Bạn đang xem bài viết Cách Làm Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một trong những loại thực phẩm mẹ có thể dùng cho bé giai đoạn khởi đầu ăn dặm đó là sữa chua. Sữa chua có vị thanh mát, chua ngọt vừa đủ giúp bé ăn ngon miệng hơn, hơn nữa lại có nhiều dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm cũng rất đơn giản và mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà.Trẻ mấy tháng có thể ăn sữa chua?
Có lẽ đây cũng là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ khi muốn sử dụng sữa chua vào thực đơn ăn dặm của bé yêu nhà mình. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 7-8 tháng tuổi là có thể ăn sữa chua.
Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện, bé cũng đã làm quen được với các loại thực phẩm khác như: Rau củ, tôm, cá, thịt, rau xanh… Sử dụng sữa chua cho bé ăn dặm không chỉ kích thích hệ tiêu hóa của trẻ và còn giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.
Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi của bé mà các mẹ nên chọn cho bé loại sữa chua phù hợp cũng như cung cấp lượng sữa chua vừa đủ nhu cầu của bé. Không nên cho con ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể bé không kịp tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bé nôn trớ và không muốn ăn nữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp sữa chưa với các loại trái cây để tăng thêm hương vị trong món ăn dặm của bé.
Trẻ 7-8 tháng tuổi có thể sử dụng sữa chua vào bữa ăn dặm
Một vài lưu ý nhỏ mà các mẹ nên nhớ khi cho bé ăn dặm bằng sữa chua:
+ Hạn chế ăn sữa chua có đường: Lượng đường trong sữa chua có thể ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, trẻ có thể bị lạnh bụng hoặc bị đi ngoài…
+ Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi đói vì sẽ kích thích dạ dày co bóp khiến bé đau bụng.
+ Để sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước khi cho bé ăn khoảng 30 phút.
+ Không cho nước nóng vào sữa chua bởi sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng cũng như những vi khuẩn có lợi.
+ Không dùng chung với các loại thuốc.
Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm tại nhà
Cách làm sữa chua từ sữa công thức
+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Sữa công thức: 350 ml
Sữa chua không đường: 3 thìa
Nhiệt kế thực phẩm, nồi lớn có nắp và thìa
Món sữa chua thơm ngon làm từ sữa công thức
+ Các bước thực hiện
Bước 1: Khử trùng dụng cụ làm sữa chua bằng nước sôi và lấy khăn mềm lau sạch cho ráo nước.
Bước 2: Cho sữa công thức vào nồi và đun trên bếp cho đến khi sữa nóng 80 – 85 độ, lưu ý nên khuấy sữa liên tục để sữa không bị cháy và lắng cặn.
Bước 3: Để sữa nguội xuống khoảng 40 – 43 độ là đạt yêu cầu.
Bước 4: Đổ sữa chua không đường làm men vào nồi sữa, sau đó múc 1, 2 thìa sữa vào bát đựng sữa men để tráng và đổ lại vào nồi, khuấy đều.
Bước 5: Cho sữa chua vào cốc đựng và mang đi ủ ở nhiệt độ khoảng 45 độ C trong vòng 8 giờ. Kiểm tra thấy sữa chua đông lại thì lấy ra cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Nên lấy ra 30 phút trước khi cho bé ăn.
Cách làm sữa chua từ sữa mẹ
+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Sữa mẹ: 200ml
Sữa chua không đường: 4 thìa
+ Các bước thực hiện:
Bước 1: Tiệt trùng các dụng cụ làm sữa chua bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng, lau sạch và để ráo nước.
Bước 2: Cho sữa mẹ vào nồi đun đến khi đạt 80 độ C thì tắt bếp. Để sữa mẹ nguội xuống khoảng 40 độ C.
Bước 3: Cho sữa chua không đường vào nồi sữa mẹ và khuấy đều, sau đó đổ sữa vào cốc thủy tinh.
Bước 4: Mang sữa chua đi ủ ở nhiệt độ khoảng 45 độ C trong 8 giờ. Sau khi đã đủ thời gian, lấy sữa chua ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh để bé ăn dần
Cách làm sữa chua từ sữa tươi nguyên chất + Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Sữa tươi nguyên chất: 1 lít
Sữa chua không đường làm men: 2 thìa
Một nhiệt kế thực phẩm, nồi và thìa.
+ Các bước thực hiện:
Bước 1: Khử trùng dụng cụ bằng nước nóng và để ráo.
Bước 2: Cho sữa vào nồi đã được khử trùng đun nóng khoảng 80 – 85 độ và khuấy liên tục để sữa không bị cháy. Sau đó tắt bếp và để sữa nguội xuống khoảng 40 độ C.
Bước 3: Đổ sữa chua không đường làm men vào nồi và khuấy đều, sau đó đổ sữa vào cốc thủy tinh.
Bước 4: Ủ sữa chua ở nhiệt độ 40-44 độ C khoảng 8 giờ. Khi sữa chua đã đông lại thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và cho bé ăn dần.
Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm thật đơn giản và dễ thực hiện phải không nào. Chúc các mẹ thành công để bé có được món ăn hấp dẫn và tốt cho hệ tiêu hóa.
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn
Bé Ăn Dặm: Cách Làm Sữa Chua Từ Sữa Bột Cho Bé
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi hoàn toàn có thể ăn được sữa chua được làm từ sữa công thức. Việc tự làm sữa chua cho bé có cái lợi là tránh được việc sử dụng chất bảo quản từ các loại sữa chua mua trực tiếp ngoài thị trường.
Nguyên liệu làm sữa chua từ sữa công thức
Sữa chua không đường: khoảng 3 thìa , dùng làm men, lưu ý nên dùng sữa chua không có đường
Sữa công thức: sử dụng sữa công thức mà bạn cho bé ăn hàng ngày để làm sữa chua
Chi tiết cách làm sữa chua từ sữa công thức:
Làm sữa chua không khó chút nào, với nguyên liệu làm sữa chua bên trên bạn có thể mua được và có khi trong nhà bạn cũng đã có rồi ( mẹ nuôi con nào bây giờ hầu như đều bổ sung sữa công thức vào khẩu phần ăn của con mình)
Cách làm sữa chua chi tiết như sau:
300ml-350ml sữa công thức bạn đun nóng lên đến 40-45 độ C ( bằng cách pha nước với sữa bột công thức theo một tỉ lệ nhất định, tùy loại sữa bạn dùng – nó có hướng dẫn trên hộp đó)
Đánh tan 3-4 thìa sữa chua không đường dùng làm men rồi bạn cho vào sữa công thức vừa làm nóng ở trên và ngoáy thật đều.
Chia sữa đã ngoáy ở bước trên vào các hũ hoặc các hộp chuyên dụng và đậy nắp lại.
Nếu như gia đình bạn không có máy làm sữa chua, bạn có thể ủ sữa theo cách sau (ủ sữa chua bằng thùng xốp):
Đặt các hũ sữa, hộp sữa chua của bạn vào các hộp xốp giữ nhiệt, bổ sung vào hộp xốp giữ nhiệt này một vài bình đựng nước nóng sau đó đậy chặt nắp hộp.
Nếu bạn có lò vi sóng bạn có thể ủ sữa bằng lò vi sóng, cụ thể như sau:
Đặt sữa chua của bạn vào lò vi sóng và đậy kín để giữ nhiệt độ ổn định, bạn nên cho thêm 1 cốc nước lọc vào lò vi sóng trước khi tăng nhiệt độ của lò để ủ sữa chua.
Cách nữa là ủ sữa chua bằng chăn
Thời gian ủ sữa chua trong khoảng từ 4 – 8 tiếng,phụ thuộc vào mức độ chua của sữa mà bạn muốn làm. Trong quá trình ủ sữa bạn hãy tránh rung lắc vì có thể gây hỏng sữa.
Làm sao để biết sữa chua đã đạt yêu cầu hay chưa? sữa chua đạt yêu cầu khi đã đông đặc và không bị tách nước ở dưới đáy hộp, hữ sữa, có mùi thơm ngậy. Quá trình ủ hoàn tất thì bạn cho sữa chua vào tủ lạnh. Sữa chua tự làm bạn có thể để trong thời gian từ 4-7 ngày.
Cách bảo quản và sử dụng sữa chua
Bạn nên để sữa chua ở ra ngoài tủ lạnh ở nhiệt độ phòng trong khoảng 5 đến 15 phút rồi mới cho bé ăn sữa chua qua đó có thể tránh cho bé không bị viêm họng.
Nếu muốn ăn ngay bạn có thể làm ấm sữa bằng cách đặt vào bát nước ấm, để 1 lúc. Lưu ý: không bao giờ được đun sôi sữa chua, vì nếu bạn làm thế các vi khuẩn có lợi sẽ bị chết.
Bé yêu của bạn có thể ăn sữa chua đã được hâm nóng để tránh đau họng.
Bạn không để sữa chua ngoài tủ lạnh (trong nhiệt độ phòng) quá 1 giờ đồng hồ. Vì trong thời gian đó vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển có thể sẽ làm bé của bạn bị tiêu chảy nếu ăn phải.
Bạn có thể trộng các loại hoa quả xay với sữa chua , tuy nhiên trước khi trộn bạn nên làm nóng lại hoa quả xay và sữa chua.
Cách Làm Sữa Chua Chuối Yến Mạch Thơm Ngon Cho Bé Ăn Dặm
08/10/2019 16:10
Cùng đầu bếp Hoàng Cường học cách làm sữa chua chuối yến mạch thơm ngon ngay tại nhà với những bước cực kỳ đơn giản.
Yến mạch được biết tới là loại ngũ cốc cực kỳ tốt bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Từ lâu, yến mạch đã được rất nhiều bà mẹ tin dùng sử dụng để nấu cháo, làm sữa, bánh ăn dặm cho bé yêu nhà mình.
Trong nội dung bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm sữa chua chuối yến mạch thơm ngon cho bé ăn dặm.
Nguyên liệu làm sữa chua chuối yến mạch:
Nguyên liệu làm sữa chua chuối yến mạch
Cách làm chi tiết sữa chua chuối yến mạch
– Hũ thủy tinh bạn làm sạch tráng qua nước sôi, rồi để ráo nước
– Yến mạch bạn cho lên bếp đun với lửa nhỏ rang đều tới khi vàng, chín đều thì tắt bếp. Sau đó chờ yến mạch nguội một chút thì bạn cho vào nước ngâm khoảng 20 – 30 phút. Sau đó bạn vớt ra để ráo nước. Việc bạn rang yến mạch thì sẽ giúp yến mạch thêm ngon và béo hơn.
– Tiếp theo vẫn cối xay đó bạn bóc vỏ cho chuối vào xay cùng, xây thật nhuyễn mịn.
– Khi ủ xong bạn đem bỏ sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh sau 4-5h là bạn đã có món sữa chua yến mạch chuối thơm ngon rồi. Khi ăn món này bạn có thể cắt thêm chuối hoặc rắc một vài loại quả khô cho bé ăn kèm nếu con đã ăn được thô tốt.
Sữa chua chuối yến mạch thơm ngon cho bé ăn dặm
Cách chọn và bảo quản yến mạch:
Chọn yến mạch: Khi chọn yến mạch cho bé, bạn nên chọn các sản phẩm không chứa chất bảo quản, đường, muối và hương liệu.
Bảo quản:
Bảo quản yến mạch ở nơi khô ráo, thoáng mát, để tránh trường hợp bị nấm mốc, vi khuẩn tấn công.
Nếu muốn bảo quản yến mạch trong thời gian dài thì ban cho vào hộp kín hoặc túi zip và bảo quan trong tủ đông.
Cách Làm Sữa Chua Từ Sữa Công Thức Ngon Mịn Cho Bé Ăn Dặm
1. Hướng dẫn tự làm sữa chua dẻo mịn bằng bột sữa công thức cho trẻ
Cách làm sữa chua cho trẻ ở độ tuổi ăn dặm tốt và hiệu quả nhất là làm từ loại sữa bột công thức mà bé đang uống ở nhà. Thông thường, mỗi bé sẽ có khẩu vị khác nhau. Thế nên, nếu bé cưng nhà bạn đã làm quen với vị sữa bột nào thì mẹ nên tận dụng ngay nguyên liệu đó để các bé dễ hấp thụ hơn nha.
1.1. Nguyên liệu
1/2 hũ sữa chua cái không đường Vinamilk
10 muỗng sữa bột công thức (loại đang dùng ở nhà)
210 ml nước nóng (theo yêu cầu pha sữa ghi trên nhãn hộp)
Dụng cụ: bình pha sữa, tô, muỗng, nồi cơm điện
1.2. Cách làm sữa chua yaourt cho trẻ từ sữa công thức
1.2.1. Cách pha sữa bột công thức làm sữa chua
Cho sữa bột vào ly nước nóng đã chuẩn bị, dùng muỗng khuấy đều cho bột hòa tan hoàn toàn.
Chuyển phần sữa bột hòa tan ra tô lớn hơn.
Khi sữa công thức còn ấm nóng, bạn cho sữa chua cái vào từ từ và đồng thời khuấy đều tay. Đậy nắp tô sữa chua bột công thức lại cho kín.
1.2.2. Cách ủ sữa chua làm từ sữa bột công thức đơn giản bằng nồi cơm điện
Cách 1: Đậy nắp nồi cơm điện, không cần cắm điện. Để nồi sữa chua ở nơi thoáng mát, ủ khoảng 6 – 8 tiếng thì mở nắp nồi.
Cách 2: Sau khi đậy nắp nồi, bạn cắm nồi và nhấn nút “Warm”. Ủ sữa chua theo cách này khoảng 6 tiếng là hoàn tất.
Sau thời gian làm sữa chua bằng nồi cơm điện, bạn sẽ có ngay thành phẩm sữa chua dẻo mịn vừa phải rất ngon và đặc.
2. Cách làm yaourt sữa chua Hy Lạp từ sữa công thức cho bé
2.1. Công dụng của sữa chua Hy Lạp đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm
Sữa chua Hy Lạp là loại sữa chua ngon và dẻo nhất được sử dụng ngay cả trong bữa ăn chính. Theo truyền thống, cách làm sữa chua Hy Lạp lấy nguyên liệu từ sữa nguyên kem nên mang mùi thơm dìu dịu, mềm mịn tuyệt vời, nhất là hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, thích hợp với thực đơn món ngon dành cho bé ăn dặm từ 6 tháng trở lên. Một số lợi ích của món ngon cho bé này có thể kể đến như:
Tốt cho hệ tiêu hóa của bé từ 6 tháng tuổi trở lên
Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển hệ xương, miễn dịch cho trẻ
Tập cho bé làm quen với vị chua thức ăn lên men an toàn cho sức khỏe và kích thích hấp thụ các món ăn dặm bổ dưỡng khác
2.2. Cách làm sữa chua Hy Lạp từ sữa công thức cho bé ăn dặm
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Yaourt Hy Lạp có cách thực hiện khá đơn giản, cũng giống như những cách ủ yaourt thông thường. Với trẻ ăn dặm, cũng như đã hướng dẫn ở công thức 1, bạn nên tận dụng loại sữa bột công thức đang dùng ở nhà để chế biến. Thành phần nguyên liệu gồm:
1 hũ sữa chua cái không đường nguyên chất
1 lít sữa công thức đã pha (theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất)
Dụng cụ: hũ thủy tinh đựng sữa chua (đã tiệt trùng kỹ), rây, khăn xô để lọc
2.2.2. Cách làm sữa chua Hy Lạp từ sữa công thức cho trẻ ăn dặm
Nếu sữa chua cái lấy ra từ tủ lạnh, bạn nên để ở nhiệt độ phòng khoảng 5 phút cho mềm ra. Sau đó, trút sữa chua này vào nồi lớn.
Thêm sữa công thức vào nồi sữa chua, bắc lên bếp, vừa đun lửa liu riu, vừa khuấy đều cho sữa hòa quyện vào nhau. Khi hỗn hợp sữa chua nóng đến khoảng 40 độ C thì bạn tắt bếp.
Chế sữa chua Hy Lạp vào bình đậy nắp kín, bảo quản trong tủ lạnh và cho bé dùng dần.
3. Bí quyết ủ sữa chua yaourt bằng sữa bột công thức dẻo mịn mà không bị
3.1. Cho trẻ ăn dặm dùng sữa chua làm từ sữa bột công thức có tốt không?
Nhiều người cho rằng sữa công thức không tốt bằng sữa mẹ, nên các chế phẩm làm từ sữa bột cũng đều không hoàn toàn tốt cho bé. Tuy thế, dưới đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bột công thức vẫn có một số ưu điểm nhất định mà nếu biết tận dụng, bạn hoàn toàn có thể biến nguyên liệu này thành món ăn ngon bổ dưỡng nhất cho trẻ em. Sữa chua ủ lên men từ sữa công thức chính là một gợi ý trong số đó.
Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, nếu cho trẻ uống sữa chua ủ từ sữa công thức thì sẽ tốt hơn nhiều so với việc chỉ cho các con uống loại sữa bột này. Ngoài thành phần dinh dưỡng có trong công thức sữa bột, khi ủ lên men thành yaourt, sản phẩm này còn cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi và tăng cường canxi tốt cho sự phát triển toàn diện của các bé. Không những thế, hệ đường ruột, tiêu hóa và miễn dịch của trẻ cũng được hoàn thiện. Từ đó, giúp hấp thụ các thức ăn và nguồn dinh dưỡng khác thuận lợi hơn.
3.2. Kỹ thuật làm và bảo quản sữa chua bằng sữa công thức tại nhà
3.2.1. Kỹ thuật làm sữa chua từ sữa công thức lên men đúng cách
Thời gian ủ lên men sữa chua làm từ sữa công thức tiêu chuẩn ít nhất là 4 giờ. Tùy điều kiện thời tiết mà bạn canh chỉnh thời gian làm yaourt. Nhất là vào những ngày trời lạnh, hoặc ít nắng, thì thời gian ủ có thể lên đến 8 – 12 tiếng.
Trong quá trình ủ sữa chua, không di chuyển nồi ủ làm rung rắc sữa chua. Điều này dễ khiến yaourt lên men bị tách sữa, hoặc không có độ dẻo mịn như yêu cầu.
Ngoài nồi cơm điện, nồi thường, bạn có thể làm sữa chua bằng cách ủ trong lò nướng, thùng xốp,…
Nên dùng sữa chua cái còn hạn dùng mới nhất để có con men tốt nhất.
Sau khi ủ lên men, bạn có thể trộn sữa chua làm từ sữa công thức với trái cây xay nhuyễn cho trẻ tập làm quen nhiều hương vị.
3.2.2. Cách bảo quản sữa chua bằng sữa công thức tự làm tại nhà
Không để sữa chua đã lên men ở nhiệt độ thường (phòng) quá 1 tiếng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
Thời hạn dùng sữa chua làm từ sữa công thức cho bé ăn dặm tối đa là 7 ngày kể từ lúc ủ lên men.
Bạn thấy đấy, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khẳng định sữa chua rốt tốt cho sự phát triển của cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trong đó, phải kể đến khả năng tăng cường canxi cùng nhiều khoáng chất giúp xương các bé phát triển khỏe mạnh, vững chắc. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi đang tập làm quen với các loại thức ăn từ mềm đến cứng khác nhau, thì bạn cần áp dụng những cách làm sữa chua từ sữa công thức mà các con đang dùng ở nhà để tạo sự quen thuộc, dễ hấp thụ. Đảm bảo hương vị sữa chua này sẽ khiến các bé cưng nhà bạn hài lòng cho mà xem!
Bích Tuyền
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!