Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong # Top 15 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

05/11/2012

Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ mang thai tử vong

BS.CK1. Nguyễn Thị Từ Anh (Dịch)K. Sơ sinh – BV Từ Dũ

Theo một nghiên cứu vừa mới được đăng tải ngày 11 tháng 9 năm 2012 trên phiên bản điện tử của Tạp chí tim mạch châu Âu, phụ nữ mang thai mắc bệnh tim tử vong nhiều gấp 100 lần so với phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường. Các tác giả nghiên cứu cũng nhận thấy có khoảng 0,9% phụ nữ mang thai ở Anh có bệnh tim. Theo tiến sĩ Mark Johnson (Đại học Hoàng gia London, Anh), một trong những tác giả nghiên cứu, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất đối với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân này nhiều gấp 3 lần so với nguyên nhân thuyên tắc tĩnh mạch sâu và gấp 6 lần so với nguyên nhân xuất huyết. Vì vậy, cần quan tâm hơn đến vấn đề tim mạch của phụ nữ mang thai và cần tầm soát tốt hơn. Nếu phụ nữ bệnh tim được điều trị và theo dõi bệnh tốt thì tỷ lệ biến chứng rất thấp. Điểm then chốt là các phụ nữ bệnh tim cần được phát hiện bệnh trước khi mang thai để được điều trị ổn định và được theo dõi thường xuyên trong suốt thai kỳ. Trong thai kỳ, việc chẩn đoán bệnh tim rất khó khăn vì các triệu chứng của bệnh tim thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng của mang thai như khó thở, mệt mỏi và ợ nóng. Đồng thời, các bác sĩ cũng ít nghĩ đến bệnh lý tim khi khám các phụ nữ mang thai. Vì thế, khi chăm sóc thai phụ có các yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp thì các bác sĩ và nữ hộ sinh cần nghi ngờ bệnh tim nếu thai phụ than phiền bị đau ngực hoặc khó thở để chuyển họ đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch kịp thời.

Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ năm 2007 đến năm 2011, ghi nhận 1321 phụ nữ mang thai ở 28 quốc gia. Trong số này, bệnh lý tim bẩm sinh chiếm 66%, bệnh lý van tim chiếm 25%, bệnh cơ tim chiếm 7% và bệnh tim thiếu máu chiếm 2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai bị bệnh tim là 1%, so với tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường là 0,007%. Các phụ nữ bị bệnh cơ tim có dự hậu xấu nhất vì có tỷ lệ suy tim và rối  loạn nhịp tim nhiều hơn. Các phụ nữ bị bệnh van tim thường bị xuất huyết sau sinh hơn, có thể vì dùng nhiều thuốc chống đông máu. Tỷ lệ tử vong giữa các quốc gia đang phát triển cũng cao hơn các quốc gia phát triển, 3,9% so với 0,6%.

Tỷ lệ thai lưu của phụ nữ bệnh tim cũng cao gấp 5 lần và con của họ bị tử vong trong vòng 30 ngày sau sinh cũng cao gấp 1,5 lần. Tuy nhiên, các tỷ lệ này khác biệt rất lớn giữa các quốc gia đang phát triển và đã phát triển.

Kết quả điều  trị của thai phụ bệnh tim so với thai phụ có sức khỏe bình thường.

KQ điều trị

Thai phụ bình thường (%)

Bệnh tim bẩm sinh (%)

Bệnh van tim (%)

Bệnh cơ tim (%)

Bệnh tim thiếu máu cục bộ (%)

Tử vong của mẹ

0.007

0.5

2.1

2.4

0

Suy tim

0

8.0

18

24

8.0

Sinh mổ lấy thai

23

38

42

58

60

Tử vong của con

0.35

0.5

3.9

4.5

4.0

Một số phụ nữ không biết mình có bệnh tim và khi mang thai thì bệnh mới biểu hiện rõ. Thí dụ, bệnh cơ tim có thể chỉ biểu hiện triệu chứng khi mang thai. Một số bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh được chẩn đoán khi còn nhỏ nhưng không còn theo dõi khi trưởng thành. Có nhiều quốc gia, người phụ nữ bị áp lực phải sinh con nên mặc dù bị bệnh tim vẫn mang thai. Bệnh lý van tim do bệnh thấp vẫn còn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển nhưng ít gặp ở các quốc gia đã phát triển. Nghiên cứu này còn tiếp tục tiến hành trong vài năm tiếp theo và kết quả nghiên cứu sẽ giúp có những kế hoạch chăm sóc phụ nữ mang thai tốt hơn.

Nguồn:

www.medscape.com

Phụ Nữ Mang Thai Bị Đau Đầu Có Nguy Hiểm?

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường hay mắc phải một số triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, dưỡng chất được tiếp nhận và môi trường sống tác động kho mang thai. Một trong số những điều đó, thì phổ biến nhất của mẹ bầu vẫn là chứng bệnh bị đau đầu.

Cho dù với chứng bệnh đầu khá phổ biến nhưng đau đầu khi mang hai lại không được xem thường, tất cả các mẹ bầu không thể lường trước điều điều gì sẽ xảy ra với những biến chứng nguy hiểm mà các cơn đau đầu sẽ mang lại. Nếu bạn chủ quan không thận trọng trong vấn đề này thì việc điều trị sẽ rất khó dứt điểm được, gây ra tình trạng bị mệt mỏi trong suốt thời gian mang thai. Thường với những bệnh đau đầu hay xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ hoặc tháng cuối cùng của thai kỳ, làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt của thai phụ.

1. Tình trạng đau đầu khi mang thai có phổ biến không?

Đau đầu sẽ xuất hiện khá phổ biến ở các mẹ bầu, và đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai, với những cảm giác như: bị bóp chắt hoặc bị đau âm ỉ liên tục vào 2 bên đầu và phần sau gáy. Nếu trước kia bạn thường hay bị đau đầu, bị căng cơ, thì việc mang thia có thể sẽ làm cho tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn.

2. Nguyên nhân khiến đau dầu khi mang thai là gì?

a – Thay đổi về hormone:

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% ở phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng bị đau đầu mỗi khi mang thai và trong số đó thì chiếm khoảng 58% thai phụ sẽ bị đau nửa đầu trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi mới bắt đầu mang thai, thì nồng độ hormone ở trong cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, bởi điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bị căng cơ, thay đổi về ngoại hình, vóc dáng,…. Và đau đầu sẽ xảy ra như một loại phản ứng của cơ thể với sự thay đổi này.

Có một số căn bệnh về nội khoa có thể sẽ gây ra các biến chứng bị đau đầu khi mang thai ở người phụ nữ như: viêm xoang, nghẹt mũi, trầm cảm, dị ứng,…

c – Trọng lượng của thai nhi thay đổi:

Khi phụ nữ bị nhức đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thường do trọng lượng thai nhi tăng lên khá nhanh chóng làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của toàn thể cơ thể cũng như các hệ thần kinh trong cơ thể. Với tình trạng bị thiếu máu dẫn lên não sẽ gây ra các chứng đau đầu ở cơ thể của mẹ bầu.

d – Sinh hoạt thiếu khoa học

Các mẹ bầu ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước, thường xuyên thức đêm hoặc sử dụng các đồ ăn chứa cafein cũng có thể gây ra các triệu chứng bị nhức đầu.

e – Ảnh hưởng từ môi trường sống

Thai phụ đang sống và làm việc trong một môi trường có nhiều tiếng ồn sẽ rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… lâu dần sẽ làm ảnh hưởng tới tình trạng bị đau đầu, mệt mỏi mỗi khi mang thai.

3. Những điều cần biết về đau đầu khi mang thai và nên sử dụng loại thuốc nào?

a – Điều cần biết khi mang thai bị đau đầu

Có rất nhiều chị em phụ nữ, ngay cả với những người chưa từng bị đau đầu trước kia thì vẫn có thể mắc những tình trạng này trong suốt thời kỳ mang thai. Phần lớn các cơn đau sẽ không nghiêm trọng và không đáng phải lo ngại.

Nhưng phần lớn, nếu các cơn đau của bạn kéo dài trên 4 giờ đồng hồ, hoặc bạn có xuất hiện với các triệu chứng khác thường như: sốt, tăng cân đột ngột, rối loạn thị giác, sưng mặc hoặc tay thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Khi bị đau đầu thì bạn có thể sử dụng loại thuốc acetaminophen theo sự hướng dẫn trên bao bì. Nhưng với phụ nữ mang thai thì không được sử dụng loại thuốc giảm đâu như: aspirin, ibuprofen, hoặc các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Bạn cần tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kể loại thuốc nào trong quá trình mang thai, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối nhất cho cả mẹ và bé.

4. Bí quyết giảm cơn đau đầu khi mang thai

a – Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Tùy thuộc vào từng sở thích, khả năng hấp thụ của mẹ bầu, thì chị em phụ nữ nên chia nhỏ tất cả các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, thời gian có thể gần nhau để tránh bị đói mỗi khi mang thai gây ra hiện tượng bị hạ đường huyết dẫn tới đau đầu.

– Bạn cần uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều trái cây tươi, bởi việc thiếu nước cũng dẫn đến hiện tượng bị đau đầu.

– Hạn chế việc sử dụng các đồ uống có gá, nước ép trái cây đóng chai, thịt được chế biến sẵn, các loại socola, bánh kẹo,….

b – Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi

– Bạn nên cố gắng tạo ra những giấc ngủ ngắn trong ngày, nên ngủ ở những nơi yên tĩnh, trong phòng tối giúp cho giấc ngủ ngon hơn.

– Nên tìm cho mình với những thú vui giải trí như: độc sách, viết nhật ký khi mang thai, vẽ tranh hay nghe nhạc để thư giãn đầu óc.

– Sắp xếp thời gian khoa học để làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhất, bạn cần cân nhắc để giảm bớt về khối lượng công việc, thay đổi môi trường làm việc khi mang thia nếu tính chất công việc thường xuyên bị căng thẳng, đi lại nhiều.

– Phụ nữ khi mang thai nên tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng sẽ rất tốt trong việc giảm đâu nửa đầu, các chị em có thể tập yoga, đi bộ, thiền, bơi lội đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé,…

– Massage vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân giúp cho trẻ lưu thông máu và làm giảm đau đầu một cách hiệu quả nhất, bạn cũng có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc có thể sử dụng với các dịch vụ massgae tại nhà cho bà bầu hoặc tại các spa, thầm mỹ viện.

d – Ngâm mình ở trong bồn tắm

5. Đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng

Phần lớn tình trạng bị đau đầu thường gây ra hiện tượng khó chịu khi mang thai là điều vô cùng hại, nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một triệu chứng khá nghiêm trọng. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc bị đau đầu nghiệm trọng, nếu đã sử dụng loại thuốc acetaminophen mà không có sự biến giảm nào. Lúc này, bạn cần được bác sĩ thăm khám cụ thể, để chắc chắn về nguyên nhân gây ra đau đầu, và có biện pháp xử lý tốt nhất.

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của htai kỳ, bị đau đầu có thể là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật, đây là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng do huyết áp tăng cao trong thời kỳ mang thai. Tất cả những triệu chứng khác của bệnh này sẽ gồm có protein bất thường ở trong nước tiểu, thay đổi về thị giác và bất thường về gan, thận.

– Đau đầu dữ dội ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3.

– Đau đầu một cách đột ngột, dữ dội, mỗi cơn đau đều làm cho bạn thức giấc, đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bạn luôn cảm giác chưa hề từng đau như thế bao giờ.

– Đau đầu đi kèm với sốt và cứng cổ.

– Các cơn đau ngày một tăng hơn, đi kèm đó có rất nhiều triệu chứng khác như: nhìn mờ hoặc bị rối loạn thị giác, nói mơ, buồn ngủ, bị tê buốc hoặc có sự thay đổi về cảm giác hay tri giác.

– Đau đầu sau khi bị chấn thương.

– Đau đầu ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.

Khi mang thai thấy các hiện tượng bị đau đầu, thì chị em phụ nữ tuyệt đối không được phép chủ quan, cần phải theo dõi và cải thiện ngay sức khỏe của mình bằng tất cả các cách ở trên, và thường xuyên bổ sung dinh dưỡng khi mang thai là đặc biệt quan trọng. Nếu trong tình trạng bị đau đầu diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không hề có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bệnh Quai Bị Với Phụ Nữ Có Thai

Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Bà bầu bị quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn tới thai nhi

Virut quai bị là virut có tính hòa tan tế bào, nó có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.

Sau khi phụ nữ mang thai bị quai bị thường phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.

Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng tránh bệnh quai bị trong thai kỳ

Tốt nhất, trước khi lên kế hoạch mang bầu, bạn nên tiêm phòng quai bị. Bạn không nên đợi đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi vì vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Tương tự, bạn cũng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.

Những điều nên làm khi bị quai bị trong thai kỳ

Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm…

Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý là khi mắc bệnh quai bị trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, bạn cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Nếu bạn bị quai bị trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn cần thông báo cho bác sỹ về tình trạng mang bầu của mình khi đi khám và điều trị bệnh quai bị. Sau khi bạn đã khỏi bệnh, bạn cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyên hợp lý của bác sĩ về tình trạng của bạn.

chúng tôi

Hàm Lượng Acid Folic Bao Nhiêu Là Đủ Với Phụ Nữ Mang Thai?

Axit Folic hay còn gọi là vitamin B9 là chất tan trong nước, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt là với thai phụ. Cũng như các loại vitamin khác, phải bổ sung đầy đủ B9 cho bà bầu.

Tác dụng của axit folic đối với bà bầu?

Trước khi biết cần bà bầu cần bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ, chúng ta cùng tìm hiểu về axit folic cùng tác dụng của nó với bà bầu. Vitamin B9 có nhiều công dụng cho bà bầu, nhưng không thể không kể đến 4 tác dụng chính, rất quan trọng này

Giúp ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi: ở giai đoạn thai kỳ, thai nhi đã được hình thành não và tủy sống trong tử cung. Vì vậy, cung cấp đầy đủ vitamin B9 giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Vitamin B9 giúp phòng ngừa nhiều dị tật, khuyết tật ở não và tủy sống, thậm chí là nứt đốt sống. Theo kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung đủ vitamin B9 giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi đến 50% – 70%.

Bên cạnh đó, cũng nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin B9 có thể phòng tránh dị tật tim bẩm sinh, giảm nguy cơ bị hở hàm ếch, sứt môi…

Đặc biệt, vitamin B9 c

ó vai trò trong việc ngăn ngừa thiếu máu. Bởi vì vitamin này giúp cung cấp hồng cầu và các tế bào máu cho cơ thể. Bổ sung axit folic giúp mẹ và thai nhi ngăn ngừa các bệnh thiếu máu, ngừa chứng tiền sản giật khi mang thai, phòng ngừa sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng…

Giảm thiểu nguy cơ gây ung thư: axit folic có thể giúp giảm nguy cơ bị một số bệnh như ung thư ruột kết, cổ tử cung, hoặc ung thư vú…

Ngoài 4 tác dụng chính, vitamin B9 còn giúp phòng ngừa những bệnh như: đột quỵ, mất trí nhớ (do nồng độ homocystein trong máu sẽ tăng cao, dễ dẫn đến bệnh Alzheimer), trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, xơ vữa động mạch…

Thai phụ cần bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ? 

Để trả lời tốt nhất câu hỏi bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic, chúng ta cần phải tìm hiểu bổ sung vitamin B9 qua các thời kỳ, trước, trong khi và sau khi mang thai. Bởi vì axit folic luôn cần cả 3 giai đoạn thai kỳ.

Thông thường, người lớn chỉ cần mỗi ngày 180- 200 mcg vitamin B9. Nhưng hàm lượng này phải tăng cao đối với thai phụ. Cụ thể như:

Người lớn mỗi ngày cần 180- 200 mcg axit folic

400mcg là liều lượng axit folic trung bình mà thai phụ cần bổ sung mỗi ngày, bắt đầu ít nhất từ một tháng trước khi có ý định mang thai

Đối với phụ nữ mang thai cần 360 – 400 mcg mỗi ngày

Phụ nữ cho con bú trong 6 tháng đầu chỉ cần 280 mcg vitamin B9 mỗi ngày

Phụ nữ cho con bú 6 tháng tiếp theo cần 260 mcg mỗi ngày

Bên cạnh đó, nếu thai phụ có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh thì lượng axit folic nên bổ sung tăng cao 4.000 mcg (4 mg) mỗi ngày.

Ngoài ra, để biết chính xác bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến và sự chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa vitamin B9.

Tác hại của việc thừa axit folic

Nếu bạn không biết bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic mà cung cấp dư thừa lượng vitamin B9 cũng sẽ gây ra tác hại khôn lường như thiếu nó. Thừa axit folic có thể gây ra 4 tác hại lớn sau đây:

Không nhận ra được sự thiếu hụt vitamin B12:

Nếu lượng Vitamin B9 cao, bạn khó nhận ra được sự thiếu hụt vitamin B12. Điều này có thể dẫn đến sự tổn thương của não và thần kinh do không đủ vitamin B12. Vì vậy, nếu bạn gặp một số triệu chứng như mệt mỏi, khó tập trung, khó thở thì nên kiểm tra việc thiếu hụt vitamin B12.

Đẩy nhanh tình trạng giảm trí nhớ:

Nếu lượng axit folic dư thừa có khả năng làm tăng tốc độ suy giảm trí nhớ. Theo một nghiên cứu ở những người trên 60 tuổi có hàm lượng vitamin B9 cao và B12 thấp cho thấy kết quả sa sụt trí nhớ cao hơn người thông thường.

Ngoài ra, những người này cũng dễ gặp tình trạng mất chức năng não cao gấp 3.5 lần so với người thường.

Gây ra tình trạng chậm phát triển não bộ ở trẻ em:

Bổ sung quá nhiều vitamin B9 sẽ dẫn đến khả năng tăng đề kháng insulin và gây nên tình trạng chậm phát triển não bộ ở trẻ.

Tăng nguy cơ tái phát ung thư:

Khi hàm lượng axit folic vừa đủ sẽ giúp các tế bào khỏe mạnh và ngăn ngừa, bảo vệ chúng khỏi nguy cơ ung thư. Ngược lại, nếu những tế bào này nhận được dư thừa vitamin B9 sẽ gây nên tác dụng ngược, giúp chúng phát triển hoặc lan rộng.

Một nghiên cứu đưa ra kết luận rằng đối với những người được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, nếu bổ sung mỗi ngày hơn 1.000 mcg axit folic thì có nguy cơ tái phát ung thư cao hơn 1.7% – 6.4%

Lời kết: Hiểu được tầm quan trọng cũng như tác hại của việc thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin B9 giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi: bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic.

Tuy nhiên, sự thật rằng trước khi bổ sung vitamin B9, cũng như bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào, bạn phải tham khảo ý kiến và sự chỉ định của bác sỹ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!