Xu Hướng 6/2023 # Bà Bầu Nên Ăn Và Không Nên Ăn Thực Phẩm, Hạt Trong Thai Kỳ? # Top 9 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bà Bầu Nên Ăn Và Không Nên Ăn Thực Phẩm, Hạt Trong Thai Kỳ? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Nên Ăn Và Không Nên Ăn Thực Phẩm, Hạt Trong Thai Kỳ? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dinh dưỡng trong thai kỳ quan trọng thế nào?

Trước khi giải đáp những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ. Mẹ bầu cần biết tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với thai nhi. Thực tế, dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Mẹ ăn uống đủ dưỡng chất, bé sẽ phát triển an toàn, khỏe mạnh và ngược lại.

Khi mang thai, mẹ bầu không đủ dinh dưỡng sẽ giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Thậm chí để lại khuyết tật cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch,…

Ngày thứ 18, phôi đã có mầm mống hình thành não. Khi phôi được 3 tháng thì não đã đủ thành phần. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ tăng trưởng khá nhanh.

Mẹ thiếu dinh dưỡng tháng đầu thai kỳ, trẻ có nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch khi trưởng thành. Mẹ thiếu dinh dưỡng tháng cuối thai kỳ, trẻ có nguy cơ rối loạn khả năng dung nạp glucose.

Những thực phẩm bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để an thai – Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu protein: Trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, sữa, sản phẩm từ sữa,…

Protein có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể và cơ quan bên trong bé, gồm hệ cơ, hệ thần kinh, não bộ. Protein cũng vô cùng cần thiết trong việc cấu tạo nên da và tóc. Đảm bảo hấp thu lượng protein cân đối còn tránh được hiện tượng thai chết lưu và sinh non.

Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu – Thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm giàu sắt: Rau có lá màu xanh đậm (rau bina, rau cải xoăn,…), trái cây sấy khô (nho khô, mơ khô, hạt bí ngô, vừng,…), đậu nành, thịt đỏ, thịt gia cầm.

Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo máu. Bổ sung sắt giúp thai phụ ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh, thậm chí sinh non.

Thực phẩm giàu canxi

Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ thực phẩm nào? Thai phụ nên ăn thực phẩm giàu canxi: Sữa cho bà bầu, phô mai, sữa chua,…

Bổ sung canxi đầy đủ giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ thống xương cho bé, giúp xương có cấu trúc vững vàng.

Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi – Thực phẩm giàu magie

Thực phẩm giàu magie: Hạt hạnh nhân, hạt bí đỏ, các loại đậu đặc biệt đậu đen, yến mạch, bơ,…

Magie giúp mẹ bầu thư giãn cơ, giảm nguy cơ sinh non, làm dịu chứng co thắt.

Thực phẩm giàu DHA

Thực phẩm giàu DHA: Các loại dầu cá, cá béo như cá ngừ, cá hồi, quả óc chó, hạt lanh,…

DHA là loại acid béo cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ. Bổ sung DHA cần thiết 200mg/ngày giúp não bộ của trẻ phát triển tốt hơn.

3 tháng đầu nên ăn gì để vào con – Thực phẩm giàu Acid folic

Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ thực phẩm nào? Thai phụ nên ăn thực phẩm giàu acid folic: Rau có lá màu xanh đậm, cam, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt,…

Acid folic giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, hỗ trợ sự phát triển hệ thống thần kinh.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây, quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…

Chất xơ giúp cơ thể mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón, làm sạch mật.

Thực phẩm giàu vitamin C, B6, B12

Thực phẩm giàu vitamin C, B6, B12: Trái cây có múi, chuối, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hạnh nhân, đậu quả thận,…

Đây là những loại vitamin hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé, đặc biệt là sự phát triển khỏe mạnh của cơ.

Các loại hạt bà bầu nên ăn

1. Các món ăn vặt bổ dưỡng cho bà bầu

Nếu các mẹ bầu đang cần tìm một món ăn vặt bổ dưỡng thì có thể cân nhắc đến các loại hạt sau đây:

Hạt óc chó: giúp bổ sung Vitamin E, Omega-3, Phốt Pho và các loại Axit hữu cơ. Đặc biệt, các loại axit hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.

Hạt sen: trong hạt sen rất giàu canxi, đạm, phốt pho có tác dụng ích tâm, bổ thận, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí.

Hạt hạnh nhân: giàu Omega 3, folate rất cần thiết cho mẹ bầu và là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho thai nhi.

Hạt dẻ: trong hạt dẻ chứa nhiều protein, canxi, sắt, kẽm, chất béo và các vitamin, bà bầu ăn hạt dẻ giúp lưu thông máu, bổ thận, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ bắp.

Đậu phộng: trong đậu phộng có tới hơn 10 loại axit amin cần thiết để phát triển cho cơ thể, chúng giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy rất tốt cho thai nhi.

Hạt Chia: có hàm lượng axit béo omega-3 cao, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi.

Hạt Mắc ca: trong hạt mắc ca có hàm lượng chất béo, protein, muối khoáng, vitamin B6, canxi, sắt, phốt pho rất cao, các bà bầu cũng nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ.

Hạt bí: không chỉ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi mà hạt bí còn tốt cho thận, dạ dày, giúp cầm máu, nhuận tràng và giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy tinh thần thoải mái, minh mẫn hơn trong giai đoạn thai kỳ.

2. Dinh dưỡng giúp bà bầu tăng chất lượng sữa

Bên cạnh việc bổ sung những loại hạt tốt cho thai kỳ, bà bầu cũng nên bổ sung vào trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày những thực phẩm sau để chuẩn bị nguồn sữa cho bé:

Hạnh nhân: hạnh nhân và các loại hạt khác tốt cho bà bầu như hạt óc chó, hạt điều chứa nhiều chất đạm, vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của người mẹ cũng như của trẻ sơ sinh. Mỗi ngày các mẹ bầu nên ăn từ 5-6 hạt hạnh nhân đã ngâm mềm, tránh các loại đã rang và thêm muối.

Cá hồi: rất bổ dưỡng, cung cấp protein và DHA, một loại axit béo omega-3 rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh của bé, do vậy cá hồi luôn nằm trong danh sách những món có mặt trong chế độ ăn uống của mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn 2 phần cá hồi mỗi tuần để vừa tạo sữa vừa cung cấp axit béo quan trọng cho trẻ.

Cà rốt: cà rốt rất giàu vitamin A giúp hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Thêm vào đó, cà rốt chứa alpha và beta-carotene, giúp mô vú khỏe hơn và thúc đẩy tiết sữa. Mỗi ngày mẹ bầu có thể bổ sung cho mình một ly nước ép cà rốt hoặc thêm cà rốt vào các món ăn hàng ngày.

Các loại thực phẩm các bà bầu không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ thì bà bầu cũng cần phải cẩn thận hơn với các loại thực phẩm sau đây để thai nhi luôn được khỏe mạnh.

1. Các loại hạt bà bầu không nên ăn

Các loại hạt chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu lẫn thai nhi và là món ăn vặt cực kỳ thân thiện trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đang mang thai vào mùa nắng nóng, bà bầu cũng cần hạn chế ăn.

Thực tế cho thấy, các loại hạt chỉ gây nóng trong khi ăn quá nhiều. Trong 50g hạt hướng dương chứa một lượng nhiệt tương đương với một tô cơm đầy. Bởi vậy, bà bầu nên hạn chế ăn nhiều họ nhà hạt có vỏ cứng trong những ngày nắng nóng cao điểm để phòng nóng trong.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên hạn chế ăn hạt vừng, dù là vừng đen hay vừng trắng. Bởi khi được sử dụng cùng mật ong, hạt vừng có thể gây ra một số vấn đề trong thời kỳ đầu mang thai.

2. Phô mai chưa tiệt trùng

Nếu bà bầu thích ăn phô mai, thì hãy lưu ý bỏ qua những loại phô mai mềm chưa được tiệt trùng như gorgonzola, phô mai xanh và camembert. Bởi những loại phô mai này có thể mang vi khuẩn Listeria, gây ra bệnh listeriosis dẫn đến sảy thai sớm.

3. Thịt sống

Đây cũng là một trong những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong giai đoạn thai kỳ. Một miếng thịt bò tái hay bít tết sống hoặc thịt gà chưa được nấu chín kỹ đều mang theo vi khuẩn Listeria không tốt cho thai nhi.

4. Các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp

Tất cả các loại bánh, kẹo, thịt nguội, xúc xích, bánh mì, thực phẩm đóng hộp… đều là những nhóm thực phẩm mà bà bầu nên hạn chế ăn khi đang trong giai đoạn thai kỳ. Vì các loại thực phẩm này không những có hàm lượng đường cao, dễ dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ, mà còn chứa hàm lượng natri cao khiến bà bầu bị cao huyết áp và bị tiền sản giật.

5. Ngũ cốc ăn liền

Một bát ngũ cốc sẽ chứa đủ chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng khỏe mạnh cho bé. Tuy nhiên, bà bầu nên kiểm tra và lựa chọn loại ngũ cốc ăn liền có lượng đường thấp, ít ngọt và đồng thời kiểm tra xem thành phần của nó có chứa saccharin (chất gây hại cho bàng quang của thai nhi) hay không.

6. Cà phê, trà thảo mộc

Cà phê luôn nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh của phụ nữ mang thai, bởi cafein trong cà phê có thể làm tăng nhịp tim của thai nhi và khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai cao hơn so với bình thường.

Trà thảo mộc nghe cái tên có vẻ như là một loại thức uống thích hợp cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có một số loại trà thảo mộc như cây cọ lùn, trà ngải cứu có thể khiến mẹ bầu chuyển dạ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai sớm. Do vậy, trước khi uống các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

7. Bia rượu

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, việc sử dụng bia rượu trong thai kỳ có thể gây ra các khuyết tật về hành vi, thể chất và sự phát triển trí tuệ của thai nhi. Do vậy, các mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa bia rượu trong thời gian mang thai.

Địa chỉ khám thai uy tín Hà Nội

Những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ đã có lời giải đáp. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, thai phụ nên đi khám thai theo định kỳ tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Vậy địa chỉ nào khám thai an toàn Hà Nội?

Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là địa chỉ khám thai an toàn, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía chị em phụ nữ.

Đây là địa chỉ có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm,… Tiêu biểu là bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài với hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực này. Chắc chắn, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn bổ ích nhằm đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều quan trọng mẹ bầu cần làm là đi thăm khám bác sĩ theo định kỳ. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Những đồ uống cần tránh khi mang thai

Những thực phẩm bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để an thai

Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi

Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu nên ăn gì để vào con

5

/

5

(

1

vote

)

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

Miễn phí 100k

 chi phí khám ban đầu.

Giảm 30%

 chi phí thực hiện thủ thuật.

CHỈ 150K

 nội soi hậu môn – trực tràng.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/12 – 31/1/2021

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

+19 Món Bà Bầu Không Nên Ăn Trong Giai Đoạn Thai Kỳ

Có nhiều món bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Trước và trong lúc mang thai, mẹ nhất định phải tìm hiểu kĩ để tránh gặp phải những tai biến đáng tiếc.

Mỗi người đều có những món ăn yêu thích riêng. Bình thường thoải mái ăn không sao nhưng khi mang thai mẹ cần tìm hiểu kĩ xem món đó có ăn được không, ăn bao nhiêu là vừa.

Bởi vì lúc này cơ thể mẹ thay đổi nhiều, bụng mẹ còn chứa thêm em bé. Nếu ăn bừa bãi, ăn những thứ ảnh hưởng đến tử cung, thai nhi… thì rất nguy hiểm.

Những thực phẩm hay chứa vi khuẩn listeria là: thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa tiệt trùng.

Mẹ bầu sức đề kháng yếu, bụng dạ yếu cộng với thai nhi còn non nớt, nếu ăn phải lượng vi khuẩn listeria lớn thì rất dễ bị đau bụng, nôn ói, loét dạ dày, động thai.

2/ Cá chứa thủy ngân

Các loại cá có kích thước lớn ngoài khơi xa thường bị nhiễm thủy ngân nặng. Điển hình là cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình…

Trong thời gian mang thai, mẹ vẫn được phép ăn nhưng nếu ăn quá nhiều, quá thường xuyên thì cơ thể sẽ bị dung nạp lượng thủy ngân lớn.

Các loại hải sản, thủy sản như hàu, trai, ốc, hến giàu canxi và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, chúng sống ở đáy nước, ngay lớp cát, bùn… nên thường nhiễm kí sinh trùng, chất bẩn…

Mẹ bầu muốn ăn phải chọn ăn loại còn tươi, đem vệ sinh, ngâm rửa kĩ và nấu chín. Nếu vỏ của chúng chưa mở thì mẹ không nên ăn vì có thể con đó còn sống.

4/ Gan động vật

Gan chứa một số chất bổ cho cơ thể (điển hình là vitamin A). Tuy nhiên, bà bầu và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều vì đây vốn là bộ máy giải độc, là “kho” chứa nhiều chất độc hại trong cơ thể gà, heo, bò…

Mặt khác, mẹ mang thai 3 tháng đầu kiêng kỵ ăn nhiều vitamin A vì dễ gây quái thai.

Có nhiều nghiên cứu gây tranh cãi về tác dụng của đậu nành tới sức khoẻ sinh sản của bé trai.

Cụ thể thì một số nhà khoa học cho rằng đậu nành nhiều hoóc môn sinh sản nữ (oestrogen) nên có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản của bé trai.

Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn uống các sản phẩm làm từ đậu nành một cách vừa phải.

6/ Măng tươi

Măng tươi có vị đắng, hơi the… Loại thực phẩm này tuy chế biến được nhiều món khoái khẩu (ví dụ: măng xào thịt, bún măng gà, gỏi măng…) nhưng lại có hàm lượng Cyanide rất cao ( khoảng 230mg/kg).

Mẹ bầu ăn nhiều măng chứa Cyanide có thể tạo thành chất độc Acid Cyanhydric (HCN) gây hại cho thai.

Các món ăn làm từ khoai mì rất dân dã, nhiều người khoái khẩu (khoai mì hấp nước cốt dừa, bánh tằm mì, bánh khoai mì nướng…).

Tuy nhiên, đây là thực phẩm chứa nhiều axit cyanhydric ( chứa nhiều nhất trong khoai mì cao sản) nên bà bầu ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.

8/ Rau ngót

Mẹ bầu thai yếu, động thai, có tiền sử sảy thai, động thai, đẻ non, hiếm muộn… thì nên hạn chế ăn rau ngót để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Đây là món bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu và cả những tháng sau (nếu thai yếu) mà mẹ nhất định phải biết.

Ăn ngải cứu bồi bổ cho thai. Có nhiều bài thuốc chữa động thai với nguyên liệu từ ngải cứu và trứng gà.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn với lượng lớn có thể làm sẩy thai ngay lập tức. Tốt nhất là cẩn trọng khi ăn món này.

10/ Cà phê

Hiện nay, cà phê là thức uống khá thân thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, với các mẹ bầu thì nên hạn chế vì nó chứa cafein.

Chất này đi qua nhau thai làm rối loạn quá trình phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Dân gian còn quan niệm rằng bà bầu uống cà phê nhiều thì con sinh ra sẽ có làn da đen thui xấu xí.

Đu đủ xanh tốt cho sản phụ sau sinh vì kích thích tiết sữa nhưng đối với bà bầu thì không nên ăn.

Lý do là trong loại quả này chứa nhiều enzym và nhựa kích thích tử cung co thắt, dẫn đến đau bụng, sẩy thai.

Nhất là đối với những mẹ đang mang thai 3 tháng đầu.

12/ Thơm (dứa)

Tương tự với đu đủ xanh, trái thơm cũng là món bà bầu không nên ăn. Loại quả này có chứa một chất tên là bromelain.

Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai.

Cho nên mẹ bầu nên kiêng bớt loại quả này để đảm bảo an toàn cho thai. Khi nào sắp đến ngày sinh thì mới nên ăn để dễ đẻ.

13/ Nhãn

Ăn nhiều nhãn khi mang thai là không nên. Đây là loại quả có tính nóng, mẹ ăn nhiều sẽ dễ bị ợ chua, táo bón, mẩn ngứa, dị dứng, da sạm nám, xáo trộn sự phát triển của thai nhi.

Đây là những thức uống cấm kỵ đối với mẹ bầu vì những hậu quả: quái thai, ảnh hưởng não, thể chất của trẻ.

Mẹ nào lạm dụng thì con sinh ra rất dễ mắc các tổn thương thần kinh, nguy cơ bệnh đao là khá lớn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng tránh uống 8 loại nước thơm ngon nhưng làm cạn ối, gây hại cho bào thai được bác sĩ khuyến cáo thường xuyên.

15/ Rau mầm

Rau mầm thực ra là một loại rau khá bổ. Tuy nhiên, phụ nữ không được khuyến khích ăn rau mầm vì với loại chôn ủ không đảm bảo vệ sinh rất dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa.

Mặt khác, rau mầm bày bán tràn lan ngoài chợ hiện nay phần lớn đều dùng hóa chất tăng trưởng để rút ngắn thời gian sản xuất lại.

Mẹ bầu ăn vào rất có hại cho quá trình phát triển của thai nhi.

Trong những ngày đầu, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần ( có nghĩa là độ chua tăng dần lên).

Mẹ bầu ăn dưa muối ở giai đoạn này rất có hại cho cơ thể và thai nhi.

Đồng thời, dưa muối chứa lượng muối lớn cũng không hề tốt cho sức khỏe mẹ bầu ( nhất là những mẹ có tiền sử bệnh cao huyết áp, tiền sản giật).

17/ Kem lạnh

Kem lạnh nói riêng và tất cả những đồ ăn lạnh, có đá lạnh nói chung đều không tốt cho sức khỏe thai phụ.

Ăn quá nhiều kem sẽ khiến các mạch máu bị co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cục bộ cũng giảm mạnh theo.

Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút trong khoang mũi, khoang miệng, khí quản tấn công, gây ho, đau rát cổ họng, đau đầu…. Đó là chưa kể dung nạp nhiều thức ăn lạnh khiến mẹ dễ bị đau nhức bụng dưới.

Các đồ ăn thức uống nhiều dầu mỡ không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai.

Thứ nhất, mẹ dung nạp quá nhiều chất béo khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức, dễ bị ợ chua, nặng bụng, khó tiêu.

Thứ hai, chất béo khiến mẹ bầu tăng cân quá mức và quá nhanh, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, nguy cơ tiền sản giật…

19/ Trà

Cùng với rượu bia, cà phê thì trà cũng là thức uống mẹ bầu nên kiêng cữ bớt. Trà có chứa nhiều chất kích thích.

Mẹ cũng nên lưu ý rằng kiêng uống trà không đơn thuần chỉ là trà pha truyền thống mà còn là trà thảo mộc, trà sữa… mẹ đều phải hạn chế hết mức có thể vì nó không hề có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nó không hẳn là món bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai nhưng nó dễ khiến thai nhi kém thông minh và khiến mẹ bầu bị mất ngủ.

20/ Trứng lộn

Trứng vịt lộn, trứng cút lộn có hàm lượng đạm cao. Mẹ bầu có thể ăn 1 tuần 2-3 quả để bồi bổ cho thai nhi.

Nếu ăn quá nhiều thì lại phản tác dụng vì gây chậm tiêu, sinh ra nhiều cholesterol.

Giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều mẹ hay cố ăn trứng lộn thường xuyên để tăng ký nhanh cho thai. Điều này không được bác sĩ khuyến khích vì kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn phương án khác như uống sữa tươi, các loại nước ép… để tăng ký cho thai.

Cá hồi: cung cấp nguồn omega-3 dồi dào, phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Không nên ăn quá 2 lần/tuần.

Cháo cá chép: Ăn cháo cá chép hạt sen giúp bồi dưỡng thai nhi lớn khỏe. Người ta còn tin rằng nó giúp con sinh ra có làn da trắng, môi hồng.

Thịt nạc đỏ: Giàu chất sắt, cấu tạo hồng cầu cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa thiếu máu trong và sau thai kỳ.

Rau bina: giúp phát triển tế bào máu, vận chuyển oxi đi khắp cơ thể mẹ và cung cấp cho thai nhi.

Sữa tươi không đường: Cung cấp đạm, canxi giúp hình thành khung xương cho thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho mẹ bầu.

Bánh mỳ: Cung cấp chất xơ, kẽm, vitamin B (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ).

Trái cây thuộc họ dâu: giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm, tăng sức đề kháng.

Các loại hạt (hạt bí, hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng…) chứa omega-3, omega-6, axit folic, vitamin E, vitamin B6 giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.

Khoai lang: giàu vitamin A dễ hấp thu và an toàn cho thai phụ, không gây dị tật. Mặt khác, loại củ này còn chứa nhiều vitamin C, folate, chất xơ cực tốt cho thai, chống táo bón hiệu quả.

Ngoài ra, cũng có cả những thực phẩm tốt cho thai được bác sĩ khuyến khích mẹ nên ăn để bồi bổ sức, giúp con lớn nhanh.

Các mẹ nên lưu lại để có một chế độ ăn uống hiệu quả, con chào đời bình an, khỏe mạnh.

Những Loại Rau Quả Bà Bầu Không Nên Ăn Trong Thai Kỳ

Bước vào thai kỳ đồng nghĩa với các bà bầu phải cực kỳ chú trọng bữa ăn của mình. Bởi vì chir cần những sơ suất nhỏ do thiếu hiểu biết cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường. Rau quả thực sự là loại thức ăn vô cùng tốt cho bà bầu. Nói như vậy, không phải loại rau nào cũng nên có trong khẩu phần ăn. Đặc biệt có những loại rau không nên tùy tiện ăn và nên tránh xa hoặc hạn chế ăn.

Các loại rau bà bầu không nên ăn

1. Mướp đắng: Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ và cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.

Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

2. Rau sam: Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

4. Rau ngót: Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.

5. Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa): Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.

6. Rau răm: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

1. Trái dứa: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và không nên uống nước dứa tươi hoặc nước ép dứa lon vì loại trái cây có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy hoặc dị ứng cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa Bromelain có thể làm cho tử cung trở nên mềm và tạo ra các chất có thể tiêu diệt bào thai.

2. Nhãn: Theo đông y, nhãn có vị ngọt. Nhiều người thích ăn nhãn nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này nhiều. Lý do là phụ nữ mang thai ăn nhiều nhãn thường có hiện tượng nóng trong, động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai.

Khác với đu đủ xanh, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ không nên kiêng ăn đu đủ chín như đu đủ xanh.

Lưu ý dành cho phụ nữ mang thai khi ăn trái cây

Phụ nữ mang thai không nên ăn một trong số các loại trái cây được liệt kê ở trên. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần chú ý đến việc ăn các loại trái cây khác để đảm bảo an toàn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể:

Không sử dụng trái cây để thay thế cho các bữa ăn chính: Nhiều phụ nữ mang thai sử dụng trái cây để thay thế bữa ăn chính. Đây là thói quen ăn uống phản khoa học. Nguồn chất dinh dưỡng trong trái cây là rất cao nhưng nó không thể thay thế cho thịt, cá và cơm.

Bà bầu bị nghén không nên ăn nhiều trái cây: Trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiều bà bầu bị nghén và không muốn ăn bất kỳ thực phẩm nào, vì vậy họ thường ăn nhiều trái cây để thay thế. Tuy nhiên, các loại trái cây có chứa hàm lượng đường có thể gây tăng glucose bất thường trong thai kỳ và gây ra bệnh tiểu đường khi mang thai.

Phụ nữ mang thai không nên ăn chuối khi đói: Chuối chứa nhiều magiê. Nếu phụ nữ mang thai ăn loại trái cây này khi đói, nó sẽ phá hủy sự cân bằng của magiê và canxi trong máu và hậu quả sẽ có tác động xấu đến tim.

Những món ăn khoái khẩu của bạn có thể bị cắt giảm, những thứ rau quả quen thuộc cũng cần tránh xa. Có lẽ đó là những hy sinh đầu tiên để có thể trở thành một người mẹ tốt nhất. Vì vậy, vì sức khỏe bản thân và con yêu hãy sử dụng các loại rau quả khoa học nhất.

{Cảnh Báo} Những Loại Quả Bà Bầu Không Nên Ăn Trong Thai Kỳ

Trong thời kỳ mang thai bà bầu cần bổ sung nhiều loại trái cây để cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải tất cả các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe bà bầu, cũng có một số loại trái cây bà bầu nên tránh trong thời gian mang thai.

Đây là loại trái cây bà bầu tuyệt đối không nên ăn. Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào bà bầu dễ bị xuất huyết. Bên cạnh đó, vỏ của quả đào có rất nhiều lông dễ gây cho bà bầu bị ngứa rát cổ họng. Nhiều người đồn rằng ăn đào thì con sinh ra sau này dễ bị câm nhưng thực tế đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Dứa là loại trái cây tiếp theo mà bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong quả dứa có chứa chất bromelain có khả năng làm mềm tử cung và gây nên các cơn co thắt tử cung khiến mẹ bầu dễ bị sảy thai. Ngoài ra, nếu ăn nhiều dứa hoặc uống nước ép dứa trong thời kỳ mang thai thì sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc bị dị ứng do rát lưỡi. Đối với trái cây này mẹ bầu chỉ cần kiêng trong 3 tháng đầu, qua ba tháng này, mẹ có thể ăn một lượng dứa vừa phải phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Đu đủ chín thì rất có lợi cho thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chọn những quả đu đủ thật chín và tốt nhất là nên chọn những quả chín cây để tránh trường hợp mua phải đu đủ tẩm thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với đu đủ xanh, chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn như: làm salad hoặc làm nguyên liệu cho nước chấm hay nấu các món súp. Tuy nhiên trong trái đu đủ xanh có chứa mủ trắng và nhiều loại enzim có thể gây co thắt tử cung. Điều này làm cho mẹ bầu rất dễ bị sảy thai.

Quả ổi có rất nhiều tác dụng như hỗ trợ điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, làm đẹp da. Thế nhưng những tác dụng trên là đối với những người bình thường. Còn đối với bà bầu thì nên tránh loại quả này bởi vì ổi rất dễ gây táo bón. Nếu ăn ổi thì nên bỏ hạt để hạn chế tình trạng táo bón.

Quả vải có tính nóng, dễ làm cho mẹ bầu nổi mụn hay bị rôm sảy. Mẹ bầu trong thời gian mang thai vẫn có thể ăn vải nhưng nên hạn chế, không ăn thường xuyên. Đặc biệt đối với những người có tiền sử tiểu đường, thừa cân, béo phì thì không nên ăn vải vì trong vải có chứa hàm lượng đường rất cao.

Phụ nữ mang thai bản thân đã thường có những triệu chứng nóng trong người và dễ bị táo bón. Do đó nếu ăn nhiều nhãn thì sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết, đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai và dẫn tới sảy thai.

Trong dưa hấu chứa một lượng đường rất cao nên nếu bà bầu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng. Đặc biệt trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường có tâm lý không ổn định, sinh lý cũng thay đổi, lượng Insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ này cao lên. Và đây là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ.

Trong quả cherry có hàm lượng sắt rất phong phú. Theo thống kê con số này cao gấp 20 lần so với táo và cam. Trong quả cherry cũng rất giàu các vitamin như B1, B2, C, giàu canxi, photpho. Do đó đây chính là loại quả mà bà bầu nên ăn khi mang thai. Trong 3 tháng đầu nếu mẹ ăn cherry sẽ giúp tăng cường máu, cải thiện chức năng tiêu hóa, sau này em bé sinh ra sẽ có làn da trắng hồng, khỏe mạnh

Thanh long có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm, rất tốt cho mẹ bầu. Trái thanh long phổ biến vào mùa hè và là loại quả dễ trồng, thu hoạch cho năng suất cao nên ít phải dùng tới thuốc trừ sâu. Nhờ vậy mà mẹ bầu ăn quả này sẽ không lo con nhiễm phải các hóa chất độc hại.

Bơ chứa nhiều vitamin A, B, C, kali cần thiết đối với sự phát triển của hệ thần kinh cho bé. Đặc biệt, trong bơ chứa hàm lượng chất béo giúp cơ thể nâng cao hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Đây là một loại quả mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn trong thời kỳ mang thai để tốt cho cả mẹ và bé.

Hầu hết mẹ bầu trong thời gian mang thai đều bị khó chịu do ốm nghén vì vậy ăn chuối sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được điều này. Bởi trong chuối chứa hàm lượng Kali cao giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai.

Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lưu ý là không ăn chuối khi đói. Vì nó có thể làm phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Nên Ăn Và Không Nên Ăn Thực Phẩm, Hạt Trong Thai Kỳ? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!