ từ đó ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Thêm vào đó, động tác nhảy mũi liên tục sẽ kích thích cơn gò tử cung, nếu kích thích quá nhiều sẽ gây dọa sẩy thai hoặc sinh non.

4. Phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Phòng tránh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất và để có thể phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai một cách hiệu quả nhất phụ nữ khi mang thai cần phải chú ý các điều sau đây:

Tìm hiểu xem dị nguyên gây ra tình trạng này để phòng tránh hiệu quả (bằng các phương pháp tìm dị nguyên đặc hiệu như test da hoặc xét nghiệm máu tìm IgE đặc hiệu dị nguyên).

Giữ cho nhà cửa và môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh để ẩm ướt.

Không nuôi súc vật như chó, mèo,… trong nhà.

Tránh ăn lại các thức ăn đã gây dị ứng trước đó.

Khi trời trở lạnh cần phải giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà của và khi đi ra ngoài đường.

Lưu ý rằng, không được tự ý điều trị viêm mũi dị ứng bằng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc chữa dị ứng và các triệu chứng chảy mũi có ảnh hưởng tới thai nhi.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Ra Huyết Trắng Khi Mang Thai Có Làm Ảnh Hưởng Đến Mẹ Và Bé Không?

Vì sao khi mang thai lại ra huyết trắng

Theo các bác sĩ sản phụ khoa; giai đoạn mang thai là thời điểm cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt nhất; từ ngoại hình đến tâm sinh lý; trong đó có sự thay đổi về nội tiết tố.

Khi mang thai; lượng hormone giới tính trong cơ thể mẹ bầu tăng lên đáng kể cùng với đó là các bộ phận của cơ quan sinh dục như âm đạo, cổ tử cung, tử cung đều có sự co giãn và mở rộng theo từng thời điểm. Vì vậy; huyết trắng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn so với bình thường.

Huyết trắng ra nhiều khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ âm đạo khỏi sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn, vi nấm, vi trùng. Đồng thời; đẩy lùi được sự xâm nhập của vi khuẩn tiến sâu vào âm đạo; tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Ra huyết trắng khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé

Trong những tháng đầu và giữa của thai kỳ; do sự gia tăng của hormone estrogen và lưu lượng máu; huyết trắng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn bình thường.

Ngoài ra, vào những tháng cuối của thai kỳ; chất nhầy cổ tử cung sẽ tập hợp lại thành nút nhầy; bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm khuẩn. Tới giờ G; khi dạ con bắt đầu co thắt, nút bảo vệ này bung ra; thoát ra qua đường âm đạo của mẹ.

Trường hợp thai dưới 37 tuần và nhận thấy lượng chất nhầy cổ tử cung thoát ra nhiều hơn bình thường, mẹ bầu nên báo với bác sĩ. Đây có thể là một trong những dấu hiệu sinh non.

Ngoài ra; mẹ bầu cũng nên lưu ý đối với trường hợp huyết trắng có mùi hôi; đổi màu vàng; xanh hay trắng đục đi kèm với các triệu chứng ngứa; khó chịu khi đi tiểu hoặc khi quan hệ.

Đây là một trong những dấu hiệu của việc nhiễm trùng âm đạo. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa để được điều trị sớm.

Tuy không gây khó khăn khi điều trị, nhưng nếu để bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt các trường hợp ra nhiều huyết trắng do viêm nhiễm âm đạo, nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

6 Nguyên nhân ra nhiều huyết trắng khi mang thai

Những nguyên nhân ra huyết trắng khi mang thai mà chị em thường gặp là:

Khi mang thai; phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố nữ và hóc môn cơ thể là nguyên nhân sinh ra nhiều huyết trắng.

Phụ nữ mang thai có thành xương chậu và thành tử cung mềm, yếu hơn bình thường vì thế lượng huyết trắng cũng được sinh ra nhiều hơn để ngăn cản vi khuẩn tấn công làm tổn hại thai nhi.

Ở giai đoạn cuối thai kỳ; khi thai nhi chuyển dạ cũng làm huyết trắng ra nhiều hơn.

Do nhiễm khuẩn (một loại vi khuẩn có tên là candida albican được coi như thủ phạm của chứng bệnh này).

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

Ngoài ra; những thai phụ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc chứng bệnh huyết trắng cao hơn.

Lưu ý: Nếu bạn mắc phải chứng huyết trắng khi mang thai; nên nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ để tìm cách điều trị phù hợp.

Đặc điểm huyết trắng khi mang thai như thế nào?

Huyết trắng khi mang thai có màu gì; đặc điểm như thế nào, có dễ nhận biết không?

Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa; ra huyết trắng khi mang thai như thế nào rất dễ nhận biết. Chị em có thể dựa vào những dấu hiệu bất thường sau đây:

Dịch âm đạo lợn cợn và có màu vàng đậm

Dịch âm đạo có lẫn máu hoặc chuyển màu nâu

Nếu bạn đang không trong gia đoạn bị hành kinh; dịch âm đạo lẫn máu hoặc chuyển màu nâu được coi là bất thường. Bệnh này sẽ nặng hơn nếu đi kèm với đau ở vùng xương chậu.

Dịch âm đạo màu vàng hoặc xanh, có bọt

Đây là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục điển hình là nhiễm nấm Trichomonas. Nó thường đi kèm với mùi hôi và hiện tượng đau khi đi tiểu.

Dịch âm đạo ngả màu xám ở đáy quần lót

Dịch âm đạo màu trắng đục, đậm đặc như phô mai

Đây là dấu hiệu bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo. Nó thường đi kèm với ngứa âm đạo, sưng và đau khi giao hợp tình dục.

Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu ra huyết trắng khi mang thai, chị em nên đi thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Huyết trắng khi mang thai như thế nào là bình thường

Huyết trắng sinh lý trong điều kiện bình thường có màu trắng trong, dính, có thể kéo sợi giống như lòng trắng trứng gà, thường không có mùi hoặc có mùi hơi tanh.

Giai đoạn mang thai, do sự gia tăng của hormone Estrogen và lưu lượng máu khiến huyết trắng trong thời kỳ mang thai xuất hiện nhiều hơn bình thường làm cho vùng kín luôn bị ẩm ướt khiến chị em có thể cảm thấy khó chịu.

Ngoại trừ số lượng huyết trắng khi mang thai xuất hiện nhiều hơn bình thường thì tính chất huyết trắng vẫn không có sự thay đổi.

Theo đó, huyết trắng khi mang thai như thế nào được đánh giá bình thường khi huyết trắng nhiều khi mang thai có màu trắng trong, hơi dai, chạm tay vào thấy dính và trong giống chất nhầy.

Bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao có thể khiến chất dịch hóa lỏng và chảy ra ngoài nhiều hơn. Những dấu hiệu này sẽ giảm dần và chấm dứt sau khi sinh con nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu huyết trắng có màu khác lạ hoặc có lẫn sợi máu, mùi hôi tanh hoặc khiến vùng kín ngứa ngáy thì đây có thể là dấu hiệu mắc các bệnh phụ khoa trong thời gian mang thai thì hãy nhanh chóng đi khám.

Ra huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ của bác sĩ; ra huyết trắng khi mang thai không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.

Bệnh huyết trắng còn là bệnh lý gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với người phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.

Đối với phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố; giảm sức đề kháng, thân nhiệt tăng nên rất dễ bị nhiễm nấm gây ra bệnh huyết trắng. Nếu chữa khỏi; bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm để kéo dài; không điều trị sẽ làm viêm nhiễm; thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.

Mẹ bầu bị ra huyết trắng khi mang thai cần làm gì?

Việc tăng chất nhầy cổ tử cung là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Khi bị huyết trắng ra nhiều; mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày; loại không mùi hoặc thường xuyên thay đổi quần lót.

Chú ý luôn giữ cho “cô bé” khô thoáng và sạch sẽ. Khi vệ sinh vùng kín; mẹ bầu nên vệ sinh từ trước ra sau; tránh để vi khuẩn từ hậu môn thâm nhập vào “cô bé”. Cẩn thận khi dùng sữa tắm hoặc các dung dịch vệ sinh vì lúc này; “cô bé” đang mẫn cảm hơn bình thường.

Không sử dụng khăn lau có mùi thơm; hoặc xịt khử mùi âm đạo. Không nên thụt rửa sâu âm đạo vì cách này sẽ làm phá vỡ môi trường cân bằng tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là hiện tượng phổ biến và không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và bé. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp mẹ nhanh chóng hạn chế tình trạng này.

Cách chữa trị huyết trắng khi mang thai và lưu ý khi điều trị

Cách trị huyết trắng khi mang thai có nhiều để chị em áp dụng. Tuy nhiên, thời gian mang thai là giai đoạn nhạy cảm việc dùng thuốc cần phải đặc biệt lưu ý, nhất là việc sử dụng thuốc Tây.

3 cách chữa trị huyết trắng khi mang thai

Với thuốc Tây, thông thường trị huyết trắng khi mang thai bác sĩ sẽ kê thuốc đặt thay vì thuốc uống. Bởi các thuốc đặt có tác dụng tại chỗ nên đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó; nếu chị em lo lắng sử dụng thuốc Tây có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi thì mẹ bầu có thể lựa chọn lựa những mẹo chữa bệnh dân gian tự nhiên; an toàn không gây tác dụng phụ. Có thể kể đến một số phương pháp trị huyết trắng an toàn cho các mẹ bầu như sau.

Rửa nước muối loãng: Pha nước muối loãng rồi vệ sinh bên ngoài vùng kín. Một lưu ý nhỏ là chỉ rửa nước muối loãng 2 đến 3 lần trên một tuần vì nếu rửa nhiều sẽ gây khô rát vùng kín.

Dùng lá trầu không: Với cách chữa bệnh huyết trắng ở phụ nữ mang thai này chị em lấy lá trầu không rửa sạch; ngâm với nước muối rồi cho vào nồi đun sôi lên; sau đó pha thêm nước lạnh để nước nguội bớt và dùng để rửa vùng kín. Rửa 2-3 lần trong một tuần. Chị em lưu ý không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo vì điều này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở lên nặng hơn.

Dùng lá chè xanh: Chị em lấy lá chè xanh rửa sạch rồi đun sôi với nước; để nguội, dùng nước chè xanh để vệ sinh vùng kín hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.

Phòng tránh ra huyết trắng khi mang thai bằng cách nào ?

Cơ địa một số người dễ bị huyết trắng tái phát sau khi dùng kháng sinh uống điều trị cảm; sốt, đau họng… hoặc một lý do nào đó gây thay đổi độ pH trong môi trường ống sinh dục. Vì vậy; để phòng bệnh ra huyết trắng khi mang thai tháng đầu; chị em cần:

Giặt sạch quần áo, phơi

Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dày.

Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH. Lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa.

Không thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài vì ống sinh dục có khả năng tự làm sạch bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.

Khi có các dấu hiệu mắc bệnh ra huyết trắng nhiều khi mang thai, cần đến khám bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp (điều trị nấm, phối hợp điều trị tạp trùng, và có thể điều trị phòng ngừa nhiễm nấm tái phát hoặc điều trị cả cho chồng của bạn).

Những lưu ý ra huyết trắng khi mang thai

Hiện tượng ra nhiều huyết trắng dễ gây viêm nhiễm phụ khoa; vì thế chị em cần cẩn trọng khi thấy những dấu hiệu bất thường như màu sắc của huyết trắng: màu vàng, xanh, nâu vàng, đỏ nhạt, sủi bọt, vón cục, kèm theo máu, khí hư có mùi …

Nếu thấy những dấu hiệu trên; chị em cần đến cơ sở y tế uy tín; để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Thuốc phụ khoa thảo dược Mộc Hương giúp bạn trị bệnh huyết trắng hiệu quả

Hiện tượng huyết trắng là hiện tượng thường gặp ở vùng kín phụ nữ, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh huyết trắng an toàn, hiệu quả? Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương chính là phương pháp bạn đang kiếm tìm.

Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hươngsẽ giúp bạn không còn lo về bệnh huyết trắng hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác, đảm bảo dứt điểm, không tái phát.

Thuốc phụ khoa thảo dược Mộc Hương có công dụng gì?

Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương đặc trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như :

– Viêm âm đạo do vi khuẩn thông thường, nấm, tạp khuẩn,…

– Ra nhiều khí hư bất thường (có màu, có mùi hôi tanh, đau lưng, huyết trắng vón cục như bã đậu)

– Vùng kín có mùi hôi

– Ngứa rát vùng kín, tiểu buốt

– Viêm lộ tuyến cổ tử cung từ nhẹ đến nặng

– Viêm tử cung

– Viêm niệu âm đạo

Ngoài ra Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương còn hỗ trợ: làm hồng, se khít âm đạo, phòng ngừa nhiễm khuẩn do thủ thuật phụ khoa, giúp mẹ mới sinh em bé tránh sa dạ con…

Thành phần của Thuốc phụ khoa thảo dược Mộc Hương

Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương được bào chế từ 100% từ thảo dược tự nhiên như: uy linh tiên, bồ công anh, kinh giới, hoàng bá, hoàng cầm, lá cây trinh nữ hoàng cung, lá huyết dụ, ba chạc… và một số thảo dược gia truyền khác. Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây kích ứng, an toàn cho cả phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

ĐẶT MUA THUỐC PHỤ KHOA THEO MẪU SAU

[Sassy_Social_Share]

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có Ảnh Hưởng Gì Đến Mẹ Và Bé? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!