Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Cúm Và Thai Kỳ # Top 10 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Cúm Và Thai Kỳ # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Cúm Và Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh Cúm và Thai Kỳ

Các Câu Hỏi Thường Gặp về Vắc-xin Phòng Cúm và Thai Kỳ

Tại sao tôi cần tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai?

Các thay đổi thông thường trong hệ miễn dịch của quý vị trong thời gian mang thai có thể khiến quý vị có nguy cơ gặp phải các biến chứng từ cúm nhiều hơn. Vắc-xin phòng cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất để quý vị và con quý vị khỏi mắc bệnh cúm. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, phải nhập viện và tử vong nếu họ bị cúm. Nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai, nó cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho con quý vị, bao gồm sinh non và dị tật bẩm sinh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng một mũi tiêm phòng cúm khi mang thai có thể giúp bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm tới 6 tháng sau khi sinh. Cho con bú sữa mẹ sau sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Khi nào tôi nên tiêm vắc-xin phòng cúm?

Hãy tiêm vắc-xin phòng cúm ngay khi vắc-xin có sẵn tại khu vực của quý vị. Vắc-xin phòng cúm (PDF) được chứng minh là an toàn, hiệu quả và có lợi cho quý vị và con quý vị tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Khi quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai, quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ và truyền kháng thể cho con mình. Các kháng thể này bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm cho đến khi con có thể tiêm được vắc-xin khi trẻ 6 tháng tuổi. Cho con quý vị bú sữa mẹ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Việc những người khác trong hộ gia đình quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian quý vị mang thai cũng rất quan trọng.

Tôi đang mang thai rồi. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm có an toàn không?

Có. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào trước, trong và sau khi mang thai đều an toàn. CDC và American College of Obstetricians and Gynecologists (các bác sĩ chuyên chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin.

Quý vị cũng nên tiêm vắc-xin phòng ho gà (Tdap) trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về những loại vắc-xin quý vị có thể cần. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang vắc-xin ho gà của chúng tôi (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Khi nào thì con tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm?

Trẻ em có thể tiêm vắc-xin phòng cúm khi trẻ 6 tháng tuổi. Điều quan trọng là tất cả mọi người trong hộ gia đình quý vị phải tiêm vắc-xin để giúp bảo vệ con quý vị cho đến thời điểm đó. Trẻ em dưới chín tuổi có thể cần tiêm hai liều mỗi năm để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về các loại vắc-xin được khuyến cáo khác mà con quý vị có thể cần (CDC, chỉ có bằng Tiếng Anh).

Tôi có thể bị bệnh cúm do tiêm vắc-xin phòng cúm không?

Không. Vắc-xin phòng cúm không thể khiến quý vị bị cúm. Tuy nhiên, mất khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin để cơ thể quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ quý vị chống lại vi-rút cúm. Trong hai tuần đó, vẫn có khả năng quý vị bị lây cúm từ người khác.

Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản không?

Có. Có các loại vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản. Luật của Tiểu Bang Washington yêu cầu phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi tiêm vắc-xin không có chất bảo quản (hoặc không chứa thimerosal). Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Các Câu Hỏi Thường Gặp về Thimerosal của CDC (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Có loại vắc-xin phòng cúm nào mà phụ nữ mang thai KHÔNG nên sử dụng không?

Vắc-xin xịt đường mũi (còn gọi là LAIV) được khuyến cáo không dành cho phụ nữ mang thai. Hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu lựa chọn phù hợp nhất cho quý vị.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu tôi đang mang thai?

Viêm phổi

Viêm tai

Viêm xoang

Mất nước

Bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hơn (hen suyễn, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường)

Nếu quý vị bị bệnh cúm khi đang mang thai, quý vị có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như chuyển dạ sớm và sinh non. Quý vị cũng có khả năng phải nằm viện và gặp phải nguy cơ tử vong cao hơn nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang cúm và thai kỳ của American College of Obstetricians and Gynecologists (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Tôi có thể làm thêm điều gì để bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh cúm?

Hãy đề nghị gia đình, bạn bè và những người chăm sóc thường dành thời gian với quý vị và con quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm. Ngoài ra, hãy làm theo các bước đơn giản sau:

Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng ống tay hoặc khăn giấy

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm

Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên dùng chung (tay nắm cửa, kệ bệp, vòi nước, v.v…)

Tránh thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt

Ở nhà, không đi làm hoặc đi học nếu bị ốm

Đeo tấm che mặt bằng vải khi quý vị ra ngoài cộng đồng

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị cúm khi đang mang thai?

Mặc dù vắc-xin phòng cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm, nó không đảm bảo rằng quý vị sẽ không bị ốm. Nếu quý vị có các triệu chứng của bệnh cúm, hãy hạn chế tiếp xúc với những người khác và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay. Bác sĩ của quý vị nên kê toa thuốc kháng vi-rút (PDF) nếu họ nghi ngờ quý vị bị cúm (CDC) (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Tôi có thể tìm thêm thông tin về vắc-xin cho bản thân và gia đình ở đâu?

Nếu quý vị cần trợ giúp tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nếu quý vị không có bảo hiểm y tế, hãy gọi Đường Dây Nóng Help Me Grow Washington theo số 1-800-322-2588 hoặc truy cập trang web của ParentHelp123.

Cảm Cúm Trong Tháng Cuối Thai Kỳ Mẹ Bầu Phải Làm Sao

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Thường thì những triệu chứng của thai kỳ gây ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng khi bị cảm cúm, nếu nhiệt độ cơ thể mẹ bầu cứ kéo dài ở 39 độ C thì mẹ nên thận trọng vì việc cơ thể bị sốt cao cộng với độc tính của virut cúm có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.

Dù tình trạng sảy thai muộn rất ít khi xảy ra nhưng mẹ bầu cần phải dè chừng vì không có điều gì là đảm bảo cho đến khi mẹ sinh em bé cả.

Mẹ bầu bị cảm cúm cuối thai kỳ, thai nhi vẫn có thể gặp nguy hiểm như thường

Cách trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai

Điều đầu tiên mẹ cần làm khi những dấu hiệu cúm mới xuất hiện đó là đến gặp bác sĩ, vì ngoài họ ra, không ai có thể chẩn đoán tình trạng hiện tại và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mẹ trong lúc này đâu.

Sau đó, mẹ nên nghỉ ngơi, tìm cách hạ sốt khi mang thai như chườm mát, mẹ không nên sử dụng thuốc hạ sốt vì chúng có thể gây hại đến thai nhi. Đồng thời, mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, cho dù không muốn ăn đi nữa và uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tười, rau xanh.

Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không nên xông hơi để giải cảm vì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau. Bên cạnh đó, áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi, mẹ có thể bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp và việc này làm giảm số lượng máu đến thai nhi.

– Uống nước tỏi: Mẹ bầu có thể giã nhỏ tỏi rồi hòa chung với nước ấm để uống. Đồng thời, trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

– Uống nước gừng, đường đỏ: Khi có dấu hiệu cảm lạnh hoặc vừa đi ngoài trời lạnh trở về, mẹ bầu nên pha một cốc nước gừng đường đỏ ấm và lên giường đi ngủ. Sáng hôm sau, mẹ sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.

– Bổ sung kẽm: có nhiều trong hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.

– Bổ sung vitamin C: có nhiều trong trái cây, rau xanh,…

– Uống nhiều nước.

– Súc miệng bằng nước muối vào buổi tối và sáng, sáng đó uống 1 cốc nước lọc.

– Rửa mặt buổi sáng bằng nước lạnh.

– Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh hoặc đến chỗ đông người khi đnag vào mùa dịch.

– Nghỉ ngỏi hợp lý.

– Tập luyện thường xuyên.

– Tiêm phòng cảm cúm trước thai kỳ khoảng 3 tháng và hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm nhắc lại ở lần mang thai kế tiếp vì mũi ngừa cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm.

Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp ích được cho mẹ!

Hội Chứng Kháng Phospholipid Và Thai Kỳ

Hội chứng Kháng Phospholipid là một bệnh mang tính chất hệ thống, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh có tính chất di truyền đồng thời cũng chịu tác động nhiều bởi yếu tố môi trường. Có thể hiểu nôm na, vì một lý do nào đó (cơ chế bệnh sinh chưa rõ) hệ miễn dịch của cơ thể thay vì tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, vi rút thì lại tạo ra kháng thể chống lại Phospholipid của cơ thể. Hậu quả là làm gia tăng tình trạng đông máu của người bệnh.

Hội chứng kháng Phospholipid biểu hiện như thế nào?

– Cục máu đông ở chân dẫn đến biểu hiện đau, sưng và đỏ.

– Đột quỵ có thể xảy ra ở một người trẻ tuổi mắc hội chứng Kháng Phospholipid nhưng không có yếu tố nguy cơ nào được biết đến đối với các bệnh tim mạch.

– Huyết khối gây thuyên tắc phổi.

– Tấn công thiếu máu não thoáng qua (TIA)

– Biến chứng thai kỳ, chúng có thể bao gồm: sẩy thai nhiều lần, thai chết lưu, sinh non, thai nhi chậm phát triển, huyết áp cao nguy hiểm khi mang thai (tiền sản giật)

Biến cố thai sản là một trong các yếu tố giúp chẩn đoán Hội chứng Kháng Phospholipid:

– Có ít nhất một lần thai lưu không rõ nguyên nhân từ tuần thai thứ 10 trở lên (không phát hiện bất thường thai nhi đươc xác định bằng siêu âm hoặc thăm khám thai nhi)

– hoặc có ít nhất một lần sinh non không rõ nguyên nhân (không có bất thường thai nhi) trước tuần 34 thai kỳ do: (a) sản giật/tiền sản giật nặng, hoặc (b) có dấu hiệu suy tuần hoàn nhau thai

– hoặc có ít nhất 3 lần sẩy thai ngẫu nhiên liên tiếp trước 10 tuần không do bất thường về giải phẫu hoặc về hormone của mẹ hoặc về nhiễm sắc thể

Từ đó có thể thấy Hội chứng Kháng Phospholipid có tác động to lớn đến tiền đồ thai sản cũng như kết cục thai kỳ.

Hội chứng kháng thể kháng Phospholipid có điều trị được không?

Rất tiếc Hội chứng Kháng Phospholipid (APS) không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ kiểm soát biến chứng. Điều trị bằng thuốc chống đông máu (làm loãng máu) có thể giúp ngăn ngừa cả cục máu đông và sảy thai. Các loại thuốc thường được sử dụng là aspirin, warfarin và heparin.

Lựa chọn thuốc tùy từng trường hợp cụ thể khác nhau:

– Aspirin: chẩn đoán APS nhưng không có tiền sử đông máu, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng aspirin liều thấp hàng ngày. Có tác dụng làm tế bào máu giảm kết cụm lại với nhau hơn.

– Warfarin: nếu có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị cục máu đông. Ngoài ra dùng warfarin khi có tiền sử đông máu. Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của warfarin trong quá trình điều trị là chảy máu. Cần được theo dõi chặt chẽ, làm các xét nghiệm đông máu thường xuyên.

Khi mang thai, phương pháp điều trị thông thường là dùng aspirin liều thấp; tuy nhiên, thông thường, phụ nữ mang thai APS được tiêm heparin hàng ngày cũng như aspirin, đặc biệt là nếu sảy thai trước đó xảy ra vào giữa đến cuối thai kỳ hoặc nếu có các biến chứng thai kỳ khác như tiền sản giật.

Nếu đang điều trị bằng Wafarin sẽ được chuyển sang dùng Heparin để tránh tác dụng phụ trên thai nhi.

Khi bạn đang dùng thuốc làm loãng máu sẽ tăng nguy cơ chảy máu.

– Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung của bạn và có thể giúp ngăn ngừa bạn phát triển cục máu đông.

– Ngừng hút thuốc: hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đông máu.

– Không dùng thuốc tránh thai: thuốc tránh thai tăng nguy cơ đông máu.

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì đặc biệt ở các đối tượng như tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao.

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì và làm các xét nghiệm theo dõi cần thiết.

【Cần Biết】Để Kiểm Soát Bệnh: Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Quả Gì ?

Trong các loại trái cây thường chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, hoa quả đã trở thành thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Tuy nhiên, có một số loại trái cây vị ngọt, một số khác lại bị chua thì tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì? Bài viết này tổng hợp những loại hoa quả nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu phải biết.

1. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Đối tượng mắc bệnh này là phụ nữ mang thai tới tuần thai thứ 24. Giống như loại tiểu đường thông thường thì tiểu đường thai kỳ sẽ tác động xấu tới các chức năng dùng glucozo của bệnh nhân. Vấn đề này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Có thể liệt kê điểm khác biệt giữa tiểu đường thai kỳ và bệnh nhân tiểu đường thông thường đó là bệnh nhân tiểu đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh con. Thế nhưng, một số người đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, 2 khá cao nếu như không có chế độ ăn uống phù hợp sau khi sinh.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ:

Bệnh nhân cảm thấy khô miệng.

Hay cảm thấy khát nước, muốn uống nước nhiều hơn hẳn bình thường.

Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

Thường xuyên đi tiểu hơn.

Tương tự các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 khác thì bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt, và trong đó ăn nhiều hoa quả là lời khuyên của bác sĩ.

Nếu các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ muốn có một thai kỳ khỏe mạnh cần phải áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chính vì vậy, mẹ bầu không được quên bổ sung thêm chất xơ và vitamin từ các thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp như hoa quả trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Để giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh thì các bà bầu bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học. Chính vì thế, trong chế độ ăn uống mỗi ngày của mẹ bầu không được quên bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin từ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp như là hoa quả, trái cây.

Trái cây tươi là loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ. Trong hoa quả có chứa cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Tác dụng của chất xơ hòa tan là gắn kết cùng các axit mật có trong ruột từ đó làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn, giúp nối kết với các cholesterol và đào thải chúng ra khỏi cơ thể người bệnh. Còn đối với tác dụng của chất xơ không hòa tan là giúp hạn chế sự tăng đường trong máu sau ăn, giúp phòng ngừa tăng cholesterol và bệnh ung thư trực tràng.

Trái cây còn cung cấp 1 lượng chất chống oxy hóa khá cao như vitamin C và vitamin A giúp gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn cho cơ thể. Bên cạnh đó, trái cây còn chứa lượng vitamin B cùng các khoáng chất Na, K, Ca dồi dào – đây đều là các chất có ích cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi.

Các loại trái cây khác nhau có hàm lượng đường sẽ khác nhau. Theo đó, chúng ta chắc hẳn sẽ biết rằng quả chuối, xoài, quả dứa, hay sầu riêng, nhãn… sẽ ngọt hơn những loại trái cây khác như dâu tây, mâm xôi, quả phúc bồn tử, trái việt quất. Những loại trái cây ngọt thường sẽ chứa lượng đường cao hơn nên sẽ làm đường huyết của bạn tăng cao sau ăn nhiều hơn những loại còn lại. Chính vì vậy, nếu như bạn muốn ăn các loại trái cây ngọt, mẹ bầu nên ăn số ít hơn bình thường, ăn ngay sau bữa chính và mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng ít hơn 1 lần…Bạn nên ăn những loại trái cây ít đường, mọng nước như bưởi hay thanh long, táo…

4. Một ngày ăn lượng trái cây bao nhiêu là vừa?

Lượng trái cây bạn có thể ăn mỗi ngày sẽ tương đương khoảng 15 gam đường. Tùy thuộc vào mức độ ngọt của các loại trái cây mà 1 phần có khối lượng khác nhau. Ví dụ như, quả chuối có vị ngọt hơn quả dâu tây nên 1 phần chuối sẽ ít hơn 1 phần dâu tây.

Những hôm mẹ bầu lỡ ăn trái cây nhiều hơn 1 chút thì mẹ bầu nên chủ động cắt bớt phần tinh bột của bữa ăn trong ngày. Làm như vậy, mẹ bầu sẽ đảm bảo được tổng lượng chất bột đường nạp vào trong ngày cân bằng và phân bổ đều các bữa ăn.

5. Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?

Tổng hợp các loại hoa quả tốt cho bà bầu được tổng hợp, bà bầu nên bỏ túi và ăn khi bị chứng tiểu đường thai kỳ:

Bưởi đỏ rất giàu vitamin C, beta-carotene, lại chứa nhiều chất chống oxy. Chính vì thế bưởi đỏ là lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân bị tiểu đường. Trong thai kỳ chẳng may mẹ bầu bị tiểu đường thì nên ăn một nửa trái bưởi một ngày. Điều này vừa bổ sung lượng vitamin cần thiết, lại giúp nâng cao hệ thống miễn dịch mà còn giúp lượng đường huyết trong máu ổn định.

Đây là những loại hoa quả nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ mà các bác sĩ khuyên dùng. Giống như bưởi việt quất cũng có thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp nhưng lại nhiều chất xơ và các vitamin.

Trái dưa hấu có hàm lượng vitamin B và C, beta-carotene, kali và lycopene khá cao vô cùng tốt cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường.

Là loại trái cây giàu vitamin A và C, kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp giúp mẹ luôn ổn định lượng đường trong máu hiệu quả.

Đây là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giảm đi lượng cholesterol, giúp hệ tiêu hóa sạch hơn, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể tốt hơn.

Mỗi trái kiwi đều chứa hàm lượng lớn các chất như kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, giúp điều chỉnh mức đường huyết hiệu quả cho phụ nữ trong thai kỳ.

Bởi chuối là loại trái cây có rất nhiều khoáng chất, song trên thực tế chúng cũng có lượng đường khá cao. Nhiều bệnh nhân tiểu đường thai kỳ băn khoăn về việc liệu có nên ăn chuối trong khi bị tiểu đường thai kỳ hay không? Câu trả lời là “CÓ”, nhưng, mẹ bầu phải nắm rõ cách chọn cũng như ăn loại quả này vào các thời điểm phù hợp.

Nên ăn những quả chuối hơi xanh: phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không ăn quả chín quá do khi chín quá chuối có lượng đường rất cao

Nên ăn chuối cách xa các bữa ăn: trường hợp mẹ bầu muốn ăn các món ăn làm từ chuối, mẹ hãy giảm ngay lượng tinh bột trong bữa ăn của bạn.

Tuyệt đối không ăn chuối kèm với nước ngọt, kẹo bánh: do bản thân các thứ này có chứa lượng đường quá cao rồi.

Chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối/ngày.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì? Ngoài các loại hoa quả đã liệt kê ở trên thì cam, đu đủ, roi… cũng là trái cây có công dụng khống chế được lượng đường trong máu. Nhưng, hiện nay rất nhiều chị em loại trừ các loại trái cây ngọt, nhưng giàu vitamin và khoáng chất ra khỏi thực đơn của mình. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Do đối với người bệnh tiểu đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ngọt ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về vấn đề tăng đường huyết. Người tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn lượng vừa phải các loại quả chín, trái cây ngọt, khoảng 150-200g/ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo không bị vượt quá ngưỡng đường cho phép.

Với những kiến thức tiểu đường ở trên thì chắc hẳn mẹ đã nắm rõ được tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì và vai trò của trái cây đối với các phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, cũng như cách sử dụng chúng rồi. Mẹ bầu hãy tăng cường ăn hoa quả để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và thai nhi.

https://kienthuctieuduong.vn/

⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:

Bạn đang xem bài viết: tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì? tại chuyên mục ăn uống và vận động, bạn có thể tìm hiểu thêm về các Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ phổ biến

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Cúm Và Thai Kỳ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!