Bạn đang xem bài viết Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời gian qua, bệnh cúm phát triển mạnh khiến nhiều người mắc, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Theo chuyên gia, thai phụ mắc cúm có thể khiến thai nhi dị tật.
Số liệu từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, tính đến đầu tháng 12-2019, cả nước có trên 400.000 người mắc cúm.
Ghi nhận tại một số bệnh viện như Nhi trung ương, Thanh Nhàn…, số ca mắc cúm nhập viện gia tăng trong những ngày qua.
Bác sĩ Nguyễn Như Ngọc, Khoa Phụ sản 1, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, những ngày gần đây, khoa tiếp nhận 5 thai phụ mắc cúm A nhập viện điều trị. Các thai phụ có độ tuổi 22-35. Rất may là các ca này vào viện ở tình trạng bệnh chưa chuyển nặng. Các thai phụ đều được điều trị, theo dõi cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được ra viện nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Chuyên gia này cho hay, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Các triệu chứng của bệnh gồm: Sốt đột ngột, ho (phổ biến là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi.
Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Riêng với phụ nữ mang thai, do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến sức đề kháng trước dịch bệnh cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ lại đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, phụ nữ mang thai mắc cúm thường kéo dài hơn.
Đáng chú ý, phụ nữ mang thai mắc cúm có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, một số khiếm khuyết trên cơ thể, rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ khi bị bệnh là yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai lưu nếu mắc cúm.
Chưa kể, bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường bởi thai phụ có nhu cầu về ô xy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu.
Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn, nguyên trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản trung ương chia sẻ, khi phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ mà bị mắc cúm, khả năng thai nhi dị tật là rất cao. Tuy vậy, không phải tất cả các loại vi rút cúm đều gây dị tật. Khi có dấu hiệu bị cúm, thai phụ nên đi khám để được xét nghiệm định tuýp vi rút cúm, bác sĩ sẽ tư vấn khi có kết quả cụ thể.
“Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị triệu chứng vì có nhiều loại thuốc gây dị tật cho thai trong 3 tháng đầu”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Về chế độ dinh dưỡng, theo các chuyên gia, thai phụ khi mắc cúm nên ăn nhiều trái cây nhằm bổ sung vitamin C; uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố; uống nước ấm pha mật với gừng hoặc chanh nhằm làm sạch vùng họng; ăn làm nhiều bữa; hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Đặc biệt, thai phụ nên nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều.
Để phòng bệnh cúm, biện pháp tốt nhất là hằng năm tiêm vắc xin cúm mùa. Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên đi tiêm phong vắc xin phòng bệnh. Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể; ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng; hạn chế đến nơi đông người.
Lê Hòa (Theo Hà nội mới)
ad syt ad
Mang Thai Những Tháng Cuối Bị Cảm Cúm Có Nguy Hiểm?
Thời tiết thay đổi, không khí lây nhiễm là nguyên nhân thường làm ba bau thang thu 9 bi ho hay bị cảm trong thời gian mang thai. Nhưng cũng có khi tình trạng này xảy ra là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai, virut làm giảm hệ miễn dịch.
Thông thường, nếu bị các hiện tượng như ho, viêm họng, sổ mũi nhưng nhẹ thì không ảnh hưởng gì, khoảng vài ngày sau là hết. Còn nếu bị kéo dài kèm theo sốt thì mới ảnh hưởng đến thai nhi nhiều.
Một số nguy hiểm khi ba bau thang thu 9 bi ho, viêm họng, cảm cúm, sổ mũi lúc mang bầu như: Nếu bà bầu bị vào những tháng đầu rất dễ khiến thai nhi bị hở hàm ếch, lưu thai, sảy thai… Còn vào những tháng cuối rất dễ vỡ nước ối sớm, sinh non.
Tuy nhiên, nếu bà bầu tháng 9 không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngoài ra, bị viêm họng khi mang thai nếu nhẹ thì cũng không sao. Chỉ khi bạn bị sốt cao kèm theo thì mới nguy hiểm.
Nên làm gì khi mẹ bầu bị cảm cúm?
Trong trường hợp ba bau thang thu 9 bi dau hong, ho hay chảy mũi thì tuyệt đối không nên tự tiện uống thuốc. Vì khi đang mang thai, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu, nếu bị ho viêm họng, sổ mũi… mà tự tiện uống thuốc sẽ rất dễ gây dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, sảy thai… do tác dụng phụ của thuốc.
Bà bầu tháng 9 bị ho tuyệt đối không sử dụng thuốc
Nhiều chị em dùng thuốc ngậm để giảm ho, viêm họng và nghĩ rằng thuốc này chỉ ngậm ở trong miệng thôi sẽ không sao nhưng thực sự thuốc cũng đã đi vào cơ thể, sẽ có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Không chỉ cần kiêng cữ sau sinh mà lúc còn mang bầu các mẹ cũng cần kiêng những gì có hại cho thai nhi.
Tham khảo một số bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng, sổ mũi cho bà bầu:
+ Bột nghệ và muối
Các mẹ lấy ½ cố nước nóng, rồi cho ½ thìa bột nghệ vào, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống khi còn ấm ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.
Bài thuốc này giúp bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ bầu nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng rất hiệu quả đấy.
Nghệ kết hợp cùng muối sẽ là bài thuốc tự nhiên giúp chữa bệnh ho ở phụ nữ mang thai.
+ Mật ong hấp lá hẹ
Mật ong hấp lá hẹ là bài thuốc dân gian giúp bà bầu trị ho an toàn, giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả. Bà bầu lấy 3-5 nhánh lá hẹ, đem rửa sạch, để ráo nước, rồi thái nhỏ, cho vào bát. Cho vài thìa mật ong vào cho ngập lá hẹ, trộn đều, đem hấp cách thủy hoặc đun đến khi lá hẹ nhừ là dùng được.
Hỗn hợp mật ong hấp lá hẹ này các mẹ uống lúc còn ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Bà bầu cũng có thể thêm một vài hạt muối khi uống. Lưu ý khi uống không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để hỗn hợp trôi từ từ qua cổ họng.
Nguồn: ST
Bị Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Tác Hại Như Thế Nào?
Mang thai những tháng cuối các mẹ thường xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, đó cũng là điều dễ hiểu vì trong thời gian này hệ miễn dịch của mẹ bầu rất yếu, nên các triệu chứng trên không đáng lo ngại. Tuy nhiên bị cúm khi mang thai tháng thứ 8 lại khác, nó có thể gây nguy hiểm khi sốt cao dẫn đến tác hại nghiêm trọng cho thai nhi.
Khi bị cảm cúm kèm theo sốt ở nhiệt độ cao trên 39 độ C rất nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Các độc tính của virus cúm kết hợp với sốt cao có thể gây ra hiện tượng co bóp tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Tình trạng này thường rất ít xảy ra nhưng “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” nên các mẹ cố gắng lưu ý giữ gìn sức khỏe thật tốt để tránh bị cúm khi mang thai tháng thứ 8.
Bị cúm khi mang thia tháng thứ 8 có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Một số cách phòng ngừa bị cúm khi mang thai tháng thứ 8.
Bổ sung nhiều vitamin C: Bổ sung vitamin C hằng ngày để giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh dịch, virus cảm cúm. Ăn nhiều các loại quả chứa nhiều Vitamin C như: Cam, chanh, ổi, sơ ri….
Bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể: kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt nạc, hải sản, các loại đậu, hạt hướng dương….
Ăn nhiều tỏi: bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày giúp mẹ bầu phòng chống cảm cúm. Hoặc có thể dùng bằng cách giã tỏi nhuyễn ra cho vào ly nước ấm để uống.
Gừng cũng là nguyên liệu chống cảm cúm rất tốt. Mỗi ngày nên uống một cốc nước gồm đường đỏ pha với vài lát gừng trong nước ấm trước khi đi ngủ.
Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải các độc tố tốt hơn, bác sĩ khuyên uống từ 2 đến 2,5 lít.
Vân động luyện tập nhẹ để cơ thể khỏe mạnh, máu tuần hoàn tốt và sức đề kháng tốt hơn, mỗi ngày nên vận động nhẹ từ 15 đến 30 phút.
Sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn đường hô hấp. rửa mặt buổi sáng bằng nước lạnh.
Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh cúm vì có nguy cơ bị lây bệnh.
Tạo không gian sống thoáng khí dễ chịu.
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi và chăm sóc tốt khi bị cúm
Bà bầu mang thai tháng thứ 8 cần làm gì?
Mẹ bầu nên nhớ rõ các mẹo trên để tránh bị cúm khi mang thai tháng thứ 8. Nhưng nếu lỡ bị cảm cúm thì phải xử lý như thế nào mới đúng? Những cách nào điều trị hiệu quả nhất để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Cách điều trị cúm cho các mẹ bầu.
Khi bị cảm cúm tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ. Chỉ có họ mới chuẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh của bạn cũng như tư vấn cho bạn cần phải làm gì là đúng nhất.
Các mẹ cần một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, nếu sốt quá cao nên chườm mát tuyệt đối không nên dùng thuốc hạ sốt vì trong thuốc này có chứa các thành phần ành hưởng không tốt đến thai nhi.
Cố gắng ăn uống để bổ sung chất dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe và tăng sức đề kháng. Tránh nhịn ăn khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi.
Tuyệt đối không được xông hơi vì sẽ làm nhiệt độ tăng cao làm nóng nước ối không tốt cho bé, các tế bào có thể bị phá hủy và quá trình hấp thụ oxy của bé bị gián đoạn. Hơn nữa
Nếu như nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và mất nước
.Bên cạnh đó, áp lực từ hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi sẽ làm cho mẹ bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí là hạ huyết áp và làm giảm số lượng máu đến thai nhi.
Cảm cúm là một trong những triệu chứng mà bà bầu tháng mắc phải. tuy nhiên bị cúm khi mang thai tháng thứ 8 ẩn chứa nhiều nguy hiểm, bà mẹ có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai khi bị cúm trong thời gian này, và càng nguy hiểm hơn nếu như chúng ta không biết cách xử lý và điều trị đúng cách. Tốt nhất các mẹ nên học cách phồng ngừa bệnh cúm trước khi nhiễm bệnh.
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 hay các triệu chứng khác đều có cách phòng ngừa và không nguy hiểm nếu chúng ta biết cách điều trị đúng. Tổng hợp các thông tin,kiến thức về bà bầu tháng 8 tại: http://mangthaiantoan.com/mang-thai/mang-thai-thang-thu-8/
Chia sẻ:
Mẹ Bầu Bị Bệnh Viêm Gan B Nguy Hiểm Đến Mức Nào?
Khi mang thai sức đề kháng của người mẹ kém đi khiến cho người bệnh rất dễ bị lây nhiễm bệnh viêm gan B, hoặc là có thi phụ bị nhiễm viêm viêm gan B từ trước khi mang bầu. Có nhiều thai phụ khi mang bầu không có triệu chứng gì, tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu đều có thể có những triệu chứng như: mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da mắt và màu da trở nên vàng nhợt.
NGƯỜI MANG BẦU MẮC VIÊM GAN B RẤT NGUY HIỂM
Bệnh nhân khi mang thai mắc bệnh viêm gan b có nguy hiểm không? Câu trả lời là rất nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B trong quá trình mang thai cần được tiến hành khám sức khỏe định kì để theo dõi tình trạng của bệnh cũng như để có những biện pháp can thiệp nếu như bệnh gây ra biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu như trong quá trình mang thai bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B mà không được khống chế bệnh có thể gây ra những tác hại khó lường. Nếu mẹ mắc viêm gan B mà không được điều trị, virus gây bệnh từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10-20% (nguy cơ lây bệnh cho con có thể lên tới 80-90% nếu mẹ mắc viêm gan B trong quý III của thai kỳ). Khi ấy, bé sẽ mắc viêm gan B mạn tính, những bé mắc viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng của bệnh khi mới chào đời nhưng bé có nguy cơ cao về bệnh ung thư.
Trường hợp mang bệnh, bé sẽ được điều trị ngay sau khi chào đời. Nếu không mắc bệnh, bé vẫn cần được tiêm phòng viêm gan B. Đây là cách phòng viêm gan B tốt nhất cho bé. Các bác sĩ cho biết thêm, nếu trẻ có mẹ mắc bệnh viêm gan B thì khả năng lây nhiễm sang thai nhi qua đường sinh nở có thể lên đến 90%.
Bệnh nhân khi mang bầu mắc bệnh viêm gan B thì nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi bệnh, bệnh nhân cũng nên tuân thủ phương pháp điều trị và mọi hướng dẫn của các bác sĩ trong giai đoạn này, tuyệt đối người bệnh không được uống các loại thuốc khống chế virus khi chưa được thăm khám vì có thể gây ra tác hại cho cả người mẹ và thai nhi.
Người mẹ nên lưu ý sau khi sinh trẻ 24h thì nên tiêm phòng vaccine cho trẻ để phòng bệnh, trẻ bị lây nhiễm viêm gan B qua đường sinh nở nếu như không được phòng ngừa rất dễ gây ra biến chứng và tử vong.
Người mẹ mắc bệnh viêm gan B vẫn có thể cho con bú bình thường như những người mẹ khác, tuy nhiên, nếu đầu vú người mẹ bị nứt và chảy máu thì ko nên cho trẻ bú sữa. Sau quá trình sinh con bệnh nhân có thể tiến hành điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.
hoặc liên hệ ngay với bác sĩ tư vấn qua hotline hỗ trợ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!