Bạn đang xem bài viết Bị Viêm Gan C, Mẹ Có Nên Sinh Con Không? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiều phụ nữ khi mang bầu rồi mới phát hiện bản thân mắc viêm gan C hoặc khao khát sinh con dù đang mang bệnh trong mình.
Khả năng lây truyền viêm gan C từ mẹ sang con
Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ mẹ sang con và hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, tỉ lệ lây nhiễm thấp, chỉ khoảng <5% và nếu người mẹ được điều trị bệnh tốt trước khi mang thai, tỉ lệ này còn giảm xuống thấp hơn nữa. Khả năng truyền bệnh khi thai ở trong tử cung là rất hiếm. Đa số trường hợp lây ở giai đoạn sinh nở. Phần lớn những đứa trẻ nhiễm HCV ở giai đoạn này thường không có triệu chứng và trẻ rất bình thường trong lúc còn nhỏ. Khi trẻ lớn hơn, khoảng sau 18 tháng cần xét nghiệm thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiễm HCV.
Ở những bà mẹ đồng nhiễm HIV và viêm gan C, tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con tăng gấp 4 lần (khoảng 15-20%). Do đó, trước khi có ý định mang thai, mọi phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe của mình để có phương hướng điều chỉnh hoặc điều trị kịp thời trong quá trình mang thai.
Virus viêm gan C có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Để đánh giá ảnh hưởng của bệnh viêm gan C tới thai, người ta dược vào thứ nhất là việc lây truyền virus từ mẹ sang con và thứ hai là nguy cơ di tật ở thai. Về lây truyền, tỷ lệ người mẹ mắc virus HCV truyền sang C cho thai nhi có thể lên tới 36%, tuy nhiên, nguy cơ lây truyền trung bình chỉ khoảng 5%. Trong đó, thai phụ có tỉ lệ virus trong máu thấp thì khả năng lây truyền sang con là không cao và ngược lại, nếu lượng virus HCV trong máu cao cùng với mức độ tổn thương gan nghiêm trọng thì nguy cơ lây nhiễm sang cho bé sẽ cao hơn.
Về nguy cơ dị tật thai nhi hoặc thai chết lưu không tăng ở những người mẹ bị nhiễm virus viêm gan C. Một vài nghiên cứu khoa học cũng khẳng định rằng tỷ lệ bị biến chứng cho cả mẹ và bé không tăng lên trong thời gian thai kỳ nếu người mẹ bị mắc bệnh.
Như vậy theo nhận định của các chuyên gia, ảnh hưởng của viêm gan C tới thai nhi là không quá nghiêm trọng nếu mẹ chủ động khắc chế căn bệnh này trước khi mang thai.
Bà mẹ bị viêm gan C có thể cho con bú không?
HCV không lây qua đường sữa mẹ vì thế những người mẹ nhiễm virus viêm gan C hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng: người mẹ nhiễm HCV không nên cho con bú khi thấy đầu vú bị nứt hoặc chảy máu, tốt nhất nên vắt sữa rồi cho con ăn để phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm sang cho đứa trẻ.
Trong quá trình mang thai và sinh nở, người mẹ mắc viêm gan C nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa gan mật và sản khoa để có hướng điều trị, theo dõi và tầm soát lây lan bệnh hiệu quả, tránh làm lây nhiễm virus ngoài cộng đồng.
Mẹ cần làm gì để phòng tránh ảnh hưởng của viêm gan C tới bé?
Theo các chuyên gia gan mật, phụ nữ bị bệnh viêm gan C trước khi có ý định mang thai thì cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện điều trị dứt điểm bằng các thuốc kháng virus theo chỉ định để làm giảm nồng độ virus trong máu, nâng cao miễn dịch, tăng cường sức khỏe bản thân bằng một lối sống khoa học và một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý. Điều này sẽ giúp làm giảm tối đa mức độ ảnh hưởng của virus viêm gan C tới em bé.
Ngoài ra, trong quá trình mang bầu nếu mẹ mắc viêm gan C thì cần hạn chế dùng thuốc điều trị viêm gan C bởi các loại thuốc này sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, của bé và trong khi sinh nở. Do vậy, khi mang thai thì mẹ bầu tốt nhất là chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ (ngay cả với những thuốc bổ gan).
Cùng với đó, bà bầu cũng cần phải bồi dưỡng dưỡng chất, ăn uống thật đầy đủ, có chế độ sinh hoạt khoa học, tránh căng thẳng, thức khuya, giảm lao động nặng nhọc… để tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Và phòng tránh được ảnh hưởng của viêm gan C tới thai nhi, chị em nên đến bệnh viện thăm khám sức khỏe định kỳ, từ đó bác sỹ chuyên khoa sẽ tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Sao Không?
Virus Viêm gan B (HBV) là một trong những virus nguy hiểm, đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai vì có nguy cơ cao lây truyền từ mẹ sang con, Bởi vậy, những phụ nữ bị viêm gan B khi mang bầu thường lo lắng rằng liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi cũng như sức khỏe của em bé sau này.
Bị viêm gan B khi mang thai có nguy cơ lây truyền cho con
Viêm gan B là một trong những loại bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền còn tùy vào từng trường hợp và từng giai đoạn của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai mà không được điều trị thuốc ức chế virus, HBV từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10% – 20%. Con số này có thể sẽ tăng lên tới 80% – 90% nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Tác hại của virus viêm gan B đối với mẹ bầu là mối quan tâm của nhiều người
Nếu người mẹ bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà không hề hay biết nên không có biện pháp ngăn ngừa lây truyền trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, lên đến khoảng 90%. Trong số này sẽ có khoảng 50% trẻ có nguy cơ bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan khi trưởng thành.
Khi mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ ( HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.
Mẹ mang bầu bị nhiễm viêm gan B ảnh hưởng gì đến sự phát triển thai nhi?
Không có những ghi nhận về việc Virus viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi vì loại virus này sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ và không truyền qua đường nhau thai như những loại virus rubella hay cảm cúm. Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi.
Virus viêm gan B ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ mang bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non.
Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao, lên đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và có thể truyền virus cho người khác.
Triệu chứng và những ảnh hưởng của virus viêm gan B lên mẹ bầu
Mệt mỏi và xuất hiện những cơn đau bụng: Với những phụ nữ mang thai bị viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn so với những phụ nữ mang thai bình thường. Ngoài ra, một triệu chứng khác có thể gặp phải ở mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B là tình trạng đau bụng xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơn đau dữ dội.
Chán ăn: Đây cũng là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân viêm gan B. Đối với mẹ bầu thì tình trạng này xuất hiện rõ rệt hơn nên cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Vàng da: Một triệu chứng đáng lưu tâm khác là hiện tượng da chuyển sang màu vàng, cho thấy bệnh đang ở trong giai đoạn nguy hiểm. Do vậy, phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở ý tế tin cậy để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt cho cả mẹ và bé.
Làm gì khi bà bầu bị viêm gan B?
Dù là bị nhiễm trước hay trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa với đầy đủ thông tin như: bị bệnh từ bao giờ, đã được điều trị chưa, quá trình điều trị như thế nào, thời gian uống thuốc, trong gia đình có ai bị xơ gan hay ung thư gan hay không… để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của mẹ, đồng thời đưa ra những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.
Trong thời gian mang bầu, mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì viêm gan B sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc và lao động căng thẳng hay áp lực cao.
Với những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, trong vòng một vài giờ sau sinh, bé sẽ được tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều tiếp theo của vắc-xin viêm gan B sẽ được tiêm cho bé trong vòng 6 tháng kế tiếp. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa nói trên, bé sẽ được xét nghiệm để kiểm tra virus viêm gan B.
Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Có thể thấy tác hại của viêm gan B là rất lớn, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa bé khi chào đời cũng như cả quá trình phát triển sau này. Do vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B từ sớm và kiểm tra kỹ xét nghiệm tìm virus viêm gan B trước khi có ý định sinh con.
Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan C, Liệu Có Lây Truyền Cho Thai Nhi Không?
Virus viêm gan C có thể lây truyền qua máu và dịch cơ thể bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như dịch âm đạo hoặc tinh trùng).
Nói chung, sự lây lan của virus xảy ra khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng kim tiêm đã qua sử dụng (ống chích ma túy, kim xăm, hoặc ống tiêm không tiệt trùng) được người bị nhiễm bệnh sử dụng.
Tỷ lệ nguy cơ phụ nữ mang thai truyền HCV cho thai nhi là 5%. Thậm chí, con số nguy cơ này có thể tăng lên nếu người mẹ bị nhiễm HIV.
Các triệu chứng viêm gan C
Đau bụng.
Buồn nôn.
Vàng da, vàng mắt.
Cảm thấy mệt mỏi.
Cảm thấy đau nhức.
Giảm sự thèm ăn.
Ảnh hưởng của virus HCV đối với thai nhi
Như đã đề cập ở trên, virus viêm gan C lây truyền cho thai nhi là rất hiếm. Sự lây truyền có thể xảy ra trong tử cung, trong khi sinh hoặc sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, nhìn chung thai nhi trong bụng mẹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi loại virus này.
Cho đến nay, không có cách nào để ngăn chặn loại virus lây lan sang trẻ sơ sinh. Tuy vậy, thai phụ bị HCV vẫn có thể sinh thường và không bắt buộc phải mổ lấy thai.
Điều trị viêm gan C – virus HCV khi mang thai
Nếu đang mang thai, các chuyên gia, bác sĩ sản khoa có thể không cho bạn dùng thuốc điều trị viêm gan C vì những loại thuốc này có thể cản trở sự phát triển của thai nhi.và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình sinh nở. Do vậy khi mang thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thuốc (kể cả thuốc bổ gen)
Đối với những bà mẹ đang trong kế hoạch mang thai nếu đủ điều kiện tài chính, nên quyết định điều trị ngay vì nồng độ siêu vi C trong người tương đối cao với thời gian điều trị là 12 tháng (do siêu vi C bạn mắc thuộc kiểu gene 1). Nếu hiệu quả, sau khi ngưng thuốc 6 tháng có thể có thai và không lo lây nhiễm cho con. Nếu chưa có khả năng điều trị, việc có con vẫn có thể nhưng cần theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ. nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để chữa khỏi bệnh viêm gan trước.
Nếu bị viêm gan C, người bệnh cần phải tránh hoàn toàn rượu và các loại thuốc khác có thể gây hại cho gan của bạn. Ngoài ra, cố gắng không dùng chung đồ vật cá nhân với người khác, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không dùng chung kim tiêm và chỉ nên sử dụng kim tiêm dùng một lần.
Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Chào bác sĩ, em đang mang bầu ở tháng thứ 4, khi đi làm xét nghiệm bác sĩ có chẩn đoán bị mắc bệnh viêm gan B. Gia đình em hiện đang rất lo lắng, liệu rằng mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Mong bác sĩ tư vấn sớm. Em cảm ơn. (Trúc Quỳnh, 27 tuổi) Bác sĩ Hoàng Phúc – Bệnh viện Từ Dũ tư vấn
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus viêm gan B gây ra. Tỷ lệ mắc phải viêm gan B ở Việt Nam khá cao. Vì vậy, trước khi có ý định mang thai, nhiều chị em đều tiêm phòng vắc-xin để ngừa nhiễm bệnh. Tuy nhiên, với các mẹ chưa kịp tiêm phòng khi mang thai, việc nhiễm viêm gan B khá cao. Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn và vàng da là các biểu hiện thường gặp khi mẹ bầu bị viêm gan B. Tuy nhiên, nếu viêm gan B ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, chỉ khi thử máu mới biết.
Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang thai nhi chỉ khoảng ở 1%. Tỷ lệ lây nhiễm này sẽ tăng 10-20%vào tam cá nguyệt thứ 2 và có thể tăng tới 80 % trong tam cá nguyệt thứ 3. Trong quá trình sinh con, tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan từ mẹ sang thai nhi sẽ cao lên đến 95%.
Do đó, mẹ bầu mang thai bị viêm nhiễm virus viêm gan B gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi dẫn đến nguy cơ dễ sinh non trước 34 tuần. Nếu người mẹ tái phát các đợt viêm gan B cấp tính sẽ làm cho chức năng gan bị suy giảm, để lại biến chứng nặng nhất của viêm gan B là teo gan, đông máu, xuất huyết, sảy thai,…
Mẹ bầu nên làm gì khi bị nhiễm viêm gan B?
Điều đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm thêm 1 lần nữa để chắc chắn mình có bị nhiễm viêm gan B không. Các loại vắc xin viêm gan B hiện nay được kích hoạt kháng thể nên an toàn cho phụ nữ mang thai và không ảnh hưởng đến thai nhi, do vậy bạn không cần lo lắng quá. Bạn đang mang thai tháng thứ 4 thì đã qua tam nguyệt thứ 2 nên có thể tiêm vắc xin được. Lúc này, bạn cần ổn định tâm lý và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì việc lây nhiễm sang con khả năng sẽ thuyên giảm.
Bảo vệ trẻ sơ sinh chào đời khi mẹ bị viêm gan B bằng cách nào?
Để giảm nguy cơ lây nhiễm cho từ mẹ sang con, các chuyên gia khuyên nên tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 – 24 tiếng sau sinh. Khả năng bảo vệ của mũi tiêm này lên đến 90% nếu được tiêm phòng đúng cách và đúng thời điểm. Tiêm phòng quá muộn, trẻ dễ bị nhiễm viêm gan B cao.
Nếu mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính hoặc HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên và không sinh sôi nảy nở), trẻ mới sinh sẽ được tiêm ngay một liều immunoglobulin với một mũi vắc-xin ngừa viêm gan B thông thường. Từ tháng thứ 2, bé sẽ được tiêm tiếp mũi 2 và mũi thứ 3 khi trẻ được 4 tháng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Viêm Gan C, Mẹ Có Nên Sinh Con Không? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!