Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Viêm Phụ Khoa Cho Bà Bầu Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ dàng mắc phải viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong thời gian này làm cho “cô bé” trở nên nhạy cảm, dễ mắc viêm phụ khoa hơn người bình thường.
1. Nguyên nhân viêm nhiễm ở mẹ bầu:
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý. Các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ, môi trường ẩm ướt trong âm đạo chính là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của nấm, vi khuẩn… gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ,….
Khi mang thai, cấu trúc cổ tử cung mở rộng làm vi khuẩn và mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây bệnh.
Khi mang thai, lượng estrogen tăng cao, kích thước thai nhi ngày càng lớn chèn ép vùng chậu khiến khí hư ra nhiều hơn bình thường, vùng kín cũng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn…
Cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý
2. Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu:
Có thể nhận biết được 1 số dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa như:
Dịch âm đạo có mùi hôi, màu sắc khí hư thay đổi.
Đau rát, ngứa vùng kín.
Vùng da ở ngoài âm đạo có hiện tượng đỏ, rìa âm hộ bị sưng.
Đau rát khi quan hệ tình dục.
3. Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà:
Chữa viêm phụ khoa cho bà bầu bằng cách nào đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối với thai nhi là vấn đề các mẹ luôn đặt lên hàng đầu. Bởi thế mẹ bầu thường chọn phương pháp chữa viêm đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà:
Trị ngứa vùng kín bằng lá trà xanh:
Chuẩn bị khoảng 15 lá chè xanh tươi vò nát cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước kèm theo 1 thìa cà phê muối tinh để xông hoặc rửa vùng kín.
Trà xanh có tính kháng khuẩn, làm sạch tự nhiên nên được nhiều chị em áp dụng.
Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không:
Lá trầu không chứa rất nhiều đường và tinh dầu, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn và nấm. Để trị ngứa bằng lá trầu không bạn có thể lấy 10 lá trầu không, rửa sạch, đun sôi sau đó để nguội rồi lau, rửa vùng kín. Ta cũng có thể dùng để xông vùng kín. Chỉ dùng 1-2 lần/tuần
Muối có đặc tính sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Trị ngứa vùng kín bằng nha đam:
Tinh chất nha đam không chỉ giúp làm sạch, trị ngứa vùng kín mà còn giúp cô bé của bạn bớt thâm đen, hồng hào hơn. Để sử dụng bạn hãy tách lấy phần thịt nha đam, cắt nhỏ, hòa tan muối vào tô nước rồi ngâm nha đam trong 15 phút. Dùng nha đam đã ngâm đó để chà nhẹ nhàng quanh vùng kín để làm sạch và trị ngứa. Thực hiện khoảng 5 phút rồi rửa sạch vùng kín bằng nước.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc đặt thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh trường ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trị ngứa vùng kín bằng muối:
Bạn có thể mua nước muối sinh lý dạng chai hoặc mua loại gói muối sinh lý dành riêng cho chị em phụ nữ để rửa và vệ sinh vùng kín.
Muối có đặc tính sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
4. Cách phòng tránh
viêm phụ khoa khi mang thai
:
– Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.
– Giữ vùng kín luôn khô thoáng
– Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton thoáng mát, thấm mồ hôi.
– Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa, không ngâm.
– Tránh xa các xà phòng và sản phẩm vệ sinh vùng kín có chất tẩy mạnh vì có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển.
– Tích cực ăn sữa chua để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cách phòng tránh, cách chữa viêm nhiễm phụ khoa cho bà bầu rất tốt.
– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
– Chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya.
Từ 01/08 - 31/08, quý khách hàng khi đến thăm khám tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ nhận được những ưu đãi:
Giảm 25% phí dịch vụ phẫu thuật điều trị u xơ tử cung/ u nang buồng trứng.
Cách Chữa Viêm Họng Sổ Mũi Cho Bà Bầu Bằng Đông Y
Hướng dẫn chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu bằng đông y với các nguyên liệu cực dễ tìm như tỏi, cây kinh giới, lá tía tô..không chỉ chữa trị hiệu quả mà còn cực an toàn cho phụ nữ mang thai
Nguyên nhân khiến bà bầu hay bị viêm họng sổ mũi
Theo điều tra, số phụ nữ có thai xuất hiện viêm họng chiếm tới trên 70%. Một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm họng là do thay đổi nội tiết. Bệnh viêm họng ở phụ nữ có thai lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi…
Phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự điều trị viêm họng. Việc điều trị phải được sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng cũng như sản khoa và người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bà bầu bị viêm họng do virut: Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng… Ăn gì để con lớn mà mẹ không tăng cân vẫn giữ dáng?
Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng an toàn cho phụ nữ có thai là nhóm anilin như paracetamol. Với liều điều trị thông thường, hầu như không có tác dụng phụ, không gây tổn thương đường tiêu hóa, không gây mất thăng bằng kiềm toan, không gây rối loạn đông máu.
Những lưu ý khi điều trị viêm họng cho bà bầu
Thuốc ngậm tại chỗ: các loại thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm đang có bán trên thị trường hiện nay có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm có chứa kháng sinh, nhóm không chứa kháng sinh và nhóm có chứa thêm chất giảm đau. Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ vì cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ gì, cần lưu ý bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú bởi dù là thuốc dùng tại chỗ, song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ. Vì thế, khi viêm họng, phụ nữ có thai và đang cho con bú, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu, chỉ nên súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng không ảnh hưởng tới thai nhi.
Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai phụ như ho liên tục làm họ không ăn uống gì được, ngủ kém, ho có thể ảnh hưởng đến thai như đau bụng, dọa sảy thai…
Những phụ nữ có thai bị viêm họng mạn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của thai phụ như triệu chứng khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi… Trong trường hợp này có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y như chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cao cồn xạ can, cát cánh, trần bì, la hán, kha tư… cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm họng, giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, giảm kích thích xuất tiết, giảm phản xạ ho… Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất?
Trị viêm họng sổ mũi cho bà bầu bằng phương pháp dân gian
1/ Chữa viêm họng, sổ mùi cho bà bầu bằng tỏi
Đây không chỉ là một thứ gia vị tuyệt vời mà còn là “khắc tinh” của các loại cúm. Mỗi ngày các mẹ chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản và lành tính. Tác dụng diệt khuẩn của tỏi cũng được y học hiện đại công nhận.
Trong tỏi có chứa thành phần chất kháng sinh Allincin, giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu Glucogen và Aliin, Fitonxit, có công cụ diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.
2/Hành lá giúp bà bầu khỏi viêm họng nhanh chóng
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống). Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.
3/ Kinh giới, tía tô:
Đây là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Tía tô cũng là một vị thuốc dùng an thai (dân gian thường dùng tô ngạnh – phần cành có phân nhánh của cây tía tô để chữa động thai). Bài thuốc chữa cảm mạo bằng tía tô cho người mang thai rất đơn giản, chỉ cần cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào sắc đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm. (Lưu ý: khi sắc nên đậy kĩ, đun lửa to để tinh dầu không bị bay đi nhiều). Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm.
Phòng tránh cảm cúm, viêm họng cho bà bầu
– Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
– Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.
– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
– Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.
Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu sẽ xua đuổi được những phiền muộn, lo lắng khi bị cảm cúm.
Theo báo Tienphong
tu khoa
cach tri viem hong cam cum cho ba bau
phuong phap dong y tri viem hong so mui cho ba bau
cach chua benh viem hong an toan cho ba bau
Có thế bạn quan tâm :
Bà Bầu Bị Viêm Họng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Bà bầu bị viêm họng có nhiều nguyên nhân gây nên và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé. Chữa viêm họng khi mang bầu 3 tháng đầu như thế nào là an toàn nhất được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
Nguyên nhân viêm họng khi mang thai
Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột
Nhiễm virus
Bị hen suyễn
Bị dị ứng
Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
Căng cơ họng
Dấu hiệu nhận biết mang thai bị viêm họng
Ở tháng đầu của thai kỳ cơ thể mẹ rất yếu và vẫn còn đang nghén nên rất dễ mắc bệnh. Phát hiện viêm họng sớm dễ điều trị hơn và an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ và bé. Những dấu hiệu bà bầu bị viêm họng:
Cổ họng đau, ngứa rát
Amidan và hạch bạch huyết bị sưng lên
Ăn không ngon, cảm thấy khó nuốt
Đau đầu và sốt nhẹ, hâm hấp sốt
Ho thường xuyên
Theo các bác sĩ chuyên khoa viêm họng khi có bầu 3 tháng đầu thường không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, bệnh càng để lâu mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, kém ăn, suy nhược cơ thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu cần phát hiện sớm chứng viêm họng và điều trị kịp thời.
Bà bầu bị viêm họng chữa như thế nào?
Bầu tháng đầu bị viêm họng thường không khuyến khích sử dụng kháng sinh bởi thuốc kháng sinh dễ gây dị tật thai nhi. Chính vì vậy, chữa viêm họng khi mang bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ các mẹ hãy áp dụng những cách sau:
1. Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên
Nước muối có tính kháng khuẩn tương đối cao, có thể làm sạch các vi khuẩn khu trú trong cổ họng. Đồng thời, nước muối ấm cũng có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong cổ họng, giúp đẩy dịch nhầy ra ngoài, làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, khó nuốt.
Mẹ bầu nên hòa tan ½ thìa muối hạt vào 1 ly nước ấm và súc miệng vào buổi sáng để có được hiệu quả tốt nhất.
2. Uống trà gừng mật ong
Các mẹ có thể thực hiện cho một lát gừng vào 200ml nước đun sôi khoảng 15 phút rồi pha với trà túi lọc. Khi uống cho thêm một muỗng mật ong vừa thơm, dễ uống lại có tác dụng chữa viêm họng tốt.
3. Uống nước ấm
Khi bị viêm họng, ho không nên uống nước lạnh. Bà bầu nên sử dụng nước ấm, nước ấm sẽ giúp màng nhầy bị ẩm ướt, chống lại vi khuẩn, các chất kích thích gây dị ứng và các triệu chứng cảm lạnh.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chế độ ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, tránh được các vi khuẩn, virus, các chứng cảm lạnh, sốt…
4. Chanh và muối chữa viêm họng
Chanh và muối đều có tính sát khuẩn tốt. Mẹ bầu hãy thái quả chanh thành từng lát mỏng rồi trộn với muối hạt ngậm. Ngày ngậm 5 lần sẽ thấy hiệu quả.
5. Dùng bột nghệ
Nghệ lành tính và cũng có khả năng kháng khuẩn tốt. Mẹ bầu chỉ cần lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, khuấy đều, thêm chút muối sạch. Uống ngày 1 lần và liên tục trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả giảm viêm, ngứa, ho.
Cách Nấu Chè Mè Đen Cho Bà Bầu Tại Nhà?
Hạt mè còn có tên gọi khác là Sesamum indicum, là loại cây trồng được tìm thấy hơn 3500 năm trước. Hạt mè là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đối với mọi người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Hạt mè có rất nhiều màu, tùy vào chủng loại.
Ăn chè mè đen trong thai kì giúp cho mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể, giải độc. Giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa được bệnh tiểu đường và bệnh ung thư thường gặp ở mẹ bầu. Đồng thời, chè mè đen còn giúp đẹp da, giữ vóc dáng hoàn hảo trong thai kì.
Thật đơn giản để mẹ bầu có thể nấu cho mình một chén chè mè đen thơm ngon và bổ dưỡng. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho các mẹ bầu cách nấu chè mè đen cho bà bầu đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.
10 Công dụng của chè mè đen cho bà bầu
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu
Trong mè đen có chứa dưỡng chất niacin giúp tăng cường trao đổi chất trong hệ tiêu hóa, duy trì khả năng đàn hồi của huyết phản, tăng cường khả năng tuần hoàn của máu. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng sạm da, da khô và viêm khoang miệng.
Trong quá trình mang thai mẹ bầu sẽ thường xuyên bị táo bón. Thêm chè mè đen vào chế độ ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu tốt hơn, trong mè còn chứa một lượng chất xơ dồi dào, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Giúp mẹ bầu phòng ngừa được chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy thường gặp trong thai kì.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Sức đề kháng khi mang thai rất thấp, vì vậy bạn sẽ rất dễ bị cảm cúm, ho, sốt,… như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bà bầu ăn chè mè đen sẽ giúp bạn tăng hệ miễn dịch, bảo vệ bạn tránh khỏi cảm lạnh hay cúm.
3. Bổ sung lượng canxi cho bản thân và thai nhi
Cứ 100g mè thì có đến 800mg canxi, thế nên đây là loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho hệ xương của người mẹ và thai nhi.
Bà bầu cần bổ sung canxi cho bản thân mình và thai nhi, để thai nhi có thể hình thành xương chắc khỏe cho bé khỏe mạnh chào đời. Thật tuyệt khi trong hạt mè cung cấp một lượng canxi lớn tốt cho răng và xương của mẹ cũng như thai nhi.
4. Giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi
Cơ thể của mẹ bầu rất hay mệt mỏi, căng thẳng, ăn chè mè đen là một biện pháp hữu ích giúp mẹ bầu tăng sức mạnh cơ bắp và thần kinh, giúp cơ thể mẹ bầu luôn tràn đầy năng lượng.
5. Cân bằng lượng cholesterol trong máu
Các acid béo chưa được bão hòa có trong mè đen là một nguồn dinh dưỡng vô cùng giá trị được cơ thể hấp thu và sử dụng hiệu quả, giúp cân bằng lượng cholesterol trong máu.
6. Tốt cho hệ tim mạch
Mè đen từ lâu cũng được biết đến là loại thực phẩm rất tốt cho hệ tim mạch. Ăn chè mè đèn hằng ngày giúp cho hệ tim mạch của cả mẹ và con được khỏe mạnh.
Các dưỡng chất oxi hóa có trong chè giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, cao huyết áp,..
7. Ngăn ngừa lão hóa da
Những bà bầu trong thai kì thường có làn da vô cùng nhạy cảm dưới tác hại của tia UV, các nếp nhăn dần xuất hiệu theo dấu hiệu lão hóa.
Ăn chè mè đen giúp cải thiện được tình trạng này, mẹ bầu sẽ có một làn da khỏe mạnh, tươi sáng hơn.
8. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh thường gặp ở những người phụ nữ đang mang thai bởi lượng Insulin tiết trong cơ thể thường không đủ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Mè đen giúp điều tiết được lượng insulin này đồng thời cải thiện được chứng tiểu đường thai kì của các bà mẹ.
9. Dễ sinh con hơn
Việc sinh con cũng sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi, ít đau đớn hơn nếu trong thai kì mẹ bầu thường dùng mè đen. Các nghiên cứu đã cho thấy, những ca “mẹ tròn con vuông” đều là kết quả của quá trình kiên trì ăn mè đen của người mẹ.
10. Tăng cường tuyến sữa cho mẹ bỉm
Sữa luôn là vấn đề quan trọng đối với những người mẹ sau khi sinh con. Có những mẹ bầu gặp tình trạng thiếu sữa không đủ cung cấp cho con.
Vì thế, trong thai kì mẹ bầu nên thường xuyên ăn mè đen và những thực phẩm lợi sữa khác để sau sinh có đủ sữa cho con bú. Đồng thời, chất lượng sữa cũng vô cùng tốt.
Cách nấu chè mè đen cho bà bầu
1. Những nguyên liệu cần thiết nấu chè mè đen cho bà bầu
Mè đen: 100g
Gạo nếp: 50g
Bột sắn dây: 1 thìa cà phê
Sữa tươi: 10ml
Đường: 100g
Nước: 800ml
2. Cách nấu chè mè đen cho bà bầu
Bước 1: Mè đen mua về đãi sạch, loại bỏ hạt hư mốc, rửa sạch qua nước rồi để ráo.
Bước 3: Khi mè đã nguội, bạn cho mè và 200ml nước vào cối xay nhuyễn.
Bước 4: Gạo nếp cũng cho lên chảo rang, để nhỏ lửa và đảo đều cho đến khi hạt vàng thơm thì tắt bếp, để nguội mang xay nhuyễn. Nếu bạn không muốn tốn thời gian có thể mua sẵn bột gạo nếp ở các cửa hàng tạp hóa.
Bước 5: Hòa bột sắn dây vào nước lạnh khuấy cho tan đều.
Bước 6: Đổ 600ml nước vào nồi. Tiếp đến, bạn cho lần lượt mè đen, bột gạo nếp và sữa vào khuấy cho thật đều. Bắc hỗn hợp lên bếp và đun nhỏ lửa. Trong quá trình đun, phải luôn khuấy đều tay cho đến khi sôi tránh tình trạng vón cục dưới đáy nồi làm chè bị khê.
Bước 7: Khi chè sôi, bạn cho từ bột sắn dây vào và khuấy đều liên tục. Đun cho đến khi chè chuyển sang màu đen.
Bước 8: Cho đường vào và nấu thêm khoảng 3- 5 phút cho đường tan hoàn toàn thì tắt bếp.
Sau đó bạn múc chè ra chén, nếu bạn thích có thể cho thêm ít nước cốt dừa và dừa nạo sợi và thưởng thức thôi nào.
3. Lưu ý khi nấu chè mè đen
Đối với bà bầu nên ăn chè mè đen từ tuần 34 – 35.
Không ăn quá nhiều trong ba tháng đầu thai kì.
Nếu bạn thấy khó chịu sau khi ăn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Tránh ăn nếu bạn có tiền sử bị dị ứng.
Một số cách chế biến món ăn từ mè đen tốt cho mẹ bầu
Ngoài chè mè đen, mẹ bầu cũng có thể kết hợp thực phẩm này với các công thức khác để thực đơn hằng ngày trở nên phong phú hơn.
1. Canh giò heo mè đen
Đây là món ăn lợi sữa cho người mẹ. Cho 2 lạng mè đen vào hầm cùng với giò heo đã ninh kĩ, thêm gia vị vào để canh vừa ăn.
2. Cháo gạo lứt mè đen
Món ăn này lợi cho hệ tiêu hóa của người mẹ. Sự kết hợp giữa gạo lứt và mè đen giúp kiểm soát cân nặng của người mẹ trong thai kì. Ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.
Muốn nấu được món này, các mẹ chuẩn bị 50g gạo lứt và mè đen. Ngâm gạo lứt trong khoảng 1h và xay với 120ml nước. Mè đen rang chín và xay nhuyễn. Bắt gạo đã xay lên bếp nấu, chờ gạo sôi thì vặn nhỏ lửa chừng 20 phút rồi bỏ mè đen vào. Nêm thêm muối cho vừa ăn rồi bắt ra dùng.
3. Sữa đậu nành mè đen
Lời kết
Món chè mè đen cho bà bầu thật tuyệt vời phải không nào? Bây giờ bạn đã biết cách nấu chè mè đen cho bà bầu rồi đúng không nào? Ngần ngại gì mà không tự mình nấu và thưởng thức ngay thôi. Quá tuyệt vời để các mẹ bầu và phụ nữ trước và sau sinh khi bổ sung món ăn này vào chế độ dinh dưỡng của mình ngay từ lúc này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Viêm Phụ Khoa Cho Bà Bầu Tại Nhà trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!