Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Táo Bón Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Táo bón là triệu chứng thường gặp khi phụ nữ mang bầu, điều này xảy ra do hormone trong cơ thể tăng cao trong thời gian mang thai, đồng thời nếu mẹ bầu không uống đủ nước hoặc ăn đủ chất xơ, táo bón sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi mẹ bầu bị táo bón, rất dễ dẫn đến những vấn đề khác gây nên hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu.
Bệnh Trĩ
Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng bị sưng lên, gây đau đớn trong vài tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh. Khi bà bầu bị táo bón, sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến búi trĩ lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu. Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu.
Nếu bà bầu chảy máu vì bệnh trĩ, bác sĩ sẽ yêu cầu tăng lượng chất xơ ăn vào và yêu cầu bạn uống nhiều nước và chất lỏng. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc nhuận tràng để giảm táo bón và làm giảm áp lực lên mạch máu (bũi trĩ) khi đi tiêu.
Các vết nứt hậu môn (Anal Fissures)
Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân. Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc.
Để giúp giảm bớt sự đau đớn và khó chịu từ vết nứt hậu môn, bác sĩ có thể gợi ý việc đi tắm nước ấm và tăng cường chất xơ. Nếu chưa có hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc làm mềm phân và giảm táo bón.
Ngoài ra, các loại thuốc mỡ thoa tại chổ thuộc nhóm Nitroglycerin và Nifedipine, giúp làm dịu và làm lành vết nứt hậu môn nhanh hơn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, khi các vết nứt không lành với bất kỳ hình thức điều trị nào, phương pháp cuối cùng là phẫu thuật. Phẫu thuật thường được chỉ định sau khi sinh.
Vết rách hậu môn (Anal Tears)
Vết rách hậu môn chỉ xảy ra nếu bạn đang có vết nứt hậu môn. Khi bà bầu vẫn còn táo bón, quá trình đi tiêu sẽ gây áp lực lên các vết nứt hậu môn. Kết quả là vết nứt hậu môn trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.
Phương pháp điều trị vết rách hậu môn cũng tương tự như cách điều trị vết nứt hậu môn.
Rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn là căn bệnh sinh ra do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn. Sau đó làm ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng da vùng xung quanh hậu môn tạo thành những lỗ rò. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ thải ra chất trắng, nhưng đôi khi, nó cũng có thể gây chảy máu.
Đa phần lỗ rò thường được các bác sĩ chỉ định điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, một số lỗ rò hậu môn báo hiệu một dạng viêm nhiễm nặng ở một số vùng của ruột, và tình trạng này được gọi là bệnh Crohn – Viêm ruột mãn tĩnh.
Để điều trị một lỗ rò, bác sĩ có thể kê một số kháng sinh an toàn khi mang thai, hoặc một số thuốc giúp điều trị bênh Crohn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nếu việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, các bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật, thường sẽ tiến hành sau khi sinh.
Khi nào nên lo lắng về hiện tượng bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu?
Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thường không phải là hiện tượng gì nguy hiểm. Miễn là bạn chắc chắn rằng máu đến từ vùng trực tràng và không phải từ âm đạo, thì đừng lo lắng nhiều, cũng sẽ không có nguy hiểm nào cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên thông báo việc ra máu này cho bác sĩ, đôi khi cũng khó để xác định máu đến từ trực tràng hay âm đạo của bạn. Các bác sĩ có thể giúp xác định chính xác tình trạng này.
Khi gặp hiện tượng đi ngoài ra máu và có kèm một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, hãy gọi cho bác sĩ:
Sốt
Đau bụng hoặc đầy bụng
Buồn nôn hoặc nôn
Chảy máu liên tục hoặc trầm trọng
Giảm cân
Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài
Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân, hoặc không thể đi tiêu.
Phân màu đen hoặc màu nâu đỏ
Mất máu trầm trọng
Đau hoặc chấn thương trực tràng
Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu
Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường
Nên làm gì để tránh gặp phải hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu?
Chảy máu do trĩ và các vết nứt hậu môn thường tự ngừng, đặc biệt là khi táo bón giảm. Chính vì vậy, để tránh gặp phải hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu. Mẹ bầu trước hết cần hạn chế và giảm táo bón.
Tăng cường chất xơ. Ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc, rau xanh và trái cây tươi mỗi ngày. Thêm một vài muỗng canh cám lúa mì/cám gạo chưa chế biến vào ly nước pha bột ngũ cốc, và uống vào buổi sáng. Các mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc bổ sung thêm chất xơ không cần đơn.
Uống nhiều nước. 8 đến 12 ly nước mỗi ngày sẽ làm mền phân. Một ly nước trái cây mỗi ngày, đặc biệt là nước mận, cũng có thể hữu ích.
Luyện tập thể dục đều đặn. Đi bộ, bơi lội, và yoga có thể giúp bạn giảm táo bón dễ dàng, đồng thời còn giúp bà bầu khỏe mạnh hơn.
Lắng nghe cơ thể bạn. Hãy đi vệ sinh ngay khi có sự thôi thúc, không nên trì hoãn.
Đổi dạng thuốc. Sắt có thể gây táo bón, hãy hỏi bác sĩ có nên tạm thời chuyển sang sử dụng vitamin tổng hợp trước khi sinh không.
Đối với chảy máu dai dẳng, các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc chống nhuận tràng hoặc thuốc chống táo bón khác. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Tập các bài Kegel hàng ngày. Làm căng cơ quanh âm đạo và hậu môn và giữ tám đến mười giây trước khi thả ra và thư giãn. Lặp lại 25 lần. Các bài tập Kegel giúp tăng tuần hoàn trong vùng trực tràng và tăng cường cơ xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ bệnh trĩ. Chúng cũng củng cố các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo, giúp hỗ trợ hồi phục sau sinh.
Chườm đá. Một số phụ nữ thấy dễ chịu hơn với một túi nước đá chườn lên bũi trĩ, trong khi những người khác lại thấy dễ chịu hơn khi dùng đệm sưởi ấm. Hãy thử các phương pháp điều trị nóng và lạnh luân phiên: Bắt đầu với một túi nước đá, sau đó là một chậu nước ấm áp.
Giấy vệ sinh. Các mẹ nên sử dụng khăn giấy mềm, không khô rát, không mùi, không tẩm các chất kích thích.
Nếu bệnh trĩ gây phiền toái quá nhiều, có thể yêu cầu bác sĩ về cách gây tê tại chỗ an toàn. Có rất nhiều sản phẩm điều trị trĩ trên thị trường, nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Hầu hết các sản phẩm này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn (khoảng một tuần hoặc ít hơn). Tiếp tục sử dụng có thể gây viêm.
Phòng chống táo bón ở bà bầu bằng Isilax Mamma
40% phụ nữ mang thai bị táo bón. Táo bón gây nhiều khó chịu cho người mắc, nó cũng là nguyên nhân gây nên trĩ, đi ngoài ra máu ở bà bầu. Vậy nên, để tránh gặp phải những khó chịu này, mẹ bầu vẫn nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Isilax Mamma là một sản phẩm chống táo bón an toàn dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi chế phẩm này được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn. Vậy nên, Isilax Mamma là một lựa chọn an toàn và hiệu quả mà các mẹ nên thử.
Bà Bầu Bị Táo Bón Ra Máu Có Cần Lo Lắng?
Bệnh Trĩ
Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng bị sưng lên, gây đau đớn trong vài tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh. Khi bà bầu bị táo bón, sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến búi trĩ lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu. Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu.
Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân. Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc.
Vết rách hậu môn chỉ xảy ra nếu bạn đang có vết nứt hậu môn. Khi bà bầu vẫn còn táo bón, quá trình đi tiêu sẽ gây áp lực lên các vết nứt hậu môn. Kết quả là vết nứt hậu môn trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.
Bệnh rò hậu môn là căn bệnh sinh ra do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn. Sau đó làm ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng da vùng xung quanh hậu môn tạo thành những lỗ rò. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ thải ra chất trắng, nhưng đôi khi, nó cũng có thể gây chảy máu.
Khi nào nên lo lắng về hiện tượng bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu?
Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thường không phải là hiện tượng gì nguy hiểm. Miễn là bạn chắc chắn rằng máu đến từ vùng trực tràng và không phải từ âm đạo, thì đừng lo lắng nhiều, cũng sẽ không có nguy hiểm nào cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên thông báo việc ra máu này cho bác sĩ, đôi khi cũng khó để xác định máu đến từ trực tràng hay âm đạo của bạn. Các bác sĩ có thể giúp xác định chính xác tình trạng này.
Sốt
Đau bụng hoặc đầy bụng
Buồn nôn hoặc nôn
Chảy máu liên tục hoặc trầm trọng
Giảm cân
Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài
Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân, hoặc không thể đi tiêu.
Phân màu đen hoặc màu nâu đỏ
Mất máu trầm trọng
Đau hoặc chấn thương trực tràng
Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu
Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường
Phòng tránh việc mang thai bị táo bón
Mang thai bị táo bón gây nhiều khó chịu không chỉ cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi. Táo bón khi mang thai cũng có thể phát triển thành bệnh trĩ. Chúng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều sau khi sinh con. Chính vì vậy, đừng để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị, mẹ bầu nên có ý thức chủ động phòng tránh táo bón khi mang thai.
Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, giúp các chất thải dễ dàng được tống ra ngoài. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón. Mẹ bầu nên ăn khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
Hãy uống đủ lượng nước. Nước cực kì cần thiết với cơ thể sống. Đối với việc phòng chống bị táo bón khi mang thai, nước giúp làm mềm và di chuyển các khối chất thải dễ dàng hơn. Vì vậy mẹ bầu hãy nhớ uống đủ 10-12 ly nước mỗi ngày. Theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng rất có ích cho tình trạng táo bón.
Ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.
Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích. Các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
Vận động cơ thể. Việc luyện tập tích cực, vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón khi mang thai rất tốt, đặc biệt là khi tính chất công việc của mẹ bầu phải ngồi nhiều.
Không nhịn khi đi vệ sinh. Khi nhịn đi vệ sinh, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị táo rất cao. Vậy nên nếu có dấu hiệu muốn đi vệ sinh, mẹ bầu nên đi ngay.
Bà Bầu Bị Chuột Rút Bắp Chân: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn
Bà bầu bị chuột rút bắp chân là một trong những hiện tượng khá phổ biến tuy không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng mang lại cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.
Hiện tượng chuột rút chân khi mang thai
Chuột rút là một trong những trạng thái cơ co thắt một cách đột ngột, gây đau nhức dữ dội và khiến bệnh nhân không thể cử động được. Người già hay bà bầu là những đối tượng có nguy cơ đối mặt cao với căn bệnh này. Thông thường, hiện tượng chuột rút bắp chân ở bà bầu thường bắt đầu xuất hiện ở những tháng đầu tiên của chu kỳ thai và triệu chứng này xảy ra thường xuyên hơn vào những tháng cuối, khi thai nhi bắt đầu lớn dần.
1/ Trọng lượng cơ thể tăng nhanh
Có thể nói, chuột rút là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, nếu phản ứng này thường xuyên lặp đi lặp lại với tần số xuất hiện nhiều thì triệu chứng bình thường này được xem là chứng bệnh cần điều trị sớm.
Một trong những nguyên nhân gây nên chứng chuột rút ở mẹ bầu là do trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh. Chính yếu tố trọng lượng tăng đột ngột sẽ tạo một áp lực lớn tác động lên cơ bắp và hệ xương khớp, đặc biệt là bắp chân dẫn đến các dây thần kinh và cơ bắp bị tác động gây chuột rút, co thắt. Càng về sau chứng bệnh chuột rút diễn ra thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm khiến người bệnh mệt mỏi và khó ngủ.
2/ Dây chằng bị kéo căng
Thai nhi ngày càng lớn, khi đó tử cung của mẹ cũng phải giãn nở để đủ không gian chứa. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc, dây chằng nâng đỡ tử cung cũng sẽ bị kéo căng, giãn nỡ theo. Chính vì sự co giãn đột ngột dẫn đến sự đau nhức có rút ở vùng bụng gây ra những cơn chuột rút khó chịu.
3/ Thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt canxi
Bà bầu bị chuột rút chân phải làm sao?
Bà bầu bị chuột rút bắp chân ngay từ đầu nên tìm hiểu các biện pháp xử lý nhanh để giúp làm giảm đau, tránh tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và tác động đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Khi bị chuột rút, thai phụ nên thực hiện động tác căng cơ bắp chân bằng cách duỗi thẳng hai chân. Sau đó, bạn nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân. Với động tác này, mẹ bầu chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần cơn đau nhức do chuột rút gây ra sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, sau khi cơn đau nhức được cải thiện, bà bầu cũng nên chườm nóng, massage nhẹ và đứng dậy đi lại để làm nóng cơ bắp, hạn chế chuột rút lặp lại.
Ngoài ra, nếu đã thử áp dụng các cách xử lý nhanh trên mà cơn đau nhức do chuột rút gây ra vẫn tiếp tục diễn ra. các mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra, nhất là trường hợp chuột rút xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Mặt khác, nếu bị chuột rút ở bắp chân khi mang thai kèm theo biểu hiện sưng đau hoặc chạm vào thấy ấm nóng, bà bầu nên báo ngay cho bác sĩ sức khỏe của bạn. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của cục máu đông, cần được điều trị sớm.
Bên cạnh các biện pháp xử lý nhanh hiện tượng chuột rút bắp chân ở bà bầu, mẹ bầu cũng nên áp dụng ngay cách phòng ngừa chứng chuột rút sau đây:
Trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên ngâm chân với nước ấm pha với một ít muối khoảng 15 phút, đồng thời nên massage nhẹ nhàng. Cách làm này giúp bắp chân thư giãn, thoải mái, ngăn ngừa chuột rút và giúp bà bầu đi sâu vào giấc ngủ hơn. Hơn nữa, khi ngủ, để máu lưu thông tốt và tránh áp lực lên cơ bắp chân, thai phụ nên dùng một chiếc gối mềm kê trên chân.
Đứng lâu sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn nén lên bắp chân khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, mẹ bầu không nên đứng quá lâu, tốt nhất bạn nên thay đổi tư thế giữa ngồi và đứng hợp lý.
Thường xuyên tập thể dục, các bài tập thể dục dành riêng, tốt cho hệ xương khớp bà bầu. Duỗi chân hay xoa bóp bên mắt cá chân sẽ giúp giảm đau và chống chuột rút vào ban đêm.
Bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể, nhất là thực phẩm chứa nhiều canxi, magie, natri và kali. Dưa lê, chuối, khoai lang,… là những thực phẩm rất tốt cho bà bầu hay bị chuột rút ở chân. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên ăn những thức ăn này. Hơn nữa, để quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi hiệu quả, mẹ bầu nên tích cực tắm nắng để bổ sung vitamin D. Bạn cũng có thể uống viên uống bổ sung vitamin D nhưng để đảm bảo thuốc uống không mang lại tác dụng phụ, các bạn nên hỏi bác sĩ trước khi dùng.
Uống nhiều nước không những giúp máu lưu thông tốt, giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan khác mà còn giúp điều trị và phòng tránh chuột rút bắp chân hiệu quả.
Hiểu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bà bầu bị chuột rút bắp chân, từ đó sẽ có cách giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh tốt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên giữ tâm lý thật thoải mái và thường xuyên thăm khám định kỳ. Có như vậy, chứng chuột rút của bạn mới nhanh chóng khỏi.
Mang Thai 5 Tuần Bị Ra Máu Màu Nâu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biện Pháp Xử Lý
Nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ đến khi mang thai 5 tuần bị ra máu màu nâu đó là do nhiễm trùng. Khi cơ thể mẹ bầu bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu xuất huyết. Hiện tượng chảy máu này cần được xử lý sớm nếu không sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
Chảy máu màng là hiện tượng hết sức bình thường khi mang thai 5 tuần bị ra dịch màu nâu. Hiện tượng xảy ra khi niêm mạc tử cung dễ bong do nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu bị đẩy lên cao quá mức. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý, nếu hiện tượng chảy máu này kéo dài trong một thời gian và lượng máu chảy càng ngày càng nhiều thì cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Đôi khi, việc thụ thai cũng gây ra hiện tượng chảy máu. Đó là lý do giải thích vì sao mẹ bầu có hiện tượng mang thai tuần thứ 5 ra dịch màu nâu, vì khi đó mẹ bầu mới phát hiện rằng mình đã có thai. Hiện tượng này sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 ngày là hết.
Khi dịch màng nuôi tụ lại hoặc khi nhau thai có hiện tượng tụ máu cũng gây nên hiện tượngmang thai 5 tuần bị ra máu màu nâu. Hiện tượng này thường xảy ra ở những mẹ bầu đã lớn tuổi và có nguy cơ bị sảy thai, thai hư, đứt nhau thai.
Khi mẹ bầu mang song thai mà có dấu hiệu mất đi một song thai cũng có hiện tượng có thai 5 tuần bị ra dịch nâu. Khi đó, mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý vì nếu không cẩn thận sẽ bị mất nốt thai còn lại.
Hiện tượng mang thai 5 tuần ra dịch nâu cũng có thể do mẹ bầu mang thai ngoài tử cung, hoặc đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sắp bị sảy thai. Khi bị mang thai ngoài tử cung, tính mạng của mẹ bầu sẽ bị đe dọa nên nếu có dấu hiệu mẹ bầu cần đến bệnh viện để được xử lý sớm.
Ở những tuần đầu của thai kỳ sẽ có những hiện tượng như chảy máu âm đạo, chuột rút, bụng bị đau nhói. Và khi đi xét nghiệm sẽ thấy nồng độ hormone hCG thấp. Đây là hiện tượng bình thường nhưng mẹ bầu cũng cần hết sức lưu ý.
Hiện tượng chảy máu âm đạo cũng thường xảy ra khi mẹ bầu mang thai được 5 tuần tuổi. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị sảy thai, hư thai nên mẹ bầu cũng cần cẩn thận. Nhất là khi chảy máu âm đạo kèm theo các hiện tượng như đau mỏi thắt lưng, đau bụng, âm đạo ra ít dịch màu hồng nhạt, xuất huyết âm đạo,…
Đó là những nguyên nhân gây hiện tượng mang thai 5 tuần bị ra máu màu nâu. Một hiện tượng hết sức bình thường nhưng cũng ẩn chứa không ít nguy hiểm. Cho nên, khi có hiện tượng này, mẹ bầu cần tiến hành thử thai, siêu âm để kiểm tra cho chính xác và nếu có hiện tượng gì bất chắc sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
Mang thai 5 tuần bị ra máu màu nâu xuất phát từ nguyên nhân nào hẳn bạn đã biết, vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng hết sức bình thường khi mang thai những tuần đầu tiên.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần phải theo dõi thời gian, nếu hiện tượng mang thai 5 tuần ra máu kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng như: dấu hiệu của tiền mãn kinh, mãn kinh, rối loạn chảy máu tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung, bệnh truyền nhiễm,… Đặc biệt hơn, đó có thể là dấu hiệu báo hiệu sảy thai hay hư thai.
Khi có hiện tượng, có thai 5 tuần ra máu nâu kèm theo dịch nhầy thì cần đi khám khoa Sản ngay vì đó chắc chắn là dấu hiệu xấu. Khi đó, có thể là dấu hiệu của sảy thai, thai lưu, bong thai,.. và càng để lâu sẽ càng nguy hiểm, thậm chí là nguy hiểm đến cả tính mạng của mẹ bầu.
Do đó, khi có hiện tượng mang thai 5 tuần ra máu thì dù thế nào mẹ bầu cũng cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra, thăm khám, tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành những biện pháp nghiệp vụ để xác định tình trạng của phôi thai, túi nước ối, nhau thai, bộ phận cơ quan sinh sản của mẹ bầu và từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Khi có dấu hiệu mang thai 5 tuần bị ra máu màu nâu các mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi toàn diện. Thực hiện chính sách dưỡng thai bằng cách: hạn chế đi lại, không làm việc nặng, ăn thức ăn mềm, bổ sung cháo cá chép,… Đặc biệt hơn, giai đoạn này cần kiêng quan hệ tình dục vì dễ làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Khi mang thai 5 tuần ra máu cần phải được vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm. Tiến hành vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh ít chất tẩy rửa để đảm bảo an toàn.
Mẹ bầu cần theo dõi cơ thể thường xuyên để biết được những diễn biến tiếp theo của hiện tượng. Nếu có phát hiện những dấu hiệu nào bất thường, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khao tìm cách xử lý. Một điều cần chú ý đó là tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
Cần khám thai định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường xảy ra.
Cần có chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh.
Cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn những thực phẩm tốt và hạn chế những thực phẩm có hại.
Tập thể dục nhẹ nhàng những bài tập cho bà bầu như yoga, bơi lội, đi bộ
Cần khám phụ khoa và thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Không làm việc nặng, không làm việc thường xuyên, không ngồi xổm.
Cần có tâm trạng luôn thoải mái, thư giãn, không suy nghĩ nhiều.
Có thể sử dụng sản phẩm an thai, tránh ra máu hay bong màng nuôi khi mang thai.
Nguyễn Lâm Vy (t/h)
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Táo Bón Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!