Xu Hướng 3/2023 # Bầu 5 Tháng Nên Ăn Gì Để Đủ Dinh Dưỡng Cho Con? # Top 4 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bầu 5 Tháng Nên Ăn Gì Để Đủ Dinh Dưỡng Cho Con? # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Bầu 5 Tháng Nên Ăn Gì Để Đủ Dinh Dưỡng Cho Con? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bầu 5 tháng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng cho con?

Mẹ bầu 5 tháng cần bổ sung dưỡng chất gì?

Trong tháng thứ 5 của thai kì, mẹ bầu cần bổ sung thêm Sắt, Canxi và Omega-3 hỗ trợ phát triển cơ, xương và não bộ của bé.

Nếu như trong 5 tháng đầu tiên của thai kì, mẹ không cần phải bổ sung cho cơ thể nhiều calo để thai nhi tăng trưởng tốt thì khi bước vào giai đoạn này và giai đoạn 3 tháng tiếp theo, mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể nhiều calo hơn trước để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ cần bổ xung lượng thức ăn gấp đôi so với trước đó để đảm bảo cung cấp thêm 340 calo mỗi ngày.

Mẹ bầu tháng thứ 5 cần tăng bao nhiêu cân mỗi tuần?

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu bổ sung thêm khoảng 300 – 400 calo mỗi ngày so với bình thường (mức calo này được xem tương đương với một ly sinh tố cà rốt, cam hay một hộp sữa chua trái cây) để có thể tăng được 450g mỗi tuần. Mẹ nên biết rằng, tất cả lượng thức ăn này sẽ không vào thẳng bé. Việc tăng cân là do việc phát triển bầu ngực, tăng lượng dịch màng ối, sự phát triển của nhau thai hay việc tăng cơ tử cung…

Ngoài việc đảm bảo về mặt số lượng khi đáp ứng nhu cầu tăng thêm 340 calo của cơ thể nhưng mẹ bầu cũng phải đảm bảo về mặt chất khi cung cấp cho cơ thể đầy đủ nguồn dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, calo…cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này. Mẹ cần bổ sung Protein giúp tái tạo mô mới cho bé để tới khi bé được 24 tuần tuổi, bé sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.

Các mẹ đều biết rằng chất béo là không tốt nhưng mẹ cũng cần biết rằng chất béo là một phần chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn của mẹ bầu. Mẹ nên biết rằng 25 – 35% lượng calo đến từ chất béo. Điều mà mẹ bầu cần quan tâm là phải chọn loại chất béo lành mạnh (chất béo không no và axit béo Omega-3) sẽ làm giảm mức Lipid đồng thời cung cấp thêm lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, mắt cũng như hệ thần kinh của thai nhi.

Một số loại thực phẩm cung cấp axit béo Omega-3 như DHA, EPA như: Cá hồi, cá trích, cá mòi…Tuy nhiên mẹ cũng chỉ nên ăn giới hạn 1-2 lần/tuần bởi cá có chứa thủy ngân.

Đặc biệt, với các mẹ ăn chay thì đậu nành, óc chó là nguồn thực phẩm có thể bổ sung Omega-3 cho mẹ bầu. Mẹ nên tránh những loại thực phẩm được chế biến sẵn và đặc biệt là đồ chiên rán bởi chúng có chứa chất béo no và chất béo được chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và Cholesterol cao.

4. Vitamin và các khoáng chất

Canxi và Sắt là hai chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 bởi:

Canxi giúp bé phát triển hệ xương khỏe mạnh

Sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới mang oxy tới khắp cơ thể của mẹ và qua nhau thai tới cơ thể bé. Mẹ bầu sẽ cần có ít nhất là 1.000 miligam Canxi và 27 miligam Sắt mỗi ngày trong thực phẩm hay chất bổ sung.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5

Bầu tháng thứ 5 nên ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm hiện nay. Bởi cơ thể phụ nữ mang thai cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để con được phát triển tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 5 của mẹ bầu cụ thể như sau:

1. Uống nhiều nước kết hợp thêm sữa

Tháng thứ 5 mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nếu muốn cân bằng cơ thể, chống táo bón. Ngoài ra, mẹ có thể uống kèm sữa để hấp thu dưỡng chất trong sữa giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển.

2. Ăn thực phẩm giàu Protein, rau xanh

Protein là nguồn thức ăn mà tuyệt đối mẹ không được bỏ qua ở tháng thứ 5. Dưỡng chất từ đó là cần thiết cho bé phát triển về mọi mặt nhất là về mặt thể chất. Mẹ cũng nên biết là cơ, da cùng các cơ quan trên cơ thể thai nhi cần bổ sung Protein để duy trì sự phát triển. Một số thực phẩm bổ sung Protein như: thịt gà, lợn, bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc hay đậu…

Thực phẩm giàu rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa lượng lớn sắt ngăn chặn nguy cơ thiếu máu và bị bóng khi mang thai. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: các loại rau lá xanh, củ cải đường, cà chua, cà rốt…

3. Bổ sung trái cây, ngũ cốc

Trái cây tươi mang đến cho cơ thể mẹ bầu nguồn vitamin dồi dào, khoáng chất kích thích vị giác cho mẹ. Mẹ có thể ăn nhiều loại khác nhau để tăng sức đề kháng giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh. Một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu tháng thứ 5 là: Kiwi, táo, chuối, lê, nho, dâu, cam…

Bên cạnh trái cây tươi, ăn ngũ cốc hàng ngày đem lại lượng vitamin E, B, sắt, magie đáp ứng tối đa nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ bầu tháng thứ 5. Một số loại ngũ cốc như lúa mì, cơm, ngô, khoai, yến mạch…

Bầu 5 tháng không nên ăn gì?

Vậy mẹ bầu 5 tháng không nên ăn gì? Mẹ nên nhớ rằng một thực đơn ăn uống khoa học kết hợp với sinh hoạt lành mạnh giúp con yêu được phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

Mẹ bầu tháng thứ 5 tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh. Mẹ nên cho một chế độ ăn uống hài hòa các loại thức ăn luân phiên thay vì chỉ tập trung một loại. Hơn nữa, mẹ nên giảm lượng đường cũng như thức ăn có nhiều Natri và thức ăn tái sống, chưa chín kỹ nữa.

Mẹ cũng không nên ăn những loại trái cây nhiệt đới như đu đủ xanh, dứa. Mặc dù loại trái cây này có chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ nhưng lại có chứa Bromelain có thể làm mềm tử cung, gây co bóp có thể dẫn tới sảy thai, đặc biệt không tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn này.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho chặng đường tiếp theo, mẹ cũng nên tham khảo trước thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 7 tháng tuổi.

Mẹ Sau Sinh Nên Uống Sữa Gì Để Có Đủ Dinh Dưỡng Cho Con?

Với những mẹ không thích uống sữa bò, mẹ sau sinh nên uống sữa gì sẽ trở thành vấn đề lớn. Sữa đậu nành là một giải pháp thay thế rất tốt cho mẹ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng thấp bé bị dị ứng mà mẹ nên biết.

Nhu cầu protein của mẹ cho con bú

Mẹ cho con bú cần khoảng 71 gram protein mỗi ngày, theo kiến nghị của Trường đại học bang Ohio. Đây không chỉ là lượng mẹ cần cho cơ thể chính mình, mà còn có thêm protein cung cấp năng lượng cho con bú. Ngoài ra, trẻ bú mẹ cần protein từ sữa của mẹ để phát triển. Lượng protein này không khó để ăn đủ. Nhưng những bà mẹ ăn chay, hay không thích mùi vị của thịt sẽ cần bổ sung thêm.

Protein đậu nành

Protein đậu nành là một loại protein thực vật mà nhiều người sử dụng để thay thế cho thịt vì lợi ích sức khỏe của nó. Loại protein này có ở đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ và bột protein đậu nành có thể được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống.

Theo đánh giá năm 2003 về protein đậu nành trong “Tạp chí giáo dục chu sinh”, protein đậu nành là nguồn thực vật duy nhất có tất cả tám axit amin thiết yếu. Axit amin là những khối cấu trúc xây dựng nên protein cho cơ thể. Và axit amin thiết yếu là những thứ cơ thể không tự sản xuất ra được.

Nguồn protein đậu nành cũng thường chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác cho các bà mẹ cho con bú, chẳng hạn như canxi, sắt và chất xơ.

Trẻ có bị dị ứng với protein đậu nành không?

Đậu nành có nhiều lợi ích. Nhưng sữa đậu nành có thể không phải lúc nào cũng thích hợp cho phụ nữ cho con bú. Một số trẻ sơ sinh bị dị ứng đậu nành. Tuy thế, dị ứng đậu nành không quá phổ biến ở trẻ em. Trẻ cũng khó có thể dị ứng với thứ gì trong sữa mẹ. Nếu em bé bị dị ứng với protein đậu nành, bé có thể quấy khóc sau khi được cho bú. Hoặc bé phát ban. Nôn và tiêu chảy cũng là dấu hiệu phổ biến của dị ứng thực phẩm ở trẻ bú mẹ.

Nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu dị ứng với đậu nành, mẹ cần tìm nguồn bổ sung protein khác cho chính mình.

Uống sữa đậu nành hay sữa bò có giúp mẹ tăng lượng sữa không?

Sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng chất béo trong sữa mẹ không bị thay đổi khi mẹ uống sữa bò. Nhưng loại chất béo thì có thay đổi. Tuy nhiên, năng lượng hay calo trong sữa mẹ không thay đổi nhiều.

Các bà mẹ cho con bú cần 2,25 đến 3,1 lít chất lỏng mỗi ngày. Lượng chất lỏng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự trao đổi chất, mức độ hoạt động của bạn. Chất lỏng có thể có được dưới mọi hình thức: sữa, nước trái cây, nước, các đồ uống lành mạnh. Nếu nước tiểu của bạn có màu nhạt, bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết.

Các loại thực phẩm khác ngoài sữa có thể giúp mẹ có canxi cho bé bú

Các loại rau lá xanh

Hạt vừng

Đậu phụ

Cá. Đặc biệt là cá thu, cá mòi, cá hồi, cá cơm

Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo nâu, quinoa, yến mạch, v.v.

Nước hầm gà

Các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân, quả phỉ, quả sung khô. Mẹ không nên ăn quá nhiều hạt vì lượng calo cao

Một số loại thực vật biển, chẳng hạn như tảo

Các loại thực phẩm lên men như miso, nước tương

Các loại đậu

Trứng và thịt trắng

Trái cây có múi như nho, cam, chanh

Rau dền

Vậy vai trò của sữa đối với mẹ sau sinh chủ yếu là bổ sung dinh dưỡng và nước cho mẹ. Sẽ không có đáp án chính xác nào cho câu hỏi mẹ sau sinh nên uống sữa gì. Mẹ có thể uống sữa động vật hoặc sữa đậu nành phù hợp với khẩu vị và chế độ ăn của mình. Mẹ cũng nên bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm thay vì chỉ phụ thuộc vào một loại sữa nào đó.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Dinh Dưỡng Tháng Thứ 2: Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Để Giảm Nôn Ói?

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

Vitamin và khoáng chất thiết yếu trong dinh dưỡng tháng thứ 2

Để có thông tin chi tiết về các loại dinh dưỡng tháng thứ 2 cần thiết, mẹ hãy tham khảo tại chuyên mục: Dinh dưỡng thai kì

Những dưỡng chất quan trọng gồm:

Axit folic (vitamin B9)

Chất sắt

Mẹ bầu cần bổ sung đủ 27mg sắt mỗi ngày để hỗ trợ cho quá trình tạo máu, nuôi lớn thai nhi. Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật sẽ cung cấp lượng sắt tốt hơn thực vật. Các mẹ nên chế biến thành những món ăn theo sở thích để dễ dàng sử dụng.

Vitamin A

Vitamin A rất cần thiết trong những tháng đầu thai kỳ. Loại vitamin này, sẽ hỗ trợ tích cực đến sự phát triển đường ruột và phổi ở thai nhi. Không những thế, vitamin A còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành võng mạc mắt của trẻ.

Bổ sung đủ 0,8mg vitamin A trong giai đoạn này là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Mẹ bầu nên cung cấp từ những thực phẩm như trứng cá, sữa bò, rau củ có màu vàng hoặc đỏ. Nên nhớ không nên bổ sung quá mức lượng vitamin A cần dùng, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Omega 3

Thêm dầu cá, các loại hạt, gạo lứt…vào khẩu phần ăn để bổ sung đủ 1,9mg lượng Omega 3 hằng ngày. Chúng vô vùng có lợi trong việc giảm tình trạng nôn nghén và hạn chế nguy cơ tiền sản giật của các mẹ bầu.

Vitamin C

Đồng thời, các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài sẽ được đẩy lùi. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có vị chua. Các ông bố nên thường xuyên pha nước cam, chanh để mẹ bầu dễ dàng lấy vitamin C nạp vào cơ thể.

Chất xơ

Các triệu chứng táo bón làm mẹ bầu khá khó chịu trong giai đoạn này. Đừng lo! Bổ sung đủ 14mg chất xơ từ những loại hoa quả tươi sạch sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng này. Ngoài ra chất xơ trong khẩu phần ăn của mẹ, còn đẩy lùi được các nguyên nhân làm tăng huyết áp.

Magie

“Bé cưng” trong những tháng đầu cần rất nhiều dinh dưỡng từ mẹ để phát triển nhanh chóng. Do đó, bổ sung đủ 300mg magie trong các bữa ăn hằng ngày giúp bé dễ dàng tăng cân và kích thước chiều cao. Các loại rong biển, hạnh nhân, chuối, đậu phụ…là nguồn thực phẩm giàu magie. Mẹ bầu nên ghi nhớ và chế biến chúng thành những món ăn bổ dưỡng.

Ăn như thế nào cho khoa học tháng thứ 2?

Ba bữa chính ăn sao cho hợp lý

Bữa sáng: Đây là bữa ăn quan trọng nhất ngày. Vì thế, mẹ bầu nên ăn đủ tinh bột, hấp thụ đủ lượng vitamin B cung cấp năng lượng cả ngày dài. Kèm theo protein từ thịt hoặc trứng, chất xơ trong các loại rau củ. Tráng miệng bằng một ly nước ép hoa quả. Thực đơn đó sẽ có đủ nguồn dinh dưỡng, cho mẹ bầu một ngày tràn đầy sức sống.

Bữa trưa: Tinh bột không nên bổ sung nhiều vào bữa ăn này. Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ từ rau và trái cây để góp phần vào quá trình phân giải lượng đường bột lúc sáng. Ngoài ra, các loại vitamin trong trái cây sẽ giúp mẹ bầu tăng cường đề kháng.

Bữa tối: Khẩu phần ăn bữa này không nên quá nhiều. Mẹ bầu chỉ ăn một ít rau luộc, trứng hoặc salad thịt bò để cơ thể nhẹ nhàng. Hạn chế ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh vào buổi tối. Các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu sẽ làm mẹ bầu mất ngủ nếu ăn quá nhiều thức ăn này.

Chú trọng chất lượng từ những bữa ăn

Với tâm lý muốn tăng cân nhanh để con phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, giai đoạn này mẹ bầu đừng nên quá chú trọng vào cân nặng. Thai nhi vẫn đang phát triển từng ngày, chỉ cần mẹ bầu ăn uống đủ dinh dưỡng theo thực đơn đưa ra.

Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, giảm số lượng thức ăn tiêu thụ trong một bữa. Nhìn vào các món ăn với số ít, mẹ bầu sẽ có tinh thần hơn. Nên học thuộc câu thần chú “Ăn ít nhưng chất lượng”. Từ đó, mẹ bầu sẽ có động lực hơn. Ăn ít mà “con yêu” vẫn đảm bảo dinh dưỡng như thường.

Ăn nhiều không phải là ý kiến hay

Nếu tình trạng ăn không kiểm soát kéo dài, mẹ bầu sẽ có nguy cơ:

Dễ bị tiểu đường thai kỳ nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo có hại.

Những đồ dầu mỡ gây triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, táo bón.

Tăng cân quá nhanh gây áp lực lên các mạch máu. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng phù nề.

Trạng thái thừa dinh dưỡng, dễ gây ra các dị tật bất thường.

Tăng cân quá mức ảnh hưởng đến thẩm mĩ mẹ bầu. Sau này sẽ rất khó lấy lại vóc dáng.

Ăn gì để giảm tình trạng nôn ói?

Các chuyên gia khuyến cáo, những mẹ bầu nghén nặng khi mang thai cần lựa chọn những thức ăn thanh đạm. Những món tươi mát hỗ trợ tiêu hóa như canh rong biển, rau luộc, các món cháo sẽ giúp dễ ăn hơn. Khi chế biến, mẹ bầu nên thêm vào một chút dầu thưc vật để bổ sung Omega 3 giúp giảm nôn ói.

Đối với trường hợp không thể ăn được bất cứ gì. Mẹ bầu nên lựa chọn phương pháp xay nhuyễn đễ dễ dàng đưa vào miệng. Có lẽ, các loại rau củ hoặc trái cây sẽ không khiến mẹ bầu cảm thấy tanh khi ăn.

Lời khuyên dinh dưỡng tháng thứ 2 cho mẹ bầu

Nên học cách xem hạn sử dụng và thành phần khi chọn thực phẩm

Trước khi lựa chọn mua sản phẩm về sử dụng. Mẹ bầu nên tìm hiểu một chỗ bán hàng uy tín, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên học cách xem hạn sử dụng và thành phần trong các loại thực phẩm.

Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm đã hết hạn! Khi mua cần lưu ý xem bảng thành phần. Sản phẩm chứa nhiều chất bảo quản và phẩm màu mẹ bầu cũng đừng nên chọn. Những sản phẩm đóng hộp, đồ đông lạnh có thời gian sử dụng lâu thường chứa một lượng lớn chất bảo quản. Mẹ bầu hạn chế sử dụng các loại này để bảo vệ an toàn cho sự phát triển của “con yêu” trong bụng.

Ăn đồ ăn vặt lại tốt cho sức khỏe

Lựa chọn lúc này là các loại hạt bao gồm óc chó, hạnh nhân, mắc ca, các loại sữa chua, nước ép…sẽ là “chân ái” cho các bà bầu. Vừa có thức ăn đỡ đói, lại còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Có lý do gì mẹ lại bỏ qua phải không nào!

Thực phẩm chín tái cho vào “danh sách đen”

Thịt bò tái, sashimi, hàu sống, tôm sốt thái… là các món ăn “khoái khẩu” của những mẹ bầu “sành” ăn uống. Nhưng mẹ bầu có biết một sự thật? Các loại thức ăn này chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho phụ nữ mang thai. Những vi sinh vật trong đó, sẽ làm mẹ bầu có nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng.

Mẹ có thể tham khảo

Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5: Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Phát Triển Khỏe Mạnh?

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5 cực kì quan trọng vì giai đoạn này thai nhi phát triển rất nhanh, các bộ phận trên cơ thể đã đầy đủ và rõ nét. Não bộ của bé cũng đang bắt đầu tiếp nhận và phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, thính giác, vị giác, thị giác và xúc giác. Do đó cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển một cách hoàn thiện nhất.Vào thời kì này, các cơ quan chức năng của bé đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Vì thế, thèm ăn là biển hiện phổ biến và rõ nét ở mẹ bầu trong tháng này. Tuy nhiên các mẹ vẫn cần lưu ý nên chọn lựa những loại thực phẩm lành mạnh, đảm bảo an toàn, tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Những biểu hiện thay đổi cơ thể của bà bầu khi mang thai tháng thứ 5

Do tử cung to ra vì thế bụng dưới sẽ lộ rõ ràng hơn, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, ngực và mông nở ra, bụng cũng sẽ bắt đầu xuất hiện các vết rạn da. Bên cạnh đó, các mẹ cũng sẽ cảm nhận được những sự thay đổi sau đây:

Thường xuyên cảm thấy đau nhức ở lưng, 2 bên sườn và khắp cơ thể do các khớp và dây chằng bị giãn ra.

Có thể thấy tình trạng chân và mắt cá chân sẽ bắt đầu sưng lên do trong cơ thể đang bị tích trữ nhiều nước hơn bình thường.

Giai đoạn này, mẹ bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn kéo theo trọng lượng cơ thể sẽ tăng mau chóng.

Sẽ gặp phải một số vấn đề khó chịu về đường tiêu hóa như ợ chua, đầy bụng, táo bón,…

Thấy tăng tiết dịch ở âm đạo và bầu ngực cũng có thể sẽ xuất hiện sữa non.

Bắt đầu có những cảm nhận được thai máy.

2. Mẹ bầu cần ăn gì ở tháng thứ 5?

Nước đóng vai trò rất quan trọng cho cơ thể, nhất là khi mang bầu. Hãy lưu ý rằng trong cơ thể còn có một thai nhi nữa đang phát triển do đó không được để bị thiếu nước. Ngoài ra, nước cũng có thể ngăn ngừa táo bón, cải thiện các bệnh về đường ruột. Mẹ bầu cố gắng nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Thêm vào đó, cũng cần bổ sung thêm 2-3 ly sữa hoặc 5 ly nước ép trái cây, rau củ để cung cấp đầy đủ canxi và nhiều dưỡng cần thiết cho sự phát triển cứng cáp, khỏe mạnh của bé.

Thịt nạc là nguồn cung cấp hàm lượng Protein và chất sắt dồi dào nhất từ tự nhiên. Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu nên lựa chọn phong phú các loại thịt nạc mà ăn, nói chung luân phiên đổi món càng đa dạng càng tốt bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt gà và các loại thịt gia cầm khác để vừa khiến bữa ăn không bị nhàm chán mà vẫn đảm bảo luôn có đủ chất cho bé.

Để bé có thể phát triển não bộ và tăng trưởng thông minh, khỏe mạnh, các mẹ hãy tích cực bổ sung nguồn chất béo có lợi nhất từ cá bao gồm cá chép, cá hồi, cá thu,… Đây vốn là những siêu thực phẩm giàu Omega-3 quý giá rất tốt cho cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ 3 phần cá/tuần là tuyệt nhất nhất.

Các mẹ bầu rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, do đó, bổ sung lượng chất xơ phong phú từ rau củ như cải xoăn, rau bina, bắp cải, bầu bí, cà rốt, cà chua,… sẽ giúp hệ tiêu hóa lưu thông hiệu quả hơn. Vào tháng này, mẹ bầu thường sẽ ăn nhiều hơn thời gian trước đó. Chính vì thế các chuyên gia nghiên cứu khuyên rằng nên bổ sung 500g chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu tháng thứ 5.

Những gợi ý về trái cây tươi chứa rất nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất như táo, chuối, lê, cam, bưởi, kiwi, dâu, nho… mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn, vừa kích thích vị giác cho mẹ bầu ăn ngon miệng, vừa bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, cơm, ngô, khoai, … rất tốt để cung cấp vào chế độ ăn uống hàng ngày vì chúng chứa rất giàu hàm lượng vitamin E, B, chất xơ, sắt, magie… vô cùng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi cũng như đáp ứng nhu cầu cung cấp thiết yếu về dinh dưỡng, năng lượng cho mẹ bầu.

3. Mẹ bầu cần kiêng những loại thực phẩm nào?

Các loại đồ uống có ga sẽ chứa nhiều caffeine, đường và calo không lành mạnh vô cùng nguy hại đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chính vì thế hãy cố gắng thay thế các đồ uống này bằng các loại thức uống khác lành mạnh hơn như nước ép trái cây tươi hoặc nước cam, nước chanh, nước mía, nước dừa…

Các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ xanh, khóm… chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ có lợi cho sức khỏe nhưng chúng lại hoàn toàn không tốt cho bà bầu bởi thành phần có chứa chất bromelain được cho là tác nhân làm mềm tử cung và gây co bóp, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.

Rượu là đồ uống tuyệt đối cấm kỵ không những trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5 mà còn ở suốt thai kỳ bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến thai nhi bị nguy hại.

Cà phê hay trà đặc đều có chứa caffeine không có lợi cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Theo nhận định từ các chuyên gia, nếu mẹ bầu là người nghiện cà phê thì có thể chỉ nên uống khoảng 1-2 ly rất nhỏ mỗi ngày nhưng nếu hạn chế hoặc tránh không uống nữa thì tốt nhất. Thêm vào đó, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều socola bởi thành phần trong chúng cũng có chứa caffeine vô cùng không tốt cho thai nhi.

Quãng thời gian mang bầu tuyệt đối không phải là thời điểm lý tưởng để mẹ bầu có thể thả ga tầm bổ bằng cách ăn các món khoái khẩu như khoai tây chiên, gà rán, humbuger, pizza… Khi ăn nhiều đồ ăn chứa chất béo không lành mạnh, thậm chí không an toàn vệ sinh thực phẩm có thể khiến cân nặng tăng nhanh theo kiểu tích trữ mỡ xấu gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thai kỳ.

Các mẹ bầu hãy lưu ý đến khẩu phần dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5 vì nó sẽ giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển toàn diện hơn. Ở thời điểm này thai phụ phải hấp thu nhiều chất dinh dưỡng nhưng đảm bảo ở mức độ vừa phải, đúng liều lượng mới giúp cả mẹ và bé cùng phát triển khỏe mạnh.

Mai Hà (Tổng hợp)

Cập nhật thông tin chi tiết về Bầu 5 Tháng Nên Ăn Gì Để Đủ Dinh Dưỡng Cho Con? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!