Xu Hướng 3/2023 # Bà Đẻ Nên Ăn Gì? 10 Dưỡng Chất Cực Tốt Cho Cả Mẹ Và Bé # Top 5 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Đẻ Nên Ăn Gì? 10 Dưỡng Chất Cực Tốt Cho Cả Mẹ Và Bé # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bà Đẻ Nên Ăn Gì? 10 Dưỡng Chất Cực Tốt Cho Cả Mẹ Và Bé được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phụ nữ sau sinh tốn nhiều sức lực cũng như bị tổn hại thể chất rất nhiều, vì thế họ cần được bồi bổ là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ chia sẻ rằng họ sợ những bữa ăn bồi bổ do sự ám ảnh về cân nặng sau sinh. Bởi vậy, một chế độ ăn uống phù hợp với bà đẻ phải đảm bảo đủ 2 tiêu chí: Tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cho vóc dáng.

1. Sắt: Tốt cho máu của bà đẻ

Trong quá trình sinh con, người phụ nữ mất một lượng máu cực kỳ lớn, đặc biệt với phụ nữ phải trải qua cuộc phẫu thuật của sinh mổ thì vấn đề này lại càng trầm trọng.

Thiếu sắt ở bà đẻ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như suy nhược cơ thể, hay hoa mắt chóng mặt, kiệt sức, rụng tóc, khô da và thiếu sữa cho con bú.

Việc bổ sung sắt bằng thuốc nếu không cẩn thận có thể làm mẹ bị táo bón, trong khi đó đây lại là rắc rối điển hình của các mẹ sau sinh. Bởi vậy, nhiều bà đẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi uống thuốc bổ sung sắt.

Thay vào đó, mẹ có thể tự bổ sung lượng sắt cho cơ thể bằng chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu sắt dành cho mẹ lúc này là:

– Các loại động vật thân mềm: sò, hàu… nhưng cần được nấu chín, không ăn sống.

– Các loại thịt nạc: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn.

– Gan các loại động vật rất giàu sắt.

– Các loại hạt: Hạt bí xanh, bí đỏ, hạt thông, hạnh nhân, đậu nành.

– Rau màu xanh đậm: Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt.

Bí quyết NHIỀU SỮA nhưng KHÔNG TĂNG CÂN? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.

2. Vitamin D: Tốt cho sữa của mẹ, bổ sung nguồn vitamin D dồi dào cho em bé

Nếu bạn còn đang thắc mắc bà đẻ nên ăn gì thì các thực phẩm giàu vitamin D chính là một trong những câu trả lời chính xác nhất. Bởi vì mỗi ngày trẻ cần được phơi nắng sớm ít nhất 15 phút để bổ sung vitamin D, nhưng đôi khi việc làm này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.

Trong lúc trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì tăng cường lượng vitamin D trong sữa mẹ là cách tốt nhất để bổ sung loại dưỡng chất này cho trẻ. Chúng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phát triển khung xương và răng toàn một cách toàn diện.

Các thực phẩm giàu vitamin D mà bà đẻ nên ăn bao gồm:

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Mẹ có thể uống sữa tươi, sữa ông thọ hoặc ăn sữa chua vì chúng rất giàu vitamin D.

– Trứng: Các loại trứng gà, trứng vịt, đặc biệt là lòng đỏ trứng khá giàu vitamin D. Song chỉ nên ăn tối đa 3 quả trứng mỗi tuần, chia làm nhiều bữa và tránh ăn vào buổi tối để tránh đầy bụng và dư thừa protein.

– Các loại nấm: Nấm vừa là rau sạch, vừa là thịt sạch và giàu vitamin D. Bà đẻ có thể bổ sung một vài bữa nấm mỗi tuần để bổ sung vitamin đồng thời kích thích cảm giác ngon miệng.

– Các sản phẩm từ hạt đậu nành: Sữa đậu nành, đậu, bột đậu nành đều chứa nhiều vitamin D.

– Cá tươi, dầu cá, cá đóng hộp, trứng cá chứa một lượng lớn vitamin D mà mẹ nên dùng để cải thiện bữa ăn trong ngày.

3. Vitamin A: Tăng cường thị lực và tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con

Bà đẻ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A vì nó rất tốt cho mắt. Ngoài ra, một dòng sữa mẹ giàu vitamin A cũng sẽ giúp bé có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bộ xương vững chắc.

Các thực phẩm giàu vitamin A mà mẹ nên tham khảo gồm:

– Các loại rau có lá màu xanh đậm: Rau cải xoong, cải bó xôi, bông cải xanh, quả bí xanh, quả đậu Hà Lan.

– Các loại củ quả có màu vàng và đỏ: Cà rốt, cà chua, khoai lang, xoài chín, đu đủ, ớt chuông, dưa hấu, quả đào.

– Thịt bò cũng là thực phẩm giàu vitamin A mà bà đẻ nên ăn.

4. Vitamin C: Chống khô da, rụng tóc cho mẹ, tốt cho xương khớp và da của bé

Thiếu vitamin C sẽ gây ra vấn đề về da, tóc của cả mẹ và bé. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, thiếu hụt vitamin C sẽ ảnh hưởng đến các mô liên kết trong xương, răng và ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Người mẹ khi thiếu hụt vitamin C thì sữa mẹ cũng sẽ thiếu dưỡng chất này. Việc bổ sung có thể thực hiện bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin C:

– Các loại hoa quả: Cam, quýt, bưởi, dâu tây, xoài, dưa hấu, đu đủ, kiwi, cà chua, dứa, ớt chuông, ổi chín.

– Các loại rau củ: Bông cải xanh, bông cải trắng, rau cải xoăn, rau bina, rau muống.

Bí quyết NHIỀU SỮA nhưng KHÔNG TĂNG CÂN? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.

5. Canxi: Hỗ trợ phát triển răng, xương cho em bé

Có lẽ chúng ta đều biết rằng canxi là thành phần chính của xương. Nếu mẹ có chế độ ăn uống giàu canxi, một phần canxi này sẽ đi vào sữa và giúp em bé có được một hệ xương khớp khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên ăn bao gồm:

– Nước hầm xương là một trong những thực phẩm rất giàu canxi. Mẹ có thể sử dụng nước này để nấu canh, nấu cháo ăn hàng tuần.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa bò, sữa ông thọ, sữa tươi, sữa chua đều giàu canxi.

– Rau: Cải ngọt, rau dền, rong biển, bông cải xanh.

– Các loại hạt: Mè (vừng), ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, hạnh nhân.

– Các loại cá: Cá chép, cá chạch, cá mòi.

6. Axit folic: Bổ máu, tốt cho hồng cầu của người mẹ

Tương tự như sắt, axit folic cũng rất tốt cho máu của bà đẻ. Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần nạp đủ 500 microgram axit folic mỗi ngày bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu chất này.

– Các loại rau: Măng tây, cải bó xôi, đậu cove, bông cải xanh.

– Các loại hạt ngũ cốc: Hạt đậu, yến mạch, vừng (mè), gạo lứt…

– Các loại quả: Cam, dưa lưới, quả bơ.

7. Chất xơ: Giúp mẹ thoát khỏi ác mộng táo bón và thon gọn dáng sau sinh

Chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng và rất cần cho quá trình giảm cân. Vì vậy tất cả những bà đẻ đều được khuyến khích bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống.

– Các loại rau củ: Bông cải xanh, măng tây, cà rốt, rau chân vịt.

– Các loại hạt: Đậu đỏ, đậu lăng, gạo lứt, đậu nành, đậu đen, đậu xanh, ngô.

– Các loại quả: Bơ, nho, quả vả, sung, cam, chuối, lê.

8. Protein: Cung cấp năng lượng cần thiết cho bà đẻ

Chúng ta cần protein mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng cho các hoạt động sống, và với bà đẻ thì dưỡng chất này lại càng quan trọng. Nếu thiếu protein, cơ thể người mẹ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thể đủ sữa cho con bú và cả 2 mẹ con đều dễ mắc bệnh.

Nhóm thực phẩm giàu protein bao gồm:

– Các loại thịt: Ức gà, thịt bò, thịt lợn, thịt vịt, thịt ngan.

– Các loại thủy hải sản: Tôm tép, cua, cá ngừ, cá hồi.

– Các loại hạt: Đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, yến mạch, đậu nành.

– Các loại rau: Măng tây, bông cải xanh, nấm, cải bó xôi, rau muống, rau ngót, rau đay, rau bí.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa đặc, sữa tươi, sữa chua.

– Trứng cũng rất giàu protein.

9. Kẽm: Hỗ trợ hệ miễn dịch cho cả mẹ và con

Người mẹ trong thời gian cho con bú không cần phải bổ sung quá nhiều kẽm, chỉ cần 12 miligram mỗi ngày cũng đủ để cả mẹ và con có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm mỗi ngày cũng sẽ giúp các vết thương của bà đẻ mau lành hơn rất nhiều.

Thực phẩm giàu kẽm bao gồm:

– Hải sản: Tôm và hàu là hai loại thực phẩm rất giàu kẽm.

– Các loại thịt: Thịt bò, lợn, gà.

– Trứng cũng rất giàu kẽm.

– Các loại hạt: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng, đậu nành, hạt bí, hạt vừng, gạo lứt…

– Các loại rau: Cải xoăn, súp lơ xanh, rau chân vịt.

– Sữa và sữa chua.

– Nấm giàu kẽm.

10. Các chất chống oxy hóa: Bảo vệ da và sắc đẹp cho bà đẻ

Sau khi sinh con, quá trình oxy hóa và lão hóa diễn ra nhanh hơn, nó sẽ khiến cho người mẹ trở nên già nua chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là thời điểm cần thiết phải bổ sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ sắc đẹp, đồng thời ngăn chặn các bệnh về tim mạch cho người mẹ.

Danh sách thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:

– Các loại rau: Xà lách, cải xoăn, bông cải xanh.

– Các loại quả: Dưa hấu, nho, cam, mận, lựu, lê, dứa.

– Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, đậu nành.

– Các loại thịt cá: Cá hồi, thịt cừu, thịt gà, thịt cua.

Bí quyết NHIỀU SỮA nhưng KHÔNG TĂNG CÂN? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.

Mabio chúc các mẹ luôn khỏe và có đủ sữa cho con!

Nguồn: Mabio.vn

LỜI KHUYÊN CHO MẸ:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cần cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.

Bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết cho mẹ để hồi phục sức khỏe cũng như lợi sữa sau sinh. Tuy nhiên không phải khi nào mẹ cũng “chỉ cần ăn là sữa sẽ về“. Nếu mẹ gặp một trong các trường hợp sau thì có ăn bao nhiêu cũng sẽ không cải thiện được số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ.

? Mẹ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng: Thường thấy ở khá nhiều bà mẹ, dù ăn uống khoa học, đủ chất, ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn gầy gò, ốm yếu.

? Mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt nhưng không thể chuyển hóa vào sữa: Trong trường hợp này, mẹ ăn bao nhiêu, hấp thụ vào cơ thể bấy nhiêu, mẹ sẽ ngày càng mập mạp nhưng tuyệt nhiên vẫn không vắt ra được 1 giọt sữa.

Mẹ CẦN hiểu rõ bản chất của việc ít sữa, mất sữa là gì. Đó chính là sự giảm sút của hoocmon Prolactin (giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ) trong cơ thể. Và những tác nhân thuận lợi khiến hàm lượng hoocmon này suy giảm đó là dinh dưỡng – nghỉ ngơi không hợp lý, mẹ căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, không ăn được,… Ngay cả việc không thể cho bé bú thường xuyên cũng khiến lượng hoocmon này ngày càng giảm xuống. Vậy, mẹ phải làm sao để giải quyết vấn đề này?

VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO LÀ GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO MẸ. 

Bà Bầu Tháng Thứ 5 Nên Ăn Gì Để Đủ Dưỡng Chất Cho Mẹ Và Bé

Bước vào tháng thứ 5 thì thai nhi bắt đầu phát triển vượt bậc nên nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Thế nên việc tìm hiểu rõ chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 nên ăn gì luôn được bà bầu quan tâm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu tháng thứ 5 nên ăn gì để có đủ canxi?

Bước vào giai đoạn tháng thứ 5 của thai kỳ thì mẹ bầu đã thoát được những cơn ốm nghén. Lúc này thì mẹ bầu có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, có cảm giác thèm ăn uống hơn. Thế nên mẹ bầu phải tìm hiểu rõ bà bầu tháng thứ 5 nên ăn gì thì cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con.

Trả lời thắc mắc của các bà mẹ bầu thì một trong những thực phẩm cần bổ sung vào giai đoạn này là sử dụng nhiều sữa. Bởi sữa là nguồn cung cấp lượng canxi và các dưỡng chất khác như: omega3, omega6, DHA… Những dưỡng chất này rất quan trọng giúp bé phát triển não bộ, tư duy tốt.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa và các mẹ bầu cần lựa chọn từng loại phù hợp để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất. Một số loại sữa bột được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên sử dụng trong giai đoạn này như: Similac Mom, XO, Friso Gold Mum, Nuti Enplus… Ngoài ra thì bạn nên chọn sử dụng các loại sữa uống như sữa tươi, sữa đậu nành,…

Bà bầu tháng thứ 5 nên ăn gì để có đủ năng lượng?

Thêm một thực phẩm mà bà bầu trong giai đoạn này cần sử dụng chính là các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, macca… Trong thành phần của các loại hạt này cung cấp lượng axit béo dồi dào giúp mẹ bầu cung cấp đủ năng lượng hơn. Ngoài ra thì các loại hạt này còn chứa nhiều dưỡng chất khác giúp cho mẹ bầu được khỏe khoắn, có sức đề kháng tốt.

Ngoài ra, các loại ngũ cốc cũng là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mẹ bầu, bởi đây chính là nguồn cung cấp năng lượng chính mà mỗi bữa ăn và xuyên suốt chu kỳ mẹ bầu cũng đều sử dụng. Sử dụng các loại ngũ cốc như lúa, mì, ngô, khoai, bột ngũ cốc, bánh mì..

Bà bầu tháng thứ 5 nên ăn gì để hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động hiệu quả?

Với thắc mắc bà bầu tháng thứ 5 nên ăn gì thì người mẹ rất cần thiết bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Trong đó chất xơ có ở trong các loại rau củ quả sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động hiệu quả và cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé khỏe mạnh. Cần sử dụng các loại rau củ cho bà bầu giai đoạn này như: súp lơ, cải bắp, cải bẹ, đậu, bí, cà rốt, khoai…

Bà bầu tháng thứ 5 nên ăn gì để bổ sung đủ vitamin?

Trái cây là một thực phẩm rất cần thiết để bổ sung cho thai nhi được khỏe mạnh, phát triển tốt. Bởi trong trái cây có chứa các loại vitamin A, B, C, D, E, rất tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi, giúp con sinh ra được thông minh hơn nếu sử dụng trái cây phù hợp. Bạn nên sử dụng các loại trái cây như: cam, bưởi, bơ, chuối,..

Bà bầu tháng thứ 5 nên ăn gì để bổ sung sắt và protein

Một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn chính của các bà mẹ bầu đó chính là các loại thịt. Trong thịt chứa lượng sắt và protein dồi dào giúp cung cấp năng lượng, dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu. Có thể thay đổi khẩu phần ăn với các loại thịt như: thịt bò, thịt heo,thịt chim, thịt gà..

Bà Bầu Nên Ăn Đồ Ăn Vặt Gì Để Tốt Cho Cả Mẹ Và Thai Nhi?

Mẹ bầu nên ăn vặt như thế nào mà vẫn đảm bảo ngon miệng khi vào bữa chính và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai kỳ?

Chia nhỏ các bữa ăn

Trong những tháng đầu của thời kỳ mang thai người mẹ thường xuyên có cảm giác khó chịu, chán ăn nên chia nhỏ bữa ăn lại và ăn ít hơn ở mỗi bữa để không có cảm giác quá đói hay quá no, hạn chế tình trạng buồn nôn, đầy bụng ở mẹ bầu.

Tuy mẹ bầu ăn vặt nhưng vẫn phải ăn kết hợp những loại thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hơn là chỉ tiêu thụ một loại thực phẩm yêu thích.

Hạn chế các thực phẩm làm nặng thêm tình trạng ốm nghén

Khi mang thai mẹ bầu thường hay bị ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn nhất là trong khoảng thời gian ốm nghén. Vì vậy, đồ ăn vặt cho mẹ bầu cần tránh các thực phẩm như cafe, trà, các loại nước có ga, rượu bia và các loại quả chứa nhiều axit như cà chua, chanh, xoài, cóc …

Các thực phẩm mẹ bầu nên sử dụng

Đồ ăn vặt cho mẹ bầu nên có nhiều hoa quả tươi hoặc sấy khô như nho, việt quất, cà chua… hoặc thực phẩm có tinh bột như bánh quy, bánh quế, bánh sữa chua, bánh mì ống hay bơ hạt, trứng luộc.

Chất béo lành mạnh: Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu chất béo đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản nói chung cần đạt 20 – 25% năng lượng của khẩu phần ăn. Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú nhu cầu năng lượng từ chất béo có thể đạt ở mức cao hơn (20 – 30% năng lượng của khẩu phần ăn). Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường trong máu.

Protein: Mẹ và thai nhi rất cần bổ sung đầy đủ protein để mẹ khỏe mạnh, thai nhi có thể đảm bảo được cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể hình thành, lớn lên khỏe mạnh.

Vitamin và khoáng chất: Giúp chống oxy hóa, tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào và giúp chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể tránh tình trạng thiếu máu gây ra mệt mỏi hay các nguy cơ cho gây bệnh khác cho thai nhi.

Chất xơ: giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, khắc phục táo bón trong thời kỳ mang thai.

Nước: Cơ thể chúng ta 70% là nước nên uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cần thiết cho cơ thể và chống táo bón.

Bà bầu nên ăn vặt gì?

Trong suốt thời kỳ mang thai bà bầu cần rất nhiều dinh dưỡng hơn so với bình thường. Do đó, những món đồ ăn vặt cho mẹ bầu phải an toàn cho sức khỏe bà bầu mà còn giúp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa phụ.

Trái cây và hạt khô

Trái cây và các loại hạt sấy khô từ trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Không chỉ tốt cho cơ thể người mẹ mà các loại hạt này còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Vậy nên, thay vì chọn những món ăn vặt không lành mạnh thì mẹ bầu nên ăn các loại hạt này vì những lợi ích mà nó mang lại rất lớn như:

Hạn chế béo phì khi mang thai, giảm bớt chứng táo bón trong thai kỳ, thích hợp cho người ăn chay.

Tốt cho tim mạch, dễ tiêu hóa, giúp mẹ bầu cảm thấy no lâu và ngon miệng.

Sữa tách béo và ngũ cốc nguyên hạt

+ Sữa tách béo được xem là đồ ăn vặt cho mẹ bầu rất tốt giúp mẹ bầu duy trì dinh dưỡng mà không lo bị lên cân hoặc làm béo em bé. Sữa tách béo giúp duy trì lượng cholesterol ổn định hạn chế tình trạng đột quỵ, suy tim, huyết áp cao,…

Cung cấp protein đặc biệt là casein và whey. Bổ sung canxi và đặc biệt sữa tách béo còn giúp giảm calo. Với mỗi 1 cốc sữa tách béo chỉ chứa 90 calo.

+ Đa phần các loại ngũ cốc đều chứa các vitamin cần thiết, khoáng chất và axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.

Ngũ cốc chứa rất giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế tối đa chứng táo bón và chống lại các bệnh viêm nhiễm như viêm lưỡi, vòm họng, loét miệng. Trung bình 1 cốc ngũ cốc nguyên hạt chứa khoảng 200 calo.

Các loại sinh tố

Thay vì suốt ngày uống nước trái cây tươi thì các mẹ bầu có thể chuyển sang uống sinh tố để thay đổi hương vị, đồ uống trở nên ngon miệng và dễ uống hơn.

Các mẹ bầu có thể kết hợp sinh tố hoa quả với sữa tươi, sữa chua hay bơ đậu phộng.

Nên chọn các loại quả mọng như chuối, mãng cầu, bơ, dâu, cơm dừa, dâu tây, hồng xiêm, lựu, việt quất, vừa giàu vitamin vừa cung cấp cho ta một ly sinh tố thơm ngon mà không quá ngọt.

Chocolate

Một trong số những món đồ ăn vặt không nên bỏ qua đó chính là chocolate. Chocolate có hương vị nhẹ nhàng, không quá ngọt cũng không quá béo, kết hợp với trái cây thì vô cùng ngon.

Ngoài ra chocolate còn có rất nhiều tác dụng đối với tim mạch giúp giảm nguy cơ co giật ở phụ nữ mang thai, giảm huyết áp cao. Mẹ bầu cũng có thể ăn bánh pudding với chocolate để giúp xương của bé phát triển chắc khỏe hơn. Chocolate cũng chứa các loại lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa.

Nước ép trái cây tươi

Hoa quả tươi là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Thật tuyệt với nếu mỗi sáng thức dậy đều có một ly nước hoa quả ép cho mẹ bầu.

Những lưu ý khi dùng nước ép trái cây. Nước ép trái cây chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 tiếng sau khi ép xong để không bị mất chất, mất độ ngon và không bị biến chất. Cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều trong một lần tiêu thụ.

Ngoài ra, nên chọn các loại trái cây ít đường nhưng cũng không quá chua và mọng nước như cam, táo, lê, lựu, việt quất, cà rốt,… Bạn có thể ăn riêng, cũng có thể sắt nhỏ trái cây trộn cùng sữa chua để tăng hương vị, vừa nạp năng lượng vừa ngon miệng.

Bắp rang bơ

Những ai ghiền xem phim thì chắc đều quen thuộc với bỏng ngô. Đây là món ăn vặt rất tốt có hương vị thơm ngon, giảm cảm giác ốm nghén mà không có quá nhiều calo 8 cốc bỏng ngô chỉ chứa 120 calo nên không sợ tăng cân trong thời kỳ mang thai.

Tham khảo ngay những cách chế biến sau để tự làm những món ăn vặt cho bà bầu. Đây là những đồ ăn vặt cho mẹ bầu với công thức chế biến không cầu kỳ, phức tạp, mang đến bữa phụ cho mẹ bầu trở nên ngon hơn và bớt nhàm chán hơn và cũng không bị ngán cho các bữa chính.

Salad dưa hấu

Đứng đầu danh sách tự làm những món ăn vặt cho bà bầu phải kể đến là salad dưa hấu. Chỉ mất 5 phút chế biến dĩa salad dưa hấu là có ngay đồ ăn vặt cho mẹ bầu

Thành phần bao gồm: nửa quả dưa hấu, 4 quả chuối, 3 quả mâm xôi, 2 quả dâu tây, 1 cốc viết quất, 2 thìa vani hoặc 1 hộp sữa chua, 8 lá bạc hà.

Cách làm: Dưa hấu bạn cắt miếng nhỏ nhỏ vuông vuông cho vừa ăn, chuối thái thành từng lát không dày cũng không mỏng, mâm xôi, dâu tây cắt đôi hoặc cắt làm 4, lá bạc hà thái bé sau đó bỏ hết chúng vào 1 bát tô rồi đổ việt quất, sữa chua hoặc vani vào trộn đều. Chúng ta đã có 1 món salad dưa hấu tươi ngon thanh mát.

Chocolate đen

Món ăn vừa ngon miệng vừa ngọt ngào lại giúp mẹ bầu giảm ung thư và kích thích endorphin làm tâm trạng luôn vui vẻ, ngăn ngừa co giật, huyết áp cao, chống oxy hóa.

Thành phần bao gồm: 2 chén bột cacao, 1 chén dầu dừa nguyên chất, 8 muỗng mật ong, 1 muỗng to café, đường

Cách làm: Đun dầu dừa trong 1 cái nồi nhỏ, sau khi tan hết dầu dừa chúng ta đổ thêm mật ong và khuấy đều đến khi tan hết. Tiếp sau đó đổ bột cacao vào khuấy liên tục trong 30s, tắt bếp và tiếp tục khuấy cho đến khi cacao quyện vào với dầu dừa và mật ong thành 1 hỗn hợp đặc sánh và mịn bóng. Ai thích ăn ngọt có thể cho thêm chút đường vào khuấy cùng luôn để đường sẽ tan nhanh hơn khi cacao còn nóng. Đổ hỗn hợp vừa tạo vào khuôn chờ nguội rồi đem bỏ tủ lạnh qua đêm cho đông lại. Sáng hôm sau chúng ta đã có những thanh sô cô la thơm ngon mà an toàn cho bà bầu rồi.

Bắp rang bơ vị trà xanh

Trà xanh thanh mát bỏng ngô thơm ngon, nếu ta kết hợp cả 2 thứ này lại với nhau chắc hẳn sẽ rất thơm ngon và lạ miệng.

Thành phần bao gồm: 200g hạt ngô khô (tách hạt), 500g đường say nhuyễn, 100g bơ, 100g bột matcha trà xanh.

Cách làm: Cho bơ vào 1 chiếc nồi đun chảy sau đó cho bắp vào rang đều lửa, đảo đều bắp cho đến khi nổ, đậy nắp lại cho các hạt nổ hết thì đổ bắp ra 1 chiếc hộp có nắp rắc đường xay và bột trà xanh lên lắc đều cho đường và bột trà xanh dính đều vào bắp rang. Sau đó chỉ cần bỏ vào 1 chiếc túi xinh hoặc 1 chiếc bát nhỏ vừa ăn vừa thưởng thức những bộ phim hay.

Nước cam, mật ong rừng

Thành phần bao gồm: Cam, Mật ong, nước ấm.

Nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ có thể cao gấp đôi bình thường nên ngoài việc bổ sung dưỡng chất qua nguồn thực phẩm hàng ngày thì mẹ bầu nên cung cấp trực tiếp các chất cần thiết để tăng cường sức khỏe mẹ, giúp con hình thành và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Vital Pregna đến từ Doppelherz sẽ là chìa khóa giúp giải quyết vấn đề bổ sung dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ.

Thương hiệu Doppelherz là thương hiệu chiếm thị phần số 1 tại Đức và được hàng triệu người tin dùng. Sản phẩm Vital Pregna của thương hiệu với công thức độc đáo giúp bổ sung acid folic và các dưỡng chất vitamin và khoáng chất thiết yếu, tăng cường sức khỏe và thể chất cho bà bầu trong quá trình chuẩn bị mang thai, đang mang thai và thời kỳ cho con bú.

Vital Pregna có công thức độc đáo bổ sung và cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất: acid folic, magie, sắt, omega-3,… giúp tăng cường sức khỏe của mẹ, ngăn ngừa dị tật thai nhi, giúp thai nhi hình thành và phát triển. Sản phẩm còn bổ sung Iod cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, kiểm soát một số quá trình như tăng trưởng, chuyển hóa năng lượng và phát triển não và xương của thai nhi.

Hàm lượng acid folic chứa trong Vital Pregna là 400µg phù hợp với nhu cầu của phụ nữ trong toàn bộ thai kỳ. Bổ sung đầy đủ và hợp lý acid folic giúp phòng tránh các tác hại không mong muốn đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Khi acid folic được cung cấp đầy đủ trong suốt thai kỳ giúp giảm nguy cơ gây dị tật thai nhi đặc biệt là dị tật ống thần kinh, vì vậy mỗi mẹ bầu nên lưu cung cấp dưỡng chất này để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Phụ nữ mang thai rất dễ gặp tự ti về ngoại hình và vấn đề rạn da hầu như không thể tránh khỏi, Vital Pregna thấu hiểu tâm lý của mẹ bầu nên trong thành phần đã kết hợp các dưỡng chất như: Vitamin C + Biotin + Kẽm + Đồng + Niacin giúp kích thích phát triển tế bào và sản sinh ra Collagen tự nhiên, phòng ngừa rạn da.

Vỡ ối sớm trong thai kỳ cũng là vấn đề được rất nhiều bà bầu quan tâm và lo lắng, Vital Pregna giúp phòng ngừa tình trạng vỡ ối sớm thai kỳ nhờ hai thành phần vitamin C và đồng. Hai dưỡng chất này là những chất kết dính thiết yếu cho việc tổng hợp collagen, một thành phần chính của màng ối giúp tăng cường Collagen và giảm nguy cơ PROM (vỡ màng ối sớm trong thai kỳ).

Vital Pregna mang những đặc tính tối ưu từ nguồn gốc, thành phần, công thức bào chế hiện đại mang đến các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ, là lựa chọn hàng đầu dành cho mẹ bầu.

Với những kiến thức nêu trên, Doppelherz tin chắc bạn sẽ có những món ăn vặt cho mẹ bầu cùng phương pháp bổ sung dinh dưỡng an toàn và hiệu quả.

🖤❤️ Doppelherz – Thương hiệu số 1 tại Đức, thuộc tập đoàn Queisser Pharma với lịch sử hơn 120 năm phát triển, được 98% người Đức biết đến, phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới với hơn 800 loại sản phẩm.

☎️ Hotline: 1800 1770

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Lang? Ăn Như Thế Nào Tốt Cho Cả Mẹ Và Bé?

Phụ nữ mang thai có nên ăn khoai lang?

Bà bầu có nên ăn khoai lang trong thời gian mang thai? Khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể để thai nhi phát triển toàn diện. Thế nhưng, liệu bà bầu ăn khoai lang có tốt?

Theo đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn khoai lang trong thai kỳ. Bởi khoai lang là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cụ thể trong 200g khoai lang có chứa các chất dinh dưỡng sau:

Vitamin A – 1,9mg

Vitamin C – 39,2mg

Chất xơ thực phẩm – 6,6g

Vitamin B3 – 3mg

Thiamine – 0,2mg

Vitamin B2 – 0,2mg

Mangan – 1 mg

Đồng – 0,3mg

Vitamin B5 – 1,8mg

Pyridoxine – 0,6mg

Vitamin B7 – 8,6mg

Bà bầu nên ăn khoai lang vào thời điểm nào trong ngày?

Trong khoai lang chứa nhiều tinh bột, dễ tiêu hóa nhưng không ăn đúng thời điểm chắc chắn bà bầu sẽ bị tăng cân, béo phì. Do đó, mỗi ngày bà bầu chỉ nên ăn khoai lang ở mức độ vừa phải vào buổi sáng hoặc buổi trưa.

Vì khi ăn vào hai khoảng thời gian này, cơ thể sẽ cần 4 đến 5 tiếng đồng hồ để tiêu hóa hết lượng tinh bột và canxi trong khoai lang. Ngoài ra, ăn vào thời điểm sáng và trưa, cơ thể sẽ nhanh chóng hấp thụ được toàn bộ canxi có lợi cho sức khỏe. Lưu ý bà bầu không ăn khoai lang vào buổi tối sẽ bị khó tiêu, đầy bụng.

Mặc dù khoai lang là món ăn tốt cho sức khỏe của bà bầu nhưng mẹ nên tránh ăn quá nhiều. Nên ăn khoai lang đã luộc chín, hạn chế ăn khoai lang sống dễ bị tiêu chảy.

Kết hợp ăn khoai lang cùng nhiều thực phẩm khác như: rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi… để cơ thể luôn khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi.

Bà bầu có nên ăn nho? Chớ vội bỏ qua 7 siêu lợi của trái nho với mẹ và bé

Tác dụng của khoai lang với mẹ và thai nhi

Tăng sức đề kháng thai kỳ

Trong thai kỳ, sức khỏe của bà bầu thường yếu hơn so với người bình thường. Khoai lang cung cấp nhiều vitamin C, vitamin D và sắt. Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng tăng sức đề kháng, bảo vệ thai phụ khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Hỗ trợ phòng ngừa táo bón hiệu quả

Táo bón là triệu chứng điển hình nhất khi mang thai. Khoai lang mang tới hàm lượng chất xơ dồi dào cùng các axit amin hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón thai kỳ hiệu quả.

Ngăn ngừa triệu chứng ốm nghén

Vitamin B6 có trong khoai lang vừa có tác dụng ngăn ngừa ốm nghén vừa góp phần hình thành máu hiệu quả. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung trung bình từ 1 củ khoai lang mỗi ngày sẽ đảm bảo cung cấp đủ 1.9mg vitamin B6.

Kiểm soát cân nặng thai kỳ

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết nên bổ sung loại thực phẩm nào vừa đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi vừa không tăng cân nhanh, hãy lựa chọn khoai lang. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang sẽ mang tới cảm giác no lâu. Từ đó, hạn chế tối đa lương thực nạp vào cơ thể hàng ngày.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng Mỹ cho biết, bà bầu ăn khoai lang còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Bởi lượng đường trong khoai lang khi vào cơ thể đã được chuyển hóa thành đường trong máu.

Tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi

Ngoài thịt và trứng, khoai lang cung cấp choline dồi dào. Chất này có vai trò quan trọng với sự phát triển trí não của thai nhi. Bổ sung choline cho cơ thể thường xuyên góp phần ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.

Bà bầu ăn khoai lang quá nhiều ảnh hưởng ra sao?

Biết được bà bầu có nên ăn khoai lang là một chuyện nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được tác hại mà thực phẩm này gây ra nếu ăn quá nhiều. Nếu bà bầu ăn khoai lang quá nhiều trong ngày dễ bị ngộ độc vitamin A, gây sỏi thận, gây đau dạ dày, khó tiêu và đầy hơi. Do chứa nhiều tinh bột nên ăn khoai lang quá nhiều dễ bị tăng cân mất kiểm soát.

Với bài viết này, Bảo Hà Spa hi vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời bà bầu có nên ăn khoai lang không? Ăn khoai lang như thế nào đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Đẻ Nên Ăn Gì? 10 Dưỡng Chất Cực Tốt Cho Cả Mẹ Và Bé trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!