Xu Hướng 3/2023 # Cách Chữa Đi Ngoài Ra Máu Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà # Top 6 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Chữa Đi Ngoài Ra Máu Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Đi Ngoài Ra Máu Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong thai kì, những lần đại tiện ra máu tươi thường ít được quan tâm vì nhiều bà bầu cho rằng đó là do táo bón thông thường. Nếu tìm hiểu kĩ, bạn sẽ thấy đi ngoài ra máu tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nhiều mẹ bầu cũng chưa biết các biện pháp điều trị và phòng tránh an toàn khi gặp tình trạng này.

Nguyên nhân gây đại tiện ra máu tươi khi mang thai

Táo bón

Hầu hết các bà bầu đều bị táo bón trong thời gian mang thai. Khi bị táo bón, bà bầu phải rặn mạnh mới có thể đào thải phân ra ngoài cơ thể, làm ống hậu môn bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí rách kẽ hậu môn làm chảy máu… Đi ngoài ra máu do táo bón thường máu có màu đỏ tươi, bám trên phân.

Khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu khi mang thai bằng cách uống đủ nước; bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống. Chất xơ và nước sẽ giúp nhu động ruột của bạn làm việc đều đặn và trơn tru hơn. Hãy cố gắng uống tối thiểu tám đến mười ly nước trong một ngày hoặc thậm chí nhiều hơn.

Một lý do có thể gây táo bón trong khi mang thai là do thuốc. Đôi khi, dùng sắt liều cao cũng có thể dẫn đến táo bón và dẫn đến các vấn đề khác như gây ra máu trong phân khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ

Búi trĩ khi bị chà sát mạnh sẽ gây ra chảy máu khi đại tiện

Tình trạng đi ngoài ra máu khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Bà bầu thường gặp bệnh trĩ trong suốt thời gian mang thai và sau mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ và tháng đầu tiên sau khi sinh con. Nguyên nhân chính là do

Chứng táo bón khi mang thai

Thói quen ít vận động cơ thể khi mang thai, gây nên tình trạng khí huyết kém lưu thông, khiến tăng độ sa giãn búi mạch trĩ.

Trọng lượng từ thai gây áp lực lên các tĩnh mạch trĩ

Giãn nở tĩnh mạch khi mang thai do lượng máu lưu thông trong cơ thể bà bầu tăng kéo theo sự giãn nở tĩnh mạch ở hậu môn.

Bà bầu bị trĩ khi rặn đại tiện sẽ thấy có máu tươi chảy ra ngoài theo phân và không lẫn vào phân. Ban đầu máu có thể chảy ít hoặc không thường xuyên xuất hiện. Đây là dấu hiệu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ (trĩ cấp độ 1 và 2). Về sau khi bệnh trĩ nặng lên, máu tươi bắt đầu chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành tia (ở trĩ cấp độ 3 và 4).

Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu, bà bầu bị trĩ còn có một số biểu hiện cụ thể khác như: xảy ra hiện tượng sa búi trĩ (búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn) và xung quanh khu vực hậu môn xuất hiện dịch nhờn, có cảm giác ngứa, đau hoặc vướng víu có cả phù nề rất khó chịu.

Có tới 50 % trường hợp đi ngoài ra máu là do táo bón và trong số 50% người bị táo bón đó có hơn 60% người bệnh bị trĩ. Có thể nói hầu hết bệnh trĩ do hệ quả của bệnh táo bón mà ra.

Nếu bạn bị bệnh trĩ khi mang thai, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc có tác dụng làm mềm phân của bạn và giúp giảm đau khi đi đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là những vết nứt hình thành trên da xung quanh khu vực hậu môn trực tràng. Bệnh thường xảy ra khi bà bầu bị táo bón phải rặn nhiều.

Các vết nứt hậu môn có thể dẫn đến tình trạng đi đại tiện ra máu tươi kèm theo cảm giác vô cùng đau đớn.

Để giúp giảm đau và khó chịu từ các vết nứt hậu môn, bà bầu nên tắm nước ấm và bổ sung thêm nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày để chống táo bón.

Viêm loét đại tràng

Hình ảnh đại tràng khỏe mạnh và đại tràng bị viêm

Dấu hiệu đi ngoài ra máu khi bị viêm loét đại tràng là máu kèm dịch nhầy hoặc mủ, đau quặn bụng dưới, sốt, tiêu chảy phân lỏng trộn với máu (số lượng máu chảy không nhiều như bệnh trĩ). Ngoài ra, bà bầu có thể bị mệt mỏi kéo dài, giảm cân không rõ lý do, thiếu máu.

Nếu gặp những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Kiết lỵ

Kiết lị là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn salmonella và shigella gây ra. Những vi khuẩn có trong thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm.

Biểu hiện của bệnh kiết kỵ là

Tiêu chảy có máu và sủi bọt

Khó khăn khi đại tiện

Đau rát hậu môn

Đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa và viêm loét đại tràng.

Đi tiểu nhiều lần ( 5 -10 lần/ngày)

Sốt, mất nước

Bệnh kiết lỵ thường kéo dài thời gian khoảng 1 tuần. Nếu mẹ bầu không điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột…

Đại tiện ra máu tươi khi mang thai có nguy hiểm không?

Đại tiện ra máu tươi là một trong tình trạng thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Nếu bạn phát hiện một lượng máu nhỏ giọt trong phân, thì không nên quá lo lắng với tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy tình trạng này kéo dài, kèm theo nhiều máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời, ví đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hãy tới bác sĩ khi bạn có các dấu hiệu sau:

Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần.

Phân đẫm máu hoặc chảy máu trực tràng.

Đi ngoài ra máu kèm đau bụng dữ dội.

Sốt và đau bụng kèm theo.

Phân lỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn bình thường trong 3 tuần hay nhiều hơn.

Kèm theo buồn nôn hoặc nôn.

Kèm theo táo bón dài hạn hoặc thay đổi thói quen đại tiện.

Có sự rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn.

Cách chữa đi ngoài ra máu cho bà bầu

Điều trị và phòng ngừa táo bón

Đa số tình trạng đi cầu ra máu khi mang thai đều xuất phát từ nguyên nhân táo bón. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, các bà mẹ mang thai nên thực hiện các cách sau:

Chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh.

Uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích.

Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.

Dành thời gian và tập thói quen đi tiêu đều đặn.

Sử dụng các thực phẩm có chứa probotics và prebiotics.

Probiotics bao gồm những vi sinh vật sống có vai trò thiết lập cân bằng vi sinh vật đường ruột: chúng chiếm chỗ và trung hòa độc tố của các vi khuẩn có hại, sản xuất các vitamin và men tiêu hóa các chất, tăng cường tạo các kháng thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch …

Sữa chua là loại thực phẩm giàu vi khuẩn probiotic, giúp trị chứng táo bón, kích thích đường tiêu hóa và giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng. Những vi khuẩn trong sữa chua giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

Prebiotic tự bản thân không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể con người bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe.

Thành phần của prebiotics là các oligosaccharides có cấu tạo là chuỗi 3-10 đơn vị đường đơn như: galactose, fructose, glucose… Các oligo-saccharide này không được thủy phân trong ruột non nên còn được gọi là chất xơ trong khẩu phần ăn. Các nguồn thực phẩm giàu prebiotics bao gồm: ngũ cốc, tỏi, trái cây, hành tây, các loại đậu, các loại hạt, mật ong

Sử dụng thuốc nhuận tràng

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn: hết táo bón nhờ thuốc nhuận tràng thì không cảm giác mắc đi tiêu trong nhiều ngày; và lại táo bón cần tiếp tục dùng thuốc nhuận tràng.

Nói chung, chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi mẹ bầu đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả.

Khi sử dụng các thuốc nhuận tràng, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh bị táo bón dội ngược.

Sử dụng thuốc nhuận tràng ở phụ nữ có thai

– Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.

– Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân

– Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.

Dùng kem thoa để chấm dứt tình trạng đi ngoài ra máu tươi tại nhà

Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với thành phẩn được chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam. CotriPro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên.

Với các thành phần thảo dược:

Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm

Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau

Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.

Cotripro dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình.

Tóm lại, mẹ bầu đi cầu ra máu là hiện tường thường gặp. Tuy nhiên các bà bầu cũng không nên chủ quan vì đây là dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đến thăm khám bác sĩ kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Theo Cotripro.vn

Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Táo Bón Đi Ngoài Ra Máu

Táo bón là triệu chứng thường gặp khi phụ nữ mang bầu, điều này xảy ra do hormone trong cơ thể tăng cao trong thời gian mang thai, đồng thời nếu mẹ bầu không uống đủ nước hoặc ăn đủ chất xơ, táo bón sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi mẹ bầu bị táo bón, rất dễ dẫn đến những vấn đề khác gây nên hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu.

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị táo bón ra máu

Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng bị sưng lên, gây đau đớn trong vài tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh. Khi bà bầu bị táo bón, sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến búi trĩ lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu. Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu.

Các vết nứt hậu môn (Anal Fissures)

Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân. Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc.

Vết rách hậu môn (Anal Tears)

Vết rách hậu môn chỉ xảy ra nếu bạn đang có vết nứt hậu môn. Khi bà bầu vẫn còn táo bón, quá trình đi tiêu sẽ gây áp lực lên các vết nứt hậu môn. Kết quả là vết nứt hậu môn trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.

Rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn là căn bệnh sinh ra do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn. Sau đó làm ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng da vùng xung quanh hậu môn tạo thành những lỗ rò. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ thải ra chất trắng, nhưng đôi khi, nó cũng có thể gây chảy máu.

Khi nào nên lo lắng về hiện tượng bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu?

Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thường không phải là hiện tượng gì nguy hiểm. Miễn là bạn chắc chắn rằng máu đến từ vùng trực tràng và không phải từ âm đạo, thì đừng lo lắng nhiều, cũng sẽ không có nguy hiểm nào cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên thông báo việc ra máu này cho bác sĩ, đôi khi cũng khó để xác định máu đến từ trực tràng hay âm đạo của bạn. Các bác sĩ có thể giúp xác định chính xác tình trạng này.

Sốt

Đau bụng hoặc đầy bụng

Buồn nôn hoặc nôn

Chảy máu liên tục hoặc trầm trọng

Giảm cân

Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài

Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân, hoặc không thể đi tiêu.

Phân màu đen hoặc màu nâu đỏ

Mất máu trầm trọng

Đau hoặc chấn thương trực tràng

Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu

Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường

Khi gặp hiện tượng đi ngoài ra máu và có kèm một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, hãy gọi cho bác sĩ:

Phòng tránh việc mang thai bị táo bón

Mang thai bị táo bón gây nhiều khó chịu không chỉ cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi. Táo bón khi mang thai cũng có thể phát triển thành bệnh trĩ. Chúng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều sau khi sinh con. Chính vì vậy, đừng để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị, mẹ bầu nên có ý thức chủ động phòng tránh táo bón khi mang thai.

Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, giúp các chất thải dễ dàng được tống ra ngoài. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón. Mẹ bầu nên ăn khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.

Hãy uống đủ lượng nước. Nước cực kì cần thiết với cơ thể sống. Đối với việc phòng chống bị táo bón khi mang thai, nước giúp làm mềm và di chuyển các khối chất thải dễ dàng hơn. Vì vậy mẹ bầu hãy nhớ uống đủ 10-12 ly nước mỗi ngày. Theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng rất có ích cho tình trạng táo bón.

Ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.

Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích. Các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.

Vận động cơ thể. Việc luyện tập tích cực, vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng mang thai bị táo bón rất tốt, đặc biệt là khi tính chất công việc của mẹ bầu phải ngồi nhiều.

Không nhịn khi đi vệ sinh. Khi nhịn đi vệ sinh, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị táo rất cao. Vậy nên nếu có dấu hiệu muốn đi vệ sinh, mẹ bầu nên đi ngay.

Bà Bầu Bị Ho Uống Thuốc Gì Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Kết hợp quất/ chanh và mật ong để ngâm uống

Mật ong là một vị thuốc có tính ấm giúp làm tăng tính ôn và tạng phế, còn chanh và quất lại có chứa nhiều vitamin giúp nâng cao sức đề kháng cũng như tăng khả năng kháng khuẩn.

Nước ngâm chanh mật ong để giảm ho nhanh chóng cho mẹ bầu

Khi ngâm quất hoặc chanh với mật ong cần dùng loại quả còn xanh cứng cắt thành lát rồi ngâm sao cho mật ong ngậm xấp xỉ bề mặt của các lát chanh hoặc quất đã cắt. Ngâm khoảng 1 ngày là có thể sử dụng ngay. Có thể ngậm hoặc uống trực tiếp, hoặc pha với nước ấm để uống.

Ngâm gừng và mật ong

Gừng và mật ong đều có tính ấm nóng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ tăng hiệu quả điều trị. Trong các loại gia vị cho bữa ăn, gừng cũng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

Tính ấm của gừng giúp mẹ bầu nhanh khỏi ho

Khi ngâm, cần rửa sạch gừng rồi thái lát mỏng, ngâm xấp xỉ với mật ong. Để qua đêm trong hộp kín sau đó dùng được luôn. Nên pha hỗn hợp gừng mật ong với nước nóng để uống để tránh tính nóng của 2 loại này vượt quá ngưỡng chịu nóng của đường hô hấp cũng như đường tiêu hoá.

Nước kinh giới và tía tô

Kinh giới có tác dụng giảm ho, có tính ấm nóng. Kinh giới có tác dụng an thai, nâng cao sức đề kháng. Khi kết hợp sử dụng 2 loại này sẽ rất tốt cho phụ nữ có thai khi bị ho. Hai loại lá này được rửa sạch sau đó đun cùng nhau cho đến khi được một hỗn hợp nước sẫm màu thì chưng ra để nguội bớt và uống luôn khi còn ấm. Có thể kết hợp với vài lát chanh để nâng cao hiệu quả.

Nước bột nghệ

Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh của thai nhi thì phụ nữ có thai không nên dùng thuốc can thiệp nếu không phải trường hợp cấp bách cần thiết. Vì một khi đã dùng thuốc thì tất cả các chất có trong thuốc sẽ qua nhau thai vào và tác động trực tiếp lên thai nhi, gây ra nhiều tác hại trực tiếp lên thai nhi. Như vậy, việc sử dụng các loại nguyên liệu thiên nhiên chế biến theo các phương pháp dân gian là cách hiệu quả mà an toàn để chữa ho cho bà bầu.

Nước bột nghệ làm dịu bớt cơn ho

Nghệ cũng là một loại thuốc có tính bảo vệ, giúp tăng cường khả năng bảo vệ của cơ thể, đồng thời làm dịu bớt cơn ho do là giảm sự kích thích mô hầu họng. Mẹ bầu có thể làm theo cách xay nghệ thành bột rồi phơi khô. Mỗi lần uống pha khoảng 1 thìa cafe bột nghệ với 300ml nước ấm rồi uống ngay. Có thể thêm 0,5-1 thìa mật ong để có kết quả tốt hơn.

Nước ép lá húng chanh

Lá húng chanh có chứa nhiều tinh chất có tác dụng giảm ho, thanh lọc cơ thể. Nếu sử dụng kiên trì và đều đặn cũng sẽ giảm triệu chứng ho rõ rệt. Lá húng chanh rửa sạch sau đó ép lấy nước, pha nước ép đó với nước ấm rồi uống luôn. Trường hợp không có máy ép có thể giã nát rồi chắt lấy nước rồi pha với nước ấm uống. Có thể kết hợp với vài lát chanh để nâng cao hiệu quả giảm ho.

Tỏi ngâm mật ong

Tỏi có tính kháng khuẩn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, khi kết hợp với mật ong sẽ có điều kiện phát huy hết các tác dụng này của nó. Tỏi bóc vỏ cắt thành các lát nhỏ rồi ngâm xấp xỉ với mật ong. Ngâm trong hộp kín khoảng 1 ngày rồi đem ra sử dụng. Nên pha hỗn hợp trên với nước ấm cho dễ uống và hiệu quả cũng tốt hơn.

Sử dụng tỏi ngâm mật ong để tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu

Ngâm hành tây và đường

Hành tây có chứa tinh dầu, có tính sát khuẩn mạnh, đường trong trường hợp này giúp cân bằng lại với hành tây, làm giảm tính hăng và cay của hành, giúp cho bà bầu dễ sử dụng hơn. Cách làm đó là hành tây cắt nhỏ đập nát rồi ngâm với đường. Để qua đêm cho 2 thành phần ngấm vào với nhau rồi sử dụng ngay. Các bà bầu ăn mỗi ngày chia nhiều lần, mỗi lần khoảng một thìa cafe.

4 Mẹo Chữa Nghẹt Mũi Ở Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả

Có không ít bà bầu thường mắc chứng nghẹt mũi trong quá trình thai kì của mình. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và các mẹo chữa hiệu quả giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi đều tốt.

Cần làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi?

Nguyên nhân nghẹt mũi khi mang thai

Tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi khá phổ biến khi mang thai. Theo thống kê có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hoặc nhiễm trùng. Đây được gọi là viêm mũi thai kỳ.

Chứng nghẹt mũi có thể khởi phát vào tháng thứ hai và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Chúng sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh. Nghẹt mũi có thể đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, chất nhầy màu vàng hoặc xanh, khứu giác giảm, hàm đau…

Hàm lượng của estrogen trong thai kỳ tăng cao khiến màng mũi bị sưng và đóng dịch nhày. Chưa kể lượng máu tăng trên toàn cơ thể khiến sưng phù những mạch máu trong toàn mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

Các triệu chứng thường gặp của dị ứng là nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mũi hoặc tai… Dị ứng thường không thể phòng ngừa được khi mang thai vì những phụ nữ mang có thể trở nên nhạy cảm với các chất kích thích mà trước này chưa từng bị.

Triệu chứng phổ biến khi bà bầu bị nghẹt mũi

Nếu bà bầu chỉ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi mà không kèm các triệu chứng khác thì có thể mắc viêm mũi thai kỳ. Tình trạng nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt có thể mắc cảm lạnh hoặc bệnh truyền nhiễm.

Bà bầu cũng thường gặp chứng viêm xoang, bà bầu bị sổ mũi với các triệu chứng của xoang như sốt ( đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) cần đi khám.

Nếu bị tắc hoặc chảy nước mũi với dịch mũi trong kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn dị ứng. Hiện tượng dị ứng thai kì thường khó dự đoán, có thể đỡ hoặc nặng thêm hoặc trở nên dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.

Nghẹt mũi là dấu hiệu bệnh lý?

Nếu bà bầu chỉ bị nghẹt mũi mà không kèm các triệu chứng khác thì chỉ mắc viêm mũi thai kỳ. Tình trạng nghẹt mũi đi kèm với các dấu hiệu như hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt có thể bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm.

Viêm xoang cũng thường gặp khi mang thai. Các triệu chứng của viêm xoang như sốt, đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi bạn nên đến các trung tâm để khám xét cụ thể.

Nếu bị tắc mũi hoặc chảy nước mũi với dịch mũi trong kèm với các dấu hiệu như hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ khó dự đoán, cũng có thể đỡ hoặc nặng thêm hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó chưa bị.

Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán. Do đó bà bầu nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nghẹt mũi không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi nhưng nó gây cảm giác khó chịu và làm suy nhược cơ thể người bệnh.

Nếu để tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể khiến thai nhi thiếu chất, phát triển không hoàn thiện.

Khi nghẹt mũi kèm theo cảm, sốt, hắt hơi, ho kéo dài thì đây có thể là bệnh cảm lạnh hoặc một nhiễm trùng nào khác, nếu không xử lý kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thuốc giúp bà bầu giảm nghẹt mũi

1. Thuốc xịt mũi

Loại thuốc này khá an toàn vì không phải là thuốc uống, do đó không thể đi vào cơ thể. Bạn có thể dùng thuốc này để điều trị nghẹt mũi, tuy nhiên đôi lúc nghẹt mũi sẽ quay lại và còn trầm trọng hơn.

2. Thuốc kháng histamine

Bệnh viêm mũi thai kỳ thường là do nồng độ histamine tăng lên khi mang thai. Thuốc kháng histamine sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, thuốc này cũng rất an toàn cho phụ nữ mang thai.

Mẹo hay cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai

Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen, hít hơi nước trong phòng tắm giúp mẹ bầu thông mũi khá hiệu quả. Cũng có thể sử dụng cách nhúng khăn mặt vào nước nóng rồi đặt trước mặt và hít thở hơi nóng từ khăn.

Dùng nước nhỏ mũi dạng giọt hoặc phun sương, lưu ý theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu xịt vào mỗi bên mũi khoảng 5 – 10 phút sau sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Hoặc có thể sử dụng rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để giảm bớt dịch nhầy trong mũi.

Súc miệng bằng nước muối: Có công dụng giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng

Kê gối cao khi ngủ khiến bà bầu cảm thấy dễ thở hơn

Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng nhất là ban đêm khi ngủ. Cần lưu ý vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách, thay nước cho máy hàng ngày để tránh sinh sôi vi trùng…

Luyện tập giúp làm dịu tình trạng nghẹt mũi: Cần lưu ý tránh luyện tập ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng thêm.

Những chất kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu…cần tránh vì chúng làm bạn cảm thấy khó chịu hơn.

Chữa ngạt mũi cho bà bầu theo cách dân gian

Tỏi

Có tác dụng chữa cúm khá hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Bạn có thể giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất là nên ăn trực tiếp. Nếu khó ăn có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần.

Kinh giới, tía tô

Lá kinh giới

Hai loại lá này có tác dụng cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ có tính ấm vị cay. Để đánh bay chứng nghẹt mũi cho bà bầu cách làm như sau:

Cho một nắm kinh giới, một nắm lá tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu có thể ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể

Hành

Hành là vị thuốc cải thiện hiệu quả tình trạng nghẹt mũi đồng thời cũng là nguyên liệu chống động thai. Bà bầu có thể nấu cháo gạo tẻ cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cho cơ thể. Ngoài chế biến món cháo, có thể cho hành vào trứng gà kèm với lá kinh giới, tía tô hấp hoặc chiên.

Mẹo khác

Ngoài các mẹo dân gian trên, mẹ bầu có thể sử dụng một số cách dân gian khác như: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của bệnh viêm xoang

Phòng bệnh viêm xoang khi mang thai

Viêm mũi xoang là loại bệnh có thể phòng tránh được nếu chúng ta có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên.

Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.

Ở những người có cơ địa dị ứng, cần tìm hiểu xem mình có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào để phòng tránh

Nên đeo khẩu trang khi đi đến những nơi nhiều bụi bẩn.

Nếu thấy tình trạng nghẹt mũi tăng lên thì cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị để tránh việc lỗ thông mũi xoang bị tắc. Tuy nhiên khi dùng thuốc phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Khi kết thúc giai đoạn cho mang thai và con bú, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm xoang bách phục để điều trị. Bởi sản phẩm giúp điều trị:

Giúp giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng

Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng

Để tìm nơi mua sản phẩm chữa viêm xoang, viêm mũi, bạn có thể xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 18001014 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Đi Ngoài Ra Máu Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!