Bạn đang xem bài viết Bị Táo Bón Có Nên Rặn Khi Mang Thai? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Táo bón là hiện tượng đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Khi đi cầu, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, phải rặn mạnh khi đi tiêu. Đây là hiện tượng thường gặp ở hầu hết phụ nữ có thai, nhưng không phải là bệnh lý. Tình trạng này đặt ra băn khoăn thắc mắc với nhiều mẹ bầu, bị táo bón khi mang thai có nên rặn không?
Táo bón ở mẹ bầu chưa tới mức gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng táo bón khi mang thai gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi, chướng bụng ở mẹ bầu. Bên cạnh đó táo bón là nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ bầu như đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, đau bụng vùng tiểu khung. Hiện tượng táo bón kéo dài, nặng sẽ khiến khối phân tích tụ lâu ngày có thể khiến các chất độc hại có trong phân hấp thụ ngược lại cơ thể, gây hại cho sức khỏe cho mẹ bầu và cho cả thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu bị táo bón khiến mẹ luôn khó chịu vùng bụng, dẫn đến chán ăn, không có cảm giác đói, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất, cũng như không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường.
Nguy hiểm hơn, táo bón trong thai kỳ nếu không được điều trị triệt để và kịp thời còn có thể gây ra những biến chứng nghiệm trọng:
Thai phụ nếu cố rặn mỗi lần đi vệ sinh có thể tác động dẫn đến sảy thai hoặc sinh non
Phân bị tích tụ trong ruột lâu sẽ khiến các chất độc như phenol, ammoniac, indol… bị hấp thụ ngược lại cơ thể
Gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt
Suy dinh dưỡng thai nhi hoặc giảm sức đề kháng của bé.
Rặn Táo Bón Khi Mang Thai Có Nên Không?
Táo bón thường xuyên khiến bà bầu gặp khó khăn khi đại tiện, đại tiện phân khô và rất cứng nên thường xuyên phải rặn mạnh. Vậy khi bị táo bón lúc mang thai bà bầu có nên rặn mạnh hay không?
Bị táo bón khi mang thai có nên rặn không?Thông thường đối với những người bị táo bón thì phân rất cứng và khô, phân thiếu nước nên rất khó để tống xuất ra bên ngoài. Do đó khi bị táo bón người bệnh sẽ thường xuyên phải rặn mạnh.
Bà bầu bị táo bón cũng không nằm ngoài tình trạng ấy. Thậm chí đối với những bà bầu việc đại tiện còn khó khăn hơn, phải rặn mạnh nhiều hơn mới có thể tống hết phân ra bên ngoài.
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo người khỏe mạnh bình thường bị táo bón đã không nên rặn, bà bầu mà bị táo bón thì lại càng không nên rặn mạnh khi đại tiện.
Tại sao không nên rặn táo bón khi mang thai?
Bà bầu rặn mạnh khi táo bón có thể khiến phân được tống ra nhanh hơn, đại tiện nhanh hết phân hơn nhưng chỉ có thể cải thiện trong chốc lát chứ không thể cải thiện lâu dài triệu chứng này được.
Nếu bị táo bón thai kỳ và táo bón nặng thì rặn khi đại tiện cũng không thể đẩy hết phân ra bên ngoài được. Rặn nhiều càng khiến bà bầu đau đớn, mệt mỏi và ám ảnh mỗi lần đại tiện nhiều hơn.
Động tác rặn mạnh khi đại tiện có thể khiến hậu môn của bà bầu bị tổn thương, nứt, rách, chảy máu nhiều hơn.
Bà bầu rặn mạnh khi đại tiện còn có thể làm gia tăng nguy cơ sa trực tràng, trĩ và ung thư đại trực tràng. Bởi vì động tác rặn sẽ vô tình làm tổn thương các tĩnh mạch hậu môn, khiến chúng bị suy giãn và căng phồng quá mức. Lâu dần sẽ hình thành những bệnh lý kể trên.
Nguy hiểm hơn động tác rặn khi đại tiện còn có thể khiến bà bầu bị sảy thai nhất là trong những tháng đầu hoặc làm gia tăng nguy cơ sinh non ở những tháng cuối của thai kỳ.
Rặn táo bón khi mang thai chẳng những không thể cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu mà còn có thể gây ra những tác hại xấu đến sức khỏe của bà mẹ. Nguy hiểm hơn cả là đe dọa đến tính mạng của thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế tốt hơn hết khi đại tiện mẹ bầu bị táo bón tuyệt đối không nên rặn.
Không rặn táo bón khi mang thai vậy phải làm sao?Lựa chọn tư thế đại tiện phù hợp: khi bị táo bón bà bầu nên lựa chọn cho mình tư thế đại tiện thật phù hợp. Nếu bà bầu ngồi bồn cầu khi đại tiện thì nên kê dưới bàn chân một ghế nhỏ sao cho bụng và đùi tạo thành một góc 45 độ.
Theo giáo sư Jacqueline Giáo sư bộ môn tiêu hóa trường đại học Havard tư thế ngồi nói trên giúp thẳng góc đường ruột, làm cho đại tiện được dễ dàng và hạn chế được chứng táo bón.
Trước khi đại tiện bà bầu nên uống nhiều nước hơn: có thể pha một ly nước chanh mật ong ấm để uống trước khi đại tiện khoảng 30 phút. Nước chanh mật ong có thể giúp bà bầu đại tiện được dễ dàng hơn.
Ngâm hậu môn trong nước muối ấm: cách làm đơn giản này có thể giúp vùng da hậu môn mềm, làm phân mềm hơn và đại tiện được dễ dàng hơn. Trước khi đại tiện bà bầu nên ngâm hậu môn trong nước muối ấm khoảng 20 phút.
Những mẹo trên chỉ có tác dụng tạm thời. Để khắc phục chứng táo bón thai kỳ bà bầu nên cân bằng dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể bằng cách ăn nhiều chất xơ và thực phẩm nhuận tràng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và tránh xa những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa.
Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên bà bầu đã giải đáp được thắc mắc có nên rặn táo bón khi mang thai không?
Bị Táo Bón Khi Mang Thai Nên Làm Gì?
2.840 người đã xem
10-40% các mẹ sẽ bị táo bón khi mang thai. Hiện tượng này là kết quả của việc ăn uống thiếu chất, thiếu xơ, lối sống ít vận động hoặc là triệu chứng của một căn bệnh khác. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi bị táo bón?
Những dấu hiệu của táo bón khi mang thai
Khi đi đại tiện cảm thấy căng thẳng
Phân cứng và khô
Cảm giác đi đại tiện không trọn vẹn, khó đi đại tiện, bị tắc nghẽn hoặc cản trở
Mỗi tuần đi đại tiện ít hơn 3 lần
Các dấu hiệu này xảy ra trong ít nhất 12 tuần nhưng không cần xảy ra liên tục trong 12 tháng trước đó.
Mang thai bị táo bón không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đất chất lượng cuộc sống của mẹ và đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển, không hấp thu được chất dinh dưỡng, vv.
Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây ra khiến mẹ bầu bị táo bón khi mang thai. Bao gồm:
Progesterone. Khi mang thai, nồng độ progesterone sẽ tăng mạnh để làm dịu các dây chằng, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên sự tăng hormone này cũng làm giảm sự hoạt động của nhu động ruột.
Trọng lượng của thai nhi. Thai nhi phát triển đè lên ruột và các cơ quan trong cơ thể của mẹ, việc này khiến sự hoạt động của ruột trở nên khó khăn hơn, quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non đi vào ruột già bị suy yếu đi.
Một số thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón khi mang thai. Sữa, thực phẩm từ sữa, phômai, thịt đỏ, các loại thức ăn nhiều protein cũng có thể khiến cho tình trạng táo bón khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
Bổ sung sắt. Một số mẹ bầu nhận thấy rằng họ bị táo bón nặng hơn khi bổ sung sắt.
Nhịn đi vệ sinh. Khi có nhu cầu đại tiện, mẹ bầu không đi mà lại nhịn. Theo thời gian, việc này sẽ ảnh hưởng đến thành ruột và trực tràng, cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết. Dẫn tới bị táo bón.
Sử dụng thuốc nhuận tràng. Tình trạng táo bón khi mang thai cũng gặp ở một số mẹ bầu lạm dụng và phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh.
Mang thai bị táo bón nên làm gì?
Điều trị mang thai bị táo bón
Phải tìm ra nguyên nhân gây táo bón để điều trị theo nguyên nhân.
Việc sử dụng thuốc để trị táo bón cho bà bầu, các mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi. Bởi trong quá trình mang thai, không chỉ người mẹ hấp thụ thuốc mà cả thai nhi cũng vậy, điều này có thể gây tổn thương cho cả hai. Vậy nên, lời khuyên dành cho các mẹ bầu luôn là: “Trước khi dùng thuốc nhất định phải có sự chỉ định của bác sĩ.”
Đặc biệt, thời gian đầu của thai kỳ, việc sử dụng thuốc càng cần thận trọng hơn. Vì lúc này các cơ quan của thai nhi mới bắt đầu hình thành. Sau 12 tuần thai ảnh hưởng của dược phẩm đối với thai nhi sẽ giảm bớt đi. Tuy nhiên, trong suốt 9 tháng thai kỳ, theo lời khuyên của các bác sĩ thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi. Việc dùng thuốc sẽ chỉ được chỉ định trong trường hợp lợi ích của nó vượt xa gấp nhiều lần so với sự ảnh hưởng đến thai nhi.
Vậy nên làm gì để giảm táo tình trạng táo bón khi mang thai?
Đi đại tiện đúng khi mang thai bị táo bón, đi ngoài khó khăn
Khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh không được nhịn.
Uống thật nhiều nước trước khi đi đại tiện
Ngồi xuống đứng lên vài lần trước khi đi đại tiện
Sử dụng vòi hòa sen, vặn nước ấm với áp lực nhỏ để xả nước vào hậu môn (điều này có tác dụng làm mềm phân và giảm đau ở hậu môn)
Không cố sức rặn nếu cảm thấy khối phân rắn chắc, không đẩy được ra ngoài, nếu có sức rặn có thể làm rách vùng niêm mạc hậu môn, gây hiện tượng đi ngoài ra máu ở bà bầu, đau hậu môn trực tràng,…
Khi đi vệ sinh nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và ngồi quá lâu.
Chú ý tư thế khi đi vệ sinh
Có 2 cách đi vệ sinh chính là ngồi xổm và ngồi bệt. Theo các bác sĩ thì tư thế ngồi xổm là tư thế ngồi vệ sinh tốt nhất, bởi khi ở tư thế này đường ống hậu mon sẽ ở một tư thế thẳng, nhờ đó mà phân được đẩy ra dễ dàng và tự nhiên hơn, bạn cũng không tốn nhiều sức để rặn phân ra ngoài.
Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay các bệ xí bệt lại rất phổ biến. Ưu điểm của loại bệ xí này là giúp chúng ta không bị mỏi gối khi đi vệ sinh, nhưng chính tư thế ngồi này lại tăng nguy cơ bị táo bón và trĩ. Nếu không thể ngồi bệt khi đi đại tiện, bạn có thể sử dụng một chiếc ghế cao tầm 20cm rồi đặt chân lên để có tư thế đại tiện tốt nhất.
Các loại thực phẩm giúp ích cho mẹ bầu bị táo bón
Tất cả các loại rau và trái cây tươi. Đặc biệt trong đó:
Trái cây: mâm xôi, kiwi, táo, chuối, nho, mơ, vv
Rau: Các loại rau có lá xanh như rau cải xoăn, cải bó xôi
Các loại củ: khoai lang, cà rốt, vv
Các loại quả sấy khô: mận (nước ép mận rất tốt cho đường tiêu hóa), hạnh nhân
Ăn thực phẩm tươi sống khi có thể và phải vệ sinh thực phẩm cẩn thận trước khi ăn.
Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì, đậu lăng.
Uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng bài tiết chất cặn bã để “tống khứ” chúng ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trường hợp bị táo bón nặng có thể hòa thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong sữa trước khi uống.
Những điều cần tránh khi mang thai bị táo bón
Các loại thuốc nhuận tràng có thể gây nguy hiểm khi mang thai. Nếu tác động mạnh còn có thể dẫn đến sinh non. Vì vậy mẹ bầu cần tuyệt đối chú ý, không sử dụng bất kì loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Phòng tránh việc mang thai bị táo bón
Mang thai bị táo bón gây nhiều khó chịu không chỉ cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi. Táo bón khi mang thai cũng có thể phát triển thành bệnh trĩ. Chúng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều sau khi sinh con. Chính vì vậy, đừng để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị, mẹ bầu nên có ý thức chủ động phòng tránh táo bón khi mang thai.
Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, giúp các chất thải dễ dàng được tống ra ngoài. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón. Mẹ bầu nên ăn khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
Hãy uống đủ lượng nước. Nước cực kì cần thiết với cơ thể sống. Đối với việc phòng chống bị táo bón khi mang thai, nước giúp làm mềm và di chuyển các khối chất thải dễ dàng hơn. Vì vậy mẹ bầu hãy nhớ uống đủ 10-12 ly nước mỗi ngày. Theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng rất có ích cho tình trạng táo bón.
Ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.
Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích. Các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
Vận động cơ thể. Việc luyện tập tích cực, vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng mang thai bị táo bón rất tốt, đặc biệt là khi tính chất công việc của mẹ bầu phải ngồi nhiều.
Không nhịn khi đi vệ sinh. Khi nhịn đi vệ sinh, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị táo rất cao. Vậy nên nếu có dấu hiệu muốn đi vệ sinh, mẹ bầu nên đi ngay.
Sử dụng Isilax Mamma. Isilax Mamma với các thành phần gồm:
Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.
Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn?
Tình trạng táo bón ở các bà bầu là điều không một ai muốn gặp phải. Tuy nhiên tình trạng này lại là một trong những biểu hiện thường gặp trong thai kỳ của các mẹ bầu. Tình trạng táo bón làm cho khả năng đi đại tiện trở nên khó khăn và việc “rặn” để giải thoát phân là một việc “đương nhiên” của nhiều người khi bị táo bón. Thế nhưng với các mẹ bầu, liệu có nên “rặn” hay không?
1. Bà bầu bị táo bón có nên rặn?
Táo bón là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai nhưng tuyệt đối các mẹ bầu không nên chủ quan khi gặp phải mà cần tìm các biện pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời. Việc có nên “rặn” khi bị táo bón hay không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm và thắc mắc.
Thực chất, khi các bà bầu bị táo bón tuyệt đối không được rặn. Bởi trong quá trình mang thai, nếu rặn mạnh sẽ gây kích thích các cơn co tử cung làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi trong bụng người mẹ. Việc rặn mạnh dễ dẫn đến sảy thai ở những tháng đầu hoặc sinh non cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, việc rặn khi đi ngoài có thể gây nên hiện tượng nứt kẽ hậu môn làm nhiễm trùng hậu môn cực kỳ nguy hiểm.
Mỗi lần có cảm giác muốn đi cầu, mẹ bầu không nên nhịn mà cần kịp thời đi vệ sinh để tránh tình trạng táo bón. Việc nhịn đi ngoài khiến chất thải tồn đọng trong đường ruột, khô, cứng hơn làm cho bệnh táo bón trở nên nguy hiểm hơn.
Thay vì “rặn” khi bị táo bón, các mẹ nên xoa rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích sự hoạt động ở nhu ruột già làm phân mềm hơn và dễ đi đại tiện hơn. Tuy nhiên không nên xoa bụng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên uống nhiều nước sẽ giúp phân mềm và dễ thải ra bên ngoài hơn.
2. Bà bầu rặn táo bón, hại nhiều hơn lợi
Như đã phân tích ở trên, việc rặn khi bị táo bón sẽ mang lại hiệu quả giúp phân được đẩy ra ngoài nhanh chóng và bớt cảm giác khó chịu hơn. Thế nhưng, với các bà bầu việc rặn sẽ mang lại rất nhiều tác hại và nguy hiểm đến cơ thể mẹ và em bé trong bụng. Cụ thể những tác hại đó là:
Rặn có thể khiến tử cung và phần phụ chịu áp lực cao, khiến tử cung bị co bóp. Nếu tình trạng rặn này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến co thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
Việc rặn khi bị táo bón lúc mang thai có thể sẽ không mang lại kết quả mà chỉ khiến hậu môn đau rát, chảy máu và mệt mỏi.
Việc rặn có thể khiến hậu môn chịu các tổn thương như nứt, rách, chảy máu trực tràng gia tăng các chứng bệnh như trĩ, mất máu, ung thư đại tràng…
Với những tác hại trên, việc rặn khi bị táo bón trong thai kỳ là tuyệt đối không nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và em bé
3. Cách xử lý khi bà bầu bị táo bón
3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến chứng táo bón khi mang thai trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, muốn chứng táo bón được cải thiện thì bà bầu nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng hơn. Cụ thể đó là:
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, trái cây tươi,.. Bởi chất xơ giúp phân tăng khối lượng và dễ thải ra ngoài hơn.
Nên bổ sung các loại thực phẩm giúp nhuận tràng như rau mồng tơi, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, táo, khoai lang, cà chua, sữa chua hoặc mật ong…
Chỉ nên bổ sung viên uống sắt và canxi dưới dạng chỉ định của bác sĩ.
Nên sử dụng dầu oliu thay cho dầu ăn bình thường để hạn chế các tác động đến đường ruột.
Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Nên ăn uống đúng bữa, đúng giờ giấc
Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress để giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định
Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Tốt nhất là mẹ bầu nên uống từ 2-2,5l nước để giúp phân mềm hơn, tránh tình trạng táo bón.
Vận động mỗi ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc tập yoga, đi bộ…
3.3. Áp dụng mẹo dân gian
Nếu chứng táo bón của các mẹ bầu ở dạng nhẹ, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng táo bón an toàn như:
Sử dụng vừng đen cùng mật ong trị táo bón hiệu quả
Vừng đen mang tác dụng nhuận tràng tốt được nhiều người sử dụng. Khi kết hợp cùng mật ong sẽ mang lại tác dụng tốt trong việc điều trị chứng táo bón thai kỳ. Các mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị khoảng 40-50g vừng đen sau đó trộn đều cùng với 30g mật ong. Khi gặp tình trạng táo bón, các mẹ bầu chỉ cần ăn từ 1-3 thìa 1 ngày sẽ cảm thấy tình trạng táo bón được cải thiện, dễ đi đại tiện hơn.
Massage bụng nhẹ nhàng
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các mẹ bầu từ tháng thứ 4 trở đi. Các mẹ có thể dùng tay xoa nhẹ nhàng lên bụng theo chiều kim đồng hồ để hỗ trợ nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, tăng khả năng làm mềm phân.
Dùng đu đủ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón
Đu đủ được biết đến với công dụng tốt trong việc tăng khả năng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Các mẹ bầu có thể sử dụng đu đủ để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả như đu đủ hầm giò heo, đu đủ trộn…
4. Làm gì khi bị táo bón nặng?
Khi gặp phải bệnh táo bón kéo dài nhiều ngày, tốt nhất các mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất vừa giúp mẹ nhanh chóng khỏi bệnh và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tuyệt đối các mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị táo bón được bày bán khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ. Bởi việc sử dụng thuốc chưa qua chỉ định có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho mẹ và an toàn của thai nhi.
Như vậy, với thắc mắc rằng bà bầu có nên rặn khi bị táo bón hay không thì câu trả lời ở đây chính là không nên. Chính vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu những biện pháp an toàn khác để cải thiện tình trạng táo bón của mình mà không làm ảnh hưởng đến con yêu. Để giúp mẹ bầu đầy lùi tình trạng táo bón an toàn, ThS.BS.Trần Ngọc Lưu Phương bệnh viện Nguyễn Tri Phương tư vấn TẠI ĐÂY. Nếu nhận thấy tình trạng táo bón không có sự giảm thiểu các mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ từ các y bác sĩ.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : [email protected]
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không?
Khi mang bầu, chị em rất dễ bị trĩ hay táo bón khiến việc đi ngoài gặp đau đớn và khó khăn vô cùng. Vậy, nếu bà bầu bị táo bón thì có nên rặn hay không?
Có nên rặn táo bón khi đang mang bầu hay không?Mong các bác sĩ cho cháu lời khuyên? và cháu nên làm gì để nhanh chóng thoát khỏi bệnh.
Đây cũng là trăn trở của rất nhiều phụ nữ mang thai khi bị táo bón thai kỳ. Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Thành Đô sẽ giải đáp tường tận để chị em yên tâm có một thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn.
Trước tiên cần phải nhấn mạnh rằng khi bị táo bón thai kỳ tuyệt đối bà bầu không nên rặn. Kể cả những người khỏe mạnh bị táo bón cũng không nên rặn.
Rặn táo bón khi mang thai có thể giúp chị em nhanh chóng đẩy phân ra ngoài hơn nhưng nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hại khôn lường cho sức khỏe của chị em cũng như đứa trẻ trong bụng.
Vì thế tốt nhất nếu bị táo bón khi mang bầu thì bà bầu không nên rặn.
Rặn táo bón khi mang bầu hại nhiều hơn lợiNhư trên đã nói rặn táo bón khi mang bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bà mẹ và đứa trẻ trong bụng bởi lẽ:
Khi bà bầu rặn táo bón thì không chỉ gây áp lực lên hậu môn mà tử cung, phần phụ cũng phải chịu chung áp lực. Bà bầu cố sức rặn để mở hậu môn ra thì đồng thời tử cung cũng mở theo. Tử cung cũng bị co bóp và nếu cứ tiếp diễn tình trạng này trong thời gian dài thì có thể gây ra những cơn co thắt tử cung và hậu quả là phụ nữ có thể bị đẻ non hoặc sảy thai.
Mặt khác hậu môn của bà bầu cũng có nguy cơ bị rách, nứt do sức rặn mạnh. Từ táo bón có thể biến chứng thành trĩ, nứt kẽ hậu môn và nhiều bệnh lý nhiễm trùng hậu môn khác.
Do đó khi mang bầu nhất là ở trong những tháng cuối của thai kỳ thì bà bầu không nên rặn khi đại tiện. Những người có tử cung thấp, thai kỳ nhiều nguy cơ thì càng không nên mạo hiểm rặn để nhanh chóng đại tiện cho xong.
Rặn táo bón khi mang thai gây ra nhiều nguy cơ hơn là lợi ích nên bà bầu không nên làm.
Trường hợp của bạn nữ nói trên, đã mang bầu tháng thứ 6 của thai kỳ thì càng không nên rặn táo bón. Hãy thử áp dụng những cách khoa học và an toàn hơn để đại tiện được dễ dàng thay vì dùng sức để rặn.
Những cách để đại tiện được dễ dàng hơn thay vì rặn dành cho bà bầuĐảm bảo uống đủ 2,5 lít nước đến 3 lít nước trong ngày. Nước sẽ giúp phân mềm hơn và đại tiện được dễ dàng hơn.
Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung. Chỉ cung cấp đầy đủ liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng quá nhiều thuốc bổ có thể là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Sử dụng dầu oliu cho các món chiên xào vì dầu này ít thấm vào thức ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày.
Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? với những chia sẻ ở trên hy vọng bà bầu bị táo bón đã biết phải làm gì khi bị táo bón rồi.
Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn? Rặn Nhiều Có Sao Không?
Bà bầu bị táo bón do cơ địa thay đổi hoặc chế độ ăn thiếu chất xơ trong thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn trọng khi rặn, bởi điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mẹ và thai nhi. Hormone trong cơ thể thay đổi
Khi mang thai, hormone nữ progesterol gia tăng khiến cơ bắp giãn nhiều. Bên cạnh, progesterol còn khiến quá trình vận chuyển phân chậm lại. Khi phân ở trong ruột càng lâu thì tình trạng mất nước càng diễn ra mạnh. Chính điều này khiến phân khô, cứng và khó đẩy ra ngoài qua hậu môn. Lâu dần tích tụ lại trong đại tràng khiến bụng đau, chướng và khó chịu. Đó là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón.
Thai nhi phát triển nhanh chèn ép tử cungThai nhi càng lớn thì tử cung càng nở dần, chèn ép lên đường tiêu hóa và tăng áp lực lên ruột. Chính vì vậy, mẹ bầu tiêu hóa khó khăn hơn bình thường và có đến 45% phụ nữ mang bầu đều mắc táo bón. Có nhiều trường hợp táo bón khi mang thai kéo dài kéo theo nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi và cần tới sự trợ giúp của bác sĩ. Nhất là những tháng cuối thai kỳ.
Bổ sung canxi và sắt gây táo bón ở bà bầuCanxi và sắt là 2 loại khoáng chất quan trọng cần được bổ sung vào cơ thể bà bầu trong suốt thời gian thai kỳ. Bởi nhu cầu canxi cũng như sắt của phụ nữ mang thai cao gấp đôi bình thường. Thai nhi càng phát triển thì nhu cầu canxi và sắt cũng tăng theo. Chính bởi vậy, khi bổ sung 2 khoáng chất này, nhiều mẹ bầu bị táo bón bởi cơ thể không kịp chuyển hóa và hấp thụ.
Một số khác do cách bổ sung chất này chưa đúng dẫn đến khó tiêu, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến táo bón thai kỳ, thậm chí táo bón sau sinh.
Táo bón khi mang bầu nguy hiểm thế nào?Nhiều bà bầu bị táo bón trong suốt cả thai kỳ, trở thành nỗi ám ảnh không nguôi mỗi lần đi vệ sinh. Táo bón xuất phát từ chế độ ăn thiếu khoa học, ít vận động hoặc do mắc bệnh lý khác gây nên.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bónMột trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón là sự thay đổi về hoóc-môn. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hoóc-môn giới tính để hỗ trợ việc thả lỏng các cơ và tăng cường sự phát triển của thai nhi. Hiện tượng này lại dẫn tới tác động không mong muốn lên đường ruột. Vô tình tạo khó khăn trong việc đào thải các chất thừa qua hậu môn và dẫn đến tình trạng táo bón.
Một nguyên nhân khác là vì sự phát triển của thai nhi về kích thước. Thai nhi lớn dần đã tạo áp lực lên vùng xương chậu nên khiến mẹ đi tiêu khó hơn. Đồng thời, khi mang bầu thường được tẩm bổ nhiều, kéo theo việc tăng cân nhanh. Tăng cân và mệt mỏi khiến mẹ bầu ít vận động cơ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón theo mẹ bầu suốt thai kỳ.
Cuối cùng, do chính sự thay đổi về lượng hoóc-môn khiến vị giác thay đổi. Một số chị em có xu hướng ăn nhiều các món chứa nhiều chất sắt, protein và nạp ít chất xơ, nước. Chế độ ăn uống này sẽ làm đường ruột quá tải, không đào thải kịp và khiến bà bầu bị táo bón.
Mẹ bầu bị táo bón do sự phát triển của thai nhi về kích thước
Bà bầu bị táo bón có nên rặn?Chắc chắn các mẹ cũng có “cảm giác” không tốt khi rặn. Đúng là như vậy, lời khuyên cho bạn là không nên rặn. Nguyên nhân là hành động này sẽ kích thích các cơn co tử cung. Có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hay các biến chứng nguy hiểm khác. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ rặn nhiều sẽ làm hậu môn dễ bị nứt. Vết nứt dễ khiến nhiễm trùng hậu môn, là tiền đề của bệnh trĩ và ung thư đại tràng.
Tình trạng táo bón khiến cho mẹ bầu “ám ảnh” khi đi tiêu. Tuy nhiên, bạn không nên nhịn mà cần phải “giải quyết” ngay. Vì như vậy thì các chất cặn bã mới được đào thải dần dần. Theo đó mà thuyên giảm triệu chứng táo bón trong thai kỳ.
Có một mẹo nhỏ cho mẹ bầu là nếu đã vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ, có thể dùng tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn để hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, làm mềm phân. Lưu ý, nếu mang thai dưới 3 tháng hay đang trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu không thực hiện mẹo này.
Lời khuyên từ chuyên gia về cách chữa táo bón khi mang thaiQuá trình mang thai cần sự quan tâm đặc biệt. Do đó, khi cơ thể có bất cứ một thay đổi nhỏ nào hay sự khó chịu, mẹ cần đến lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia nhiều hơn. Nếu mẹ bị táo bón khi mang thai, đừng quá lo lắng, hãy tuân thủ theo những lời khuyên này từ bác sĩ.
Ngồi nhà vệ sinh cùng một cuốn sách hoặc tạp chí. Nói không với điện thoại.
Luôn có một chiếc ghế kê chân cho mẹ bầu khi ngồi toilet.
Khi có tín hiệu đi vệ sinh mẹ bầu cần đi ngay, không nên nhịn hay cố làm việc khác và bỏ quên.
Hạn chế tối đa việc sử dụng bất kì loại thuốc nào. Thuốc thụt có thể giúp mẹ đi cầu dễ dàng và thoải mái hơn nhưng chỉ khi bác sĩ chỉ định mới được dùng.
Uống nhiều nước giúp giảm táo bón
Khi mang thai, thai nhi phát triển đã tạo áp lực lên vùng chậu của mẹ bầu. Hiện tượng này dẫn đến việc mẹ phải đi tiểu tiện nhiều lần. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ngại đi tiểu mà uống ít nước. Vì như vậy sẽ làm triệu chứng táo bón khó thuyên giảm.
Để cải thiện táo bón, mẹ hãy uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày. Uống nước không chỉ giúp đi ngoài dễ hơn mà còn cung cấp độ ẩm cho da rất tốt. Buổi sáng, sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ các mẹ nên uống 1 ly nước ấm. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng nước ép hoa quả hoặc sữa tươi nóng. Chúng sẽ đem lại tác dụng nhuận tràng rất tốt.
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruộtMen vi sinh là một giải pháp tối ưu, khắc phục được hạn chế từ 2 giải pháp trên. Men vi sinh có thành phần chính là các lợi khuẩn hoặc bào tử lợi khuẩn. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các loại men vi sinh cũng cho hiệu quả khác nhau. Các chuyên gia tiêu hóa khuyên dùng men vi sinh có thành phần là bào tử lợi khuẩn. Bởi, việc bổ sung lợi khuẩn có thể tạo bào tử vào đường ruột cho hiệu quả cao hơn và tuyệt đối an toàn.
Các lợi khuẩn này khi gặp điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao, nồng độ acid trong dạ dày pH2 sẽ tự chuyển thành bào tử để vượt qua và đến ruột an toàn. Khi vào đến ruột, lợi khuẩn chuyển về trạng thái hoạt động. Tại đây, chúng tạo màng sinh học giúp các vết thương trong ruột mau lành. Và ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh trong ruột.
Bên cạnh đó, chúng kích thích cơ thể tổng hợp enzyme và vitamin tiêu hóa. Lợi khuẩn bám vào khuôn phân giúp phân mềm, mịn, dễ đào thải. Ngoài ra, các lợi khuẩn này có kích thích cơ thể tiết kháng thể IgA. Một kháng thể miễn dịch có nhiều trong máu và dịch tiết. Từ đó, tạo cảm giác ăn ngon, tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh cho vật chủ. Do đó, những men vi sinh có thành phần là bào tử lợi khuẩn, bà bầu bị táo bón ra máu nên chọn vì tính an toàn và hiệu quả bền, khó tái phát.
Một số loại trà như trà hoa cúc, trà hoa hồng, bồ công anh… vừa có tác dụng phòng ngừa táo bón, vừa có lợi cho làn da của phụ nữ mang thai.
Trà bồ công anh: Có tác dụng kích thích gan tiết mật, thải độc tốt và quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, trà cung cấp nước cho ruột bài tiết, tăng khối lượng cho phân.
Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có thể uống hàng ngày giúp thư giãn, thanh lọc cơ thể tốt giúp làm đẹp và kích thích tiêu hóa hiệu quả. Mẹ bầu có thể uống trà hoa cúc vào mỗi buổi sáng và sau bữa ăn. Hơn nữa, uống trước khi đi ngủ cũng rất tốt cho việc cải thiện chứng táo bón.
Vận động nhẹ nhàngCác bài tập nhẹ nhàng hay đi bộ sẽ cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu. Lợi ích của phương pháp này mang lại chính là giúp cải thiện tâm trạng và giảm khả năng bị trầm cảm. Đi thể dục khi mang thai cũng khiến thể lực bạn ổn định và giảm tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không nên tham gia các bài tập vận động mạnh hay cố gắng vận động khi cơ thể quá mệt. Các mẹ hãy nhận biết khi nào là đủ và bài tập nào tốt nhất cho mình.
Phụ nữ mang thai bị táo bón nên uống thuốc gì? Các loại thuốc trị táo bón cho bà bầuKhi bị táo bón, một số loại thuốc được dùng để điều trị phổ biến như:
Thuốc nhuận tràng
Thuốc Sorbitol
Thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu: Sodium phosphate, Polyethylene glycol…
Thuốc thụt hậu môn
Thuốc làm mềm phân
Cách dùng thuốc trị táo bón cho phụ nữ mang bầuDùng thuốc trong thời gian ngắn, khoảng 3-4 ngày. Nếu không thấy hiệu quả cần dừng ngay. Dùng theo chỉ định của bác sĩ (nếu được kê) hoặc dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Thời điểm tốt nhất để dùng thuốc trị táo bón là buổi sáng hoặc buổi tối sau bữa ăn.
Lưu ý khi dùng thuốc cho bà bầuViệc bà bầu bị táo bón uống thuốc điều trị có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Thuốc có thể đi qua nhau thai tác động thới bào thai hoặc qua dây rốn. Một số loại thuốc không thích ứng với cơ địa người mẹ có thể dẫn đến dị tật thai nhi. Thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người mẹ. Chính vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý:
Không tự ý dùng thuốc
Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng
Dùng đúng và đủ liều đã được kê
Nếu trong quá trình dùng thuốc có biểu hiện khác lạ sau khi dùng thuốc cần ngưng sử dụng và gặp bác sĩ ngay
Chữa táo bón cho bà bầu không dùng đến thuốc Áp dụng mẹo dân gian trong xử lý táo bón cho bà bầuMột số mẹo dân gian được các mẹ truyền tay nhau vì hiệu quả cải thiện táo bón khi mang thai khá tốt. Không phải những bài thuốc cổ truyền, mẹo này chủ yếu hướng đến sự kết hợp các nguyên liệu thành món ăn chữa táo bón cho bà bầu.
Dùng vừng đen và mật ong
Nguyên liệu cần có: 25ml mật ong và 20g vừng đen.
Thực hiện: Giã dập vừng đen rồi trộn cùng mật ong nguyên chất. Sau đấy thêm 150ml vào hỗn hợp này, khuấy đều và đun nhỏ lửa trong 15 phút. Ăn món ăn liên tục trong 7 ngày liền vào lúc đói. Mỗi ngày ăn 2 lần sẽ thấy triệu chứng táo bón giảm nhiều.
Dùng đậu xanh và đường đỏ
Nguyên liệu cần có: 40g đậu xanh, 30g đường đỏ.
Thực hiện: Giã dập đậu xanh (nguyên vỏ). Cho đậu xanh và đường đỏ vào nồi cùng 350ml nước. Đun sôi hỗn hợp này thật kỹ cho đến khi đậu chín nhừ thì tắt bếp. Ăn món này trong 7 ngày liên tiếp, mỗi ngày chia làm 2 lần ăn.
Dùng khoai lang và mía đỏ
Nguyên liệu cần có: 50g khoai lang và 60g mía đỏ (hoặc mua sẵn nước mía).
Thực hiện: Rửa sạch khoai lang, để cả vỏ rồi cắt khúc bỏ vào xay nhỏ. Mía ép lấy nước rồi trộn cùng khoai đã xay. Đun hỗn hợp này trên lửa nhỏ, quấy liên tục đều tay cho đến khi khoai chín thì dừng. Ăn món này 2 lần mỗi ngày và sử dụng liên tục trong 7 ngày. Chứng táo bón ở bà bầu sẽ giảm hẳn mà không gây hại đến thai nhi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Táo Bón Có Nên Rặn Khi Mang Thai? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!