Bạn đang xem bài viết Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 – 5: Bình Thường Hay Bất Thường? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không ít các bà bầu thường gặp phải tình trạng bụng căng cứng trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là vào tháng thứ 4 – 5. Vấn đề thường gây hoang mang lo lắng cho không ít mẹ bầu. Vậy dấu hiệu này xảy ra là bình thường hay bất thường và phụ nữ mang thai nên làm gì khi chúng xuất hiện? Hãy tham khảo ngay bài viết này để có thể giải đáp được thắc mắc.
Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu luôn phải trải qua những biểu hiện thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, những vấn đề này thông thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe bởi nó là dấu hiệu sinh lý cho thấy thai nhi trong bụng bạn đang phát triển từng ngày. Tình trạng đau bụng trong tháng thứ 4 – 5 cũng vậy, thông thường nó xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây:
Trong tháng thứ 4 – 5 tử cung của mẹ bầu thường bị co giãn do thai nhi trong bụng đang lớn lên. Tình trạng này tạo ra một áp lực lớn lên thành tử cung là nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng bụng.
Căng cứng bụng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng bạn đang phát triển rất tốt. Theo đó, hệ xương của bé có thể đang hình thành tốt, cơ thể to dần lên và dài người hơn.
Mẹ bầu tăng cân nhiều trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 4 – 5.
Bên cạnh đó, làm việc quá sức và không nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian này có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ. Đồng thời, đây cũng là tác nhân chính gây ra tình trạng bụng bị căng cứng.
Ngoài ra, tình trạng mẹ bầu bị táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căn tức bụng. Vấn đề này xảy ra do một loại hormone trong quá trình mang thai tác động lên làm hệ tiêu hóa hoạt động chậm dần.
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5 là bình thường hay bất thường?
Vấn đề sức khỏe luôn là mối băn khoăn hàng đầu của các mẹ bầu. Đặc biệt là khi thai phụ có những dấu hiệu bất thường, có thể đến là tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 4 – 5. Nhiều bà mẹ lo lắng rằng tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đây chỉ là một hiện tượng bình thường mà ai cũng từng gặp phải trong giai đoạn thai kỳ.
Theo đó, vào giai đoạn này của thai kỳ, các bà mẹ có thể cảm nhận được rõ sự lớn lên của thai nhi. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành và phát triển về thể chất cũng như trí não của bé. Chính vì sự tăng trưởng mạnh mẽ đã làm cho cơ thể người mẹ có những thay đổi nhất định và những hiện tượng bụng mẹ bầu căng cứng cũng được xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân này.
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5 có nguy hiểm không?
Thông thường hiện tượng bụng của mẹ bầu căng cứng là do những dấu hiệu trong thời điểm thai kỳ tác động làm cho một số cơ quan ở vùng bụng thay đổi. Vì vậy các mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Hãy khắc phục nó bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để chúng có thể biến mất nhanh chóng nhất có thể. Đồng thời, bạn cũng không nên làm việc quá sức vì có thể sẽ gây cho tình trạng bụng căng cứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông thường những lần bụng căng cứng xuất hiện khoảng vài giây hoặc vài phút, bởi chúng xảy ra do thai nhi trong bụng đang thai đổi tư thế hoặc đang đạp mạnh. Do đó, bạn nên tránh vận động quá mạnh trong thời điểm này vì có thể sẽ tác động không tốt đến thai nhi. Mặc khác, nếu các mẹ bầu thấy trường hợp bụng căng cứng ngày càng xuất hiện với tần xuất nhiều hơn, có thể kèm theo đau bụng nhẹ và thường diễn ra trong thời gian rất dài khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Lúc này, các mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám vì có thể đây là dấu hiệu của việc sinh non.
Làm gì khi mang thai tháng thứ 4 – 5 bị căng cứng bụng
Tình trạng bụng căng cứng trong tháng thứ 4 – 5 thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc có thể xuất hiện sau một ngày dài các bà mẹ hoạt động và làm việc mệt mỏi. Bạn có thể thay đối sinh hoạt và áp dụng một số phương pháp sau đây để không gặp phải vấn đề này như sau:
1. Không nên xoa bụng thường xuyên
Giai đoạn bà bầu trong thai kỳ của tháng thứ 4 – 5 là thời điểm rất nhạy cảm bởi thai nhi lúc này đang có sự hình thành nhanh chóng. Vì thế, một số tác động lên vùng bụng, nhất là xoa bụng cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bụng bị căng cứng trong thời điểm này. Việc xoa bụng không làm giảm đi vấn đề này mà còn có thể khiến nó diễn ra nhiều hơn, thậm chí là rất nguy hiểm với thai nhi.
Theo đó, tử cung của mẹ bầu được cấu tạo bởi những tế bào sợi cơ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi có bất kỳ tác động nào. Chính vì thế, hành động xoa bụng của các mẹ bầu trong trường hợp này có thể sẽ khiến tử cung bị ảnh hưởng rất nhiều, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở các bà bầu.
2. Hạn chế sinh hoạt vợ chồng
Trong quá trình sinh hoạt vợ chồng, bạn có thể vô tình làm ảnh hưởng đến tử cung. Điều này sẽ tác động lên cơ quan này và gây ra tình trạng co thắt khiến cho tình trạng căng cứng bụng của các bà bầu ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, bạn nên cân nhắc trong chuyện chăn gối của mình để không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Đồng thời, khi quan hệ trong thời điểm này, các bác sĩ chuyên khoa đưa ra khuyến cáo rằng nên sử dụng bao cao su. Bởi lẽ, khi tinh dịch vào trong âm đạo có khả năng sẽ kích thích cho tử cung nở ra, điều này đem lại rất nhiều tác hại cho cơ thể của phụ nữ mang thai và cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bụng căng cứng. Đồng thời, đảm bảo vấn đề này còn có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm cho người mẹ cũng như thai nhi trong bụng.
3. Thay đổi tư thế
Bà bầu thường sẽ rất hay thay đổi tư thế trong khi nằm ngủ, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng bụng trong tháng thứ 4 – 5. Theo đó, các bà bầu thường hay vặn mình quá mạnh và thay đổi tư thế bất ngờ, điều này có thể dẫn đến một số tác động nguy hiểm đến tử cung. Nếu bà bầu đang bị căng cứng bụng thì hành động này có thể khiến nó diễn ra mạnh mẽ và kéo dài lâu hơn bình thường.
Chính vì vậy, cả trong kinh nghiệm dân gian và các khuyến cáo của bác sĩ hiện nay đều cho rằng phụ nữ mang thai nên thực hiện những động tác đứng lên, ngồi xuống hoặc trở mình nhẹ nhàng. Đồng thời, khi thay đổi tư thế trong khi nằm nên từ từ chậm rãi, không nên quá đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Mặc khác, chứng căng cứng bụng thường xảy ra vào buổi sáng, vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý hơn trong vấn đề này. Nên để cho cơn khó chịu qua đi rồi mới được ngồi dậy di chuyển. Kèm theo đó, nên chú ý nên chuyển sang thế nằm nghiêng rồi mới được ngồi dậy. Điều này không những hạn chế tác động đến thai nhi mà còn làm cho tình trạng căng cứng bụng không bị tái phát lại.
4. Mẹ bầu không nên nhịn tiểu
Tình trạng bà bầu đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu thường gặp và là một biểu hiện bình thường. Vấn đề này xảy ra thông thường do tử cung phát triển và co giãn quá mức gây chèn ép bàng quang. Chính vì thế, khi các bà mẹ nhịn tiểu sẽ gây ra tình trạng bụng bị căng cứng.
Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ cho rằng, tử cung và bàng quang là 2 bộ phận gần nhau, vì thế chúng thường có tác động qua lại. Nếu bạn nhịn tiểu quá lâu, lượng nước tiểu sẽ khiến cho bàng quang phải tăng lên về kích thước để chứa chất thải. Điều này sẽ làm cho tình trạng chèn ép của tử cung lên bàng quang nhiều hơn và chính nguyên nhân này đã gây ra tình trạng bụng các mẹ bầu bị căng cứng không chỉ trong tháng thứ 4 – 5 mà còn xuất hiện ở những thời điểm còn lại.
Lưu ý khi bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5
Bụng căng cứng trong quá trình mang thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các mẹ bầu. Tuy nhiên nó thường xảy ra khiến bạn rất khó chịu và cảm thấy phiền phức. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để tình trạng căn cứng bụng không tái phát lại và sớm biến mất.
Mẹ bầu nên vận động tập thể dục thể thao trong thời gian này để kích thích sự vận động của hệ cơ trong cơ thể, điều này có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa tình trạng căng cứng bụng.
Nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh những áp lực trong công việc. Đồng thời, xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, hạn chế được tình trạng căng cứng bụng.
Ăn uống đầy đủ chất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi trong thời gian này. Nên lưu ý không ăn quá no sau 7 giờ tối vì sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng căng cúng bụng.
Trong khi ngủ nên nằm nghiêng về phía bên trái, hoặc bạn có thể sử dụng loại gối ôm chuyên dụng dùng cho bà bầu để giúp thai nhi có đủ máu và cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa bụng bị căng cứng sau khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Nên chọn những loại quần áo thoải mái, chất liệu mỏng nhẹ và mịn màng. Tuyệt đối không nên mặc quần áo quá chật để hạn chế tình trạng chèn ép cơ bụng.
Nếu thấy tình trạng căng cứng bụng diễn biến phức tạp hơn và có xuất hiện cùng với những biến chứng bất thường, bạn nên báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5
Khi đến tháng thứ 5 thai kỳ hầu như đã bám chắc vào tử cung, tim thai và trí não cũng đang dần phát triển. Lúc này mẹ bầu sẽ giảm bớt phần nào hoặc chấm dứt những cơn ốm nghén, việc ăn uống trở nên đơn giản hơn. Đặc biệt những hiện tượng như động thai, dọa sảy, bong màng nhau nuôi… sẽ ít có nguy cơ xảy ra.
Cùng theo thống kê, chỉ có khoảng 1% phụ nữ bị sảy thai muộn (sau 3 tháng mang thai). Do đó mẹ bầu có thể đi lại vận động bình thường.
Nhưng cũng chính vì vậy mà khi bị đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu cần đến siêu âm xét nghiệm ngay. Bởi dù chỉ là những dấu hiệu nho nhỏ nhưng cũng có thể là hiểm họa không lường đe dọa đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.
Những cơn đau sẽ thường xuất phát từ dưới bên phải. Triệu chứng đau lâm râm. Sau đó sẽ ngày một rõ rệt. Nặng nhất sẽ dẫn đến chảy máu ở vùng kín. Ban đầu là giọt máu hồng nhạt lâu dần có thể nhiều hơn, xuất hiện cục máu đông, máu màu nâu sẫm.
Cũng có nhiều trường hợp mẹ bị đau lâm râm nhưng không ra máu, 2 – 3 ngày từ khỏi nên thường không chú ý lắm. Sau đó cơn đau lại đột ngột xuất hiện một cách dữ dội hơn gấp nhiều lần và biến mất nhanh chóng thì nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai cao đến 70 – 75%.
Rất có thể nhau thai bị bóc tách khỏi nội mạc thành tử cung và bị đẩy ra ngoài tử cung nên mẹ sẽ chuyển từ đau bụng dưới bên phải sang đau dữ dội sau đó thì biến mất vì thai nhi đã bị đẩy ra ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai cũng có thể là do mẹ bầu bị viêm ruột thừa.
Hiện tượng đau bụng bên phải sẽ kèm theo các triệu chứng sốt cao (thường từ 38 độ C trở lên, sốt liên tục), mạch đập nhanh, lưỡi bẩn, môi khô, cơ thể mệt mỏi, thiếu nước…
Tuy nhiên theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa thì tỉ lệ bị viêm ruột thừa khi mang thai là khá thấp nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Biện pháp tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để siêu âm và có những chẩn đoán chính xác để kịp thời có phác đồ điều trị dứt điểm.
Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở mẹ bầu:
Nhiễm trùng đường tiểu tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không được chủ quan đặc biệt là ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo cảm giác căng tức lồng ngực, khó thở, buồn nôn, sốt cao, đi tiểu có cảm giác bỏng rát…
Nguyên nhân khiến đau bụng khi mang thai tháng thứ 5
Đau bụng khi mang thai ở tháng thứ 5 có nhiều nguyên nhân. Trong đó đáng lo ngại và có khả năng ảnh hưởng mạnh nhất xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Do hiện tượng táo bón thai kỳ:
Táo bón trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện cơ đau ở bụng dưới bên phải. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển, tử cung căng tròn chèn ép đường ruột khiến ruột bị giảm chức năng chuyển hóa làm cho mẹ bầu thường xuyên bị táo bón hơn.
Đã từng sinh mổ, khoảng cách sinh quá ngắn:
Những bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa, viêm tắc ruột thừa, viêm tụy… cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau bụng của mẹ bầu ở tháng thứ 5 khi mang thai.
Trong tất cả các nguyên nhân thì có lẽ bong nhau thai là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với cả mẹ và bé. Mặc dù hiện tượng này sẽ thường xuất hiện ở 3 tháng đầu nhưng không có nghĩa 3 tháng giữa là hết hoàn toàn.
Trong quá trình mẹ vận đồng mạnh, mang vác đồ nặng… sẽ làm nhau thai bị bong tách khỏi lớp nội mạc thành tử cung. Lúc này mẹ thường bị xuất huyết âm đạo, mức độ tăng dần khi không được phát hiện kịp thời. Và nguy cơ sảy thai hoặc sinh non là không tránh khỏi
Đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 5, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất
Dù đau bụng do bất cứ nguyên nhân nào thì ngay khi có triệu chứng, việc đầu tiên mẹ bầu cần làm là đến gặp bác sĩ để siêu âm, khám và kịp thời điều trị để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Trong suốt quá trình mang thai, các chị em luôn luôn phải có tâm lý thoải mái. Cần có sự sẻ chia giữa vợ và chồng để giảm bớt những lo âu căng thẳng. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, đồng thời con có thể bị dị tật khi sinh.
Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý
Ngoài ra mẹ cũng cần vệ sinh vùng kín cẩn thận tránh nguy cơ viêm nhiễm hay mắc một số bệnh phụ khoa. Bởi đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai.
Ngoài ra mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo nho nhỏ để trị tức thời cơn đau:
Khi đau bên phải, mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái, chân gác cao lên.
Dùng túi sưởi ấm để chườm lên phần bụng bị đau, massage bụng nhẹ nhàng
Thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc báo
Tắm với nước ấm để thả lỏng cơ thể
Nhờ chồng hoặc người thân massage nhẹ nhàng vùng thắt lưng để quên đi cảm giác đau bụng.
Sử dụng bài thuốc từ củ gai để điều trị bong nhau thai ở tháng thứ 5
Bong nhau thai là nguyên nhân nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong thai nhi lên đến 30 – 60 %, do đó cần có phác đồ điều trị hiệu quả từ bác sĩ. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai thường chúng ta phải hạn chế tối đa việc dùng thuốc tây để không ảnh hưởng đến trẻ. Do đó các chuyên gia tại nhà thuốc An Bình khuyên mẹ bầu nên dùng củ gai tươi chữa đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai.
có chứa hàm lượng acid chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic giúp nội mạc thành tử cung dày hơn, thai nhi bám chắc hơn, phát triển khỏe mạnh hơn.
Đồng thời củ gai có khả năng cầm máu rất tốt nên khi xuất hiện máu ở âm đạo thì cũng nên sử dụng.
Tuy nhiên để tránh tình trạng bong nhau khi thai nhi đã phát triển đến tháng thứ 5 thì lời khuyên tốt nhất cho các mẹ là nên sử dụng nước từ củ gai tươi ngay khi có thai và trong suốt quá trình mang thai vừa để tránh các trường hợp không mong muốn, vừa giúp thai nhi phát triển ổn định, khỏe mạnh, thông minh.
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai, sinh non ở mẹ bầu. Biết được nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời sẽ giúp mẹ tích lũy được những kiến thức tốt nhất trong suốt thời kỳ mang thai. Để được tư vấn hỗ trợ phương pháp điều trị tốt nhất từ củ gai tươi, các mẹ hãy gọi cho nhà thuốc An Bình theo hotline: .
Thăm Khám Ngay Nếu Có 6 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai
Hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày là một hành trình kỳ diệu với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi giai đoạn tương ứng với sự phát triển của thai nhi, các mẹ sẽ có những cảm nhận riêng biêt. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, nắm được từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ bầu cần được thăm khám đầy đủ và đúng lịch với Bác sĩ Chuyên khoa.
Tuy nhiên, bên cạnh các mốc thăm khám như Bác sĩ tư vấn, mẹ bầu cũng cần theo dõi sức khỏe của mình hàng ngày, và cần được thăm khám ngay với Bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:
Mẹ bầu bị nôn ói nhiều hơn bình thường
80% phụ nữ bị ốm nghén khi mang bầu nhưng nếu bạn nôn ói quá nhiều thì sẽ dẫn tới thiếu dinh dưỡng và mất nước. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ thai kém phát triển, sinh non.
Chảy máu âm đạo
Là dấu hiệu bất thường nếu đi kèm những triệu chứng sau: – Đau quặn bụng dưới cùng một dải máu đặc là nguy cơ sảy thai – Đau âm ỉ bụng dưới, choáng váng, chóng mặt – dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. – Buồn nôn, ói mửa, tử cung to nhanh chóng – dấu hiệu của chửa trứng.
Âm đạo tiết quá nhiều dịch
Từ tuần thai thứ 38 trở đi nếu dịch âm đạo tiết nhiều kèm theo các triệu chứng: co thắt, chảy máu. Mẹ bầu cần ngay lập tức tìm sự trợ giúp của bác sĩ để tránh nguy cơ sinh non.
Ngứa ngáy lòng bàn chân, bàn tay
Hiện tượng ngứa ngáy là dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng có tên là: ứ mật. Ứ mật thai kỳ là hiện tượng dịch mật (axit mật) không được chuyển xuống đường ruột để tiêu hóa chất béo, vitamin mà bị ứ lại trong gan, sau đó ngấm vào máu và da gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nó làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu.
Thị lực giảm sút
Khi mang thai nhiều mẹ bầu sẽ có mắt nhìn mờ, quàng gà. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thị lực bị giảm nhanh chóng hoặc thường nhìn thấy những chấm sáng trước tầm nhìn, nổ đom đóm, hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức! Vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – một biến chứng rất nguy hiểm.
Đi tiểu nhiều kèm cảm giác đau buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới
Đây có thể là dấu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu mẹ bầu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non.
Biên tập – Sưu tầm
Nguyên Nhân Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 7
Đau bụng dưới là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải có một số đặc điểm để nhận biết như: Đau lâm râm hoặc đau quặn dưới rốn, có cảm giác chằng tức khó chịu. Ở một số thai phụ có những triệu chứng khác tùy cơ địa của từng người.
Thai nhi trong tháng này dịch chuyển dần xuống xương chậu, xương chậu phải đóng vai trò nâng đỡ cho tử cung nên đôi khi tạo ra các cơn đau bụng dưới. Hơn nữa tháng thứ 7 của thai kỳ xuất hiện nhiều hơn những chuyển động của bé. Bé đạp, xoay người, chuyển mình cũng có thể làm cho bụng mẹ bầu bị đau.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 nguyên nhân do đâu
Tuy nhiên nên chú ý đến những trường hợp đau bụng dưới kèm theo những triệu chứng khác. Đau bụng dưới kèm theo xuất huyết âm đạo rất có thể là dấu hiệu sinh non. Đến gặp bác sĩ ngay để được khám và tư vấn kịp thời vì chỉ có bác sĩ mới giúp được bạn trong trường hợp này.
Đau bụng dưới xảy ra liên tục kèm theo xuất hiện dịch màu hồng hoặc nâu cũng có thể là sảy thai. Trong trường hợp này các chuyên gia gọi là dọa xảy thai.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau bụng dưới khi manng thai tháng thứ 7.
Khi có cảm giác đau bụng dưới, tốt nhất là mẹ bầu nên ngồi hoặc nằm xuống để nghỉ ngơi, chờ cơn đau qua đi. Học cách thư giãn sẽ giúp cơn đau qua nhanh hơn giảm các giác khó chịu cho các mẹ.
Khi đứng hay ngồi dậy các mẹ cần từ từ và chậm rãi, nghiêng người và cần dùng tay làm điểm tựa để tránh gây áp lực lên bụng và thai nhi.
Nghỉ ngơi nhiều nhưng các mẹ không nên nằm hoặc ngồi một chổ quá lâu. Nên thường xuyên đi lại vận động để máu huyết lưu thông tốt hơn. Vận động thường xuyên cũng giúp các mẹ thư giãn đầu óc có lợi cho giấc ngủ, tránh bị căng cơ chân và bụng rất tốt.
Những điều mẹ bầu cần biết khi đau bụng dưới tháng thứ 7
Uống nhiều nước cũng là cách để mẹ bầu tránh đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7, đặc biệt là những ngày nắng nóng mẹ bầu nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến khích là mẹ bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước dừa cũng là một lựa chọn giải khát ngon và có nhiều công dụng tốt cho các mẹ
Mẹ bầu không nên ăn những thức ăn cay nóng rất không tốt cho hệ tiêu hóa và có thể làm cho mệ bầu bị căng bụng hoặc táo bón.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 diễn ra thường xuyên và đau dữ dội kèm theo các dấu hiệu chảy máu âm đạo, đau lưng, buồn nôn thì nên đến khám bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 – 5: Bình Thường Hay Bất Thường? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!