Xu Hướng 11/2023 # Bệnh Lý Thalassemia Ở Thai Phụ # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Lý Thalassemia Ở Thai Phụ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Là chuỗi a bị giảm hai hay nhiều hơn trong bốn gene α-globin.

Sự thiếu hụt 1 gene α-globin (α-/αα) thì không nhận biết được trên lâm sàng và các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Sự thiếu hụt 2 gene α-globin (αα/– hay –/αα hay α-/α-) gây nên bệnh α- Thalassemia thể nhẹ với thiếu máu hồng cầu nhỏ không triệu chứng mức độ trung bình. Những cá thể này được xem như là người lành mang gen bệnh và làm những đứa trẻ sinh ra tăng nguy cơ mang gen thể nặng hơn đó là mất 3 hoặc 4 gen α-globin. Theo ACOG thì nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm người Mỹ gốc Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, vùng Địa Trung Hải.

Mất ba gen, là người chỉ có 1 gene hoạt động để sinh ra alpha globin. Có biểu hiện thiếu máu nhược sắc ở mức độ nhẹ đến trung bình, MCV và MCH giảm. Mức độ cần truyền máu thay đổi tùy từng bệnh nhân. Có thể kèm theo các biến chứng khác như: lá lách to, sỏi mật tăng nguy cơ nhiễm trùng, vàng da,.. .đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu nặng cần truyền máu thường xuyên.

Mất hoàn toàn 4 gen, là người mắc alpha thalassemia thể nặng. Thai nhi mắc Hemoglobin Bart thường có phù nhau thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc chết sớm sau sinh. Thể này đặc biệt phổ biến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines. Xảy ra khi cả ba và mẹ đều mang gen αα/–.

Ta Có Thể Tóm Tắt Như Sau:

Số gen Globin Kiểu gen Biểu hiện lâm sàng

4 αα/αα Bình thường

3 α-/αα Không có triệu chứng

2 α-/α- Thiếu máu nhẹ

αα/–

1 α-/– Bệnh lí Hb H

0 –/– Bệnh lí Hb Bart’s

Là dạng dị hợp tử β globin gây thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc mức độ trung bình hay không thiếu máu. HbA2 tăng hơn 5% ở 90% bệnh nhân và HbF tăng hơn 2% ở 50% bệnh nhân.

Dạng β+/β+ hay có thể là β+/β°

Khác với thể nặng về nhu cầu cần truyền máu, vẫn cần truyền máu nhưng tần suất ít hơn và cũng có sự quá tải sắt, rối loạn chuyển hoá sắt trong cơ thể.

(β+/β° Hoặc β°/β°)

Thiếu máu nặng, gan lách to nếu không điều trị, bệnh nhân có thể tử vong khi còn nhỏ. Phương pháp hiện đại gồm truyền máu thường qui, thải sắt có thể đem lại sự phát triển bình thường, kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa biến chứng như dị dạng xương, bất thường tim bẩm sinh, quá tải dịch. Cắt lách thường cần thiết để làm tăng sự sống của hồng cầu chủ và hồng cầu được truyền vào. Ghép tủy cũng là 1 cách điều trị khả thi.

– Chuỗi a kết hợp các chuỗi giống p theo lực hút tĩnh điện [a có điện (+), chuỗi β, δ, γ có điện (-), điện tích p mạnh hơn δ, γ]

– Bệnh β thalasemia: chuỗi β giảm nên α tăng kết nối δ, γ. Hậu quả Hb A ↓, Hb

F ↑, Hb A2 ↑.

– Bệnh α thalasemia: chuỗi α ↓ nên α ↓ kết nối β, δ, γ. Hậu quả Hb A ↓, Hb F ↓, Hb A2 ↓.

– Hb giảm tổng hợp: hồng cầu nhỏ, nhược sắc.

– Globin dư thành heme hay hemichrome làm cho hồng cầu sẽ bị tăng phá hủy gây huyết tán.

– Tủy tăng sản xuất cho ra hồng cầu mới: sự tạo hồng cầu không hiệu quả.

– Hồng cầu dễ bị các IgG, C’3 gắn trên màng và bị phá hủy ngoại biên.

– Hậu quả thiếu máu huyết tán → gan lách to, sạn mật, ứ sắt, thiếu máu mãn → tăng hoạt động tủy xương → biến dạng xương.

– Ứ sắt: hồng cầu huyết tán mãn, tăng hoạt tủy xương, tăng hấp thu sắt qua đường tiêu hóa.

Chỉ số bình thường

Sơ sinh > 6 tháng – người lớn

HbA = α2β2 < 20% 97-99%

HbA2 = α2δ2 < 1% 1,5-3,5%

HbF = α2γ2 80% 0,5-2%

Hb Bart’s = γ4 HbH = β4

có thể không triệu chứng, thai phụ chỉ tình cờ phát hiện khi xét nghiệm máu.

thiếu máu nhược sắc hay hồng cầu nhỏ mức độ nhỏ, trung bình ( Hb < 10 g/dl, MCV < 80 fl hay MCH < 27 pg ).

Ferritin huyết thanh bình thường hoặc tăng.

– Tầm soát thường quy bệnh lí Thalassemia và hemoglobin cho tất cả các sản bằng xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (hoặc huyết đồ) vì người Việt Nam thuộc nhóm nguy cơ cao.

– Xét nghiệm Huyết đồ với MCV ≥ 80 fL và MCH ≥ 28 pg thì không cần làm thêm các xét nghiệm khác về thalassemia. Nhưng sẽ có thể bỏ sót các bệnh lý hemoglobin khác như HbS (hồng cầu hình liềm), HbC (hồng cầu hình bia), HbD vì chúng có thể có MCV hay MCH bình thường. – Đối với các cá thể có MCV < 80 fL hay MCH < 28 pg xét nghiệm tiếp Điện di Hb (hay HPLC), ferritin huyết thanh của vợ và tiến hành tìm bệnh lý hemoglobin của chồng. – Nếu cả 2 vợ chồng đều là người lành mang bệnh thì họ được tham vấn về gen và xác định nguy cơ mang bệnh của thai nhi. – Chẩn đoán tiền sản với phân tích DNA từ chọc ối (hay sinh thiết gai nhau, lấy máu cuống rốn) nên tiến hành đối với tất cả những cặp vợ chồng mà con có nguy cơ với Thalassemia thể nặng hay rối loạn tế bào hình liềm.

(1) Tiền sử bản thân và gia đình vợ hoặc chồng mắc bệnh thiếu máu Thalassemia.

Tiền sử sinh con phù nhau thai

(2) Tầm soát bằng huyết đồ dương tính khi: MCV < 80 fl hoặc MCH < 28 µg

(3) Sàng lọc chồng bằng xét nghiệm huyết đồ. Khi chồng không có điều kiện lấy máu nhiều lần thì có thể tư vấn làm xét nghiệm trọn bộ: Huyết đồ, ferritin và điện di Hb.

(4) Ferritin < 15 ng/ml: thiếu máu thiếu sắt.

Ferritin < 30 ng/ml: dự trữ sắt huyết thanh thấp

Chú ý: thiếu máu thiếu sắt vẫn có thể kèm với thiếu máu Thalassemia

(5) Điện di Hemoglobin bất thường khi có các đỉnh:

HbH: α thalassemia thể mất 3 gien α

Hb Bart: α thalassemia thể mất 4 gien α (thể nặng) gây phù thai

Chú ý: Khi có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (MCV < 80 fl hoặc MCH < 28 µg) với Ferritin bình thường hoặc tăng và điện di Hemoglobin bình thường thì nên nghĩ đến bệnh lý Hemoglobin.

(6) Thai mắc thalassemia thể nặng:

HbBart: gây phù thai

HbH: thiếu máu từ nhẹ, trung bình đến nặng

β tha0/ β tha0: β thalassemia thể nặng

β tha0/ β tha+, β tha0/HbE: β thalassemia thể nặng

(7) Theo dõi thai phụ thalassemia thể ẩn:

Hb < 90 g/l chuyển bệnh viện Huyết học theo dõi, cân nhắc chỉ định truyền máu.

Cung cấp acid Folic.

Cung cấp sắt nếu ferritin < 30 ng/ml

Sylvie Langlois, Jason C. Ford, David Chitayat. Carrier Screening for Thalassemia and Hemoglobinopathies in Canada. SOGC Clinical Practice Guideline. No 218, October 2008.

Valerie J. Rappaport, Maria Velazquez, Kayon Williams. Hemoglobinopathies in pregnancy. Obstetrics and Gynecology clinics of North America 31 (2004), 287-317.

Hemoglobinopathies in pregnancy, ACOG practice bulletin, Clinical management guidelines for Obstrician-Gynecologists, No 78, January 2007, p 931-938.

Leave a reply →

Phụ Nữ Mắc Thalassemia: Những Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai

Bài viết được thực hiện bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Yi Hyeon Gyu – Trưởng Đơn nguyên Huyết học và Trị liệu tế bào – Đơn nguyên Huyết học và Trị liệu tế bào – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thalassemia (hay tan máu bẩm sinh) là một nhóm các bệnh di truyền làm giảm lượng hemoglobin bình thường trong hồng cầu. Một loại protein có tên là Hemoglobin được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu, đưa oxy tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Việc giảm hemoglobin trong máu dẫn đến thiếu máu.

Có hai loại Thalassemia là Alpha Thalassaemia và Beta Thalassemia, tùy thuộc vào chuỗi protein của phân tử hemoglobin bị mất trong hồng cầu. Ngoài ra, bệnh này cũng được chia làm 3 nhóm tùy vào mức độ của nó là: thể nhẹ, thể vừa và thể nặng.

Phụ nữ bị Thalassemia máu có tỷ lệ bị vô sinh cao bởi thường phải truyền máu. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị bệnh vẫn có thể có thai. Trong trường hợp người phụ nữ bị Thalassemia và muốn mang thai thì hãy cân nhắc một số vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Lưu ý ở bà mẹ mắc Thalassemia

Trong khi mang thai nên theo dõi chặt chẽ các rối loạn của mẹ và tình trạng của bé. Huyết sắc tố Hb nên được duy trì trên 10g/dL để cho phép thai nhi phát triển bình thường. Thải sắt không được khuyến khích; tuy nhiên, có thể hợp lý khi xem xét lại liệu pháp thải sắt bằng Desferrioxamine vào khoảng tháng thứ 6 thai kỳ khi lợi ích tiềm năng vượt xa nguy cơ thai nhi.

Phụ nữ mắc bệnh Thalassemia mà trước đây chưa từng được truyền máu hoặc chỉ được điều trị truyền máu tối thiểu, có nguy cơ bị thiếu máu trầm trọng trong khi mang thai. Vì mang thai làm tăng nguy cơ huyết khối gấp 3 – 4 lần và bệnh Thalassemia cũng là một tình trạng tăng đông, nên khuyến cáo là phải bảo đảm sự an toàn cho những phụ nữ có nguy cơ cao (như những người không thường xuyên được truyền máu, những người bị cắt lách trong khi mang thai và giai đoạn sau sinh).

Triệu chứng của bệnh Thalassemia có thể trở nên trầm trọng hơn nếu thai phụ bị căng thẳng của việc mang thai. Tim và gan của người phụ nữ dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ mang thai, đồng thời hệ thống nội tiết giúp tiết ra các hooc môn trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Mỗi hệ thống này phải được theo dõi chặt chẽ trước và trong suốt thai kỳ.

Trong khi mang thai, cơ thể của người mẹ cần sản xuất máu nhiều hơn để đáp ứng thêm nhu cầu của thai nhi. Đây là lý do phụ nữ bị bệnh Thalassemia khi mang thai rất dễ bị thiếu máu, đặt áp lực tạo máu nhiều hơn đến tim để có thể đẩy máu đến tất cả các mô của cơ thể. Phụ nữ bị Thalassemia cần phải kiểm tra chức năng tim trước khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai, họ có thể cần truyền máu thường xuyên để giảm bớt căng thẳng lên tim.

Bệnh đái tháo đường type 1 cũng là một trong những bệnh mẹ bầu bị Thalassemia dễ mắc. Sự căng thẳng của việc mang thai có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát tốt trước và trong suốt thai kỳ.

Axit folic là một yêu cầu dinh dưỡng quan trọng trong những tuần đầu của thai kỳ bình thường nhưng đối với phụ nữ bị Thalassemia thì nhu cầu chất này càng cao hơn. Ngoài việc giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ đang phát triển, axit folic sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc một loại thiếu máu đặc biệt gọi là thiếu máu megaloblastic. Các chất dinh dưỡng và chất bổ sung có thể cần thiết theo quyết định của bác sĩ.

Bệnh tan máu bẩm sinh có ảnh hưởng đến quá trình sinh nở hay không? Tình trạng tan máu bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cách xương phát triển làm cho việc sinh nở thông qua ngả âm đạo trở nên khó khăn. Trường hợp mẹ có biến dạng khung chậu thì khó có thể sinh thường được.

Những đánh giá trước mang thai của phụ nữ mắc Thalassemia:

Người chồng/bạn trai: Tình trạng Thalassemia; Công thức máu; Tinh dịch đồ.

Khả năng sinh sản: Chu kỳ kinh nguyệt; Xét nghiệm nội tiết tố (bao gồm AMH); Siêu âm vùng xương chậu, tử cung.

Quá tải sắt: Điện di huyết thanh (Serum ferritin); Chụp MRI Tim; Chụp MRI gan.

Chức năng tim: Đánh giá chức năng tim mạch; Điện tâm đồ (cả khi nghỉ ngơi và tập thể dục); Siêu âm tim.

Chức năng gan: Xét nghiệm sinh hóa gan; Siêu âm gan và túi mật; Đánh giá vấn đề xơ gan.

Chức năng nội tiết: Xét nghiệm chức năng tuyến giáp; Xét nghiệm chuyển hóa Glucose; Mức độ vitamin D, HEXA.

Nhiễm: TORCH; HIV, HBV, HCV; Bệnh giang mai.

Thrombophilia: Tiền sử cá nhân/gia đình bị thrombophilia

2. Lưu ý ở con

Con đường di truyền của bệnh Thalassemia diễn ra những trường hợp như sau:

Chỉ có bố hoặc mẹ mang gen bệnh: 50% con sinh ra sẽ mang gen bệnh, 50% bình thường.

Bố và mẹ cùng mang gen bệnh: 25% con sinh ra bình thường, 50% con mang gen bệnh nhưng không biểu hiện và 25% con bị bệnh.

Bố hoặc mẹ bị mắc bệnh, người còn lại chỉ mang gen bệnh mà không biểu hiện: 100% con sinh ra mang gen bệnh, trong đó xác suất bệnh biểu hiện ra bên ngoài là 50%.

Cả hai bố mẹ cùng bị bệnh Thalassemia: 100% con sinh ra đều bị bệnh.

Chính vì vậy, trước khi mang bầu, cả hai vợ chồng nên chủ động đi xét nghiệm tầm soát bệnh và hỏi ý kiến chuyên gia để có sự lựa chọn hợp lý nhất.

Nếu vợ và chồng đã được chẩn đoán có đặc điểm tan máu bẩm sinh tiềm ẩn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện biện pháp xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá xem liệu thai có bị di truyền chứng bệnh này hay không. Các hình thức kiểm tra xét nghiệm bao gồm:

Sinh thiết gai nhau (CVS): Lấy một mẫu nhỏ của nhau thai để xét nghiệm DNA vào khoảng từ tuần thứ 11 đến 14 của thai kỳ.

Chọc dò nước ối được thực hiện sau 15 tuần mang thai.

Lấy mẫu máu thai nhi thông qua dây rốn khi mẹ bầu mang thai từ 18 – 21 tuần.

Việc thai nhi bị ảnh hưởng bởi thiếu máu chuỗi alpha mức độ nặng nên sẽ có cơ hội sống sót rất thấp. Do đó, một số bố mẹ thường sẽ cân nhắc việc chấm dứt thai kỳ. Điều này là do em bé có thể không thể phát triển như các bé bình thường dù phải trải qua khá nhiều phương pháp điều trị.

Ảnh hưởng của người mẹ mắc bệnh tan máu bẩm sinh đối với thai nhi

Cho dù bạn bị bệnh tan máu bẩm sinh hay chỉ là người mang mầm bệnh, em bé sẽ có thể tránh khỏi tác động của căn bệnh này nếu mẹ bầu uống 5mg axit folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Điều này là do bệnh có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

Việc uống axit folic đều đặn cũng giúp máu trở nên khỏe mạnh. Bệnh tan máu bẩm sinh có thể dẫn đến thiếu máu khi mang thai. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một vài xét nghiệm để xem mẹ bầu có nên bổ sung sắt hay không.

Trẻ mắc bệnh Thalassemia khi sinh ra sẽ sớm phát triển các triệu chứng của bệnh như tím tái, nhức đầu, mệt mỏi, thở dốc, vàng da,… Những bé này có thể kén ăn hoặc nôn mửa sau khi ăn. Có thể điều trị bệnh Thalassemia bằng một số loại thuốc hoặc nếu thể nặng thì cần truyền máu thường xuyên.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai với các dịch vụ trong đó có Chương trình sàng lọc phát hiện người lành mang gen bệnh. Là một trong những đơn vị đầu ngành về khám, tư vấn và can thiệp hỗ trợ sinh sản, tầm soát bệnh Thalassemia cho các cặp vợ chồng chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân, hoặc những cặp vợ chồng đã kết hôn nhưng chưa biết mình có mang gen bệnh hay không.

Mặc dù tan máu bẩm sinh là bệnh được chẩn đoán và điều trị không quá phức tạp, nhưng đây là căn bệnh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chi phí cho điều trị rất tốn kém, vì vậy để sinh ra em bé khỏe mạnh trong cuộc sống hiện đại, tầm soát gen bệnh trước khi kết hôn là vô cùng quan trọng.

Quý khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

Điều Trị Suy Tim Ở Phụ Nữ Mắc Bệnh Tim Khi Mang Thai

A- A+

Khi có thai, do nhu cầu cơ thể của người mẹ và của thai nhi tăng lên, tim phải làm việc và co bóp mạnh hơn. Bởi vậy, đối với những sản phụ có bệnh tim rất dễ bị suy tim. Bệnh thường bắt đầu ở tuần 20 của thai kỳ và kết thúc ở giai đoạn hậu sản. Tuy hiếm gặp, nhưng bệnh có tỷ lệ tử vong cao, với các biểu hiện cơ tim giãn với dấu hiệu suy tim nặng.

Khi xử trí một trường hợp sản phụ bị suy tim, ngoài tình trạng bệnh lý cần phải dựa vào số lần có thai, tuổi của sản phụ để quyết định.

Những điều cơ bản trong điều trị bệnh cơ tim chu sinh

Điều trị suy tim ở 3 tháng cuối của thai kỳ: Là sự phối hợp của chuyên khoa: tim mạch, sản khoa. Vì tính an toàn cho thai nhi, sản phụ phải được thông báo trước những biến cố do bệnh và do hậu quả không mong muốn của việc điều trị gây ra.

Phòng ngừa huyết khối là cần thiết cho BCTCS do nguy cơ tạo huyết khối ở bệnh cơ tim giãn nở cao.

Chăm sóc một BCTCS trong chuyển dạ sinh: Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ sản khoa, tim mạch và gây mê. Sản phụ cần được điều trị suy tim tối ưu trước dự sinh. Gây tê vùng, giảm đau ngoài màng cứng được đề nghị nhằm làm giảm gắng sức do đau, sinh qua ngả âm đạo vẫn là lựa chọn ưu tiên vì nguy cơ thuyên tắc phổi, mất nhiều máu, viêm nội mạc tử cung cao hơn ở nhóm bệnh sinh mổ. Dù vậy, việc quá thận trọng với chỉ định mổ bắt con có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Điều trị những biến chứng cấp, rối loạn nhịp được sử dụng thuốc như những trường hợp suy tim thông thường.

Điều trị BCTCS cho sản phụ sau sinh: Giống như điều trị giai đoạn trước sinh, chỉ thêm là bổ sung nhóm thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II – nhóm thuốc có khả năng cải thiện tỉ lệ tử vong cao cho bệnh suy tim có chức năng tâm thất trái suy giảm. Thuốc captopril và enalapril thường được lựa chọn nếu sản phụ cho con bú, vì những thuốc này bài tiết ít qua sữa mẹ. Thuốc lợi tiểu kháng aldosteron được chỉ định cho những bệnh nhân suy tim.

Dự phòng nguy cơ bệnh cơ tim chu sinh

Lời khuyên của thầy thuốc là cần phải đăng ký và quản lý sớm tất cả sản phụ có bệnh tim, điều trị sớm tất cả các trường hợp suy tim. Với những sản phụ bị bệnh tim, khi gần đến kỳ chuyển dạ, cần phải đưa vào nằm viện để theo dõi. Riêng đối với những trường hợp có suy tim mà điều trị ngoại trú không có kết quả thì phải cho vào nằm viện ngay.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim

BS.CKII. Nguyễn Hữu ThuậnBáo Sức khỏe & Đời sống

Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang – giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Bệnh Quai Bị Với Phụ Nữ Có Thai

Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Bà bầu bị quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn tới thai nhi

Virut quai bị là virut có tính hòa tan tế bào, nó có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.

Sau khi phụ nữ mang thai bị quai bị thường phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.

Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng tránh bệnh quai bị trong thai kỳ

Tốt nhất, trước khi lên kế hoạch mang bầu, bạn nên tiêm phòng quai bị. Bạn không nên đợi đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi vì vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Tương tự, bạn cũng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.

Những điều nên làm khi bị quai bị trong thai kỳ

Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm…

Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý là khi mắc bệnh quai bị trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, bạn cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Nếu bạn bị quai bị trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn cần thông báo cho bác sỹ về tình trạng mang bầu của mình khi đi khám và điều trị bệnh quai bị. Sau khi bạn đã khỏi bệnh, bạn cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyên hợp lý của bác sĩ về tình trạng của bạn.

chúng tôi

Thủy Đậu Ở Phụ Nữ Có Thai

1.ĐẠI CƯƠNG.

Virus Varicella-zoster (VZV) là một trong tám loại herpes virus gây bệnh ở người. Nhiễm thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ, bệnh tự giới hạn trong 1 – 2 tuần, trong khi nhiễm trùng ở người lớn thường nặng hơn với các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong. Thủy đậu ở phụ nữ có thai thường có nhiều biến chứng, viêm phổi do thủy đậu thường nặng nề và có thể dẫn đến những bất thường bẩm sinh cho con.

Nhiễm VZV gây ra hai dạng bệnh khác nhau trên lâm sàng: varicella (thủy đậu) và herpes zoster (bệnh zona).

Thủy đậu: Nhiễm VZV nguyên phát dẫn đến phát ban mụn nước lan tỏa. Thủy đậu tiên phát ở phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi:

< 2% thủy đậu gặp ở người lớn nhưng tỷ lệ tỷ vong do thủy đậu chiếm ¼ ở độ tuổi này. Vì vậy, phụ nữ mang thai là nhóm bệnh nhân nguy cơ biến chứng và tử vong cao đáng kể.

Mẹ mắc thủy đậu trong thời kỳ đầu mang thai (8 – 20 tuần), thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, đặc trưng bởi chứng chi ngắn, tổn thương da, bất thường về thần kinh và cấu trúc mắt.

Bệnh thủy đậu ở bà mẹ khi mang thai có nguy cơ phát triển bệnh zona ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mẹ mắc bệnh thủy đậu ngay trước hoặc ngay sau khi sinh, em bé có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh.

2.DỊCH TỄ HỌC

Tỷ lệ mắc thủy đậu không cao hơn ở phụ nữ mang thai so với mặt bằng chung của người lớn, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn. Viêm phổi do thủy đậu chiếm 10 – 20 % các nhiễm trùng gây biến chứng ở thai kì. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi do thủy đậu khi mang thai bao gồm tiền sử hút thuốc và nhiều hơn 100 tổn thương mụn nước ở da.

Các nghiên cứu thực hiện từ năm 1986 – 2002 cho thấy hội chứng thủy đậu bẩm sinh là không phổ biến, 2% phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu trong 20 tuần đầu thai kì sinh con mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Trong nghiên cứu tiến cứu lớn nhất về bệnh thủy đậu ở mẹ, đã có 344 trường hợp mắc zona ở mẹ và không có trường hợp nào mắc bệnh thủy đậu bẩm sinh ở con.

Tiêm phòng thủy đậu đã làm giảm số lượng nhiễm trùng thủy đậu ở mẹ và thai nhi, giảm 85% các trường hợp mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh so với thời kì chưa có vaccine thủy đậu.

3.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

3.1 Thủy đậu không biến chứng: Hình thái lâm sàng giống thủy đậu thông thường.

– Cơ năng: Thường ngứa, có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mỏi cơ 1 -4 ngày trước khi phát ban da.

– Phát ban da: thường  khởi đầu ở mặt, sau đó lan đến thân mình và tứ chi, tiến triển từ 1 – 4 ngày. Bắt đầu là sẩn đó , sau đó hình thành mụn nước lõm giữa, nếu bội nhiễm hình thành các mụn mủ. Các tổn thương vỡ sau đó đóng vảy, vảy bong có thể để lại dát tăng giảm sắc tố do viêm.

Hình 1: Phát ban đặc trưng của thủy đậu: Mụn nước, mụn mủ lõm giữa.

3.2 Thủy đậu có biến chứng;

Viêm phổi do thủy đậu là biến chứng thường gặp nhất do thủy đậu ở phụ nữ có thai. Các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở, sốt và thở nhanh. Viêm phổi thường phát triển trong vòng một tuần sau khi phát ban. Diễn biến lâm sàng không thể dự đoán và có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp. X-quang ngực có hình ảnh thâm nhiễm lan tỏa hoặc các nốt  trong phân bố quanh 2 rốn phổi.

4.BIẾN CHỨNG

4.1 Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1947, được đặc trưng bởi:

Sẹo da

Bất thường về thần kinh (ví dụ, chậm phát triển tâm thần, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứng Horner)

Bất thường ở mắt (ví dụ, teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, rung giật nhãn cầu)

Bất thường về chi thể (chi ngắn, teo, nhược chi)

Bất thường đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày, tắc ruột)

Cân nặng khi sinh thấp

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh có tỷ lệ tử vong là 30% trong vài tháng đầu đời và 15% nguy cơ phát triển zona trong bốn năm đầu đời.

Hình 2: Các đặc trưng lâm sàng của hội chứng thủy đậu bẩm sinh

4.3 Nhiễm thủy đậu sơ sinh – Nhiễm thủy đậu sơ sinh là kết quả của việc truyền virus từ mẹ sang thai nhi ngay trước khi sinh ( 5 ngày trước sinh đến 2 ngày sau sinh).

Hình 3: Tổn thương thủy đậu ở trẻ sơ sinh 5 ngày tuổi có mẹ mắc thủy đậu thai kì

5.CHẨN ĐOÁN

5.1 Thủy đậu thai kì:

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng.

Nếu có nghi ngờ về chẩn đoán lâm sàng, có thể làm thêm xét nghiệm PCR dịch mụn nước hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang. VZV cũng có thể được nuôi cấy từ dịch mụn nước, mặc dù virus nhân lên chậm và nuôi cấy kém nhạy hơn các kỹ thuật phát hiện trực tiếp.

Xét nghiệm huyết thanh thường không cần thiết để chẩn đoán bệnh thủy đậu ở mẹ và có thể gây nhầm lẫn do các xét nghiệm khác nhau về độ nhạy và độ đặc hiệu.

Chẩn đoán viêm phổi do varicella nên được xem xét khi một phụ nữ mang thai có tổn thương da điển hình, tiếp xúc với nguồn lây và có các triệu chứng hô hấp.

5.2 Hội chứng varicella bẩm sinh

Chẩn đoán trước sinh – Sau khi nhiễm trùng mẹ, nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh có thể được ước tính bằng cách sử dụng xét nghiệm PCR máu hoặc nước ối thai nhi tìm DNA VZV kết hợp với siêu âm để phát hiện các bất thường của thai nhi.

Xét nghiệm PCR có độ nhạy cao, thực hiện từ tuần 17 -21 thai kì. Siêu âm hình thái thai nên thực hiện năm tuần sau khi nhiễm trùng mẹ để đánh giá các bất thường của thai nhi phù hợp với hội chứng thủy đậu bẩm sinh, siêu âm lặp lại từ 22 đến 24 tuần được chỉ định. Nếu siêu âm lặp lại là bình thường, nguy cơ hội chứng varicella bẩm sinh là rất thấp. Nếu siêu âm cho thấy bằng chứng của hội chứng thủy đậu bẩm sinh, mẹ nên được tư vấn về khả năng mắc bệnh thai nhi.

Chẩn đoán sau sinh – Chẩn đoán hội chứng thủy đậu bẩm sinh dựa vào.

Tiền sử nhiễm thủy đậu của mẹ trong ba tháng đầu hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ

Bất thường thai nhi phù hợp với hội chứng thủy đậu bẩm sinh

Bằng chứng nhiễm trùng VZV trong tử cung, dựa vào: xét nghiệm PCR tìm DNA virus ở trẻ sơ sinh; sự hiện diện của kháng thể IgM đặc hiệu VZV trong máu cuống rốn; sự tồn tại của VZV IgG sau bảy tháng tuổi; mắc bệnh zona trong giai đoạn sớm.

6.ĐIỀU TRỊ THỦY ĐẬU TRONG THAI KÌ

6.1 Thủy đậu không biến chứng.

– Khuyến cáo điều trị bằng acyclovir đường uống cho tất cả phụ nữ mang thai: 800 mg x 5 lần/ngày x 7 ngày, điều trị bằng acyclovir có hiệu quả nhất trong vòng 24 giờ đầu.

Chưa có nghiên cứu về sử dụng acyclovir đường uống trong điều trị thủy đậu không biến chứng ở phụ nữ mang thai. Mặc dù dữ liệu động vật và dữ liệu quan sát từ phụ nữ có thai lớn không cho thấy khả năng gây quái thai của acyclovir. Một nghiên cứu tiến cứu trên thai kỳ phơi nhiễm acyclovir cho thấy tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh hoặc thay đổi mô hình dị tật bẩm sinh ở 596 trẻ được theo dõi.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược ở người trưởng thành nam và nữ đánh giá hiệu quả của acyclovir trong vòng 72 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng cho thấy vết thương ngoài da lành nhanh hơn và thời gian sốt rút ngắn hơn.

6.2 Viêm phổi do thủy đậu

– Viêm phổi do thủy đậu ở thai kì là một cấp cứu y tế, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai khi chưa có thuốc kháng virus là 36- 40%. Mặc dù không có thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát acyclovir trong điều trị viêm phổi thủy đậu, dữ liệu quan sát cho thấy tác động có lợi của liệu pháp kháng vi-rút đối với tỷ lệ tử vong của mẹ.

Một nghiên cứu hồi cứu 21 trường hợp viêm phổi do varicella ở phụ nữ mang thai được điều trị bằng acyclovir, tỷ lệ tử vong là 14%, thấp hơn so với nhóm phụ nữ không được điều trị.

Một nghiên cứu quan sát trên 18 bệnh nhân bị viêm phổi thủy đậu, 12 bệnh nhân trong đó cần đặt nội khí quản và thở máy được điều trị bằng acyclovir, tỷ lệ tử vong là 0%.

Mặc dù acyclovir đi qua nhau thai, chưa có dữ liệu chứng minh thuốc kháng vi rút này có làm giảm nguy cơ mắc hội chứng vthủy đậu bẩm sinh hay không.

7.TÓM TẮT VÀ KIẾN NGHỊ

Nhiễm virut Varicella-zoster (VZV) gây ra hai dạng bệnh khác nhau trên lâm sàng: varicella (thủy đậu) và herpes zoster (bệnh zona). Thủy đậu thường nhẹ, tự giới hạn ở trẻ em khỏe mạnh, nhưng đôi khi có thể dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng khi mang thai.

Tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu thấp ở người lớn vì hầu hết đều có kháng thể với virus. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu không tăng ở nhóm phụ nữ mang thai, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh cao hơn trong thai kỳ.

Tỷ lệ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh ở phụ nữ có thai mắc thủy đậu thường thấp (0,4-2%).

Varicella rất dễ lây lan, thời gian dễ lây lan nhất từ một đến hai ngày trước khi phát ban cho đến khi các tổn thương bị vỡ. Lây truyền VZV từ mẹ sang con có thể xảy ra ở tử cung, chu sinh hoặc sau sinh.

Một trong những biến chứng thường gặp nhất cho mẹ nhiễm thủy đậu thai kỳ là viêm phổi, diễn biến lâm sàng là không thể dự đoán và có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp, với tỷ lệ tử vong cao.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi sẹo ở da, chậm phát triển và các bất thường về thần kinh, mắt và chi.

Chẩn đoán nhiễm trùng thủy đậu ở mẹ dựa vào lâm sàng với các phát ban mụn nước đặc trưng.

Sử dụng xét nghiệm PCR của máu thai nhi hoặc nước ối để tìm VZV DNA có thể dự đoán khả năng mắc thủy đậu ở con, kết hợp với siêu âm để phát hiện các bất thường cấu trúc của thai nhi.

Acyclovir không gây quái thai, khuyến cáo sử dụng acyclovir đường uống cho phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu không biến chứng (Độ 2C), cho phụ nữ mang thai bị viêm phổi thủy đậu (Độ 1B). Acyclovir nên được tiêm tĩnh mạch với liều 10 mg / kg cứ sau 8 giờ ở những bệnh nhân bị nhiễm thủy đậu biến chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Laura E Riley, MD, Varicella-zoster virus infection in pregnancy, uptodate, 8/2023.

Lamont RF, Sobel JD, Carrington D, et al. Varicella-zoster virus (chickenpox) infection in pregnancy. BJOG 2011; 118:1155.

Marin M, Güris D, Chaves SS, et al. Prevention of varicella: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep 2007; 56:1.

Enders G, Miller E, Cradock-Watson J, et al. Consequences of varicella and herpes zoster in pregnancy: prospective study of 1739 cases. Lancet 1994; 343:1548.

Cohen A, Moschopoulos P, Stiehm RE, Koren G. Congenital varicella syndrome: the evidence for secondary prevention with varicella-zoster immune globulin. CMAJ 2011; 183:204.

Stagno S, Whitley RJ. Herpesvirus infections of pregnancy. Part II: Herpes simplex virus and varicella-zoster virus infections. N Engl J Med 1985; 313:1327.

Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Thảo Nhi

Đăng bài: Phòng CTXH

Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai

 1. Tăng cân: 2. Thay đổi trọng tâm:

Bình thường vị trí thắt lưng của cột sống người đã cong và ưỡn ra phía trước. Khi mang thai tử cung lớn đổ về phía trước (đặc biệt những người sanh con rạ, thành bụng nhão), làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn nhiều hơn.

3. Nội tiết tố thai kỳ:

Những nội tiết tố của thai kỳ làm cho các dây chằng và khớp xương của cột sống (đặc biệt là cột sống thắt lưng) và vùng chậu dãn ra và căng hơn. Điều này làm suy yếu chức năng của các dây chằng khiến phụ nữ đau lưng, đau khớp vệ và đau vùng chậu.

4. Sự tách của cơ thẳng bụng:

Khi tử cung lớn lên làm bụng căng ra có thể làm cho 2 cơ thẳng bụng bị tách ra (là cơ thẳng đi từ đầu của các xương sường đến xương mu), điều này khiến cho người phụ nữ bị đau lưng và có nguy cơ thoát vị thành bụng nếu tình trạng tách cơ nhiều và không hồi phục.

5. Stress:

khi mang thai tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị stress. Khi bị stress các cơ dựng sống (cơ phía sau lưng bên cạnh các cột sống) co cứng gây đau lưng.

6. Ngoài ra đau lưng ở người phụ nữ mang thai còn có thể do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày: đứng quá lâu, ngồi lâu sai tư thế, cúi nhiều,…

Triệu chứng đau lưng có thể từ nhẹ xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu cho đến nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể đi hoặc đứng được. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và nghĩ rằng đây là vấn đề đương nhiên có trong thai kỳ, nên cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên chứng đau lưng trong thai kỳ có thể hết sau khi sanh, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài sau sanh và trở thành mãn tính. Như vậy cần phải có cách giải quyết triệu chứng đau lưng trong thai kỳ, giúp chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai tốt hơn, cũng như không dẫn đến tình trạng đau lưng mãn tính sau sanh.

1. Luyện tập thể dục:

Việc luyện tập thường xuyên và đều đặn trong thai kỳ giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng trọng thai kỳ. Đối với những trường hợp đau nhiều tốt nhất nên được tập luyện với huấn luyện viên hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên cho người phụ nữ mang thai.

2. Nóng và lạnh:

Việc chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau lưng. Việc dùng một khăn lạnh (có thể dùng túi lạnh chuyên dụng) chườm vào vùng lưng trong 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày. Sau khi chườm lạnh 2-3 ngày, triệu chứng giảm bớt chuyển sang chườm nóng. Dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm chuyên dụng chườm vào vị trí đau. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng bụng trong suốt thời kỳ mang thai.

3. Massage:

xoa bóp vùng lưng (đặc biệt vùng thắt lưng) giúp giảm đau. Thai phụ ngồi ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng (giữ lưng thẳng) và nhờ người massage hai bên cột sống, tập trung vào vùng thắt lưng.

4. Tư thế đúng: để tránh áp lực và gây tổn thương cột sống người phụ nữ cần: – Tư thế đi, đứng, ngồi đúng:

lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Thương xuyên thay đổi tư thế để tránh bị ứ trệ tuần hoàn và căng cứng các cơ: nếu ngồi lâu thì khoảng 30-60 phút đứng dậy đi lại hoặc đứng lâu thì 30-60 phút ngồi nghỉ ngơi

– Nâng đỡ bụng:

Có thể sử dụng đai nâng bụng hoặc mặc quần lưng thun dày nâng đỡ phần bụng để tránh bụng bị đổ về phía trước làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Nên đeo đai sau 20 tuần tuổi thai và đeo khi đi làm, sinh hoạt, tối về có thể tháo đai ra.

5. Tư thế ngủ:

khi ngủ nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị mỏi. Mỗi lần thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại cần nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nằm và ngồi trên mặt phẳng, không nên dùng nệm quá mềm.

Tóm lại đau lưng là triệu chứng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Người phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ luyện tập phù hợp để có thể giảm triệu chứng đau lưng. Nếu triệu chứng đau lưng nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày người phụ nữ cần đi khám để có thể phát hiện những bất cần điều trị sớm như thoát vị đĩa đệm.

Leave a reply →

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Lý Thalassemia Ở Thai Phụ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!